Giáo án Lớp 4 Tuần 13 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Giáo án Lớp 4 Tuần 13 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Khoa học

Nước bị ô nhiễm

I. Mục tiêu

Sau bài học học sinh biết phân biệt được nước trong và ngoài nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm

Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch

Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm

II. Các hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ

+ Nêu dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp

B. Dạy bài mới

1. Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên

Gv chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm

Học sinh đọc các mục quan sát, thực hành /52(Học sinh làm việc theo nhóm)

Quan sát và làm thí nghiệm chứng minh chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng

 

doc 19 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 13 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
 Thứ hai ngày 30 thnág 11 năm 2009
Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
(Đã soạn vào thứ 2 tuần 12)
Khoa học 
Nước bị ô nhiễm 
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh biết phân biệt được nước trong và ngoài nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm 
Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch 
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp 
B. Dạy bài mới
1. Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên 
Gv chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm 
Học sinh đọc các mục quan sát, thực hành /52(Học sinh làm việc theo nhóm) 
Quan sát và làm thí nghiệm chứng minh chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng
Các nhóm cùng quan sát hai chai nước mang đến đoán xem chai nào chứa nước sông, chai nào chứa nước giếng 
Khi cả nhóm đã thống nhất nhóm trưởng cho dán nhãn vào 2 chai chứa nước và hai chai không có nước cả nhóm cùng thảo luận đưa ra cách giải thích 
Ví dụ : Nước giếng trong hơn vì chứa ít chất không tan, nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan 
Đại diện nhóm dùng phễu để lọc nước vào 2 chai đã dán nhãn 
Cả nhóm cùng quan sát 2 miếng bông vừa lọc 
Rút ra kết luận: Nước sông đục hơn nước giếng vì nó chứa nhiều chất không tan hơn.Vậy giả thuyết cả nhóm đưa ra trước khi lọc là đúng. 
Học sinh nghiên cứu sgk thảo luận câu hỏi :
? Bằng mắt thường bạn cũng có thể nhìn thấy những thực vật nào sống ở ao, hồ (rong, rêu)
Khi các nhóm làm xong gv kiểm tra kết quả và nhận xét 
Gv khen ngợi những xóm nào thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm 
Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
? Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng thường bị lẫn nhiều đất, cát đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục 
2. Xác định tiêu chuẩn đánh giá mức bị ô nhiễm và nước sạch
Các nhóm thảo luận đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em kết quả thảo luận thư kí ghi vào phiếu
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
Học sinh mở sgk/53 đối chiếu
Lớp cùng gv nhận xét kết luận nhóm có kết quả đúng 
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
____________________________________________________________
Toán	
Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
I. Mục tiêu : 
Giúp học sinh biết cách vàcó kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng làm bài tập 5 
Lớp cùng gv nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 
Cho cả lớp đặt tính rồi tính 27 x 11 ,cho một học sinh viết lên bảng 
Cho học sinh nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 rồi rút ra kết luận 
Để có 297 ta đã viết số 9 (là tổng của 2 và 7)xen giữa hai chữ số của 27
2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10 
Cho học sinh thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên 
Vì tổng 4 +8 không phải là số có một chữ số mà có 2 chữ số, nên cho học sinh đề xuất cách làm tiếp. Có thể có học sinh đề xuất viết 12 vào giữa 4 và 8 để có 4128 hoặc đề xuất một cách nào khác 
Cả lớp đặt tính và tính
Từ đó rút ra cách nhân nhẩm đúng
4 + 8 bằng 12 viết 2 xen giữa 2 chữ số của 48 được 428 them 1 vào 4 của 428 được 528 
3. Thực hành
Bài tập 1: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
34 x 11 = 374 82 x 11 = 902 11 x 95 = 1045
