Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố rèn kĩ năng thực hiện các phép tính nhân.

II. Các hoạt động dạy học.

 1. Giới thiệu bài:(1')

 2. Hướng dẫn làm bài tập( 25-27')

- GV ghi đề bài lên bảng- HS đọc lần lược các bài tập làm vở luyện.

- Chữa bảng phụ - Nhận xét, đánh giá.

Bài 1:

- Kiến thức: Cách đặt tính và tính kết quả phép nhân với số có 1 chữ số.

- Nội dung: Đặt tính và tính:

 13 745 x 3 435 326 x 4 54 698 x 6 453 621 x 8

- Chốt: Nêu cách thực hiện?

Bài 2:

- Kiến thức: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

- Nội dung: Tính:

 267 879 x 3- 432 567 82 375 : 5 x 9

 43 415 + 2 537 x5 56789 x 3 + 23415

 

doc 49 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuần 11
 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tiết 5: luyện toán
Ôn luyện: phép nhân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố rèn kĩ năng thực hiện các phép tính nhân.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Giới thiệu bài:(1')
	 2. Hướng dẫn làm bài tập( 25-27')
- GV ghi đề bài lên bảng- HS đọc lần lược các bài tập làm vở luyện.
- Chữa bảng phụ - Nhận xét, đánh giá.
Bài 1: 
- Kiến thức: Cách đặt tính và tính kết quả phép nhân với số có 1 chữ số.
- Nội dung: Đặt tính và tính:
 13 745 x 3 435 326 x 4 54 698 x 6 453 621 x 8
- Chốt: Nêu cách thực hiện?
Bài 2: 
- Kiến thức: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Nội dung: Tính:
 267 879 x 3- 432 567 82 375 : 5 x 9
 43 415 + 2 537 x5 56789 x 3 + 23415 
- Chốt: Nêu thứ tự thực hiện biểu thức klhông có dấu ngoặc đơn?
Bài 3: 
- Kiến thức: Vận dụng tính chất giao hoán tính kết quả.
- Nội dung:Tính:
 4 x 13 745 6 x 43 326 6 x 54 698 3 x 453 621
- Chốt: Nêu cách thực hiện?
Bài 4: 
- Kiến thức: Cách tính kết quả phép nhân với số có tận cuìng là chữ số 0.
- Nội dung: Bài 4 VBT/ 61:
- Chốt: Nêu cách thực hiện nhân với số có tận cùng là chữ số 0?
Bài dành cho HS có điều kiện khả năng mở rộng, phát triển.
Bài 3/61- Chốt: vận dụng kiến thức nào của phép nhân em điền đúng số?
	3. Củng cố dặn dò ( 3-5')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: Luyện tiếng việt
Ôn Luyện: Động từ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố nắm chắc một số kiến thức về động từ.
II.Các hoạt động dạy học :
 1.Giới thiệu bài (1')
 2.Ôn lí thuyết: ( 4-5’)
- HS nói cho nhau nghe: Thế nào là động từ? Có mấy loại động từ?
- Một số em nêu cá nhân.
- Lấy ví dụ động từ: Bảng con.
 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (30-32’)
Bài 1: Vở luyện- Chữa miệng( 5-7’)
- Nội dung: Gạch chân động từ trong câu văn sau:
A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
- Chốt: Dựa vào đặc điểm nào xác định đúng động từ trong câu văn trên?
Bài 2:Miệng( 7-9’)
- Nội dung: Các động từ in nghiêng trong từng nhóm dưới đây khác nhau như thế nào?
Nhóm 1: đọc sách, viết thư, mở của, ăn cơm, đánh giặc, bổ củi, cuốc đất, cày ruộng, cuốc đất, trồng cây.
Nhóm 2: yêu bạn, ghét kẻ thù, kính trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ, chán cơm, hiểu hoàn cảnh của bạn.
Chốt: Có mấy loại động từ? Em hiểu thế nào là động từ chỉ trạng thái?
-> GV cung cấp cho HS khái niệm động từ chỉ trạng thái.
Bài3: Vở luyện- Chữa miệng( 4-6’)
- Nội dung: Đặt câu với một động từ trong hai nhóm của bài 2.
- Chốt: Chú ý gì khi viết câu?
Bài 4:Vở luyện- Chữa miệng( 12-14’)
- Nội dung: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về giờ ra chơi của trường em, gạch chân những động từ có trong đoạn văn.
