Giáo án lớp 4 môn Địa lí - Tuần 1 đến tuần 18

Giáo án lớp 4 môn Địa lí - Tuần 1 đến tuần 18

PHẦN MỞ ĐẦU

Bài 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Ngày dạy : / / 2010

 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:

- Biết môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt nam .

Học sinh khá, giỏi:

- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

GV: Bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

HS : sưu tầm : Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Địa lí - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Bài 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. 
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt nam .
Học sinh khá, giỏi:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
HS : sưu tầm : Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS.
3. Bài mới:Môn lịch sử và địa lí 
a) Giới thiệu bài-ghi tựa bài.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Vi trí địa lí, thiên nhiên, con người ở 3 vùng.
MT : Giúp HS nắm được khái quát về vị trí địa lí thiên nhiên, con người ở 3 vùng miền.
Cách tiến hành:
 - GV treo bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, giới thiệu vị trí của đất nước ta và dân cư ở mỗi vùng.
*Cho HS quan sát cá nhân và chỉ trên bản đồ,trả lời câu hỏi:+ Hãy xác định vị trí và hình dáng nước ta trên bản đồ.
+ Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta?
GV nhận xét phần trả lời của từng HS.
* Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu HS đọc sách và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
+ Trên đất nước ta có khoảng bao nhiêu dân tộc cùng chung sống? Các dân tộc đó sống ở đâu?
+ Hãy quan sát tranh, mô tả cảnh sinh hoạt của dân tộc trong tranh.
- GV nhận xét, kết luận: Thiên nhiên ở mỗi nơi trên đất nước ta đều có nét riêng.Con người sống ở đó cũng có những đặc điêm riêngtrong đời sống, sản xuất. Trong cách ăn mặc, phong tục tập quán,Song dù ở nơi nào, thuộc dân tộc nào, người dân đã sống trên đất nước này đều chung một Tổ quốc Việt Nam,chung một lịch sử, một truyền thống Việt Nam. 
HĐ 2: Quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta và cách tính thời gian trong lịch sử.
MT : Giúp HS nắm được quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta và cách tính t. gian trong lịch sử.
-Yêu cầu HS đọc SGK, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay là nhờ công lao của ai? 
+ Môn lịch sử và địa lý giúp em hiểu biết được những gì?
+ Để học tốt môn Lịch sử và Địa lí em cần làm gì?
- GV nhận xét, kết hợp ghi bảng bài học.
- HS quan sát.
-HS lên xác định.
+ Em đang sống ở TP Cần Thơ ở phía Nam đất nước ta.
- Các nhóm trưởng nhận tranh ảnh.
- HS thảo luận nhóm,đại diện nhóm báo cáo.
- HS từng nhóm mô tả bức tranh của mình.
- HS nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh å trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài học.
4. Củng cố :Hỏi lại tựa bài.
 + Nước ta có dạng hình chữ gì?
 + Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết được những gì?- LHGD
5. Nhận xét-dặn dò :
 GV nhận xét tuyên dương HS, nhóm học tốt, dặn HS về xem lại bài.
- CB: Làm quen với bản đồ.
PHẦN MỞ ĐẦU
 Bài 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Học xong bài này HS biết:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. 
- HS ham thích môn Địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Một số lọai bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định : hát 
2. Kiểm tra bài cũ : Môn lịch sử và địa lý.
 Môn lịch sử và địa lí giúp em hiểu gì? Để học LS & ĐL các em cần ghi nhớ điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Làm quen với bản đồ
a) Giới thiệu bài-ghi tựa bài
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Bản đồ 
MT : Giúp HS biết định nghĩa về bản đồ.
Cách tiến hành:
 Treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự: thế giới, châu lục, Việt Nam,
 Cho HS làm việc cá nhân.
+ Các em hãy đọc tên các bản đồ.
+ Bản đồ thế giới thể hiện gì?
+ Bản đồ Châu lục thể hiện gì?
+ Bản đồ Việt Nam thể hiện gì?
+ Vậy bản đồ là gì? 
 Nhận xét, bổ sung, kết hợp ghi bảng
HĐ 4: Một số yếu tố của bản đồ.
