Giáo án Lích sử 4 - Tiết 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc

Giáo án Lích sử 4 - Tiết 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc

TIẾT 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ

 CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

I-MỤC TIÊU :

Học xong bài này ,HS biết :

-Từ năm 179 TCN đến năm 938 , nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .

-Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

-Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Phiếu học tập của học sinh .

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lích sử 4 - Tiết 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƠN MỘT NGHÌN NĂM
ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP
(Từ năm 179 TCN đến năm 938)
*****
TIẾT 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
 CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này ,HS biết :
-Từ năm 179 TCN đến năm 938 , nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
-Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
-Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Phiếu học tập của học sinh .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Giáo viên
Học sinh
1-Ổn định lớp:
2-KTBC: 
Nước Âu Lạc
-Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
-Đọc bài học
-Nhận xét , ghi điểm 
3-Bài mới :
-Giới thiệu: Chúng ta đã biết trước năm 179TCN nước ta là một nước độc lập nhưng sau khi Triệu Đà thôn tính năm 179 TCN, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta như thế nào? Cô trò chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay(ghi tựa bài)
*Hoạt động 1: 
*Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc , cuộc sống nhân dân ta cực khổ như thế nào? 
-GV đưa bản so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ lên trước lớp (được kẻ sẵn)
Cột 1:Thời gian , các mặt;Chủ quyền ;Kinh tế ;VH.
Cột 2:Trước năm 179 TCN:.;..;
Cột 3:Từ năm 179 TCN đến năm 938:;;.
-GV giải thích khái niệm chủ quyền, văn hoá 
-Yêu cầu HS dựa vào SGK để làm bài
-GV theo dõi giúp đỡ
-2HS trình bày bài làm của nhóm mình trước lớp
-GV nhận xét ,tuyên dương.
*Hoạt động 2:
-Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
- Các em hãy đọc tiếp kênh chữ trang/18
- GV đưa ra bảng thống kê :Thới gian ; các cuộc khởi nghĩa yêu cầu HS ghi vào tên các cuộc khởi nghĩa
-GV nhận xét, tuyên dương
-Cho vài HS đọc lại bảng thống kê
-GV kết luận
-Yêu cầu HS đọc bài học SGK/18
4-CỦNG CỐ:
Hỏi: Khi đô hộ nước ta triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
-Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
*GDTT
-Trò chơi: “Quay về LS “
Cô có 2 bảng thống kê, mỗi bảng có 2 cột , 1 cột đã ghi thời gian và 1 cột ghi các cuộc khởi nghĩa còn bỏ trống 
- Nhóm nào ghi nhanh ,đúng sẽ thắng.
5-DẶN DÒ: Về nhà học bài ,chuẩn bị cho bài học sau 
-3-4 HS
-Hoạt động cả lớp
-HS nhắc tựa bài
-Hoạt động nhóm (theo bàn)
-HS đọc yêu cầu
-HS điền vào nội dung từng cột .(2HS làm bảng phụ)
-HS nêu bài làm, nhận xét, bổ sung
-Hoạt động cá nhân
-HS đọc yêu cầu đề bài
-HS điền tên các cuộc khởi nghĩa theo thời gian (HS làm bảng phụ )
-HS báo cáo kết quả , nhận xét ,sửa sai
-3-4 HS đọc bảng thống kê
-3-4 HS đọc bài học
-HS trả lời
-HS thi đua,lớp cổ vũ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
(NĂM 40)
I-MỤC TIÊU: 
Kiến thức -HS biết :
-Nguyên nhân vì sao hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa .
-Tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩatrên lược đồ .
-Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa .
-Kĩ năng :Biết đọc bản đồ LS,biết trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ, biết kể chuyện LS.
-Thái độ -Căm thù quân xâm lược .
-Tự hào về tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc .
-Biết ơn ,ghi nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng.
II-ĐỒDÙNG HỌC TẬP:
-Lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to lược đồ trong SGK).
-Một số tư liệu , đoạn thơ nói về khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Giáo viên
Học sinh
1-ỔN ĐỊNH
2-KTBC: 
Ở bài học trước cho ta biết khi đô hộ nước ta các triêù đại phương Bắc đã làm những gì?
-GV ghi điểm
-Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
-Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của ai?
-GV ghi điểm
3-BÀI MỚI :
-Giới thiệu Hôm nay cô trò ta tìm hiểu về” Khởi nghĩa Hai Bà Trưng” – (Năm 40) 
-Ghi tựa bài
*Hoạt động 1:
- Vì sao cuộc khởi nghĩa bùng nổ:
-GV trình bày những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa :
+ Ách thống trị của tàn bạo của nhà Hán , tiêu biểu là Thái Thú Tô Định .
+Thái độ và tình cảm của Trưng Trắc và Trưng Nhị trước cảnh nước mất, nhà tan .
+Tô Định giết hại Thi Sách chồng của Trưng Trắc .
*Hoạt động 2: Phát phiếu
-Dựa vào kênh hình và kênh chữ ở SGK trang/19 ,các em cùng thảo luận để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa “ Có hai ý kiến cho rằng: 
a-Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán nên nhân dân ta ,tiêu biểu là Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa.
b-Do Thi Sách ( chồng Bà Trưng Trắc ) bị Thái thú Tô Định giết hại nên Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa.
Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao? 
-GV thống nhất –giải thích
-Yêu cầu HS nhắc lại, ghi bảng “Do lòng yêu nước , căm thù giặc của Hai Bà Trưng”
*Hoạt động 3
*Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào? 
-Cho HS đọc sgk/trang 20 đoạn “ Mùa xuân năm 40thắng lợi “kết hợp quan sát lược đồ ,nắm những nét chính diễn biến của cuộc khởi nghĩa. Sau đó lên trình bày trên lược đồ .
-GV nhận xét ,tuyên dương 
-GV sử dụng tư liệu LS và kết hợp lược đồ ,tường thuật cuộc khởi nghĩa .
-Hỏi :Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm nào ? (kết hợp ghi bảng)
-Được bao lâu thì cuộc khởi nghĩa thành công ? (kết hợp ghi bảng)
+Năm 40 cuộc khởi nghĩa bùng nổ .
+Chưa đầy một tháng ,khởi nghĩa giành thắng lợi .
*Hoạt động 4:
*Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
-Yêu cầu HS đọc SGK‘
-GV nhận xét , Kết luận :
+Lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, giành lại độc lập cho dân tộc . 
+Thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng và truyền thống bất khuất của dân tộc .
Hỏi:Ýnghĩa lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa là gì?(kết hợp ghi bảng )
+Giành độc lập cho dân tộc .
+ Nêu cao truyền thgống đấu tranh bất khuất của dân tộc .
-Cho HS đọc bài học SGK/20
4-CỦNG CỐ : 
-GV đọc bài thơ nói về Hai Bà Trưng trích trong “Đại Nam Quốc sử diễn ca”
-GDTT-LHTT: Ngaỳ nay nhớ ơn Hai Bà Trưng nhân dân ta có lập đền thờ Hai Bà tại cửa sông Hát thuộc Hà Tây và nhiều nơi đã đặt tên trường ,tên đường
-Em hãy nêu một tên phố hay tên đường hoặc trường học có mang tên Hai Bà Trưng mà em biết ?
5-DẶN DÒ :
 Về nhà học lại bài và chuẩn bị cho bài học sau ./.
-HS trả lời 
-HS trả lời
-Hoạt động cả lớp 
-HS nhắc lại 
-Thảo luận nhóm (theo bàn )
-HS trình bày theo nhóm, nhóm khác nhận xét
-HSnhắc lại 
-Hoạt động cả lớp 
-HS đọc thầm 3 phút 
-HS xung phong lên trình bày trước lớp, HS nhận xét 
-HS trả lời 
-Hoạt động nhóm 
-HS đọc SGK , thảo luận theo nhóm tím ý trả lời 
-Từng nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS trả lời .
-3-4 HS đọc bài học 
-HS nêu 
TIẾT 7: 	CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
 DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
(Năm 938)
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này , HS biết :
-Vì sao có trận Bạch Đằng .
- Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng .
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đ6í với LS dân tộc .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trong SGKphóng to.
-Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng 
-Phiếu học tập của HS.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1-ỔN ĐỊNH :
2- KTBC: Tiết trước em học bài gì?
-Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ?
-GV nhận xét ghi điểm .
3-BÀI MỚI :
-G/T:Dân tộc ta có truyền thống bất khuất , sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng còn có những cuộc khởi nghĩa khác đã đem lại nhiều thắng thắng. Hôm nay cô trò ta tìm hiểu :”Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” 
- Ghi tựa bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử Ngô Quyền .
-Yêu cầu HS:Dựa vào SGK các em điền thêm những thông tin đúng về Ngô Quyền trong các dòng sau :
+Ngô Quyền là người làng.
