Giáo án Lớp 4 - Tuần 06 - Buổi sáng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 06 - Buổi sáng

Tiết 2 : Toán :

 Luyện tập

I. Mục tiêu : Giúp HS :

 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

 - Bài tập 1,2

II. Đồ dùng:

 Bảng phụ kẻ sẵn 2 biểu đồ trong ơ VBT.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

*Hoạt động 1:Củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học .

- GV theo dõi, nhận xét; chốt lại cách đọc biểu đồ cột

*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập, thực hành

 Bài 1 : - GV treo biểu đồ Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.

GV hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?-HS trả lời.

- Đọc biểu đồ Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.

- Cho HS đọc bài làm.

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 06 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6:
 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tiết 2 : Toán :
 	 Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
 - Bài tập 1,2
II. Đồ dùng:
 	Bảng phụ kẻ sẵn 2 biểu đồ trong  VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
*Hoạt động 1:Củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học .
- GV theo dõi, nhận xét; chốt lại cách đọc biểu đồ cột
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập, thực hành
 Bài 1 : - GV treo biểu đồ Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
GV hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?-HS trả lời.
- Đọc biểu đồ Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- Cho HS đọc bài làm.
- GV nhận xét cho điểm HS.
* Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ.
Bài 2 : Đọc biểu đồ Số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
- Củng cố kĩ năng về đọc biểu đồ hình cột và tính toán.
* Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố cách đọc biểu đồ tranh vẽ, biểu đồ hình cột. 
- GV tổng kết giờ học,dặn dò HS
5’
28’
2’
- Học sinh chữa bài tập 2 SGK- trang32
- 3,4 HS lần lượt đọc số liệu trên biểu đồ,
- HS đọc đề bài và quan sát biểu đồ.
- HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
- HS quan sát biểu đồ ở VBT, sau đó tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài (mỗi em đọc 1 câu)-Lớp nhận xét,bổ sung.
- HS nêu tên biểu đồ.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra chéo nhau
-HS nhắc lại nội dung kiến thức bài luyện tập.
- Về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: 	 Tập đọc:
 	Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca
I. Mục tiêu: 
1.Đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các tiếng: An - đrây- ca, hoảng hốt, mải chơi, cứu nổi, nức nở.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Biêt đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2.Đọc hiểu:
 - Hiểu các từ khó trong bài: dằn vặt.
 - Hiểu nội dung bài: Nỗi dằn vặt của An- Đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết đoạn 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Bài cũ: Kiểm tra đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo và nội dung bài
-Giáo viên ghi điểm cho học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm cho học sinh, ngắt nghỉ; giúp HS hiểu từ ngữ mới và khó trong bài (chú giải SGK ).
- Đọc mẫu - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (giọng trầm, buồn, xúc động)
b. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
H: Khi câu chuyện xảy ra An- đrây- ca mấy tuổi? hoàn cảnh gia đình lúc đó như thế nào? Mẹ bảo An -đrây- ca đi mua thuốc, thái độ của em như thế nào? Ađrây ca làm gì trên đường đi muathuốc?
H: Khi mẹ bảo An -đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của em thế nào?
H: An -đrây- ca đã làm gì khi đi mua thuốc?
- Đoạn 1 kể với em điều gì?
* Đoạn 2:
-Cho cả lớp đọc thầm đoạn cuối và trả lời các câu hỏi 2,3,4 (sách giáo khoa)
- Giáo viên nhận xét bổ sung và chốt ý đúng.
H: Câu chuyện cho em biết An- đrây- ca là một cậu bé thế nào?
H: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
* Cho học sinh đọc cả bài.
H: Bài văn muốn nói với các em điều gì?
GV kết luận nội dung: (phần mục tiêu)
c. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- Cho học sinh đọc tiếp nối 2 đoạn 
- Đọc phân vai đoạn 2
-Cho học sinh thi đọc, giáo viên ghi điểm.
