Giáo án Lớp 4 Tuần 11 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Lớp 4 Tuần 11 - GV: Nguyễn Thị Hồng

TẬP ĐỌC

 ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi( Trả lời được câu hỏi trong SGK).

II .CHUẨN BỊ:

- GV Tranh MH bài học SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu dài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 53 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 11 - GV: Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
 Ông trạng thả diều
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi( Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II .Chuẩn bị:
GV Tranh MH bài học SGK
Bảng phụ viết sẵn câu dài.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
1. Mở đầu: Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- GV giới thiệu vào bài mới.
2. Dạy bài mới:
GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
HĐ1. luyện đọc 
- Y/C HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
 + Đ1: 3 dòng đầu
 + Đ2: Lên sáu.... thì giờ chơi diều
 + Đ3:Sau vì nhà nghèo trò của thầy
 + Đ4: Phần còn lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện sự ca ngợi. 
HĐ2: Tìm hiểu bài 
+Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
 + GV nêu câu hỏi 4 SGK.
 + GV gọi HS đọc lại toàn bài và nêu nội dung bài. 
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
 - Y/C HS đọc nối tiếp 4 đoạn, nêu cách đọc từng đoạn.
 - Y/C HS luyện đọc theo cặp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1 HS đọc lại bài và nêu nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- HS quan sát SGK và nêu.
HS khác nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- 1HS đọc cả bài
+ HS luyện đọc nối tiếp đoạn:
- Lượt 1: Đọc nghỉ hơi đúng sau dấu câu, phát âm đúng từ có nguyên âm đôi
 - Lượt2: Hiểu từ mới: trạng, kinh ngạc
+ HS đọc chú giải.
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm và nêu.
+ Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường.
+ Nhà nghèo Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, làm bài vào lá chuối rồi nhờ bạn mang đến thầy chấm hộ.
+ Vì Hiền đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, khi vẫn còn là chú bé ham chơi diều.
+HS thảo luận theo cặp rồi trả lời.
- HS đọc và nêu nội dung bài 
* Nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới13 tuổi.
- Vài HS nêu lại.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc từng đoạn.
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện các cặp đọc trước lớp..
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn, lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc và nêu.
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
Toán
Nhân với 10, 100, 1000, Chia cho 10, 100, 1000,
I. Mục tiêu: 
 Biết cách thực hiện nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,; Chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,cho 10, 100, 1000
 * BT 1a( cột3); b( cột3); 2 ( 3 dòng cuối)
II. Các hoạt động trên lớp :
HĐ của thầy
1. Bài cũ: - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân và nêu ví dụ minh hoạ.
- GV nhận xét ghi điểm.
 2. Dạy bài mới:
GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
HĐ1: Hình thành phép tính
- GV nêu: 35 10 =?
- GV hướng dẫn: 
 35 10 = 1chục 35 = 35 chục = 350
- GV nêu tiếp : 35 100; 35 1000.
- Muốn nhân một số với 10, 100, 1000 ta làm như thế nào?
- GV giới thiệu cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100,như trên.
HĐ2: Thực hành 
Bài1: Củng cố tính nhẩm:
- GV cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở chấm lẫn nhau.
- GV gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét kết luận.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV HD: 300kg = tạ
cách làm: Ta có 100kg = 1tạ
 Nhẩm 300 : 100 = 3 - Vậy: 300kg = 3tạ.
HS khá, giỏi:
BT1a( cột3); b( cột3) 
2 HS khá, giỏi lên bảng làm bài; lớp nhận xét.
BT2 ( 3 dòng cuối) 
1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét.
3: Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống lại nội dung bài học .
HĐ của trò
- HS nêu và tìm ví dụ rồi thực hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- HS thực hành tính vào nháp rồi nêu kết quả phép tính là 350.
- Vài HS nêu cách thực hiện phép tính.
- HS tính vào nháp rồi nêu cách thực hiện như VD trên.
- Muốn nhân một số với 10, 100, 1000ta chỉ việc thêm một, hai, ba,chữ số 0 vào bên phải số đó.
- HS thực hiện tương tự như trên.