Bài tập 2(trên chuẩn): Khi tìm y nên cho học sinh nhân nhẩm với 11
y : 11 =25 y : 11 = 78 
y =25 x11 y = 78 x 11
y = 275 y = 858
Bài tập 3: Cho học sinh tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài 
Bài giải
Số học sinh của khối lớp 4 có là
11 x 17 = 187(học sinh )
Số học sinh của khối lơps 5 là
11 x 15 = 165 (học sinh )
Số học sinh của cả hai lớp có là
185 + 165 = 352 (học sinh)
 Đáp số 352hs
Bài tập 4(trên chuẩn): 1 học sinh đọc đề bài 
Các nhóm trao đổi thảo luận rút ra nhóm b đúng 
4. Củng cố dặn dò
Gv nhắc lại nội dung bài học 
Nhận xét chung giờ học - Chuẩn bị bài sau
Tập đọc 
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục đích yêu cầu
Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-ki
Đọc bài với giọng trang nghiêm, cảm hứng ca ngợi khâm phục 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện. Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao 
II. Các hoạt động dạy - học
 A. Kiểm tra bài cũ
2 học sinh đọc bài vẽ trứng , trả lời câu hỏi 
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a. Luyện đọc 
Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (2-3 lượt)
Gv kết hợp hướng dẫn học sinh phát âm đúng tên riêng ; đọc đúng các câu hỏi trong bài. Giúp học sinh hiểu các từ mới từ khó trong bài 
Học sinh luyện đọc theo cặp. - 1 học sinh đọc cả bài . 
Gv đọc diễn cảm toàn bài 
 b. Tìm hiểu bài 
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi 
? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? (từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời) 
? Ông kiên trì thực hiện mơ ước đó như thế nào? (ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiên bay lên các vì sao )
? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?(vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ )
Gv giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki 
? Em hãy đặt tên khác cho chuyện (Người chinhphục các vì sao /từ ước mơ biết bay như chim )
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 
Gv hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài 
“Từ nhỏhàng trăm lần”
4. Củng cố dặn dò
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (suốt cuộc đời, Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì nhẫn nại nghiên cứu để thực hiện ước mơ của mình )
Gv nhận xét chung tiết học. Chuẩn bị bài sau 
 Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Tập đọc 
Văn hay chữ tốt
I. Mục đích yêu cầu 
Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm với bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát 
Hiểu các từ khó và ý nghĩa của bài. Ca ngợi lòng kiên trì quyết tâm sửa chữ xấu của Cao Bá Quát và sau này trở thành người giỏi văn hay chữ tốt 
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 hs lên bảng dọc nối tiếp nhau bài “Người tìm đường lên các vì sao” và nêu ý nghĩa của bài 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài – ghi bảng
2. Hướng dẵn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
3 hs nối tiếp đọc 3 đoạn :
Đoạn 1:Từ đầu 	 xin sẵn lòng
Đoạn 2:Lá đơn 	 sao cho đẹp 
Đoạn 3:Phần còn lại
Trong bài có câu văn nào dài khó đọc 
Thủa đi học/ Cao Bá Quát viết chữ xấu/ nên dù nhiều bài văn hay/ vẫn bị thầy giáo cho điểm kém// 
3 hs đọc lại lần hai: Kết hợp giải nghĩa từ khó 
3 hs nối tiếp đọc lại lần ba
Cả lớp đọc theo nhóm đôi 
Gv đọc diễn cảm cả bài 
Giọng bà cụ khẩn khoản 
Giọng Cao Bá Quát vui vẻ sởi lởi
Nhấn giọng những từ khẩn khoản, rất xấu
b. Tìm hiểu bài
1 hs đọc đoạn 1 cả lớp đọc thầm 
? Vì sao thủa đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém? (vì chữ ông viết rất xấu dù bài văn của ông viét rất hay)
? Bà cụ hàng xóm nhờ ông việc gì? (bà cụ nhờ ông viết hộ lá đơn kêu oan)
? Thái độ của ông ra sao khi nhận lời viết hộ bà cụ? (ông vui vẻ..)
1 hs đọc to đoạn 2: cả lớp đọc thầm 
? Sự việc gì đã xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận? (lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu quan không đọc được thét lính đuổi bà cụ về)
? Theo em khi bà cụ bị lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác như thế nào? (ông ân hận và tự dằn vặt mình)
1 hs đọc đoạn 3
? Cao Bá Quát quyết trí luyện chữ như thế nào? 
? Qua việc luyện chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? (ông là người kiên trì nhẫn lại )