- Chốt: Chú ý gì khi viết đoạn văn?
 3.Chấm chữa(5-7')
 - Hướng dẫn HS chữa từng bài tập và chốt kiến thức. 
 4. Nhận xét -dặn dò (1-2')
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà .
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 7: Mĩ thuật
Đồng chí: Phạm Thị Thúy dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Đồng chí : Nguyễn Thị Mai Yến dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Tiết 5: Luyện toán
Làm vở bài tập luyện toán tuần 10
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, nắm chắc một số kiến thức: nhân với số có một chữ số; tính chất giao hoán của phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Giới thiệu bài:(1')
 2. Ôn lý thuyết:(5-7')
- Miệng nhóm 2 :+ Nêu cách nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số?
	 + Chú ý gì khi phép nhân có nhớ ?
 + Nêu công thức, quy tắc tính chất giao hoán của phép nhân?
- > Nhận xét, nêu lại cá nhân một số em. 
	3. Hướng dẫn HS làm bài.(23 - 25')
 HS làm lần lượt 6 bài tập / 28-30- Chữa bài, chốt kiến thức.
Bài 1: Bảng phụ
- Thực hiện phép nhân theo thứ tự nào?
Bài 2: Bảng phụ
- Thực hiện theo thứ tự nào?
Bài 3: Bảng phụ
- Vận dụng kiến thức nào tìm đúng hai biểu thức có giá trị bằng nhau?
Bài 4: Bảng phụ
- Vận dụng tính chất nào của phép nhân để điền đúng số?
Bài 5: Miệng- Gv ghi bảng lớp
- Nêu bài làm?
* DKSL: HS một số em kĩ năng giải toán chưa tốt nên chậm.
Hướng dẫn: Hoàng, Minh. Nhân, Thảo
Bài 6: Bảng lớp( HS mở rộng, phát triển)
- Bài thuộc dạng toán gì? Khi làm bài cần xác định rõ những đại lượng nào?
* DKSL: HS lúng túnh khi xác định tổng và hiệu của hai số.
3. Nhận xét giờ học(1-2')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: Luyện tiếng Việt
Ôn luyện : Danh từ, động từ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức có liên quan đến danh từ, động từ.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Giới thiệu bài:(1')
	 2. Ôn lí thuyết( 4-5')
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng .
 Danh từ là những từ 
A.Chỉ hoạt động B . Chỉ trạng thái C.Chỉ tính chất D. Chỉ sự vật 
 Động từ là những từ chỉ
 A, hoạt động ,trạng thái B.đặc điểm ,tính chất C.sự vật 
- Nêu lại quy tắc xác định danh từ, động từ.
 3. Hướng dẫn làm bài tập( 25-30’)
Bài 1 :Vở luyện- Chữa miệng( 6-7’)
- Nội dung: Tìm danh từ, động từ trong đoạn văn sau:
 Mùa xuân đến. Linh thường lắng nghe họa mi hót. Mọi người đều cho rằng tiếng hót kì diệu của nó làm mọi vật bừng tỉnh.
- Chốt: Dựa vào đặc điểm nào em xác định đúng danh từ, động từ?
Bài 2:(5-7’)
- Nội dung: Đánh dấu x vào trước danh từ và khoanh tròn vào trước độn từ trong dãy từ sau:
bạn, 	hải âu, 	chiến dịch, 	chiến đấu, 	biển,
yêu, tổ quốc, 	bảo vệ, 	bộ đội, 	dân tộc. 
- HS làm vở luyện-> Chữa bảng phụ, nhận xét 
- Chốt: Căn cứ vào đặc điểm nào em có thể xác định đúng được động từ và danh từ. 
Bài 3:6-8’
- Nội dung: Tìm một động từ chỉ hoạt động của tay, một động từ chỉ trạng thái của người hoặc vật rồi đặt câu với động từ đó.
- HS làm vở luyện-> Chữa miệng, nhận xét 
- Chốt: Cần lưu ý gì khi đặt câu?
Bài 4: 7-9’
- Nội dung: Tìm 2 danh từ chỉ khái niệm, và 2 danh từ chỉ đồ dùng học tập và đặt câu.
- HS làm vở luyện-> Chữa miệng, nhận xét 
- Chốt: Cần lưu ý gì khi đặt câu?
Bài 5: Dành cho HS mở rộng phát triển.
Nội dung: Tìm những danh từ thích hợp là lời giải của bài đố chữ sau và ghi vào từng ô trống ở dưới.
Vốn em tên một loài hoa