3.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
3'
1’
10'
12'
2’
- 2 em học sinh đọc thuộc lòng 10 dòng thơ kết hợp nhận xét tính cách của Cáo và Gà trống. Cả lớp nhận xét- ghi điểm cho học sinh
- HS mở sách giáo khoa
- 2 học sinh đọc tiếp nối đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt )
- 2 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe
- 1 học sinh đọc to cả đoạn :
- học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
- An - đrây- ca lúc đó mới 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng.
- An -đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay.
-An -đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóngvà rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
ý 1: An -đrây- ca mải chơi nên quên lời mẹ dặn.
- học sinh đọc thầm cả đoạn
- Học sinh lần lượt trả lời – học sinh khác nhận xét bổ sung- Học sinh nêu giọng đọc đoạn cuối
- An -đrây- ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
ý 2: Nỗi dằn vặt của An -đrây- ca.
- 1 Học sinh đọc.
- Học sinh nêu
- học sinh đọc tiếp nối 2 đoạn 
- Học sinh xung phong thi đọc diễn cảm (4 em) theo cách phân vai.
- Học sinh thi đọc trong nhóm, thi đọc cá nhân.
- Học sinh nói lời an ủi của mình với An-đrây – ca.
- HS nêu lại nội dung
 Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu : - Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
* Bài tập cần làm: bài 1; bài 2 ( a,b ); bài 3 ( a,b, c ); bài 4 ( a,b). 
* Bài tập dành cho HS khá, giỏi: bài 3 ( d ); bài 4 ( c); bài 5.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ trong bài tập 3 như SGK.
HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ dạy
TG
HĐ học
*Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về số tự nhiên, kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 :Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
 - GV chốt kiến thức, củng cố về:
 .Viết số, chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, đo thời gian.
 .Giá trị của các chữ số trong số tự nhiên.
 Bài 2:(SGK)Viết chữ số thích hợp vào ô trống:
Y/c HS làm vào bảng con
Gọi 2 Hs lên bảng làm câu a và câu b
Cho HS giơ bảng; GV nhận xét, kết luận .
* GV chốt kiến thức về so sánh các số TN có nhiều chữ só.
 Bài 3-SGK: ( Bài 2- VBT )GV cho HS quan sát biểu đồ; y/c đọc biểu đồ Số HS tập bơi của khối lớp Bốn trường tiểu học.
- GV chốt kiến thức: củng cố kĩ năng về đọc biểu đồ hình cột và tính toán.
 Bài 4- SGK: Cho học sinh đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi
- GV gọi Hs trung bình trả lời câu a và b, 1HS khá trả lời câu c.
- GV củng cố cho HS cách xác định một năm thuộc thế kỉ nào.
Bài 5 : ( HS khá, gỏi) Tìm số tròn tăm x, biết : 540 < x < 870
GV gọi 1 HS khá, giỏi nêu, GV kết luận.
* Hoạt động nối tiếp:
- Cho HS nêu lại kiến thức trong bài luyện tập chung.
- GV tổng kết giờ học, dăn dò chuẩn bị bài sau
3’
30’
2’
HS mở SGK trang 34 làm bài tập 2
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
- 5 HS lần lượt nêu kết quả làm bài (mỗi em làm 1 câu).
Đáp án: a- D; b- B; c- C; d- D; e- C.
- HS làm vào bảng con
-2Hs lên bảng làm câu a vàcâu b
- HS giơ bảng , chữa bài vào vở.
Đáp án: câu a- chữ số 9; câu b- chữ số 0.
- HS nêu y/ cầu của bài, quan sát biểu đồ, sau đó tự làm bài vào vở, 3HS trung bình nêu kết quả câu a, b, c; 1 HS khá nêu kết quả câu d và giải thích cách điền trong từng ý.
- HS đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi
- HS trung bình trả lời câu a và b, 1HS khá trả lời câu c.
Đáp án: a-XX; b-XXI; c-2001 đến 2100.
- HS đọc đề bài, xác định số tròn trăm thoả mãn đề bài.
- HS khá giỏi nêu kết quả.
Đáp án: x = 600; 700; 800.
- HS nêu lại kiến thức bài ôn tập
Tiết2: Luyện từ và câu: 
 Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu:
1. Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng.
2. Nhận biết được danh từ (DT) chung- DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ địa lí tự nhiên VN- bảng nhóm.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Bài cũ:Kiểm tra phần nội dung ghi nhớ về danh từ (DT) . làm BT 2
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
 BT1:Tìm các từ có nghĩa như gợi ý SGK
BT2: Nghĩa của các từ BT1 khác nhau như thế nào?
- Biết so sánh a với b và c với d.
- GV kết luận:
* Những tên chung của sự vật như sông, vua được gọi là DT chung.