? Theo em nhờ đâu mà Cao Bá Quát được nổi danh là người văn hay chữ tốt?
Gọi 1 đọc bài và trả lời câu hỏi 4 sgk
Mỗi đoạn truyện nói lên 1 sự việc 
Đoạn mở bài (2 dòng đầu ) nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát khi đi học 
Đoạn thân bài kể lại nguyên nhân và quyết tâm khiến Cao Bá Quát luyện chữ cho đẹp 
Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công nổi danh 
? Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi vì điều gì?
c. Đọc diễn cảm
3 hs nối tiếp đọc 3 đoạn của bài cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc
3 hs đọc lại lần 2 cho hs nhận xét về cách đọc 
 Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 1
Gv đọc mẫu hs đọc theo cặp thi đọc diễn cảm trước lớp
3. Củng cố dặn dò
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? Em học tập được gì ở Cao Bá quát 
Nhận xét tiết học
Toán
Nhân với số có ba chữ số
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh biết cách nhân với số có 3 chữ số 
Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng làm bài 3
Lớp cùng gv nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Tìm cách tính 164 x 123
Cho cả lớp đặt tính rồi tính 
 164 x 100 164 x 20 164 x 3 
Sau đó đặt vấn đề tính 164 x 123. Do đã làm tương tự khi nhân với số có hai chữ số nên học sinh có thể tính được :
164 x 123 = 164 x (100 +20+3)=164 x 100+164 x 20+164 x3 
 = 16400 + 3280 + 492=20172 
2. Giới thiệu cách đặt tính rồi tính 
Gv giúp học sinh rút ra nhận xét: Để tính : 164 x 123 ta phải thực hiện 3 phéo nhân và một phép cộng 3 số, do đó ta nghĩ đến việc viết gọn các phép tính này trong một lần đặt tính
Gv cùng học sinh đi đến cách đặt tính và tính 
Gv cho học sinh chép phép nhân này vào vở và ghi thêm 
 x164 
 123 
 492 492 là tích riêng thứ nhất
 328 328 là tích riêng thứ hai
 164 164 là tích riêng thứ ba
 20172 
3. Thực hành 
Bài1: Học sinh đặt tính và tính rồi chữa bài 
Bài2(trên chuẩn): Học sinh tính vào vở nháp 
Gọi học sinh lên bảng viaết giá trị của từng biểu thức vào ô trống ở bảng do gv kẻ sẵn
Trường hợp 262 x 130 đưa về nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Bài 3: Học sinh tự làm bài ròi chữa bài 
Bài giải
Diện tích của mảnh vườn là
125 x 125 = 15625(m2)
Đáp số 15625 (m2)
Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Dặn chuẩn bị bài sau
Khoa học 
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu
Sau bài học hs biết tìm rãnh nguyên nhân làm nước ở sông, ngòi, ao, hồ, bị ô nhiễm 
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
Nêu tác hại của ... 
Ghi vào sổ tay những từ ngừ bài tập 2
Chuẩn bị bài sau 
Ngày 30/11/2009
________________________________________________________
 Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu
Ôn tập cách nhân số có 2, 3 chữ số
Ôn lại các tính chất: nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 só với 1 hiệu, tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân
Tính giá trị của biểu thức số và giải toán :trong đó có phép nhân với số có 2, 3 chữ số
II. Các hoạt động dạy - học 
 A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
Bài 1: 
Cả lớp làm vở , gọi lần lượt hs lên bảng tính 
Gv nhận xét chữa bài 
Bài 2(trên chuẩn): 
Gọi 3 hs lên bảng làm 
95 x 11 x 206 =
95 x 11 + 206= 
95 x 11 x 206 =
Cho hs nhận xét: Trong ba dãy tính 3 số trong 3 dãy tính là như nhau nhưng phép tính khác nhau kết quả khác nhau
Bài 3:
 Tính bằng cách thuận tiện nhất 
142 x 12 x 142 x18 = 142 x ( 12 + 18)
	 = 142 x 30 
 = 4260
49 x 365 -39 x 365 = (49 -39) x 365 
 = 10 x 8 
 = 3650
4 x 8 x 25 = ( 4 x 25 ) x 8 = 800
Bài 4(trên chuẩn): Hs lên bảng chữa bài 
Bài 5a: Cho hs làm bài và chữa bài 
Với a = 12cm, b = 5 cm thì s = a x b = 12 x 5 = 60cm2 
Với a = 15cm, b = 10cm thì s = a x b = 15 x 10 = 150cm2
Nếu chiều dài gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là 2 x a và diện tích hình chữ nhật là a x 2 x b = 2 x ( a xb )= 2 x s
Vậy khi chiều dài gấp 2 lần chiều rộng không đổi thì diện tích hình chữ nhật cũng gấp lên 2 lần. 
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học 
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu
Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn kể chuyện của lớp để liên hệ với bài làm của mình 
Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài làm của mình 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