- HS làm bài vào vở, và nêu miệng trước lớp.
a) 18 10 = 180 ; 82 100 = 8200
 18 100 = 1800 ; 75 1000 = 75000
 18 1000= 18000 ; 19 10 = 190
 b) 9000 : 10 = 900 ; 6800 : 100 = 68
 9000 : 100 = 90 ; 420 : 10 = 42
 9000 : 1000 = 90 ; 2000 : 1000 = 2
 - Lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm bài , chữa bài
70kg = 7 yến; 800kg = 8 tạ; 300 tạ = 30 tấn
- Lớp theo dõi nhận xét.
a) 256 1000 = 256000 ; 
 302 10 = 3020 
 400 100 = 40000
b) 20020 : 10 = 2002 ; 
 200200 : 100 = 2002
 2002000 : 1000 = 2002
Bài2:
120 tạ = 12 tấn; 5000kg = 5 tấn; 4000g = 4kg
Ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
Đạo đức
Thực hành các kĩ năng giữa học kì I
I. Mục tiêu:	 
1. Nhận thức:
 - Các chuẩn mực hành vi đã học từ đầu năm đến nay.
2. Biết thực hiện theo các hành vi đã học. 
3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm theo những chuẩn mực hành vi đã học.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
1. Bài cũ: 
Thế nào là biết tiết kiệm thì giờ?
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
- GV HD HS ôn tập dưới hệ thống câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu những việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập?
+ Khi gặp một bài tập khó em sẽ giải quyết như thế nào?
+ Em sẽ làm gì nếu em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
+ Để tiết kiệm tiền của nên làm gì và không nên làm gì?
+ Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời gian như thế nào?
+ Điều gì đã sảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
+ Qua chuyện của Mi-chi-a em cần rút ra bài học gì?
- GV nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại nội dung bài học .
- HD thực hiện theo nội dung bài học.
HĐ của trò
- HS nêu và liên hệ thực tế bản thân ; lớp theo dõi và nhận xét .
- HS lắng nghe GV đặt hệ thống câu hỏi để trả lời.
+ Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
+Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được . 
Nhờ cô giáo, hoặc bạn giảng giải để tự làm.
+ Em sẽ gặp cô giáo trình bày lại vấn đề cô đang hiểu lầm cho cô rõ sự việc, để cô không hiểu lầm mình nữa.
+Nên làm: Sử dụng tiền của một cách hợp lý
- Giữ gìn sách vở ĐDHT, tắt điện khi ra khỏi phòng, ăn hết suất cơm của mình.
+ Không nên: Xé sách vở, xin tiền ăn quà vặt, làm mất sách vở ĐDHT, vẽ bậy bôi bản ra sách vở.
- Lãng phí và không tiết kiệm thời gian.
- Thua bạn Vích-to chỉ 1 phút.
- Cần phải biết tiết kiệm thời gian và sử dụng nó một cách có hiệu quả và có ích.
- Sau mỗi câu trả lời của bạn, vả lớp cùng trao đổi và đi đén thống nhất câu trả lời.
HS về nhà: Ôn bài 
 Chuẩn bị bài kiểm tra. 
Chính tả
Tuần 11
I. Mục tiêu: 
 - Nhớ viết đúng bài chính tả trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. 
 - Làm đúng BT3( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được BT2 a/b hoặc BT chính tả do GV chọn.
 * Làm đúng yêu cầu BT3 trong SGK( viết lại các câu).
II. Chuẩn bị:
 GV: 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
1. Bài cũ: 
 - Viết 2 từ láy có tiếng chứa âm: ch, tr.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
 GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
HĐ1: HD HS nhớ-viết
 - Y/C HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết
 + GV đọc 1 lần.
+ GV hướng dẫn HS viết từ khó.
 + Nêu cách trình bày bài thơ.
- Y/C HS gấp sách, viết bài theo trí nhớ.
 + GV chấm khoảng 7 – 10 bài.
HĐ2: Thực hành
Bài2:
- Treo bảng phụ: Nêu Y/C của BT 2a.
 + Điền đúng các phụ âm s/x
Bài3: Tổ chức như bài tập 2.
- GV củng cố cách viết tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã.
*HS khá, giỏi: Làm đúng yêu cầu BT3 trong SGK( viết lại các câu).
3. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học 
HĐ của trò
- 2HS viết bảng lớp,
+ HS còn lại viết nháp, lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 2 HS đọc lại bài thơ, HS khác nhẩm thuộc đoạn viết Nếu chúng mình có phép lạ.
+ Ghi nhớ những từ dễ viết sai.
+Tên bài ghi vào giữa dòng.
+ Trình bày các chữ đầu dòng viết lùi vào 1ô.
- HS gấp SGK và viết bài.
- Hoàn thành bài viết và soát bài
- HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài vào vở.
+ 3- 4 HS làm vào phiếu và dán lên bảng.
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b) Xấu người,đẹp nết
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. 
d) Trăng mờ trăng tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
HS về nhà: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau. 
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong việc thực hành tính.
 * BT 1(b) ; 2(b); 3.
II.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ đã viết sẵn VD SGK.
II. Các hoạt động trên lớp :
HĐ của thầy
1. Bài cũ: - Gọi HS nêu cách nhân, chia một số tròn chục, tròn trăm với 10, 100,và nêu ví dụ.
 Củng cố cách thực hiện nhân, chia với 10, 100,...
2.Dạy bài mới :
 GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1 : Xây dựng tính chất
 - GV yêu cầu tính và so sánh :
 4 (3 2) và (4 3) 2
- GV ghi bảng : 4 (3 2) = (4 3) 2 
- GV cho HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : (a b) c và a (b c) khi a = 5 ; b = 7 ; c = 8.
- Vậy : (a b) c = a (b c)
- Muốn nhân một số với một số thứ ba ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ.
HĐ2 : Thực hành
Bài1 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV củng cố tính chất kết hợp của phép cộng.
Bài2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/C HS nêu Y/C đề bài và làm mẫu.
 13 5 2 = 13 (5 2) = 13 10 = 130
HS khá, giỏi :
Bài1(b):
1 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét.
 Bài2(b).
1 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét.
Bài3 : Gọi HS đọc đề bài. 
GV HD HS giải.
- GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố – dặn dò.
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học
HĐ của trò
- HS nêu, lớp nhận xét.
 + HS khác nhận xét
 - HS mở SGK theo dõi bài.
 4 (3 2) = 4 6 = 24 
 và (4 3) 2 = 12 2 =24
 - HS tính và nháp, một HS thực hiện trên bảng và rút ra kết luận.
- Vài HS nhắc lại.
- HS nêu như ghi nhớ SGK.
- HS nêu ví dụ.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài rồi lên bảng chữa bài 
a) 4 5 3 = (4 5) 3 = 20 3 = 60
 4 5 3 = 4 (5 3) = 4 15 = 60
 3 x 5 x 6 = ( 3 x 5) x 6 = 15 x 6 = 90
3 x 5 x 6 = 3 x( 5 x 6) = 3 x 30 = 90
- Lớp nhận xét bạn làm.
- HS làm bài rồi chữa bài
a) 13 x 5 x 2 = 13 x(5 x 2) =13 x10 = 130
5 2 34 = (5 2) 34 = 10 34 = 340
- Lớp theo dõi nhận xét.
1b) 5 2 7 = (5 2) 7 = 10 7 = 70
5 2 7 = 5 (2 7) = 5 14 = 70
3 x 4 x 5 = (3 x 4) x 5 = 12 x 5 = 60
 ... ung. Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật.
 - Trò chơi “ Kết bạn “ . Y/C nắm được cách chơi, chơi tập trung cao , nhanh nhẹn .
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Vệ sinh sân bãi .
	- Chuẩn bị 1 chiếc còi.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Phần mở đầu:( 6 -> 10 phút ) 
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài tập.
- T. tổ chức trò chơi : “Làm theo khẩu lệnh”
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
B. Phần cơ bản:( 18 -> 22 phút ).
* HĐ1: Ôn, kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- T. tổ chức cho hs ôn lại 5 động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung đã học.
- T. tổ chức kiểm tra 5 động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung .
- GV nhận xét và công bố điểm số. 
* HĐ2: Trò chơi vận động “ Kết bạn ”-7phút
- T. làm mẫu và tổ chức cho học sinh tập .
C. Phần kết thúc:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- T. hướng dẫn HS tập một số động tác thể dục hồi tĩnh .