MT : Giúp HS biết một số kí hiệu của đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
Cách tiến hành:
 Chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu HS đọc SGK, quan sát bản đồ thảo luận trả lời câu hỏi như sgk tr 5.
 GV nhận xét, bổ sung.
 Hỏi để rút ra bài học :
 + Nêu một số yếu tố của bản đồ.
 GV nhận xét – ghi bảng.
 Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- HS quan sát, đọc tên bản đồ + trả lời câu hỏi
+1 HS đọc tên bản đồ. Lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo 1 tỉ lệ nhất định.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại.
-HS đọc ghi nhớ.
 + Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo 1 tỉ lệ nhất định.
 + Một số yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ,
4.Củng cố :Hỏi lại tựa bài.
 + Bản đồ là gì?
 + Một số yếu tố của bản đồ là gì?
 GV cho 2 HS thi đố cùng nhau: 1em vẽ kí hiệu, 1em nói kí hiệu đó thể hiện gì?
5. Nhận xét – dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm học tốt, dặn HS về nhà xem lại bài.
 CB: Làm quen với bản đồ (tiếp theo).
Phần mở đầu
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT)
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: HS biết:
	-Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng ghi chú, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ. 
	-Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết được vị trí, đa75c điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biết độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. 
 - HS ham học hỏi Lịch sử, Địa lí.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN.
HS: Sưu tầm bản đồ thành phố.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. /Ổn định:
2. /Kiểm tra bài cũ : Làm quen với bản đồ
 +Bản đồ là gì?
 +Nêu 1 số yếu tố của bản đồ.
 GV nhận xét.
3. /Dạy bài mới: Làm quen với bản đồ (tt)
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Cách sử dụng bản đồ.
MT : Giúp HS biết sử dụng bản đồ.
Cách tiến hành:
 Đặt câu hỏi:
 +Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
 +Dựa vào chú giải hình 3/ trang 6 các em hãy đọc các kí hiệu của 1 số đối tượng địa lí.
 +Em nào có thể chỉ trên bản đồ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng.
 +Vì sao em biết đó là biên giới quốc gia?
 +Khi sử dụng bản đồ, em cần theo những bước nào?
HĐ2: Luyện tập
MT : Giúp HS xác định 4 hướng chính trên bản đồ, dựa vào kí hiệu đọc các đối tượng địa lí.
Cách tiến hành:
 (GV cho HS làm việc theo nhóm.)
 GV cho HS đọc BT a, b – GV treo lược đồ lên bảng, cho HS làm bài.
 GV nhận xét, chốt ý câu trả lời đúng.
 Liên hệ thực tế
 Treo bản đồ hành chính VN lên bảng.
-Chỉ TP Cần Thơ.
 -Cho biết TP Cần Thơ giáp với những TP (tỉnh) nào?
-HS trả lời:
 +Tên bản đồ cho ta biết tên khu vực và những thông tin chủ yếucủa khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
 +HS đọc. 
 +HS lên bảng chỉ.
 +Em căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải.
 +Muốn sử dụng bản đồ cần theo các bước sau:
 -Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
 -Xem bảng chú giải để biếtkí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
 -Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
- HS đọc BT a, b – HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp – Các nhóm khác bổ sung.
 -Đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. 
 -Chỉ TP Cần Thơ.
 -Cho biết TP Cần Thơ giáp với những TP (tỉnh) : An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
4. /Củng cố : +Hỏi lại tựa bài.
 +Khi sử dụng bản đồ, em cần theo những bước nào?
5. / Nhận xét – dặn dò : 
 GV dặn HS về xem lại bài.
 CB: Dãy Hoàng Liên Sơn.
Địa lí
Tuần 2 : DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: Có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dóc, thung lũng thường hẹp và sâu.
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 HS : Sưu tầm tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan – xi – păng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. /Ổn định: hát
2. /Kiểm tra bài cũ : Làm quen với bản đồ(tt)
 +Khi sử dụng bản đồ, em cần theo những bước nào?
 GV nhận xét.
3. /Dạy bài mới: Dãy Hoàng Liên Sơn