 Trắng rừng biên giới những mùa xuân sang
 Đặt thêm dấu hỏi nhẹ nhàng
 Tên em đồng nghĩa xóm làng miền xuôi
Thay nặng em lại là người
Gần gũi thân thiết chẳng rời anh đâu
 Bỏ nặng thay huyền trên đầu
Chỗ anh và bạn cùng nhau học bài.
( Là chữ (từ) gì?)
...
...
..
....
 4. Nhận xét -dặn dò (1-2')
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 7: Luyện tiếng Việt
 Ôn luyện : Danh từ, động từ
 Đã soạn tiết 6 - dạy lớp 4A1
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Đồng chí: Phạm Thị Thu Mây dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Giao ban công tác tháng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
tuần 12
 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết 5: luyện toán
Ôn nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS củng cố, nắm chắc hai cách nhân một số với một tổng. Vận dụng tính, giải toán.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài ( 1')
2. Hướng dẫn ôn lí thuyết ( 5-7')
- Bảng con: Viết công thức tổng quát của nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu.
- Miệng nêu quy tắc nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu
( Nhóm 2)- Một số em nêu lại trước lớp.
3. Hướng dẫn làm bài tập ( 25-28')
 Bài 1: H làm vở luyện toán( 7-9')
- Nội dung: Tính bằng 2 cách.
	235 x ( 30 + 5)	278 x ( 30 + 6) 
	5327 x 80 + 5327 x 6	538 x 9 + 538 x 5
- Chốt: Hai cách làm cho ta kết quả như thế nào?
* HS đại trà làm dòng 1, HS có điều kiện khả năng làm cả.
Bài 2: H làm VBT.( 6 -8')
- Nội dung: Tính bằng hai cách theo mẫu
 	Bài 1 - VBT trang 68
- Chốt: Muốn nhân với số có hai chữ số ta có thể chọn cách chuyển thành dạng một số nhân một tổng, hoặc một hiệu để tính.
* HS khá giỏi làm thêm phần b.
Bài 3: H làm VBT.( 6 -8')
- Nội dung: Giải toán
 	Bài 2 - VBT trang 66, Bài 2 VBT trang 67
- Chốt: Vận dụng kiến thức nào để làm bài?
Bài 4: VBT.( 2-4') Bài dành cho HS có đìe kiện khả năng mở rộng phát triển.
- Nội dung: Giải toán
 	Bài 2, 3 - VBT trang 68
- Chốt: Nêu bài làm?
4. Nhận xét dặn dò.(1-2')
- Nhận xét giờ học.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: Luyện tiếng việt
 ôn tính từ
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học liên quan đến tính từ, từ đó vân dụng làm tốt bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài( 1')
	2. Ôn lí thuyết ( 3-5')
- Thế nào là tính từ? - Nói cho nhau nghe N2.
- Lấy ví dụ - đặt câu? - Bảng con
- Nhận xét, đánh giá.
	3. Hướng dẫn làm bài tập ( 25-27')
Bài 1: Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:
	Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hao cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Nhũng bác cu gáy trầm ngâm.
	- HS ghi các tính từ vở luyện.
	- Chữa miệng - Nhận xét
	- Chốt: Dựa vào đặc điểm nào em xác định đúng được các tính từ?
Bài 2: Viết những tính từ sau vào từng cột cho phù hợp.
xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.
Tính từ chỉ màu sắc
Tính từ chỉ hình dáng
Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất
...............................
................................
................................
...................................
...................................
...................................
....................................................
....................................................
....................................................
	- HS ghi các tính từ vở luyện.
	- Chữa miệng - Nhận xét
	- Chốt: Có những loại tính từ nào?