+Ngô Quyền là con rể.
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân
-GV nhận xét , tuyên dương.
*-Hoạt động 2:*Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả sao?
-Các em đọc SGK trang 21 từ “Sang đánh nước ta.thất bại.” Để trả lời các câu hỏi sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Địa phương nào?
+ Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
-GV nhận xét.
- Gọi 1HS thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
- GV treo tranh : Trận Bạch Đằng .
-GV hỏi: Nhìn vào tranh em hãy cho biết thuyền nào của quân ta, ? Vì sao em biết được điều đó?
-GV nhận xét tuyên dương.(ghi bảng-Lợi dụng thuỷ triều lên xuống, nhử giặc vào bãi cọc .- Đánh tan quân Nam Hán )
*Hoạt động 3: *Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
-Nêu vấn đe àthảo luận :
+Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV nhận xét ,kết luận :-Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa, đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ .(ghi bảng Ngô Quyền lên ngôi vua kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Băc, mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta) .
- GV treo tranh :Đây là lăng mộ Ngô Quyền ở xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây, Hà Tây .
-Khi Ngô Quyền mất nhân dân đã xây dựng lăng để tưởng nhớ ông. Hiện nay có nhiều con đường, ngôi trường mang tên ông .
-Em nào biết những con đường mang tên ông hoặc ngôi trường mang tên ông ? ở đâu ?
4 -CỦNG CỐ: Yêu cầu HS lên kể lại trận đánh trên sông Bạch Đằng.
5 - DẶN DÒ : Về nhà chuẩn bị cho bài học sau ./.
-HS trả lời
-HS kể lại
-HS nhắc lại
-Hoạt động nhóm 2, ghi vào phiếu 
-HS trình bày trước lớp,HS nhận xét .
-Hoạt động nhóm 3
-HS thảo luận, trình bày trước lớp .HS khác nhận xét 
-HS thuật lại
-HSnêu, HSkhác nhận xét
-HS nhắc lại
-Hoạt động nhóm 6, thảo luận
-HS trình bày trước lớp,các nhóm khác nhận xét .
-HS nhắc lại
-HS nêu
-HS kể
Bài 6: 	 ÔN TẬP	
I-MỤC TIÊU:
Học xong bài này , HS biết :
Từ bài1 đến bài 5 học về hai giai đoạn LS : Buổi đầu dựng nước và giữ nước ; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập .
Kể tên những sự kiện LS tiêu biểu trong hai thời kì này rồi 5thể hiện nó trên trục và bảng thời gian .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng và trục vẽ thời gian.
Một số tranh ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Giáo viên
Học sinh
1-ỔN ĐỊNH: 
2-KTBC: 
Càc em đã học LS từ bài 1 đến bài 5 , ở các bài học đó cho ta thấy LS đã trải qua những giai đoạn nào?
CHUYỂN Ý
3- BÀI MỚI : Vậy cô trò ta ôn lại các nội dung đó trong tiết “Ôn tập” hôm nay.
* Hoạt động 1: Bài tập 1
- GV treo bảng thời gian (như SGK) lên bảng, sau đó phát cho mỗi nhóm một bản và yêu cầu HS ghi nội dung vào mỗi giai đoạn .đúng với cột thời gian cho sẵn
+Hãy ghi tên hai giai đoạn LS mà các em đã được học trong 5 bài qua? 
-GV nhận xét , tuyên dương 
* Hoạt động 2: Bái tập 2
-GV treo trục thời gian lên bảng và phát phiếu cho mỗi nhóm. 
-Hãy ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục khoảng 700 năm TCN, 179TCN, 938.? 
-GV nhận xét tuyên dương
Kết luận:
-700 TCN: Nước Văn Lang ,Nước Âu Lạc
-179 TCN :Thời dại phong kiến phương Bắc đô hộ. 
-938 :Chiến thắng Bạch Đằng.
*Hoạt động 3:Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập SGK/24.
-Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau:
+Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất , ăn mặc, ở .cahát. lễ hội.)
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa. 
+Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm,tuyên dương.
4-CỦNG CỐ – GDTT:
-Giới thiệu bài hát “Bạch Đằng Giang”
Bài thơ về Hai Bà Trưng.
-Em nào biết ca hát về Hai Bà Trưng thì thể hiện cho cả lớp cùng nghe.
5 - DẶN DÒ : Về nhà xem trước bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”
Nhận xét tiết học
-HS hát
-HS trả lời
.
-Hoạt động nhóm 
-HS đọc yêu cầu đề bài, thảo luận , ghi chép, trình bày trước lớp
-Hoạt động nhóm.
-HS đọc yêu cầu bài, thảo luận, ghi chép, báo cáo trước lớp .
-Lớp nhận xét .
-Hoạt động cá nhân
-HS đọc .
-HS chọn 1trong 3 câu ,thực hiện xong trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét.
-HSnghe

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su moi.doc