Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Nguyễn Thị Phượng

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Nguyễn Thị Phượng

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này HS biết:

- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống

- Tổ chức xã hội nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp là: Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp kém nhất là nô tì

- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt

- Một số tục lệ của người Lạc Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động

- Phiếu thảo luận nhóm

- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1437Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
(Tiết 1)
I.- Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước
- Trên đất nước ta co nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ Quốc 
II.- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam bản đò hành chính Việt Nam
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc 
III.
HĐ1: Làm việc cả lớp
GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng.
HS trình bày lại và xác định bản đồ.
HĐ2: Làm việc nhóm
- Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh.
- Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV đặt vấn đề.
- GV kết luận.
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ4: Làm việc cả lớp
GV hướng dẫn cách đọc
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT)
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ
- Xác định 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước
- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
3. Cách sử dụng bản đồ:
HĐ1: Làm việc cả lớp 
Bước1:Y/c HS dựa vào kiến thức bài trước trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Đọc kí hiệu của 1 số đối tượng địa lí?
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN và giải thích
- Giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ (như SGK đã nêu)
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
4. Bài tập:
HĐ2: Làm việc nhóm
- HS trong nhóm lần lượt làm các BT a,b trong SGK
- Cho HS trao đổi kết quả làm việc nhóm
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
HĐ3: Làm việc cả lớp 
- Treo bản đồ hành chính VN lên bảng
- Y/c HS trả lời các câu hỏi GV nêu:
- Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. GV kết luận 
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác sửa chữa bổ sung
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ:NƯỚC VĂN LANG
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống
- Tổ chức xã hội nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp là: Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp kém nhất là nô tì
- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
- Một số tục lệ của người Lạc Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình minh hoạ SGK
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động 
- Phiếu thảo luận nhóm
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hỏi: Ngày 10/3 nước ta có những lễ hội gì?
- Vua Hùng là người đầu tiên gây dựng đất nước lúc bấy giờ lấy tên là Văn Lang 
==> Tên bài học
HĐ1: Thời gian hình thành và địa phận của nuớc Văn Lang 
- Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Hãy đọc SGK xem lược đồ, tranh ảnh. Thảo luận nhóm đôi
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?
+ Nước Văn Lang ra đời trong khoảng thời gian nào?
+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
+ Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay 
HĐ2: 
Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
- Hãy đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong XH vào sơ đồ (GV vẻ sẵn sơ đô trên bảng phụ)
Hỏi: + XH Văn Lang có mấy tâng lớp?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
+ Tầng lớp sau vua là ai? Có nhiệm vụ gì?
+ Người dân thường trong XH văn Lang gọi là gì?
+ Tầng lớp kém nhất trong XH văn Lang là tầng lớp nào?
HĐ3: 
Đời sống vật chất của người Lạc Việt 
- Treo các tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của Lạc Việt như SGK
- Giới thiệu về từng hình, sau đó phát phiếu thảo luận nhóm. Quan sát hình minh hoạ và đọc SGK
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
HĐ4: Phong tục của người Lạc Việt
- Hỏi: Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết 
HĐ5: Củng cố dặn dò
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trang 14 SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài .
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Lắng nghe
- Đọc SGK, quan sát lược đồ và làm việc theo yêu cầu 
+ Nước Văn Lang
+ 700 năm TCN
+ 1 HS lên bảng xác định
+ Sông Hồng, sông Mã, sông Cả
+ HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi nhận xét
- HS làm việc theo cặp, cùng vẽ sơ đồ vào vở và điền, 1 HS lên bảng điền
+ 4 tầng lớp 
+ Vua, gọi là vua Hùng
+ Lạc tướng và lạc hầu
+ Lạc dân
+ Nô tì
- Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS, thảo luận theo yêu cầu của GV
Đại diện nhóm lên dán kết quả
- Thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến 
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ: NƯỚC ÂU LẠC
( Tiết 4)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang; thời gian tồn tại, tên vua, nơi đóng đô của nước Âu Lạc
- Những thành tựu cảu người Âu Lạc (chủ yếu về mặt quân sự )
- Người Âu Lạc đã đoàn kết chống xâm lược Triệu Đà nhưng mất cảnh giác nên bị thất bại 
II/ Đồ dung dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động 
- Phiếu thảo luận nhóm
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài
- GV gọi 3 HS lên bảng , y/c HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 14 SGK
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài mới:
HĐ1: Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt
- Y/c HS đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi các câu hỏi sau:
+ Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt
+ Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau ntn? 
HĐ2: Sự ra đời của nước Âu Lạc
- Y/c HS thảo luận nhóm 
+ Vì sao người dân Âu Việt và người dân Lạc Việt lại hợp nhất với nhau thành 1 đất nước? (đánh dấu + vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất)
 Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng 
 Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm
 Vì họ sống gần nhau
+ Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt? 
+ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?
Nước  Đóng đô ở 
- Y/c HS trình bày kết quả thảo luận
