Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Tiếp) - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Tiếp) - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung

I. Mục đích , yêu cầu .

Qua một bài tập đọc phù hợp với các chủ điểm đã học, kiểm tra HS :

- Sự hiểu bài.

- Từ và câu : cấu tạo tiếng, từ đơn, từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, danh từ .

II. Đồ dùng dạy học: VBT Tiếng Việt 4

III. Các hoạt động học.

 A. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : VBT

 B. Bài mới .

1) Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu tiết học

2) Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.

* Nội dung kiểm tra

-Yêu cầu học sinh mở tiết 7 , đọc .

- Hướng dẫn học sinh làm bài. sau đó tổ chức cho HS làm bài kiểm tra

GV bao quát lớp, nhắc nhở . - HS mở SGK đọc nội dung tiết 7 Đọc thầm bài: “Quê hương” sau đó mở vở BT chọn câu trả lời đúng cho từng câu hỏi, đánh dấu ý đúng vào câu hỏi trước nó.

 3. Thu bài

4. Chữa bài với cả lớp

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Tiếp) - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Kiểm tra: Đọc – hiểu, Luyện từ và câu
I. Mục đích , yêu cầu .
Qua một bài tập đọc phù hợp với các chủ điểm đã học, kiểm tra HS :
- Sự hiểu bài.
- Từ và câu : cấu tạo tiếng, từ đơn, từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, danh từ .
II. Đồ dùng dạy học: VBT Tiếng Việt 4 
III. Các hoạt động học.
 A. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : VBT
 B. Bài mới .
1) Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu tiết học
2) Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.
* Nội dung kiểm tra 
-Yêu cầu học sinh mở tiết 7 , đọc .
- Hướng dẫn học sinh làm bài. sau đó tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 
GV bao quát lớp, nhắc nhở .
- HS mở SGK đọc nội dung tiết 7 Đọc thầm bài: “Quê hương” sau đó mở vở BT chọn câu trả lời đúng cho từng câu hỏi, đánh dấu ý đúng vào câu hỏi trước nó.
 3. Thu bài
4. Chữa bài với cả lớp
Đáp án đúng: câu 1: ý 1 câu 2,3: ý 3 câu 4,5: ý 2 
 câu 6: ý 1 câu 7,8: ý 3
5. Củng cố: Nhận xét tiết học
Tiết 2: KHOA HỌC
Nước có những tính chất gì?
I. Mục tiêu
 HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trang 42, 43 SGK.
Chuẩn bị theo nhóm: 2 cốc thuỷ tinh, 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa. Chai, 1 tấm kính, 1 khay đựng nước, 1 miếng vải, bông, giấy thấm nước, bọt biển, đường, muối , cát, thìa.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
 Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
 Cách tiến hành:
Yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu ghi trang 42 SGK.
Yêu cầu trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 theo yêu cầu quan sát trang 42 SGK.
GV ghi các ý kiến của HS lên bảng
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi: Nêu cốc đựng nước và cốc đựng sữa.
Đại diện nhóm trình bày những gì đã phát hiện ra ở bước 2.
GV chốt tính chất của nước: không màu, không mùi, không vị.
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước
Mục tiêu: Tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước.
Yêu cầu các nhóm quan sát chai đã được đặt ở vị trí khác nhau
Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm để rút ra hình dạng của nước
HS quan sát, nêu: Chai có hình dạng nhất định.
Các nhóm làm thí nghiệm, nêu: Nước không có hình dạng nhất định.
GV chốt hình dạng của nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
Mục tiêu:- Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước.
 - Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV ghi báo cáo của các nhóm lên bảng.
Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với 1 số vật
Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi từng nhóm báo cáo kết quả.
GV chốt: Nước thấm qua 1 số vật.
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất.
HS làm thí nghiệm với đường, muối, cát và cốc nước
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV nhận xét, rút ra kết luận: Nước có thể hoà tan 1 số chất.
3. Củng cố: Gọi HS đọc phần kết luận SGK
 GV nhận xét tiết học.
_______________________________________
Tiết 4: TOÁN
Nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
- Áp dụng phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy - học 
 A. KTBC:
HS nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
a. Phép nhân: 241324 2 ( phép nhân không nhớ )
GV viết phép nhân lên bảng
Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính
Lớp nhận xét, GV chốt cách thực hiện
HS đọc.
Lớp thực hiện vào nháp.
Kết quả: 241324 2 = 482648
