Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4

Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục đích yêu cầu

1. Đọc lưu loát toàn bài

- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Dế Mèn, Nhà Trò)

2. Hiểu từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung câu chuyện, ca ngợi Dế mèn có tấm lòng hiệp nghĩa, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu biết nhận xétvề một nhân vật trong bài

II.Các hoạt động dạy học

1. Giới thiệu bài

Giới thiệu chủ điểm và bài học

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 59 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc lưu loát toàn bài 
- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Dế Mèn, Nhà Trò)
2. Hiểu từ ngữ trong bài 
- Hiểu nội dung câu chuyện, ca ngợi Dế mèn có tấm lòng hiệp nghĩa, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu biết nhận xétvề một nhân vật trong bài
II.Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
Giới thiệu chủ điểm và bài học
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
- Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn (bài chia làm 4 đoạn)
- Học sinh đọc kết hợp gv sửa lỗi (phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, giọng đọc chưa phù hợp tính cách nhân vật)
- Học sinh đọc tiếp nối lần 2
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới trong SGK thêm các từ( ngắn chùn chùn, thui thủi)
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Học sinh đọc cả bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài 
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
	( Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội)
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 
+Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
 ( Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng , ngắn chùn chũn... )
- Học sinh đọc thầm đoạn 3
+ NhàTrò bị bọn Nhện ức hiếp như thế nào ?
(... Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt ) 
- Học sinh đọc thầm đoạn 4
+ Những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
( Em đừng sợ, hãy trở về với tôi ...
Cử chỉ: xoè hai càng ra , dắt Nhà Trò đi )
- Học sinh đọc lướt toàn bài: 
+Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích? Vì sao?
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 4 học sinh đọc 4 đoạn 
- Khi học sinh đọc câu văn tả hình dáng Nhà Trò. Lời Nhà Trò, lời Dế Mèn đã đúng chưa? Từ đó rút ra cách đọc
- Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp
- Giáo viên theo dõi uốn nắn
3. Củng cố dặn dò
- Giáo viên giúp các em liên hệ bản thân
+Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Nhận xét giờ học 
Lịch sử :Làm quen với bản đồ
I. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh biết 
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vưc hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ
- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử, địa lí 
II. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1 Làm việc cả lớp
- Giáo viên giới thiệu vị trí của đấtt nước ta trên và các cư dân ở mỗi vùng
- Học sinh trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh thành phố mà em đang sống
2. Hoạt động 2 Làm việc nhóm
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh cảnh sinh hoạt một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu học sinh tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc hình ảnh đó
- Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp
*Giáo viên kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có một nền văn hoá riêng xong đều có chung một Tổ quốc, một lịch sử 
3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Giáo viên đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay ông cha ta đã phải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
- Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó
- Học sinh trình bày ý kiến 
*Giáo viên kết luận 
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn chuẩn bị bài sau 
Toán
Ôn tập các số đến 100000
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh ôn tập về 
- Cách đọc, viết các số đến 100000
- Phân tích cấu tạo số 
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
1. Ôn đọc số, viết số và các hàng 
- Giáo viên viết số 83251 yêu cầu học sinh đọc số này 
+ Hãy nêu rõ chữ số ở hàng bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục nghìn là các số nào?
- Tương tự như trên với số: 83001; 80201; 80001
- Cho học sinh liên hệ giữa hai hàng liền kề
VD: 1 chục bằng 10 đơn vị; 1 trăm bằng 10 chục
- Cho một vài học sinh nêu
Các số tròn chục
Các số tròn trăm
Các số tròn nghìn
Các số tròn chục nghìn
2. Thực hành
*Bài 1: 
+Hãy nhận xét và tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này và cho biết số cần viết tiếp theo số 10000 là số nào? (20000) Tiếp theo là số nào? (30000)...
- Tương tự cả lớp làm tiếp phần còn lại
- Học sinh tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp 
- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ một số em nếu cần thiết
- Giáo viên cho học sinh nêu quy luật và thống nhất kết quả 
*Bài 2:
- Giáo viên tự cho học sinh phân tích mẫu sau đó tự làm
- Chữa bài làm của Hs
*Bài 3: 
- Cho học sinh tự phân tích cách làm và tự nói