	- Hãy đặt một câu với một tính từ ở trên? ( HS khá, giỏi đặt 2-3 câu )
Bài 3: Chọn từ chỉ màu đỏ trong ngoặc đơn dưới đây để điền vào chỗ chám cho thích hợp trong nhũng câu thơ sau:
( đỏ phai, đỏ rực, đỏ tươi, đỏ ửng ... theo thứ tự nào? Nêu cách ước lượng thương ở một số trường hợp?
Bài 2: Vận dụng kiến thức nào em tìm được kết quả bài toán? 
* Hướng dẫn học sinh phõn tớch bài toán, lưu ý tìm số thùng dầu.
Tóm tắt
Chở
Số lít/ can( thùng)
Tổng chở
Xe 1
27 can
20 l/ can
? lít
Xe 2
? thùng
45 l/ thùng
Hơn xe 1: 90 lít
Bài 3: Làm như thế nào em xỏc định đỳng được kết quả?
* HS khá giỏi làm thêm vở luyện toán nếu xong.
 Bài 1: H làm vở luyện toán
- Nội dung: Bài 1/88.
- Chốt:Nêu cỏch thực hiện tính? Vì sao khi tính thương lại có chữ số 0?
Bài 2: 
- Nội dung: Bài 2/88
- Chốt: Muốn tìm đựơc số bút bi nếu giảm giá 300 đồng/ chiếc với số tiền 78 000 đồng em cần làm gì?
4. Nhận xét dặn dò.(1-2')
- Nhận xét giờ học.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: Luyện tiếng việt
Ôn luyện văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn luyện củng cố cấu tạo, cách quan sát đồ vật, tìm ý, lập dàn ý một bài văn miêu tả . Biết vận dụng viết được một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài.( 1') 
 2. Ôn lý thuyết.(3-5')
- Nêu cấu tạo một bài văn miêu tả đồ vật?
- Thân bài thường tả những ý gì?(Các bộ phận, hoạt động,công dụng)
- Khi tả các bộ phận em cần tả theo trình tự nào?
 3. Hướng dẫn làm bài tập (32-34')
Đề bài: Em hãy tả lại chiếc bút mực của em.
- HS đọc thầm đề bài.
- GV hướng dẫn xác định yêu cầu: Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS nêu lại dàn ý chung.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý.
- Yêu cầu HS dự vào dàn ý chung tìm ý viết bài.
- GV lưu ý:+ Khi viết bài cần tách ba phần rõ ràng .
 + Thân bài khi tả đúng trình tự, xen lẫn tình cảm, cảm xúc.
 +Sử dụng những biện pháp nhân hoá, so sánh để miêu tả đồ vật. 
- HS viết bài vở luyện (30') => Chữa miệng.
* Hướng dẫn một số em về cách dùng từ ngữ khi miêu tả: Thảo, Nhân, Minh, Vũ, Hoàng.
 4. Nhận xét giờ học. (1-2')
- Nhận xét tuyên dương học sinh có bài viết hay, ý thức tốt.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 7: Mĩ thuật
Đồng chí: Phạm Thị Thúy dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Đồng chí : Nguyễn Thị Mai Yến dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tiết 5: Luyện toán
Làm vở ôn luyên toán tuần 16
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, nắm chắc một số kiến thức: Chia cho số có hai chữ số thương có chữ số 0, chia cho số có ba chữ số. Biết vận dụng làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Giới thiệu bài:(1')
 2. Ôn lý thuyết:(5-7')
- Miệng - nhóm 2 :
+ Thực hiện phép chia, khi nào thương có chữ số 0?
+ Khi thực hiện các phép chia em thực hiện theo thứ tự nào?
- > Nhận xét, nêu lại cá nhân một số em. 
	3. Hướng dẫn HS làm bài.(23 - 25')
 HS làm lần lượt 6 bài tập / 50- 52- Chữa bài, chốt kiến thức.
Bài 1: Bảng lớp
- Chia cho số có hai chữ số em ước lượng thương như thế nào?
- Trong các phép chia này vì sao thương có chữ số 0?
Bài 2: Miệng
- Để tìm được kết quả đúng của phép tính em thực hiện thế nào?
Bài 3: Bảng phụ
- làm như thế nào em tìm được số hộp là 84?
Bài 4: Bảng phụ
Ví sao em điền đúng vào phép tính a,d?
Bài 5: Bảng phụ.
- Muốn tính được chiều rộng của thửa ruộng khi biết diện tích và chiều dài em làm thế nào?
* DKSL: HS một số em kĩ năng giải toán chưa tốt nên chậm.
