Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 2 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 2 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

TUẦN 2:

KHOA HỌC:

NAM HAY NỮ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. HS nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam, nữ.

2. Ứng xử tốt các vần đề liên quan đến sức khoẻ, bản thân

3. GDHS ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 GV: SGK, phiếu bài tập. HS: SGK,.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Bài cũ:

- YC nêu:

? Nêu sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học

GVNX , cho điểm

2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học

a. Hoạt động 1: Thảo luận: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ

* Mục tiêu: - HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.

- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ, phiếu bài tập

- YC thảo luận:

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 2 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010
KHOA HỌC:
NAM HAY NỮ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. HS nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam, nữ.
2. Ứng xử tốt các vần đề liên quan đến sức khoẻ, bản thân
3. GDHS ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	GV: SGK, phiếu bài tập... HS: SGK,....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- YC nêu:
? Nêu sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học
GVNX , cho điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học
a. Hoạt động 1: Thảo luận: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ
* Mục tiêu: - HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ, phiếu bài tập
- YC thảo luận:
Nhóm 1, 2: 
- Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao đồng ý, tại sao không?
a) Công việc nội trợ là của phụ nữ
b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình
c) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật
- Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không?
Nhóm 3,4: 
- Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy có hợp lí không?
- Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
Kết luận: Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
? Bản thân em có sự phân biệt giữa nam và nữ không? Vì sao?
? Khi gặp những trường hợp phân biệt nam và nữ em sẽ làm gì
- Nhận xét giờ học
 - Dặn HSVN: Thực hiện tôn trọng người khác, chuẩn bị bài 4
- 1- 2 HS nêu, HSNX
- HS theo dõi
- HS nhận nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, HSNX
- 2 - 3 HS nêu
ĐỊA LÍ: 
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU:
1. HS dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a- pa - tít, bô - xít, dầu mỏ.
2. HS nhận biết được các sự vật địa lý cơ bản về đất nước Việt Nam
3. GDHS tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: SGK , bản đồ TNVN, phiếu BT, lược đồ KSVN...HS: SGK, vở...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
? Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? 
? Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta
GVNX, đánh giá
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam
- YC trao đổi theo cặp nhiệm vụ:
+ Chỉ vùng núi và đồng bằng của nước ta trên lược đồ hình 1
+ So sánh diện tích vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, dãy núi nào có hình cánh cung
 ? Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta
? Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta
GVNX, chốt ý đúng, kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung, 1/4 diện tích là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên
b. Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam
- GV treo lược đồ, yêu cầu thảo luận theo cặp
+ Đọc tên lược đồ.
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta, loại khoáng sản nào có nhiều nhất
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a - pa - tít, bô - xít, dầu mỏ
- YC HS chỉ trên bảng lớp
GVNX, đánh giá, kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đồng....trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh
c. Hoạt động 3:Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ tự nhiên VN, lược đồ khoáng sản 
- YC từng cặp HS lên bảng chỉ theo yêu cầu của GV
+ Chỉ một số dãy núi ở nước ta
+ Chỉ một số đồng bằng ở nước ta
+ Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a - pa - tít.......
GVNX, biểu dương
3. Củng cố, dặn dò:
? Theo em chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí
? Ở địa phương em có địa hình chủ yếu là gì, có loại khoáng sản gì
? Nêu một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta
? Em cần làm gì để giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HSVN: học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1-2 HSTL, HSNX
- HS theo dõi
- 1HS đọc nội dung SGK
- HS quan sát hình SGK, trao đổi theo cặp
./. HS dùng que chỉ khoanh từng vùng trên lược đồ
./. Diện tích đồi núi lớn hơn diện tích vùng đồng bằng.
./. HS chỉ trên lược đồ
Dãy núi hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn 
 ./. HS chỉ lược đồ
Đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung
Cao nguyên: Sơn La, Kon Tum, Mộc Châu, Plây - ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh
./. Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 là đồng bằng
- 1 HS đọc nội dung SGK
- HS quan sát
- HS thảo luận theo cặp
./. Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
./. dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít....Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất
./. HS chỉ trên lược đồ
- Một số HS lên bảng chỉ và nêu khái quát về khoáng sản Việt Nam
- HS quan sát
- Một số cặp HS chỉ bản đồ, HSNX
- 1-2 HS nêu
KĨ THUẬT:
ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- HS đính được khuy hai lỗ đúng quy trình kĩ thuật, biết trưng bày, trang trí sản phẩm
	- GDHS ý thức tự giác học tập, giữ vệ sinh lớp học sau khi thực hành 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	GV: SGK, mẫu đính khuy 2 lỗ, tranh quy trình, bìa cứng, kim khâu, một số sản phẩm may mặc đính khuy 2 lỗ...	 
	HS: SGK, vải, phần, kim, chỉ, kéo....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- YC nêu:
? Quy trình đính khuy hai lỗ
? Cách quấn chỉ quanh chân khuy
GVNX, biểu dương
2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học
a. Thực hành 
- GV đưa ra mẫu 
? Nêu tên các bước trong quy trình
? Những điểm cần lưu ý khi đính khuy 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng thực hành của HS
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: mỗi HS thực hành đính hai khuy hai lỗ trên vải 15x20cm theo đúng quy trình kĩ thuật, thời gian thực hành 20'
- Tổ chức cho HS thực hành
GV quan sát, giúp đỡ
b. Đánh giá sản phẩm.
- YC trưng bày sản phẩm
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu đánh giá:
+ Đính được khuy đúng các điểm vạch dấu
+ Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt
+ Đường khâu khuy chắc chắn
- YC đại diện các nhóm lên đánh giá sản phẩm
GVNX, đánh giá
3. Củng cố, dặn dò:
? Các bước đính khuy 2 lỗ
? ứng dụng của khuy 2 lỗ trong thực tiễn
? Khi thực hành xong em cần làm gì để không gây ô nhiễm môi trường.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HSVN : Chuẩn bị bài sau
- 1-2 HS trình bày, HSNX
- HS theo dõi.
- HS quan sát
- 1-2 HS nêu lại
- 1 HS nêu
- HS kiểm tra lại đồ dùng thực hành
- HS thực hành
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- 1-2 HS đọc tiêu chuẩn đánh giá
- HS đánh giá sản phẩm, HSNX
- 1-2 HS nêu
 Thứ ba ngày 24 tháng 08 năm 2010
KHOA HỌC:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 
- Biết được vai trò của các cơ q.hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong q.trình trao đ.chất ở người.
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Gv: Hình trang 8/ SGK, Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: (5phút) Trao đổi chất ở người.
H. Trao đổi chất là gì?
H. Con người, thực vật và động vật sống được là nhờ những gì?
H. Vẽ lại sơ đồ quá trình trao đổi chất ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 (10 phút): Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4.
- GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng.
Bước 2: GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung.
HS lên trả lời
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Nhóm 4 em thảo luận theo yêu cầu của GV, sau đó lần lượt trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
Lấy ra
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện q.trình trao đổi chất giữa cơ thể với m.trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn
Nước
Tiêu hoá
Phân
Khí ô xi
Hô hấp
Khí các-bô níc
........................
Bài tiết nước tiểu
Nước tiểu
...
Da
Mồ hôi
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
Dựa vào kết quả phiếu học tập. Yêu cầu HS mở SGK và trả lời câu hỏi.
H. Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường? Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
H. Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể?
GV chốt nội dung
+Yêu cầu hs nhắc lại
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ.
 Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi nhóm(nhóm 4) một bộ đồ chơi : một sơ đồ h5 sgk và tấm phiếu rời có ghi những từ còn thiếu ( chất dinh dưỡng; ô-xi; khí các-bô-níc; ô-xi và các chất dinh dưỡng; khí các-bô-níc và các chất thải; các chất thải).
- Gv nêu cách chơi và luật chơi.
Bước 2:- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và giải thích sơ đồ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
H.Hằng ngày cơ thể phải lấy những gì từ môi trường và thài ra môi trường những gì ?
H. Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đỏi chất ở bên trong cơ thể thực hiện được?
H. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
Kết luận: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ  ... , thêu.
-Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
-GDHS ý htức an toàn lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV : Mẫu vật và vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu.
- HS : Dụng cụ thực hành :vải, chỉ ,kim,kéo,khung thêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: (5phút)
- Nêu các loại chỉ thường dùng may, khâu? 