 B. Dạy bài mới
1. Nhận xét chung bài làm của hs
1 hs đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề. Gv nhận xét chung
a. Ưu điểm 
Hs hiểu đề viết đúng yêu cầu của đề.
Dùng đại từ nhân xưng trong bài phù hợp và thống nhất
Diễn đạt câu ý
Sự việc cốt truyện, liênkết giữa các phần
Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật
Chính tả, hình thức trình bày bài văn 
Gv nêu tên những hs viết bài đúng yêu cầu, lời kể hấp dẫn, sinh động có sự liên kết giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài 
b. Khuyết điểm 
Gv các lỗi về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả 
Viết lên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu hs thảo luận phất hiện, chữa lỗi
2. Gv trả bài cho từng hs 
3. Hướng dẵn hs chữa bài 
Hs đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi
Gv giúp hs yếu nhận ra lỗi và sửa lỗi
Hs đổi bài trong nhóm,kiểm tra bạn sửa lỗi
Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay
Gv đọc 1-2 bài làm tốt của hs 
Trao đổi tìm ra cái hay cái tốt
Hs chọn viết lại 1 đoạn trong bài văn của mình 
Hs tự chọn đoạn sai nhiều để viết 
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
_____________________________________________________
Chính tả 
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục đích yêu cầu
Nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài 
Làm đúng các bài tập 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
2 học sinh lên bảng , lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ bắt đầu bằng ch,tr
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Gv đọc đoạn văn cần viết , lớp theo dõi trong sgk 
Học sinh đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết tên riêng, những từ ngữ mình dễ viết sai
Học sinh gấp sgk , gv đọc cho học sinh viết
Gv đọc lại cho học sinh soát bài 
Gv chấm 7-10 bài nhận xét rút ra kinh nghiệm 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài tập 2:
 Gv chọn bài cho học sinh 
Học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ 
Gv phát phiếu cho các nhóm trao đổi thảo luận tìm các tính từ theo yêu cầu 
Đại diện các nhóm lên trình bày 
Lớp và gv nhận xét chữa bài 
Long lanh, lỏng lẻo, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng
Nóng nẩy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, 
Bài tập 3:
Gv chọn bài cho học sinh 
Học sinh đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ làm bài vào vở bài tập 
Gv phát riêng giấy cho 9-10 học sinh làm bài 
9-10 học sinh dán kết quả lên bảng lớp lần lượt từng em đọc kết quả 
Lớp và gv nhận xét chốt lời giải đúng 
3(a) Nản chí (nản lòng)
 Lý tưởng 
 Lạc lối (lạc hướng)
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học 
Về nhà viết vào sổ tay các từ có hai tiếng bắt đầu bằng l, n 
Chuẩn bị bài sau 
Lịch sử 
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 
lần thứ hai (1075-1077)
I. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh biết 
Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến , kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý 
Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông cầu 
Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng cgiến này là: Lý Thường Kiệt 
II. Các hoạt động dạy - học
 A. Kiểm tra bài cũ
? Tại sao dưới thời Lý đạo Phật lại phát triển thịnh vượng?
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Nguyên nhân
Làm việc cả lớp: Học sinh đọc đoạn : “Cuối năm 1072rồi rút về”
Gv đặt vấn đề cho học sinh thảo luận: 
+ Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau
+ Để xâm lược nước Tống
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống 
Theo em ý kiến nào là đúng ? Vì sao?
(ý thứ 2 đúng vì: Trước đó lợi dụng việc vua Lý lên ngôi còn quá nhỏ , quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang nước Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước )
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Gv trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lượcđồ
3 hs làm theo. Gv giúp đỡ hs yếu
4. Hoạt động 3: Kết quả của cuộc kháng chiến
Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến 
Các nhóm thảo luận 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
Gv kết luận : Nguyên nhân thắng lợi là do quân ta rất dũng cảm . Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt)