Hướng dẫn: Hoàng, Nhân, Minh, Vũ
Bài 6: Bảng lớp( HS mở rộng, phát triển)
- Vận dụng kiến thức nào để tìm được kết quả bài toán?
* DKSL: HS lúng túng không biết vận dụng kiến thức một số chia cho một tích, một tích chia cho một số làm bài khi các số được viết là các chữ cái 
3. Nhận xét giờ học(1-2')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: Luyện tiếng việt
Ôn: đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn luyện củng cố cấu tạo một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Nận dụng viết đoạn văn miêu tả đồ vật.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài.( 1') 
 2. Ôn lý thuyết.(3-5')
- HS nói cho nhau nghe nhóm 2.
- Một bài văn miêu tả đồ vật mỗi đoạn văn thường gồm những nội dung gì?
- Nêu cấu tạo một đoạn văn miêu tả đồ vật?
- Một số em trình bày cá nhân trước lớp- Nhận xét.
 3. Hướng dẫn làm bài tập (32-34')
* HS làm vở ôn luyện:
Bài 1:
- HS đọc thầm đề bài- nêu.
- HD: Dựa vào nội dung các đoạn văn của bài văn miêu tả đồ vật để xác định cho đúng các đoạn.
- HS làm vở ôn luyện/69
- Chữa miệng- nhận xét.
- Chốt: Khi viết hết đoạn văn cần lưu ý gì?
Bài 2: 
- HS đọc thầm đề bài- nêu.
- HD: Dựa vào nội dung đoạn văn , trình tự logíc các ý trong đoạn làm bài.
- HS làm vở ôn luyện/69
- Chữa miệng- nhận xét.
- Chốt: Khi viết đoạn văn cần lưu ý gì?
Bài 3: 
- Đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài cây bút máy của em.
- HS đọc thầm đề bài- nêu.
- HD: Khi miêu tả chú ý sử dụng biên pháp nghệ thuật, từ ngữ, tình cảm để tả . Không viết cả bài.
- HS làm vở luyện Tiếng Việt
- Chữa miệng- nhận xét.
- Chốt: Nội dung đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật thường nói về những gì?
* Hướng dẫn một số em về cách dùng từ ngữ khi miêu tả: Nhân, Minh, Thảo, Vũ, Hoàng.
 4. Nhận xét giờ học. (1-2')
- Nhận xét tuyên dương học sinh có bài viết hay, ý thức tốt.
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 7: Luyện tiếng Việt
 ôn: đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
 Đã soạn tiết 6 - dạy lớp 4A1
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
Đồng chí: Phạm Thị Thu Mây dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Sinh hoạt chuyên môn
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
tuần 18
 Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiết 5: Luyện toán
Ôn : GiảI toán
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố cách giải bài toán dạng tìm số trung bình cộng của nhiều số, tìm hai số khi biét tổng và hiệu của hai số.
II - Các hoạt động dạy học:
1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS làm bảng con: đặt tính rồi tính 3214 : 23 = ?
2: Ôn lý thuyết (8-10’)
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số em làm như thế nào?
- Nêu 2 cách làm của bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số? 
- Ghi lại hai cách làm đó bằng công thức ( Bảng con)
3: Luyện tập. (23-25’)
Bài 1: Nháp (7-9’ )
- Kiến thức: Rèn kĩ năng giải toán tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Nội dung: Một nhà máy sản xuất trong một năm được 49 410 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày nhà máy đó sản xuất bao nhiêu sản phẩm, biết một năm làm việc 305 ngày? 
- Chốt: Muốn tìm được trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải em đã làm như thế nào?
* DKSL: Một số em kĩ năng giải toán chưa thành thạo hướng dẫn : Nhân, Minh, Vũ, Thảo, Hoàng.
Bài 2: Vở luyện (7- 9 )
- Kiến thức: Rèn kĩ năng giải toán àim số trung bình cộng.