- Nêu các dụng cụ cắt, khâu, thêu? 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 4:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim:
GV cho HS quan sát H4 và kim khâu.
H: Em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu và cách sử dụng?
- GV nghe và chốt ý: Kim thêu được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc. Thân khim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
- Trước khi khâu, thêu cần xâu chỉ qua lỗ kim ở đuôi kim và vê nút chỉ theo trình tự :
+ Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 50cm-60cm
+ Vuốt nhọn một đầu chỉ.
+ Tay trái cầm ngang thân kim, đuôi kim quay lên trên, ngang với tầm mắt và hướng về phía ánh sáng đ63n nhìn rõ lỗ kim. Tay phải cầm cách đầu chỉ đã vuốt nhọn khoảng 1cm để xâu chỉ vào lỗ kim.
+ Cầm đầu sợi chỉ vừa xâu qua lỗ kim và kéo một đoạn bằng chiều dài sợi chỉ nếu khâu chỉ một hoặc kéo cho hai đầu chỉ bằng nhau nếu khâu chỉ đôi.
+ Vê nút chỉ: Tay trái cầm ngang sơi chỉ, cách đầu chỉ chuẩn bị nút khoảng 10cm. Tay phải cầm vào đầu sợi chỉ để nút và cuốn một vòng chỉ qua ngón trỏ. Sau đó, dùng ngón cái vê cho sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ và kếo xuống sẽ tạo thành nút chỉ.
-> Cách nút chỉ này đơn giản nhưng chỗ thắt nút nhỏ nên dễ bị tuột.
Hoạt động5: Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ theo nhóm bàn:
Gvtheo dõi
Hoạt động 6: GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm
-GV theo dõi
-HS quan sát nêu nhận xét:
-2-3 HS nêu.
Hs chú ý lắng nghe
- HS thực hành theo nhóm(nhóm bàn)
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
 Thứ năm ngày 26 tháng 08 năm 2010
KHOA HỌC:
CƠ THỂ CHÚNG TA
ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: 1. HS có khả năng:
- Nhận biết : cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. 
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
2. HS vận dụng kiến thức tìm hiểu cuộc sống con người
3. GDHS ý thức học tập, tôn trọng mọi người xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: SGK, phiếu bài tập..	 HS: SGK,....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- YC nêu:
? Em hãy nêu một số quan niệm xã hội giữa nam và nữ . 
? Em đã thực hiện tôn trọng bạn cùng giới và khác giới như thế nào
GVNX,cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Giảng giải
- GV đặt câu hỏi
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
 a) Cơ quan tiêu hoá
 b) Cơ quan hô hấp
 c) Cơ quan tuần hoàn
 d) Cơ quan sinh dục
+ Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
 a) Tạo ra trứng
 b) Tạo ra tinh trùng
+ Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
 a) Tạo ra trứng
 b) Tạo ra tinh trùng
Kết luận: Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh rùng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV làm việc cá nhân:
+ Quan sát hình 1a,1b,1c đọc chú thích
+ Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào 
GVNX, đánh giá, kết luận, 
- YC thảo luận cặp đôi:
 + Quan sát hình 2,3,4,5 SGK
 + Cho biết hình nào thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng
GVNX, chốt ý đúng, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
? Thế nào là sự thụ tinh, hợp tử
? Em cần có thái độ thế nào với mọi người xung quanh, đặc biệt là những bà mẹ mang thai.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HSVN: học bài, chuẩn bị bài 5
- 2- 3 HS trả lời câu hỏi, HSNX
- HS theo dõi
- một số HSTL, HSNX
./. d) Cơ quan sinh dục
./. b) Tạo ra tinh trùng
./. a) Tạo ra trứng
- 1-2 HS nêu lại
- HS làm việc cá nhân
- Một số HS trình bày, HSNX
./. Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng
Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử
- HS trao đổi theo cặp
- Đại diện một số HS trả lời, HSNX
./. Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể ....
Hình 3: Thai được 8 tuần, đã có...
Hình 4: Thai được 3 tháng, đã có...
Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi,...
- 1-2 HS đọc mục bạn cần biết
- 1-2 HS nêu.
	 Thứ sáu ngày 27 tháng 08 năm 2010
KHOA HỌC:
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU: Qua bài HS biết :
- Kể tên và phân lọai được thức ăn hằng ngày và nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật và nhóm thức 
ăn có nguồn gốc thực vật 
- Phân lọai được các thức ăn dựa vào các chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó .
- Biết được nhiều lọai thức ăn co chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng. Qua đó giáo dục HS có ý thức ăn đầy đủ các lọai thức ăn để đảm bảo cho họat động sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình minh họa SGK trang 10,11. Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1: Bài cũ : Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất .
- Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất	?
- Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người ?
2: Bài mới: Giới thiệu bài _ Ghi đề 
Họat động 1: Phân lọai thức ăn và đồ uống 
MT: Qua bài HS biết phân lọai được thức ăn hằng ngày và nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật và nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật 
+ Cho HS quan sát tranh 10 SGK
- Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật , thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật ?