- Giáo viên cho học sinh làm mẫu ý 1
8723=8000+700+20+3
- Học sinh tự làm các ý còn lại
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu 1 ý .
- Học sinh tự làm các ý còn lại ở nhà 
3. Củng cố dặn dò 
Dặn hoàn thành nốt các phần còn lại( dòng 2 ý b, bài 4)
Dặn chuẩn bị bài sau 
Đạo đức
Trung thực trong học tập (2 tiết)
I. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh có khả năng
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập 
- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mợi người yêu mến
- Hiểu trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh
- Có thái độ và hành vi trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập 
II. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 3)
*Mục tiêu: Hs tự nêu ra cách giải quyết cho tình huống và giải thích vì sao em chọn cách giải quyết đó
* Tiến hành: 
- Học sinh xem tranh trong sgk và đọc nội dung tình huống
- Học sinh liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn Long trong tình huống
- Giáo viên tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính 
	+Mượn tranh ảnh để đưa cô giáo xem 
	+Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để ở nhà 
	+ Nhận lỗi với cô và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau
- Giáo viên đặt câu hỏi
+ Nếu là bạn Long em sẽ chọn cách nào ?
- Căn cứ vào ý kiến giơ tay của học sinh mà phân các em có cùng ý kiến vào một nhóm , trong nhóm thảo luận xem vì sao em chọn cách đó
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến 
- Lớp trao đổi bổ sung về mặt tích cực hạn chế của mỗi cách giải quyết
*Giáo viên kết luận 
- Yêu cầu học sinh đoc ghi nhớ
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu:Hs bày tỏ ý kiến của mình qua việc làm bài tập 1
*Tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 
- Học sinh làm việc cá nhân 
- Học sinh trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn nhau
*Giáo viên kết luận 
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 2
*Mục tiêu: Hs chọn lựa những việc làm mà mình cho là đúng , giải thích vì sao lại chọn
* Tiến hành:
- Giáo viên nêu từng ý trong bài
- Yêu cầu các nhóm cùng lựa chọn thảo luận , giải thích lí do lựa chọn của mình
- Cả lớp trao đổi bổ sung 
- Giáo viên kết luận 
- Gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ sgk
4. Củng cố dặn dò
- Sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (bài tập 3)
* Mục tiêu: Hs thảo luận đưa ra cách ứng xử phù hợp ở mỗi tình huống
* Tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
- Cả lớp trao đổi chất vấn nhận xét bổ sung 
- Giáo viên kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống 
2. Hoạt động 2: trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài 4 sgk)
* Mục tiêu: Có nhận xét về những mẩu chuyện và những tấm gương trung thực trong học tập
* Tiến hành:
- Yêu cầu một vài học sinh trình bày, giới thiệu 
- Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó
*Giáo viên kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương trung thực trong học tập chúng ta cần học tập những bạn đó
3. Hoạt động 3: trình bày tiểu phẩm (bài tập 5 sgk)
* Mục tiêu:Nêu nhận xét về tiểu phẩm của nhóm bạn thể hiện
* Tiến hành:
- Giáo viên gọi 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị 
- Thảo luận chung cả lớp
+ Em có nhận xét gì xề tiểu phẩm vừa xem 
+ Nếu ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung 
C. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện các nội dung ở mục thực hành trong sgk
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2007
Toán
Ôn tập các số đến 100000
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh ôn tập về
- Tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số; nhân, chia có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số 
- Biết so sánh , xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100 000
Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra nhận xét từ bảng thống kê
II. Các hoạt động dạy học 
1. Luyện tính nhẩm
Giáo viên tổ chức theo hình thức sau :Tổ chức “Chính tả toán”
- GV đọc phép tính VD bảy nghìn cộng hai nghìn
- Hs nhẩm kết quả và ghi kết quả vào phép tính
- Tương tự như vậy Gv đọc một số phép tính cho hs làm
- Gv quan sát kết quả của Hs
- Hs đổi vở kiểm tra cho nhau
2. Thực hành 
Giáo viên cho học sinh làm bài tập
*Bài 1:( cột 1)
- Giáo viên cho học sinh tính nhẩm và viết kết quả vào vở
- Chữa bài làm của Hs
*Bài 2:( ý a)
- Giáo viên cho học sinh tự làm từng bài( đặt tính rồi tính)
- Gọi học sinh lên bảng làm
- Cả lớp thống kê kết quả
* Bài 3 ( dòng 1,2)
- Giáo viên cho 1 học sinh nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890
- Hai số này cùng có 4 chữ số
ở hàng trục 7<9 nên 5870 < 5890
Vậy viết 5870 <5890
- Học sinh tự làm các bài tập còn lại
*Bài 4:
Học sinh tự làm bài ý b
3. Củng cố dặn dò
Về nhà hoàn thành nốt các phần và bài còn lại 
Nhận xét tiết học.
Chính tả (Nghe viết)
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục đích yêu cầu
Nghe viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiéng có âm đầu ( e/ n) hoặc vần (an /ang)
II. Các hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu
Nhắc nhở điểm cấn lưu ý về yêu cầu giờ viết chính tả