- HS tập hợp theo đội hình bốn hàng ngang .
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- Đứng hát tập thể theo đội hình vòng tròn.
- HS tập đồng loạt theo đội hình bốn hàng ngang theo sự hướng dẫn của GV.
- GV kiểm tra 5 em một lượt .
- HS theo dõi .
- HS tập theo sự hớng dẫn của GV .
HS tập theo đội hình vòng tròn .
- Đội hình vòng tròn .
- HS ôn tập các động tác thể dục đã học.	
 Luyện từ và câu
 Tính từ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là tính từ.
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ.
- Làm phong phú vốn từ của HS góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
1. Bài cũ:
- Thế nào là động từ? cho ví dụ.
- GV củng cố về động từ.
2. Dạy bài mới:
*GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
HĐ1: HD nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp yêu cầu bài tập. (Bài1, bài 2)
 GVkết luận: Chăm chỉ, giỏi, trắng phau, xám, nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo.
- Những từ chỉ màu sắc, kích thước, độ lớn được gọi là gì?
- Vậy tính từ là gì? Nêu ví dụ. 
HĐ2: Luyện tập.
Bài1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét kết luận.
Bài2: Gọi HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập rồi chữa bài.
- GV nhận xét kết luận về cách đặt câu của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học . 
HĐ của HS
- HS nêu; lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 3 HS đọc nối tiếp bài tập.
+ HS làm bài độc lập vào vở bài tập.
+3 HS làm bài trên phiếu và dán bảng lớp.
+ HS nhận xét, sữa đúng.
- Những từ như thế được gọi là tính từ.
- HS nêu như ghi nhớ SGK và tìm ví dụ, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập và làm bài vào vở bài tập rồi chữa bài.
 a) Gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) Quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
- Lớp nhận xét bạn làm.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài – nối tiếp nhau đứng dậy đọc câu mình đặt.
a) Bạn Tùng cao nhất lớp em.
b) Cây bàng ở sân trường toả bóng mát rượi.
- Lớp nhận xét .
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Luyện tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh
 - Biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện 
 - Bước đầu viết được đoạn văn mở đầu trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
- Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào?
- GV nhận xét kết luận.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
- GV HD HS làm bài tập sau.
HS mở SGK trang 114 - Đọc truyện Hai bàn tay
- GV YC HS đọc to trước lớp.
+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- GV YC HS kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.
- GV YC HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS mở SGK đọc bài.
- 2 đọc to trước lớp.
Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp – kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- HS tự suy nghĩ làm bài – sau đó đọc cho nhóm nghe.
Ví dụ: Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện.
* Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của bác. Câu chuyện thế này:
+ Mở bài gián tiếp bằng lời bác Lê.
*Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này:
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS về nhà hoàn chỉnh lại viết của mình.
Luyện tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu: Củng cố mở rộng cho học sinh
 - Biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện 
 - Bước đầu viết được đoạn văn mở đầu trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
- Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào?
- GV nhận xét kết luận.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
- GV HD HS làm bài tập sau.
Bài 1:
HS mở SGK trang 114 - Đọc truyện Hai bàn tay
- GV YC HS đọc to trước lớp.
+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- GV YC HS kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.
- GV YC HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét kết luận.
Bài 2: Đọc bài Mình bận học trang 184 – Tiếng Việt nâng cao lớp 4 cho HS nghe.
- Bài văn trên mở bài theo cách nào?
+ Hãy kể lại câu chuyện mình bận học theo lời kể của người bạn Vô-lô-đi-a và mở bài theo cách gián tiếp.
- GV YC HS trình bày bài trước lớp.
- GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS mở SGK đọc bài.
- 2 đọc to trước lớp.
Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp – kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- HS tự suy nghĩ làm bài – sau đó đọc cho nhóm nghe.
Ví dụ: Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện.
* Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của bác. Câu chuyện thế này:
+ Mở bài gián tiếp bằng lời bác Lê.
*Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này:
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe GV đọc bài.
- Bài văn trên mở bài theo cachs trực tiếp.
- HS suy nghĩ làm bài – sau đó đứng dậy trình bày trước lớp.