* Những tên riêng của một sự vật như Cửu Long, Lê Lợi gọi là DT riêng
BT3:GV cho HS đọc yêu cầu
- Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
- GV kết luận: Danh từ riêng chỉ chỉ người, chỉ địa danh cụ thểluôn luôn phải viết hoa.
3. Phần ghi nhớ: SGK
GV đưa thêm ví dụ mở rộng.
4.Luyện tập
Bài tập 1: Tìm danh từ chung, DT riêng trong đoạn văn SGK
* GV kết luận để có lời giải đúng.
- Nhận xét tuyên dương những HS hiểu bài.
Bài tập 2: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- GV kết luận: Luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
5.Củng cố – dặn dò.
? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu về nhà tìm viết 5 DT chung, 5 DT riêng.
- C
5’
1’
12’
15’
2’
- 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- 1 HS làm lại BT 2.
- HS xác định yêu cầu và làm bài- nêu miệng kết qủa.
- Lớp nhận xét –thống nhất kết quả đúng.
- 1 HS nêu y/c của bài. Cả lớp đọc thầm, thảo luận theo cặp so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ ( sông – Cửu Long ; vua – Lê Lợi
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh suy nghĩ so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau.
- HS nêu câu trả lời.
- 2,3 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS không nhìn sách đọc thuộc ghi nhớ.
- HS đọc y/c của bài.
- Cả lớp đọc thầm làm bài thảo luận theo cặp.
- HS làm xong, trình bày bảng nhóm lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc y/c của bài
- Hai HS lên bảng viết, cả lớp làm bài vào vở.
 - HS suy nghĩ , trả lời ý 2 của bài 2 ( Họ và tên người là DT riêng vì chỉ một người cụ thể).
- HS nhắc lại ghi nhớ
Tiết 4 Chính tả : Nghe- viết:
 Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu : 
 - Nghe viết đúng chính tả câu chuyện vui Người viết chuyện thật thà,trình bày bài sạch sẽ,trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
 -Viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa âm đầu s\x , có thanh hỏi \ thanh ngã .
 II.Chuẩn bị 
- Vài trang từ điển 
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của dạy
TG
Hoạt động học
A. Bài cũ: Chữa bài tập 2 
Củng cố phân biệt en/ eng 
- GV nhận xét- cho điểm học sinh 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
- Giáo viên giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết.
-Giáo viên đọc toàn bài viết 
- Nắm nội dung bài viết 
- Hướng dẫn học sinh nghe viết 
- Giáo viên đọc từng câu, học sinh viết bài
 - Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên chấm bài(7-10 em) chữa baì, nhận xét 
3. Luyện tập 
Bài 1 ( VBT ) 
- Tập phát hiện và sữa lỗi. 
-Giáo viê ...  văn viết thư, biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa lỗi chung và tự chữa lỗi cho mình, 
3. Nhân thức được cái hay của bài được cô khen.
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết đề bài tập làm văn
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Trả bài : - Giáo viên treo bảng phụ ghi đề tập làm văn
- Nhận xét chung về kết quả bài viết của học sinh .
- Giáo viên nhận xét kết quả bài làm của học sinh. Nêu những ưu điểm chính, những thiếu sót, hạn chế (tránh nêu tên học sinh)
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
- Giáo viên theo dõi- kiểm tra học sinh làm việc.
- Giáo viên ghi một số lỗi lên bảng
- Hướng dẫn đọc, học tập những đoạn thư, lá thư hay.
- Giáo viên đọc một số đoạn thư lá thư hay
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học- biểu dương những học sinh đạt điểm cao
- yêu cầu những học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại
10''
20'
5'
- HS đọc lại đề bài.
- 
- HS nhận bài và đọc lại.
- Đọc lại bài của mình và viết lỗi vào vở bài tập
- Học sinh đổi bài và vở bài tập cho bạn để soát lỗi, soát việc sữa lỗi
- Học sinh lên chữa lỗi trên bảng 
- Học sinh nhận xét và trao đổi bài chữa ghi vở
- Học sinh trao đổi để tìm ra cái hay để học tập- rút kinh nghiệm 
Tiết 4: Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nói:
 - Biết chọn và kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện mình đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. 
- Hiểu chuyện trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
- Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
II. Chuẩn bị:	
 Bảng phụ viết dàn ý KC, tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
	 Sưu tầm một số truyện viết về lòng tự trọng