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả trong sgk 1 lượt
Cho học sinh đọc thầm lại đoạn văn cần viết
Học sinh gấp sgk . giáo viên đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho học sinh viết
Giáo viên đọc lại bài chính tả cho học sinh soát lỗi
Giáo viên chấm chữa 7 đến 10 bài
Nhận xét 
3. Hướng đẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 2: Lựa chọn 
Cho học sinh lớp làm bài tập 2 a
Học sinh đọc yêu cầu của  ... , kể xong mỗi câu chuyện các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Thi kể chuyện trước lớp
Học sinh xung phong kể chuyện trước lớp
Đại diện các nhóm thi kể chuyện 
Lớp và giáo viên nhận xét tính điểm
Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất
3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học về kể lại cho người thân nghe
Chuẩn bị bài sau
Khoa học
Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục tiêu 
Học sinh có thể
Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và một số thức ăn có nhiều chất béo
Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể 
Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chứa chất đạm , những thức ăn chứa chất béo
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo 
- Làm việc theo cặp 
Học sinh nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo trong hình trang 12-13 sgk
Tìm hiểu về vai trò của chất đạm và chất béo ở mục bạn cần biết
- Làm việc cả lớp 
? nói tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn
? Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm
? Nói tên những thức ăn giàu chất béo trong hình 13
? Kể tên những thức ăn chứa chất béo ...
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
Kết luận : Chất béo tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể làm cho cơ thể lớn lên ...
Chất béo giàu năng lượng giúp cho cơ thể hấp thụ các vi ta min A D E K . Thức ăn giàu ...
2. Hoạt động 2 Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
Giáo viên phát phiếu học tập 
Học sinh làm việc với phiếu 
Cả lớp chữa bài tập 
Thức ăn chứa nhiều đạm : đậu nành , thịt lợn, trứng , vit , cá....
Thức ăn chứa nhiều chất béo :mỡ lợn , lạc, dầu ăn , vừng, dừa
Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật 
3. Củng cố dặn dò 
Giáo viên nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
I. Mục tiêu 
Học sinh biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu đúng quy trình kĩ thuật
Giáo dục ý thức an toàn lao động 
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
B. Bài mới
1. Hoạt động 1 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu 
Giáo viên giới thiệu mẫu , học sinh quan sát nhận xét 
Học sinh nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu 
Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận :
Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt khâu , may một sản phẩm nào đó ...
2. Hoạt động 2 
Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
Vạch dấu trên vải 
Học sinh quan sát hình 1a, b để nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải 
Giáo viên dính mảnh vải lên bảng 1 học sinh lên thực hiện taho tác đánh dấu 2 điểm cách nhau 15cm và nối 2 điểm để được đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải 
Học sinh khác thực hiện vạch dấu đường cong 
Cắt vải theo đường vạch dấu 
Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2a,b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu
Giáo viên nhận xét bổ sung , hướng dẫn một số điểm cần lưu ý khi cắt vải 
1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trước khi cho học sinh thực hành 
3. Hoạt động 3 :học sinh thực hành 
Nêu thời gian và yêu cầu thực hành mỗi học sinh vạch 2 đường thẳng , 2 đường cong mỗi đường dài 15cm các đường cách nhau 3-4cm sau đó cắt vải 
Học sinh thực hành 
Giáo viên quan sát uốn nắn
4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập 
Học sinh trưng bày sản phẩm 
Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
Giáo viên nhận xét đánh giá theo 2 mức HT, CHT
5. Củng cố dặn dò 
Giáo viên nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài các con vật quen thuộc
I. Mục tiêu
Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật và vẽ màu theo ý thích
Học sinh yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh đồng thời đặt các câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời 
? Tên con vật
? Hình dáng , màu sắc con vật
? Đặc điểm nổi bật của con vật
? Ngoài các con vật trong ảnh em còn biết những con vật nào nữa? Em thích con vật nào khác vì sao?
? Em sẽ vẽ con vật nào?
? Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật em địng vẽ
2. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
Giáo viên dùng tranh ảnh ở ĐDDH gợi ý học sinh cách vẽ con vật theo các bước
Vẽ phác hình dáng chung của con vật
Vẽ các bộ phận , các chi tiết cho rõ đặc điểm 
Sửa chữa hoàn chỉnh hình và vẽ màu
3. Hoạt động 3: Thực hành 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại đặc điểm, hình dáng con vậtmình định vẽ
Suy nghĩ cách sắp xếp hình cho cân đối với tờ giấy
Vẽ theo cách đã được hướng dẫn 
Có thể vẽ một hoặc nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật
Vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung 
Giáo viên quan sát, gợi ý,hướng dẫn thêm
4. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá 
Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài bất kì để nhận xét 
+ Cách chọn con vật
+ Cách sắp xếp hình vẽ
+ Hình dáng con vật 
+ Các hình ảnh phụ
+ Cách vẽ màu 
5. Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học 
Quan sát các con vật trong cuộc sống hằng ngày
Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc
Tuần 4
Thứ 2:ngày 26 – 9 -2007
Tập đọc
Một người chính trực
Mục đích yêu cầu 
đọc lưu loát troi chảy toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành
Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan chính trực thời xưa
Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra 2 hs nối tiếp nhau đọc truyện: Người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3,4 
Bài mới 
Giới thiệu chủ điểm và bài học 
Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
Hs nối tiếp đọc 3 đoạn truyện 
Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ
Hs luyện đọc theo cặp, 1 – 2 hs đọc cả bài 
Gv đọc diễn cảm toàn bài
Tìm hiểu bài 
Hs đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1
đoạn này kể truyện gì ? (thái độ chính trực của THT đối với chuyện lập ngôi vua )
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của THT thể hiện như thế nào? (không nhận đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất, lập thái tử Long Cán lên làm vua
Hs đọc đoạn 2
Khi THt ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
(Quan..Đường ngày đêm hầu hạ ông)
Hs đọc đoạn 3
THT cử ai thay ông đứng đầu triều đình? (QuanTá)
Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi cử ông quan này? (vì Vũ Cán Đường ngày đêm tận tình chăm sóc ông lai không được tiến cử con Trần Trung Tá bận công việc nhưng ít tới thăm ông lại được tiến cử)
Trong việc tìm người cứu nước sự chính trực của ông THT thể hiện như thế nào? (cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm ra hầu hạ mình)
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông THT ? (vì những người đó bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng họ làm nhiều điều tốt cho nhân dan cho nước 
Hướng dẵn đọc diễn cảm
4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
Gv hướng dẵn hs đọc 4 đoạn
Một hôm.cử Trần Trung Tá
Gv đọc mẫu từng cặp hs luyện đọc theo vai
1 vài cặp thi đọc 
Gv uốn nắn
Củng cố dặn dò
Gv nhắc lại nội dung bài học 
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau 
Lịch sử 
Nước âu lạc
Mục tiêu 
Nước âu lạc là sự tiếp nối của nước văn lang
Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng
Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc
Nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà 
Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ 
Nêu những nét chính vể đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
Bài mới 
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân
Hs đọc sgk và làm bài tập 
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
- Học sinh yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II, Chuẩn bị
1, GV:
 - Tranh ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
2, HS:
 - Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh đã chuẩn bị và yêu cầu hs khi xem tranh cần chú ý:
 - Tên tranh.
 - Tên tác giả.
 - Các hình ảnh có trong tranh.
 - Màu sắc.
 - Chất liệu dùng để vẽ tranh.
Gv nêu đặc điểm của tranh phong cảnh:
 + Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính (ngôi nhà, hàng cây, sông núi, bản làng)
 + Tranh phong cảnh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau (sơn dầu, màu bột, màu nước)
 + Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Hoạt động 1: Xem tranh
v Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ nguyễn Tiến Chung (1913 – 1976)
 - Trong bức tranh có những hình ảnh nào? (người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi...)
 - Tranh vẽ về đề tài gì? (nông thôn)
 - Màu sắc trong bức tranh như thế nào?
 - Hình ảnh chính của bức tranh là gì? (phong ảnh làng quê)
 - Trong bức tranh còn có hình ảnh nào nữa? (các cô gái ở bên ao làng)
Gv tóm tắt: 
 + Tranh khắc gỗ Phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai nơi có thắng cảnh chùa Thầy nổi tiếng.
 + Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khoẻ khoắn, sinh động tạo nên một vẻ đẹp bình dị và trong sáng.
v Phố cổ. Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân PháI (1920 – 1988)
 - Bức tranh vẽ hình ảnh gì? (đường phố có những ngôi nhà)
 - Dáng vẻ của các ngôi nhà? (nhấp nhô, cổ kính)
 - Màu sắc của bức tranh? (trầm ấm, giản dị)
v Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học)
 - Các hình ảnh trong bức tranh? (cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá)
 - Màu sắc? (tươi sáng rực rỡ)
 - Chất liệu? (màu bột)
 - Cách thể hiện? (ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng)
3. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá. 
Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những hs có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học.
4, Dặn dò 
- Quan sát các loại quả hình cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN1 ..4.doc