a) Giới thiệu bài- ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
MT : Giúp HS biết đươc đặc điểm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn 
Cách tiến hành:
 Treo lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ cho HS quan sát:
 +Ở phía Bắc nước ta có những dãy núi nào? Trong đó, dãy núi nào  ... ùc câu hỏi SGV tr 83.
Nhận xét, chốt ý
HĐ 2: Trang phục và lễ hội 
MT : Nêu được một số đặc điểm trang phục, lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
Cách tiến hành:
 Cho HS dựa vào tranh ảnh, sgk thảo luận nhóm về các câu hỏi sgk tr 103.
 Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Gọi HS đọc phần bài học.
-Trả lời.
-Tham khảo sgk, trả lời các câu hỏi, đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-Nhận xét 
-Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
4 HS đọc.
4.Củng cố :Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ GD.
 Hỏi tựa bài, nội dung bài học, liên hệ thưc tế.
5. Nhận xét – dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
 CB: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Địa lý
Tuần 14: Hoạt động sản xuất của người dân 
 ở đồng bằng Bắc Bộ
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
-Nhận xét nhiệt độ ở Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 20oC, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
 -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
GV -Bản đồ Nông nghiệp Việt Nam.
GV – HS sưu tầm :Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Ổn định: Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
-GV hỏi lại nội dung bài - nhận xét.
3.Bài mới : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. 
MT : Nêu được đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ĐBBB.
Cách tiến hành:
 -Yêu cầu HS đọc SGK + quan sát các hình ở trang 103; 104.
-GV nêu câu hỏi 2 và câu hỏi SGV tr 86 -Nhận xét – kết luận như SGK tr 103.
HĐ 2 : Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
MT : Nêu được các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB.
Cách tiến hành:
 -Nêu yêu cầu thảo luận nhóm -GV nêu câu hỏi SGV tr 86.
-Nhận xét, chốt lại, thống nhất ý đúng.
-Đọc sách – quan sát các hình.
-HS trả lời.
-Đọc sách, thảo luận nhóm những câu hỏi trong SGK trang 105.
Trả lời.
4.Củng cố :Hỏi tựa bài, nội dung bài.
-GV gọi HS đọc phần bài học. Liên hệ GD.
5. Nhận xét – dặn dò:
-Dặn HS về học bài.
-CB : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo).
-GV nhận xét tiết học.
Địa lý
Tuần 15: Hoạt động sản xuất của người dân 
 ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)
Ngày dạy: 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Biết đồng bằng BắcBộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống : dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
-Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. Quan sát tranh và nêu quy trình để tạo ra các sản phẩm bằng gốm và mô tả chợ theo quy trình.
-Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh, ảnh về nghề thủ công và chợ phiên ở ĐBBB (GV + HS sưu tầm).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
-Hỏi 3 câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo).
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : ĐBBB nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.( Giảm câu 1, câu 2 SGK tr 109 ).
MT : Nêu được một số điểm tiêu biểu về nghề thủ công.
Cách tiến hành:
 -Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi
Nhận xét, chốt lại, thống nhất ý đúng.
HĐ 2: Chợ phiên.
MT : HS nêu được đặc điểm của phiên chợ
Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS quan sát H 15 và thảo luận theo nhóm để kể về chợ phiên của đồng bằng Bắc Bộ.
-Nhận xét – giảng thêm : Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
-Quan sát tranh, đọc SGK – thảo luận nhóm. Trả lời.
+Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
-Quan sát H 15 – thảo luận theo nhóm về chợ phiên (theo những câu hỏi GV đưa ra).
-Trả lời – Mô tả về chợ theo tranh, ảnh ?
lớp nhận xét, bổ sung.
4 .Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục.
-GV gọi HS đọc phần bài học.
5.Nhận xét – dặn dò:
-Dặn HS về học bài.
-CB : Thủ đô Hà Nội.
-GV nhận xét tiết học.