Ví dụ: 
* Để trở thành một người tài giỏi, người ta phải có ý chí, quyết tâm học tập ngay từ bé. Tôi đã rất thấm thía điều này mỗi khi nhớ lại câu chuyện giữa tôi và Vô-lô-đi-a ngày ấy. Chuyện là thế này: Một hôm tôi mua được một khẩu súng bắn chim mới
- Lớp nhận xét bạn kể.
- HS về nhà hoàn chỉnh lại viết của mình.
 Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
bài kiểm tra
 môn: Toán Thời gian: 40 phút
 Họ và tên học sinh:.............................................. Lớp:..............
 Điểm 
 Lời nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D( là đáp số, kết quả tính) . Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
 1. Một lớp có 13 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp đó là:
 A. 50 % C. 52 %
 B. 51 % D. 53 %
2. 35 % của số 87 là:
 A. 30 C. 45,30
 B. 30,45 D. 3,045
 3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn học tự chọn của 200 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ. Trong 200 học sinh đó, số học sinh thích môn họa là:
A. 50 học sinh C. 130 học sinh
B. 40 học sinh D. 20 học sinh
 Nhạc Họa
 (25%) ( 20%)
 Tiếng Anh
 (55%) 
4. Biết đường kính của hình tròn là 5 cm, đường cao của tam giác là 2,3 cm. Tính diện tích phần được tô màu
A. 19,625 cm2 C. 25,375 cm2
B. 5,75 cm2 D. 13,875
5. Biết hình thang có đáy lớn là 15,9 cm, đáy bé là 10,6 cm. Tính diện tích phần được tô màu:
A. 70,225cm2 C. 88,2026 cm3
B. 140,45 cm2 D. 26,1237 cm2
Phần2:
1. Viết tên của hình vào chỗ chấm:
2.Một mét khối đất nặng 1,75 tấn. Muốn đào một cái bể ngầm hình hộp chữ nhật sâu 3m, rộng 9m, dài 12m thì phải đào bao nhiêu tấn đất. Nếu dùng xe để chuyên chở đất ấy đi thì phải mất bao nhiêu chuyến xe? Biết rằng trung bình mỗi chuyến xe chở được 4,5 tấn.
Bài giải
Bài Kiểm tra
Môn : Toán đề lẻ
Họ và tên học sinh SBD..
đề bài:
Câu1: Số 7 trong số thập phân 16,207
a. Thuộc hàng..
b. Có giá trị
Câu2: 
 a. Viết phân số sau dưới dạng số thập phân 3
 4
..
..
 b. Tính thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 35 phút
.
.
Câu3: Đặt tính rồi tính
75,8 + 249,19 48,16 x 3,4 95,2 : 4
..Câu4: Một khối hình gồm 6 hình lập phương nhỏ. Tính diện tích của khối hình đó biết cạnh của hình lập phương nhỏ là 2 cm?
..
Câu5: Một cửa hàng dự định bán 12 tấn gạo trong tháng này, nhưng cửa hàng đó bán được 15 tấn gạo trong tháng. Hỏi cửa hàng đó đã bán bán được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch?
..
Câu6: Một hình chữ nhật có chu vi là 154 m. Chiều dài hơn chiều rộng 9 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
.
Bài Kiểm tra
Môn : Toán đề chẵn
Họ và tên học sinh SBD..
đề bài:
Câu1: Số 3 trong số thập phân 86,203
a. Thuộc hàng..
b. Có giá trị
Câu2: 
 a. Viết phân số sau dưới dạng số thập phân 5
 8 
..
..
 b. Tính thời gian từ 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 35 phút
.
.
Câu3: Đặt tính rồi tính
65,8 + 119,54 95,2 x 6,8 46,827 : 9
..Câu4: Một khối hình gồm 8 hình lập phương nhỏ. Tính diện tích của khối hình đó biết cạnh của hình lập phương nhỏ là 3 cm?
..
Câu5: Một cửa hàng dự định bán 20 tấn gạo trong tháng này, nhưng cửa hàng đó bán được 25 tấn gạo trong tháng. Hỏi cửa hàng đó đã bán bán được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch?
..
Câu6: Một hình chữ nhật có chu vi là 426 m. Chiều dài hơn chiều rộng 17 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 m.doc