- Gọi lần lượt HS ghi tên thức ăn,đồ uống vào đúng cột phân lọai vào phiếu học tập 
Tên thức ăn đồ uống
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Rau cải
x
-----------
Đậu cô ve
x
Bí đao
x
Lạc
x
Thịt gà
x
Sữa
x
Nước cam
x
Cá
x
Cơm
x
Thịt lợn
x
Tôm
x
+ Yêu cầu HS nói tên các lọai thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật
- Tuyên dương những HS tìm được nhiều lọai thức ăn và phân lọai đúng nguồn gốc 
- Cho HS đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK
- Người ta còn có cách nào để phân lọai thức ăn nữa ? 
- Theo cách này thức ăn chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ?
- Vậy có mấy lọai thức ăn ? Dựa vào đâu để phân lọai như vậy ?
Kết luận: Người ta có thể phân lọai thức ăn theo nhiều cách 
+ Phân lọai theo nguồn gốc 
+ Phân lọai theo lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi lọai ,người ta chia thức ăn thành 4 nhóm 
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường .
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm 
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo 
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều vi ta min , chất khóang 
Ngòai ra còn có nhiều thức ăn còn chứa chất xơ và nước 
Họat động 2: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng 
MT: Phân lọai được các thức ăn dựa vào các chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó .
Yêu cầu HS quan sát các tranh11 SGK
+Câu hỏi thảo luận :
Câu 1: Kể tên những thức ăn giàu chất bột ở các tranh 11 SGK
Câu 2: Kể tên một số lọai thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất đường ,bột ?
kết luận: Chất bột đường là cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể . chất bột đường có nhiều ở gạo , ngô ,bột mì ,ở một số lọai củ như khoai , sắn ,đậu và ở đường ăn .
Hoạt động 3: Nguồn gốc các thức ăn chứa nhiềuchất bột đường.
MT: Biết được nhiều lọai thức ăn co chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng. 
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân 
+ Phát phiếu học tập cho HS 
+ GV tiến hành sửa bài tập - chấm bài 
3. Củng cố - Dặn dò: Về đọc nội dung bạn cần biết trang11 SGK. Liên hệ giáo dục .Tuyên dương HS hăng hái phát biểu xây dượng bài .
+ HS quan sát tranh 
+ Lần lượt HS lên bảng điền vào phiếu và các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-Hs các nhóm lên bảng dán phiếu của nhóm mình và nhận xét
HS đọc _ lớp theo dõi 
- Người ta phân lọai thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó .+ Theo cách này người ta chia thành 4 nhóm :
Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường 
Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm 
Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo 
Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin và chất khoáng 
+ Có 2 cách phân lọai thức ăn dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong các thức ăn đó 
-HS lắng nghe , ghi nhớ 
HS làm nhóm – thảo luận và báo cáo kết quả 
+ gạo , bánh mì ,mì sợi , ngô ,khoai lang ,bánh quy , bánh phở ,bún
+.cơm ,bánh mì ,chuối ,đường ,phở 
HS nhắc lại 
+ HS làm bài 
+HS đổi chéo bài chấm Đ ,S 
HS nghe 
THỂ DỤC:
ĐỘNG TÁC QUAY SAU
TRÒ CHƠI “ NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH”
I. MỤC TIÊU: 
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: quay phải, trái, đi đều. Học kĩ thuật động tác quay sau. Trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh”. 
 - Động tác đều, đúng với khẩu lệnh. Làm quen với kĩ thuật động tác quay sau. HS chơi đúng lụât nhanh nhẹn, hào hứng, trật tự trong khi chơi.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỊA ĐIỂM:- GV: Chuẩn bị 1 còi. 
	 - HS: Trang phục gọn gàng. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Phần mở đầu: 6 – 10’
- Xoay các khớp cơ bản. (2 phút) 
- GV gọi 2 HS lên thực hiện động tác đã học. GV và HS đánh giá. (2 phút) 
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
a. Rèn luyện tư thế cơ bản: Củng cố và nâng cao kĩ thuật: quay phải, trái, đi đều. Học kĩ thuật động tác quay sau. 
Mục tiêu: Động tác đều, đúng với khẩu lệnh. làm quen với kĩ thuật động tác quay sau. 
Cách tiến hành:
- GV điều khiển cả lớp tập 1 lần, sau đó chia tổ tập luyện. GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS 
- Học kĩ thuật động tác quay sau: GV làm mẫu 2 lần: lần 1 làm chậm, lần 2 vừa làm vừa giảng giải yếu lĩnh động tác. Sau đó, cho cả lớp tập theo khẩu lệnh của GV 
- Nhận xét : GV nhận xét.
b. Trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh”. 
* Mục tiêu : HS chơi đúng lụât nhanh nhẹn, hào hứng, trật tự trong khi chơi. 
* Cách tiến hành :
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV làm mẫu cách nhảy, sau đó cả lớp chơi 3 lần.
- Nhận xét : GV nhận xét.
3. Phần kết thúc: 4 – 6’
	- Thả lỏng. 
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. 
Hoạt động nối tiếp: (1 phút) 
	- Biểu dương học sinh học tốt, giao bài về nhà.
- 4 hàng dọc 
 €ƒ€ƒ
 €ƒ€ƒ
 €ƒ€ƒ
 €ƒ€ƒ
 €ƒ€ƒ
 €
- Tổ trưởng điều khiển.
- 4 hàng ngang. 
- Dàn hàng cách nhau 2m
 €
 ƒ
 CB
 1 2
 3 4
Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 lop 4 5 KHOA SU DIA THE Hong.doc