Địa lý
Tuần 16: Thủ đô Hà Nội
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
-Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ). 
-GDHS có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	-Các bản đồ : hành chính, giao thông VN.
	-Tranh, ảnh về Hà Nội ( GV + HS sưu tầm).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1.Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tt)
-Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân ĐB BB.
-Chợ phiên ở ĐB BB có đặc điểm gì ?
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Thủ đô Hà Nội.
a.Giới thiệu bài : ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.( Yêu cầu : Cho biết từ HN có thể đến các tỉnh khác bằng những phương tiện giao thông nào ?- Giảm)
MT : Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ và nêu được đặc điểm của thủ đô Hà Nội.
Cách tiến hành:
 -Yêu cầu HS quan sát 
Nhận xét – kết luận ghi bảng ý 1 phần bài học sgk tr 112.
 Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.( Giảm câu 3, 4 sgk tr 112)
-Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết ở môn lịch sử + SGK (mục 2) + tranh – thảo luận nhóm những câu hỏi sau :
+Thủ đô HN còn có những tên gọi nào khác ? Tới nay HN được bao nhiêu tuổi ?
+Khu phố cổ có những đặc điểm gì về địa diểm, tên, nhà cửa và đường phố ?
+Khu phố mới có đặc điểm gì ?
-Kết luận , ghi bảng ý 2 phần bài học.
HĐ 2 : Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
MT : Giúp HS nêu được dẫn chứng HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
Cách tiến hành:
 -Yêu cầu HS đọc SGK mục 3 + quan sát tranh, ảnh 
Nhận xét – kết luận ghi bảng ý cuối phần bài học.
-Quan sát bản đồ + lược đồ trong SGK.
Lên chỉ trên bản đồ.
-Quan sát tranh, nhớ lại kiến thức đã học – thảo luận nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
-Các nhóm trả lời – nhóm khác nhận xét.
-Đọc sách + quan sát tranh – thảo luận nhóm nêu những ví dụ để thấy HN là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
-Trả lời – Bạn nhận xét.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài.
-GV gọi HS đọc phần bài học.
5.Nhận xét – dặn dò:
-Dặn HS về học bài.
-CB : Thành phố Hải Phòng.
-GV nhận xét tiết học.
Địa lí
Tuần 17: Ôn tập
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I. MỤC TIÊU : Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
-Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
 -Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
-Tôn trọng các nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở mỗi vùng miền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV :Bản đồ hành chính, ĐLTN VN, sgk, hệ thống câu hỏi.
HS : sgk, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động :Hát 
 2. Bài mới : Ôn tập
a. Giới thiệu bài, ghi tựa
b. Các hoạt động : 
 HĐ dạy 
 HĐ học
* HĐ1 : Thiên nhiên của đồng bằng BB.
MT : Chỉ được trên bản đồ vùng ĐBBB, sông Hồng, sông Thái Bình, thành phố Hà Nội và nêu được vài đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hà Nội. 
Cách tiến hành:
-Gọi HS lên chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ ĐLTN Việt Nam.
- Điều chỉnh lại phần làm việc của HS .
* HĐ 2 : Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
MT : Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Trung du BB, Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
+ Trình bày đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
+ Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào ?
+ Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở ĐBBB.
+ Nêu ví dụ để thấy Hà Nội là trung tầm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta.
Hoàn thiện phần trả lời của HS .
Hoạt động lớp
Lên bảng chỉ – lớp nhận xét.
1 số HS lên bảng chỉ trên bản đồ hành chính VN.
 Hoạt động nhómtìm vị trí của thủ đô Hà Nộiđặc điểm tiêu biểu của thành phố Hà Nội. 
 HS thảo luận nhóm 8 các câu hỏi.
 Đại diện mỗi nhóm lần lượt báo cáo.
 Lớp nhận xét.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ GD.
5. Nhận xét – dặn dò :
- Dặn chuẩn bị bài sau : Thành phố Hải Phòng.
- Nhận xét tiết học.
Tuần 18: Kiểm tra định kì cuối HKI
( Ngày )

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li.doc