Gv trình bày kết quả cuộc kháng chiến 
3 hs đọc phần ghi nhớ 
5. Củng cố dặn dò
Học sinh nhắc lại nội dung bài học 
Gv nhận xét chung tiết học
Chuẩn bị bài sau 
 Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp hs ôn tập củng cố về: Một ssó đơn vị đo khối lượng, diện tích , thời gian thường gặp ở lớp 4
Phép nhân với số có 2, 3 chữ số và một số tính chất của phép nhân 
Lập công thức tính diện tích hình vuông 
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn hs làm bài tập
Bài 1:
Cho hs tự làm rồi chữa bài 
Bài 2dòng 1:
Có thể chọn hs làm 
268 x 235 342 x 250 309 x 207
3 hs lên bảng – lớp làm vở
Lớp và gv nhận xét chữabài 
Bài 3: 
Cho hs tự làm bài và chữa bài 
 2 x 39 x 5 = ( 2 x 5 ) x 39
 = 10 x 39
 =390
 302 x 16 x 302 x 4 = 302 x ( 10 + 4)
 = 302 x 20 
 =6040
Bài 4(trên chuẩn): 2 hs đọc yêu cầu của bài 
Tóm tắt rồi giải bài toán
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là
25 + 15= 40 (l)
 Sau 1 giờ 15 phút 2 vòi chảy được vào bể là
40 x 75 = 3000 (l)
 Đáp số: 3000 lít nước 
Bài 5(trên chuẩn): Làm tương tự bài 4
 S = a x a 
Với a = 25 cm thì s = a x a = 25 x 25 =625 cm2
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học 
_____________________________________________________
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục đích yêu cầu
Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính của câu hỏi và từ nghi vấn, dấu chấm hỏi
Xác định được câu hỏi trong một văn bản, dặt được câu hỏi thông thường
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
2 hs đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài. Ghi bảng 
2. Phần nhận xét 
Gv treo bảng phụ một bảng gồm các cột
Câu hỏi – của ai – hỏi ai – dấu hiệu
Bài 1: 2 hs đọc yêu cầu của bài tập 1. Đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao để tìm các câu hỏi trong bài
Bài tập 2-3: Hs trả lời gv ghi bảng 
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng lại bay được?
Xi-ôn Côp-xki
Tự hỏi
Từ vì sao, dấu chấm hỏi
2. Các cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế
Một người bạn
Xi-ôn Côp-xki
Từ thế nào, dấu chấm hỏi
3. Phần ghi nhớ 3-4 hs đọc nội dung cần ghi nhớ
4. Phần luyện tập
Bài 1:Hs đọc yêu cầu bài tập 1
Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay. Sau đó làm bài vào vở 
Hs làm bảng 
Những hs làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trên bảng lớp. Lớp và gv nhận xét chốt lời giải đúng 
Bài 2:Một hs đọc yêu cầu: Gv làm mẫu
VD: Về nhà bà cụ làm gì?
 Bà cụ kể lại chuyện gì?
 Vì sao Cao Bá Quát ân hận
Bài 3: Đọc yêu cầu của bài 
Hs tự đặt câu hỏi
Bao giờ lớp mình lao động?
Hôm nay mẹ dặn mình làm gì đây?
5. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
Dặn chuẩn bị bài sau
Tập làm văn 
Ôn tập văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu 
Thông qua luyện tập, hs củng cố hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện 
Kể được 1 chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện 
II. Các hoạt động dạy - học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẵn ôn tập 
Bài 1:
1 hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lời giải đúng 
Đề thuộc loại văn kể chuyện vì khi làm đề này hs phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện , diễn biến, ý nghĩa Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo
Bài 2-3: 2 hs đọc yêu cầu 
Một số hs nói đề tài câu chuyện mình chọn kể 
Hs viết nhanh dàn ý câu chuyện 
Từng cặp hs thực hành kể chuyện,trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của bài tập 3
Cuối cùng gv treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt mời một hs đọc 
Văn kể chuyện: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật 
Mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa 
Nhân vật: Là người hay vật  được nhân hoá 
Hành động, lời nói, suy nghĩ  của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật 
Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách thân phận của nhân vật 
Cốt truyện: Thường có 3 phần: Mở đầu – diễn biến – kết thúc
Có hai kiểu mở bài (Trực tiếp hoặc dán tiếp). Có hai kiểu kết bài (Mở rộng hoặc không mở rộng)
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học 
Dặn chuẩn bị bài sau
Ngày 2/12/2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13b1.doc