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A.Bài cũ: Kể lại chuyện đã nghe về tính trung thực.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện.
- Giáo viên gạch chân các từ ngữ lòng tự trọng, được nghe, được đọc 
- Cho HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc các gợi ý ở sách giáo khoa.
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn dàn ý bài kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV hướng dẫn HS kể chuyện theo cặp.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh: nếu truyện dài, các em có thể kể một vài đoạn
3. Thi kể chuyện trước lớp:
- Giáo viên và lớp nhận xét – tính điểm cho học sinh và bình chọn người kể chuyện hay. 
C.Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
5’
28’
2’
10’
16’
2’
- Học sinh kể một câu chuyện về tính trung thực
- 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề
- Bốn học sinh nối tiếp nhau đọc các gợi ý sách giáo khoa.
+ Một số học sinh tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- Học sinh kể chuyện theo cặp- trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
 Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2009
 Tiết 1: Toán : 
Phép trừ
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số(không nhớ hoặc có nhớ) không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Vận dụng phép trừ vào giải toán .
* Bài tập cần làm :Bài 1; bài 2 ; bài 3.
* Bài tập dành cho HS khá, giỏi: bài 4( Bài 3-VBT)
II. Chuẩn bị :
 	Bảng phụ vẽ sơ đồ tóm tắt bài 3- SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng.
Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
- GV ghi bảng 2 phép tính: 
865 279 - 450 23748 ;647 253 - 285 749. Yêu cầu HS đặt tính và tính.
 - GV nhận xét sau đó y/ cầu HS trả lời câu hỏi:Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiện ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
- GV kết luận cách đặt tính và tính:
 Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
 * Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
 Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV chốt kiến thức:- Củng cố kĩ năng thực hiện trừ có nhớ và không nhớ với các số TN có 4; 5; 6 chữ số.
 Bài 2: GV yêu cầu HS tự làm vở BT, sau đó gọi HS đọc kết quả bài làm trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm (cách tìm hiệu ) của của hai số.
 - GV chốt kiến thức: Củng cố kĩ năng tìm hiệu của hai số.
 Bài 3 :(SGK) - GV y/cầu HS đọc đề bài toán.
Cho Hs quan sát sơ đồ tóm tắt trên bảng phụ. Phân tích đề bài, HD cách giải
- GV chốt kiến thức: Củng cố về giải toán bằng một phép tính trừ.
Bài 4:( Bài 3-VBT)
Gv cho HS nêu đề bài. 
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, HD cách giải
- GV chốt kiến thức: Củng cố về giải toán có liên quan đến ít hơn giải bằng tính trừ.
Hoạt động nối tiếp: 
- Cho HS nêu lại cách thực hiện phép trừ. 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
3’
10'
20'
2’
HS chữa bài 2 SGK.
 -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở nháp.
 -Lớp nhận xét bài làm trên bảng về cách đặt tính và kết quả tính.
 - 2 HS làm bài trên bảng lần lượt nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- HS trả lời.
- HS nêu lại
- HS tự làm bài vàobảng con 1 bài, các bài còn lại làm vở, sau đó HS đọc kết quả bài làm trước lớp. 
- HS tự làm bài vào vở - HS đổi vở kiểm tra bài làm của bạn. 
- Giải thích cách làm. 
- HS giải vào vở BT, 1 HS làm bảng nhóm trình bày bảng lớp- lớp nhận xét.
-HS khá, giỏi nêu cách giải, 1 em lên trình bày bài giải.
HS nêu lại cách thực hiện phép trừ
Tiết 2: Luyện từ và câu: 
 Mở rộng vốn từ: Trung thực- tự trọng
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực- tự trọng 
	2. Biết thêm và hiểu được nghĩa của các từ thuộc chủ điểm : Trung thực - tự trọng.
3. Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
II. Chuẩn bị:
 Bảng nhóm- mấy trang từ điển
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Củng cố về danh từ chung- danh từ riêng
- Cho HS làm bảng lớp
- Giáo viên nhận xét chung và cho điểm học sinh
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu, ND của bài.
( Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống)
- Cho HS thảo luận theo cặp. 
- Giáo viên nhận xét- bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng: Thứ tự các từ cần điền là:tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tựái, tự hào.