b, Phép nhân: 136204 4 (phép nhân có nhớ)
Cho HS thực hiện tương tự như phần trên.
Lưu ý: phép nhân có nhớ (thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau).
Yêu cầu HS nêu lại từng bước khi thực hiện phép nhân.
GV chốt cách làm.
3. Luyện tập
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS trình bày cách tính của mình.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức.
Yêu cầu HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Gọi 1 số HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
Bài 3: GV nêu yêu cầu của BT và cho HS tự làm bài.
Chốt thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức
Bài 4: 
Cho HS đọc đề bài, tự làm bài , GV chấm, nhận xét 1 số bài
4 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
Kết quả:
682462; 857300;512130
Cho HS nêu yêu cầu của BT, đọc biểu thức trong bài.
Thay số vào chữ để tính.
 m 
 2
 3
4 
5 
201634m
403268
604902
1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Kết quả:
a, 1168489
b, 35021
Đáp số: 15620 quyển truyện.
4. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học
 _______________________________________________
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Kiểm tra: Chính tả - Tập làm văn
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn xuôi có độ dài khoảng 70 chữ trong thời gian 10 phút bài: Trung Thu Ñoäc Laäp
- Viết được một böùc thö ( khoảng 15 câu ) 
II. Các hoạt động dạy – học
1. Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài
a. Chính tả
GV đọc bài chính tả: Trung Thu Ñoäc Laäp 
HS viết bài
b. Tập làm văn
GV chép đề bài lên bảng: Nhaân dòp sinh nhaät moät ngöôøi thaân ôû xa . haõy vieát thö ñeán thaêm hoûi vaø chuùc möøng ngöôøi thaân ñoù.
HS suy nghĩ rồi làm bài
3. Thu bài – Nhận xét tiết học.	
_______________________________________
Tiết 2: TOÁN 
 Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ bảng phần b SGK
III. Các hoạt động dạy – học
 A. KTBC
2HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở nháp: 214243 2 1023 3
 B. Bài mới
1. So sánh giá trị của hai biểu thức
- GV cho HS tính và nêu kết quả
 3 4 và 4 3; 7 5 và 5 7
- Giúp HS nêu được kết quả của từng cặp 2 phép nhân có các thừa số giống nhau.
HS đứng tại chỗ tính và nhận xét các tích
 3 4 = 4 3
7 5 = 5 7
2.Viết kết quả vào ô trống
GV treo bảng phụ có ghi các cột
giá trị của a, b, a b, b a 
HS tính kết quả của a b và b a
với mỗi giá trị cho trước của a, b
Giúp HS nhận xét về vị trí của a và b trong hai phép nhân rồi nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
3. Thực hành
Bài 1: 
Gọi HS nhắc lại nhận xét ở phần bài mới rồi áp dụng làm bài
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài, làm bài, chữa bài 
Bài 3: GV gợi ý để HS nêu 2 cách làm
C1: Tính giá trị rồi so sánh
C2: Cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, vận dụng tính chất giao hoán
Bài 4: 
Cho HS nhận xét, sau đó tự điền vào ô trống
HS tự làm bài rồi chữa bài
4 6 = 6 4,
HS làm bài, chữa bài
5 1326 = 1326 5 = 6630
HS nêu yêu cầu, tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau. VD:
( 3 + 2) 1028 = 5 1028
 = 1028 5 ( phần e )
a 1 = 1 a = a
4. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học
_____________________________________
Tiết 4: LỊCH SỬ
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất
 ( Năm 981 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Kể lại cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học : Vở BT Lịch sử
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Đinh Bộ Lĩnh có công gì với đất nước?
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Cho HS tìm hiểu SGK
- GV đặt vấn đề:
Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không?
- Cho HS thảo luận và thống nhất ý kiến. 
HS đọc: Năm 979Tiền Lê.
HS thảo luận, nêu kết quả:
Đinh Toàn còn quá nhỏmẹ đinh Toàn mời Lê Hoàn lên ngôi vua.
có
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
HS dựa vào kênh chữ và lược đồ để thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm trả lời và thuật lại diễn biến của cuộc kháng chiến.
Đầu năm 981đường thuỷ và đường bộquân thuỷ tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn
Quân Tống không thực hiện được ý đồ của chúng.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
Cho HS thảo luận ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến – GV chốt
HS nêu được: nền độc lập được giữ vững, nhân dân ta, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc.
3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học.
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.5,6 TR.doc