- Nội dung: Một của hàng bán vải trong ba ngày. Ngày đầu bán được 123 m vải ngày thứ hai bán được hơn ngày đầu 15 m vải nhưng lại ít hơn ngày thứ ba 45 m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải?
- Chốt: Bài toán trên thuộc dạng toán nào?
 Bài 3: Vở luyện (8-10’) Mở rộng phát triển phần b.
 - Kiến thức: Rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. 
- Nội dung: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 218 m, chiều dài hơn chiều rộng 57 m.
a.Tính diện tích của mảnh đất đó?
b. Trên mảnh đất đó người ta trồng rau. Cứ 10 m2 người ta thu được 30 kg rau. Hỏi mảnh đất đó thu được bao nhiêu kg rau? 
- Chốt: Muốn tính được diện tích thửa ruộng em cần biết gì ?
* DKSL: Hướng dẫn một số em kĩ năng giải toán chưa tốt, còn dễ sai.
Bài 4: Nháp (6-8’) Dành cho HS mở rộng, phất triển
- Kiến thức: Giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng và tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai .
- Nội dung: Tìm hai số biết trung bình cộng của hai số đó là 1001 và hiệu của hai số là 802. 
- Chốt: Muốn giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số em cần xác định rõ yếu tố nào?
+ Số trung bình cộng của hai số có phải là tổng của hai số đó không?
* DKSL: HS có thể lẫn số trung bình cộng chính là tổng của hai số.
4: Củng cố (2’)
GV nhận xét giờ học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: Luyện tiếng việt
Ôn câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn luyện củng cố mmọt số kiến thức liên quan đế câu kể Ai làm gì? Biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài.( 1') 
 2. Ôn lý thuyết.(3-5')
- HS nói cho nhau nghe nhóm 2( 2’)
- Câu kể Ai làm gì? dùng để làm gì?
- Câu kể Ai làm gì gồm những bộ phận chính nào?
- Đặt câu hỏi nào tìm hai bộ phần chính ấy?
- HS nêu ca nhân một số em-> nhận xét.
 3. Hướng dẫn làm bài tập (32-34')
Bài 1: Bảng con
- Nội dung: Đặt một câu kể Ai làm gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ?
- Chốt: Đặt câu hỏi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
Bài 2: Vở luyện
- Nội dung: Đánh dấu x vào những câu kể Ai làm gì? 
+ Những bông hoa mướp vàng tươi trên giàn mướp xanh mát. 
+ Mấy chú cá rô cư lội quanh quẩn dưới giàn mướp xanh mát.
+ Ba chị em tôi hái không xuể.
- Chốt: Dựa vào đặc điểm nào em xác định đúng câu kể Ai làm gì?
Bài 3:Vở luyện
- Nội dung: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
A
B
Mấy chú chim
đang vờn chuột ngoài sân.
Chú mèo mướp
đang trò chuyện ríu rít trên cây.
Chúng em
cùng nhau ôn bài dưới gốc cây.
- Chốt: Xác định chủ ngữ vị ngữ của câu trên?
Bài 4: Vở luyện
- Nội dung: Điền tiếp vị ngữ vào các câu sau để tạo thành câu kể Ai làm gì?
a) Từ sáng tinh sương, ông em
b) Vào ngày mùa, các bác nông dân
c) Những hôm trực nhật, em.
d) Ngày nào cũng vậy, em 
- Chốt: Vị ngữ cần điền chỉ gì?
 4. Nhận xét giờ học. (1-2')
- Nhận xét tuyên dương học sinh ý thức tốt.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 7: Mĩ thuật
Đồng chí: Phạm Thị Thúy dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Khảo sát chất lượng cuối kì I
Toán + Tiếng việt
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Khảo sát chất lượng cuối kì I
Tiếng Anh+ Khoa học+ Lịch sử- Địa lí
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Dạy thời khoá biểu sáng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Sinh hoạt chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11 Chieu.doc