Bài tập 2: Gọi HS đọc y/c của bài 
- Giáo viên treo bảng phụ 
-- Giáo viên chốt lời giải đúng: Kết luận như ( SGV)
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Cho HS làm bảng nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày bảng lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét- chốt lời giải đúng.
Bài tập 4: - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên mời các tổ thi tiếp sức củng cố cách sử dụng những từ đã học để đặt câu.
- GV nhắc nhở sửa chữa lỗi về câu, sử dụng từ cho từng HS.
- GV nhận xét tuyên dương những HS đặt câu hay.
3.Củng cố- dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về làm bài tập 4 vào vở.
- Chuẩn bị bài sau
3'
1'
28'
3'
1 học sinh viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ vật
- 1 học sinh viét 5 danh từ riêng của chỉ người, sự vật
- Cả lớp nhận xét- bổ sung
- Học sinh mở SGK trang 62, 63
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài- đọc thầm ND của bài.
- Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả thảo luận.
- Hs nêu nghĩa các từ cần điền
- Vài học sinh đọc lại cả bài đã điền hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc y/c của bài, 
- làm cá nhân.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài- lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- 3 nhóm làm bảng - HS còn lại làm vở.
- Học sinh nêu nghiã của từ trung bình, trung thu, trung tâm.
- Học sinh suy nghĩ, đặt câu
- Từng thành viên trong tổ tiếp nối nhau đọc câu văn đă đặt với 1 từ ở bài tập 3. Nhóm nào tiếp nối liên tục, đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc.
Tiết 3: Tập làm văn: 
 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I.Mục tiêu: 
1.Dựa vào tranh minh hoạ và những lời dẫn giải dưới tranh, Hs nắm dược cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyên Ba lưỡi rìu.
3. Lời kể tự nhiên sinh động, sáng tạo trong miêu tả. Nhận xét đánh giá lời bạn kểtheo các tiêu chí đã nêu.
II. Chuẩn bị:
 Tranh minh hoạ cho truyện trang 64 SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Bài cũ: Củng cố về đoạn văn trong bài văn kể chuyện (KC).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1 (VBT): GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. (Dựa vào tranh để kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu).
-- Giáo viên treo tranh minh hoạ
- Cho cả lớp đọc thầm theo để nắm sơ lược cốt truyện và trả lời các câu hỏi:
+ Truyện có mấy nhân vật?
+ Nội dung truyện nói về điều gì?
- Giáo viên chốt:
. Truyện có hai nhân vật
. Nội dung truyện nói về chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- Giáo viên nhận xét- bổ sung
Bài tập2:(VBT):Gọi HS đọc yêu cầu:( Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu tranh 1
- Giáo viên nhận xét chốt lại bằng cách treo bảng phụ đã trả lời ở tranh 1
- Trả lời được câu hỏi: Nhân vật làm gì? nói gì?
- Miêu tả: ngoại hình của các nhân vật. Lưỡi rìu vàng, lưỡi rìu bạc, rìu sắt
- Thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện
- Cho HS kể chuyện theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Giáo viên nhận xét- bổ sung, ghi điểm cho HS.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho học sinh nhắc lại cách phát triển câu truyện trong bài học
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
5'
1'
26'
3'
- HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn KC (Tuần5)
- HS đọc yêu cầu.
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh đọc to nội dung bài, đọc lời dưới mỗi bức tranh
- Cả lớp đọc thầm theo để nắm so lược cốt truyện trả lời các câu hỏi:
- Sáu học sinh tiếp nối nhau, mỗi em nhìn một tranh đọc câu dẫn giải dưới tranh 
- Học sinh thi kể lại cốt truyện
- 1HS đọc nội dung bài tập- lớp đọc thầm
- Lớp quan sát tranh và đọc gợi ý, trả lời theo gợi ý. 
- Vài HS đọc lại và tập XD đoạn văn 
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh làm việc cá nhân: quan sát tranh và làm vào vở.
- Học sinh thi kể chuyện theo cặp
- Đại diện nhóm thi kể chuyện từng đoạn, kể toàn chuyện
- Học sinh nhắc lại cách phát triển câu truyện trong bài học
Tiết 4 : 	Sinh Hoạt Đội
( Chi đội trưởng điều khiển)
Duyệt kế hoạch bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH lop4 Tuan 6 sang.doc