- Hỏi: Nhà nước sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời thời gian nào?
- GV kết luận
HĐ3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc
- Y/c HS làm việc theo cặp với định hướng: Hãy đọc SGK, quan sát hình minh hoạ và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống:
+ Về xây dựng?
+ Về sản xuất?
+ Về vũ khí?
- GV y/c HS nêu kết quả thảo luận 
- GV: nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần 
HĐ4: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà
- GV y/c HS đọc SGK đoạn từ “Từ năm 207 TCN  phong kiến phương Bắc”
- Dựa vào SGK bạn nnào có thể kể lại cuộc kháng chiến chôngs xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?
- Hỏi: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương bắc?
HĐ5: Củng cố dặn dò
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi 
- 3 HS lên bảng thực hiên y/c. Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang
+ Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ dống, như người Lạc Việt. Bên cạnh đó phong tục của người Âu Việt cũng giống như người LạcViệt.
+ Họ sống hoà hợp với nhau
- 3 đến 4 HS thành 1 nhóm thảo luận với nhau theo nội dung định hướng
- Kết quả thảo luận:
- 3 HS đại diện trình bày trước, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến
- Là nhà nước Âu Lạc. Cuối thế kỉ thứ III TCN
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau theo y/c 
Kết quả hoạt động tốt:
+ Người Âu Lạc xây dựng được kinh thành Cổ Loa với kiến trúc 3 vòng hình ốc
+ Sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kĩ thuật bằng sắt
+ Chế tạo được loại nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi trong SGK
- 1 đến 2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung
- HS tự trả lời
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA
CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
(Tiết 5)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938 
- Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phòn kiến phương Bắc đối với nhân dân ta 
- Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nên văn hoá dân tộc
II/ Đồ dung dạy học:
- Phiếu thảo luận nhóm
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng , y/c HS kể lại cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài mới: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc 
* Hoạt động 1 : 
Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phươngg Bắc đối với nhân dân ta 
- Y/c HS đọc SGK
+ Sau khi thôn tính được nuớc ta, các triều đại phong kiến đã thi hành nhữnh chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta?
+Y/c HS thảo luận nhóm theo y/c: Tìm sự khác biệt của tình hình nuớc ta về chủ quyền, về kinh tế về văn hoá trước và sau các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- GV gọi 1 nhóm đại diện nêu kết quả thảo luận. GV nhận xét các ý kiến của HS 
- GV KL về nội dung HĐ1
* Hoạt động 2 : 
Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
- Phát phiếu học tập cho từng HS 
- Y/c HS báo cáo kết quả trước lớp 
- GV ghi ý kiến của HS lên bảng để hoàn thành bảng thống kê 
- GV hỏi: 
+ Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- Mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
- Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn 1 ngàn năm đô hộ và giành lại hoàn toàn độc lập cho đất nước ta?
- Việc nhân dân ta chống lại của các TĐPKPB nói lên điều gì?
Củng cố dặn dò:
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài 
+ 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
+ HS nghe GV giới thiệu bài sau đó mở SGK trang 17
+ HS đọc thầm SGK
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến đến khi nào đủ ý thì dừng lại
+ HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, thảo luận và điền kết quả thảo luận vào p ... c tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Dưới thời nhà Trần, ba lần Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. 
- Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. 
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK phóng to 
- Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
- GV y/c HS đọc SGK từ Lúc đó, quân Mông – Nguyên đang tung hoành  Các chiến sĩ tự thích vào tay mình hhai chữ “Sát Thát”
- GV hỏi : Tìm những sự việc cho thấy vui tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc 
GV kết luận:
HĐ2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với định hướng:
- Y/c HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút ra khỏi Thăng Long có tác dụng ntn?
- GV y/c đại diện nhóm lên phát biểu ý kiến 
* GV kết luận 
- Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta ?
+ Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
HĐ3: Làm việc cả lớp (nếu còn thời gian)
- Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản 
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản 
Củng cố dặn dò: 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu một sự việc, đến khi đủ ý thì dừng lại 
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng đọc SGK và thảo luận 
- 2 nhóm đại diện phát biểu ý kiến về 2 câu hỏi, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung cho đủ ý 
- Sau 3 lần thất bại, quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững
- Vì nhân dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- Một số HS kể trước lớp 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ:ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ
(Tiết 17)
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về các giai đoạn lịch sử đã học
- Nhớ được các giai đoạn lịch sử 
- Trân trọng truyền thống yêu nước của ông cha ta 
2. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1:
GV treo sơ đồ giai đoạn 
Năm 500
CN
Năm 700 TCN
Cho HS lên điền từng giai đoạn lịch sử tiêu biểu đã học theo nhóm: 1 nhóm lên ghi các năm tiêu biểu, 1 nhóm lên ghi sự kiên các ô 
Hoạt động 2:
Cho HS nêu đặc điểm của các giai đoạn 
Hoạt động 3:
Cho HS lên bảng nhìn vào lược đồ trình bày các chiến thắng tiêu biểu: Chiến thắng Bạch Đằng, Chiến thắng sông Như Nguyệt
LỊCH SỬ:KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ I)
(Tiết 18)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ:NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
(Tiết 19)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV
Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần 
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tình hình đất nước cuối thời Trần 
- Cho HS thảo luận nhóm 
+ Chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em 
+ Phát phiếu học tập cho HS và y/c HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu
. Vua nhà Trần sống ntn?
. Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
. Cuộc sống của nhân dân ,ntn?
. Thái độ phản ứng nhân dân với triều đình ra sao?
. Nguy cơ ngoại xâm ntn?
- Y/c đại diện nhóm lên phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét 
HĐ2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần 
- GV y/c HS đọc SGK từ Trước tình hình phức tạp và khó khăn  Nước ta bị nhà Minh đô hộ
- GV tổ chức HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người thế nào ?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao? 
- GV kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ tiến hành cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Do chưa đủ thời gian đoàn kết nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh
Củng cố dặn dò: 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau
- Làm việc theo nhóm 
+ Chia ,nhóm, cử nhóm trưởng điều hành hoạt động
+ Cùng đọc SGK thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu 
- Một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến 
- 1 HS đọc trước lớp, lớp theo dõi
- HS thảo luận, trao đổi cả lớp và trả lời 
+ Quan đại thần có tài của nhà Trần 
- Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân. Vì vua cuối thơi Trần chỉ ăn chơi sa đoạ, làm cho đất nước ngày càng xấu đi 
- Lắng nghe
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ:CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
(Tiết 20)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng 
Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn 
Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng 
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trong SGK phóng to 
Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Làm việc cả lớp 
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng
- GV treo lược đồ trận Chi Lăng (hình 1, trang 45 SGK) và y/c HS quan sát hình để trả lời câu hỏi 
+Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
+ Thung lũng có hình ntn?
+ Hai bên thung lũng là gì?
+ Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
- GV nhận xét 
HĐ2: Làm việc cả lớp 
- GV hướng dẫn quan sát lược đồ trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng 
HĐ3: Thảo luận nhóm 
- Hỏi:
+ Khi quân Minh đến cửa ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động ntn?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng ntn trước hành động của quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận ntn?
- GV gọi 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng 
HĐ4: Làm việc cả lớp 
- GV hỏi: Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh ntn?
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao?
- Theo em chiến thăng Chi Lăng có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta?
Củng cố dặn dò: 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe 
- Y/c HS quan sát hình trả lời
+ Ở Lạng Sơn nước ta
+ Thung lũng này hẹp và có hình bầu dục 
+ Phía Tây thung lũng là dãy núi hiểm trở. Phía Đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp 
+ Ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải 
+ Kị binh thấy vậy ham đuổi nên đuổi xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy 
- HS thảo luận trả lời
- HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất câu trả lời
- HS cả lớp trao đổi, sau đó một vài HS phát biểu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ:NHÀ HẬU LÊ
VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
(Tiết 21)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào
Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ
Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật
II. Đồ dùng dạy học:
Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê 
Một số điểm của bộ luật Hồng Đức 
Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Làm việc cả lớp 
- GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê:
 Tháng 4 – 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt tên là nước Đại Việt 
HĐ2: Làm việc cả lớp 
- GV treo sơ đồ vẽ sẵn và giảng cho HS 
- GV tổ chức thảo luận lớp theo câu hỏi sau: Nhìn về tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao 
HĐ3: Làm việc cá nhân
- GV y/c HS đọc SGK và hỏi 
+ Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức?
+ Theo em với nội dung cơ bản như trên, bộ luật Hồng Đức có tác dụng ntn trong việc cai quản đất nước?
+ Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
Củng cố dặn dò: 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập và chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe 
- Y/c HS quan sát sơ đồ 
- HS cùng tìm hiểu, trao đổi với nhau trả lời: Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội 
+ HS trả lời theo hiểu biết 
+ Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế, và ổn định xã hội 
+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trrọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LỊCH SỬ:TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
(Tiết 22)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
Nhà Hậu Lê quan tâm tới giáo dục ; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê
Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn 
Coi trọng sự tự học 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh Vinh quy bái thổ và Lễ xướng danh (nếu có)
Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tổ chức giáo dục thời hậu Lê 
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 
- Cùng đọc SGK và thảo luận các câu hỏi thống nhất đi đến kết luận 
+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức ntn?
+ Trường học thời Hâu Lê dạy những điều gì?
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào?
HĐ2: Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê
- Y/c HS trả lời câu hỏi:
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
* Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt 
Củng cố dặn dò: 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập và chuẩn bị bài sau
- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 – 6 em, cùng thảo luận và đọc SGK 
+ Xây dựng Quốc Tử Giám, xây dựng nhà Thái Học 
+ Trường có lớp học, chỗ ở cho HS 
+ Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc 
+ Ba năm có 1 kì thi Hương và thi Hội 
- HS ; đọc thầm SGK, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến (mỗi HS chỉ phát biểu 1 ý kiến)
- Lắng nghe 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docLichsu Phương.doc