Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đình Thư

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đình Thư

A) Lý thuyết:

- Nêu cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng; diện tích.

- H: Nêu đặt tính và thực hiện phép tính về nhân với số có ba chữ số.

- GV nhận xét và chốt.

B) Thực hành:

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 3 tạ 5 yến = . kg 15 tấn 3 kg = . kg

 3 tạ 5 kg = . kg 6 tấn 5 tạ 4 yến = . kg

 15 tấn 3 tạ = . kg 1 000 cm2 = . dm2

b) 3542 kg = . tấn . tạ . kg 5235 cm2 = . dm2 . cm2

 15030 cm2 = . m2 . cm2 20342 cm2 = . m2 . dm2 . cm2

- Gọi HS nêu YC bài.

- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở

- Nhận xét và chữa bài.

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đình Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Chiều thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng; diện tích.
- Thực hiện phép tính về nhân với số có ba chữ số.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- Nêu cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng; diện tích.
- H: Nêu đặt tính và thực hiện phép tính về nhân với số có ba chữ số.
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 tạ 5 yến = ... kg 15 tấn 3 kg = ... kg
 3 tạ 5 kg = ... kg 6 tấn 5 tạ 4 yến = ... kg
 15 tấn 3 tạ = ... kg 1 000 cm2 = ... dm2
b) 3542 kg = ... tấn ... tạ ... kg 5235 cm2 = ... dm2 ... cm2
 15030 cm2 = ... m2 ... cm2 20342 cm2 = ... m2 ... dm2 ... cm2
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tìm X.
a) X : 431 + 206 = 742
 = ..........................................
 = ..........................................
 = ..........................................
b) X : 236 – 6 = 278
 = .......................................
 = .......................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở 
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tìm số bị chia trong phép chia có dư, biết số chia là 76 và thương là 305, số dư bằng một nửa số chia.
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Bảng lớp em hình chữ nhật, có chiều dài là 2m 35 cm và chiều rộng 1m 27 cm. Hỏi diện tích của bảng lớp em là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về nhân với số có hai chữ số.
- 2HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 10 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả:
a) X: 431 = 742 – 206
 X = 536 x 431
 X = 231016
b) X : 236 = 278 + 6
 X = 284 x 236
 X = 66824
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
Số dư của phép chia là:
76 : 2 = 38
Số bị chia của phép chia là:
305 x 76 + 38 = 23 218
- HS lần lượt nêu kết quả.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-----------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố chia một tổng cho một số; một hiệu cho một số.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A. Lý thuyết:
H: Nêu cách chia một tổng cho một số ?
-Lấy ví dụ minh họa.
- Nhận xét.
B. Thực hành:
- YC cả lớp tự làm (VBT – T77)
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về chia một tổng cho một số; một hiệu cho một số.
- 1HS nêu.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS tự làm.
Bài 1(4HS làm bảng)
Bài 2(2HS làm bảng)
Bài 3(3HS làm bảng)
Bài 4(1HS làm bảng)
- Nhận xét và chữa bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- Xác định câu hỏi trong một văn bản.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- H: Thế nào là câu hỏi ? Đặt câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tìm câu hỏi trong các đoạn văn sau. Điền thông tin vào bảng:
a) Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “ Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao thế ạ ?
Thầy mỉm cười:
- Viết bài kiểm tra này, thầy muốn thử thách sự tự tin của các em.
Theo LINH NGA
b) Bỗng nhiên em nghe tiếng gọi:
- Giôn ! Mẹ ở đây. Con có nghe thấy không ?
Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu. Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của mẹ.
Theo THANH TÂM
c) Một cậu bé chuyện trò cùng mẹ
Rằng đến mai con sẽ xin ngoan.
Đến mai con sẽ xin ngoan ?
Đến mai, con lại khất lần ngày kia.
NGỤ NGÔN
- 1HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Làm bài cá nhân vào vở 
- HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- Lần lượt nêu KQ.
- KQ: 
a) Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?
+ Thưa thầy, vì sao thế ạ ?
b) Con có nghe thấy không ?
 c) Đến mai con sẽ xin ngoan ?
- Nhận xét và bổ sung.
Câu hỏi
Của ai ?
Hỏi ai ?
Từ nghi vấn
1
Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?
Của nhân vật tôi
Chính bản thân
Không ?
2
Thưa thầy, vì sao thế ạ ?
Lớp trưởng
Thầy giáo
Vì sao ?
3
Con có nghe thấy không ?
Mẹ
Con
Có ... không ?
4
Đến mai con sẽ xin ngoan ?
Con
Mẹ
xin
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện câu hỏi.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố chia cho số có một chữ số
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A. Lý thuyết:
H: Nêu cách chia cho số có một chữ số ?
-Lấy ví dụ minh họa.
- Nhận xét.
B. Thực hành:
- YC cả lớp tự làm (VBT – T79)
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện về chia một tổng cho một số; một hiệu cho một số.
- 1HS nêu.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS tự làm.
Bài 1(3HS làm bảng)
Bài 2(3HS làm bảng)
Bài 3(1HS làm bảng)
- Nhận xét và chữa bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------
Sáng thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- Xác định câu hỏi trong một văn bản.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- H: Thế nào là câu hỏi ? Đặt câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:
a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà Ở đâu (1)
b) Những đường phố nườm nượp người đi lại.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui Thế nào (2)
d) Giờ ra chơi, các bạn gái thường nhảy dây.
e) Học giỏi nhất lớp 4D là bạn Nguyễn Văn A Làm gì (3)
g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa.
 Là ai (4)
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Viết từ nghi vấn của mỗi câu hỏi sau vào chỗ trống bên phải.
a) Bạn có biết chơi cờ vua không ? .....................................
b) Anh vừa mới đi học về à ? ......................................
c) Mẹ sắp đi chợ chưa ? .....................................
d) Làm sao con khóc ? .....................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Thêm dấu chấm hỏi (?) vào những câu nào là câu hỏi.
a) Lâm xem hộ mình mấy giờ nhé
b) Tôi làm sao biết được bạn nghĩ gì
c) Ai làm chủ nhiệm lớp mình năm nay nhỉ
d) Vắng con, mẹ có buồn không
e) Trời ạ, sao tôi khổ thế
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện củng cố về câu hỏi
- 1HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Làm bài cá nhân vào vở 
- HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- Lần lượt nêu KQ.
a – 1; b – 2 ; c – 2 ; d – 3 ; 
e – 4 ; g – 1 
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Làm bài cá nhân vào vở 
- HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- Lần lượt nêu KQ.
có – không
à
chưa
làm sao
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Làm bài cá nhân vào vở 
- HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- Lần lượt nêu KQ.
c và d
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.
------------------------------------------------------------------
Chiều thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố kiến thức dùng câu hỏi vào mục đích khác
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
+ Ngoài ra câu hỏi còn dùng để làm gì?
B) Thực hành:
Bài 1:
- Nối từng câu hỏi ở bên trái với mục đích của câu hỏi đó ở bên phải cho phù hợp:
a, Em có học bài không nào? 1 Đề nghị, khuyên bảo
b, Mẹ có thể mua cho con 
1 quyển vở mới không ạ 2 Khen hoặc chê
c, Sao nhà cậu đẹp thế
d, Cậu mới bị cô phạt chữ gì? 
e, Sao nó dại thế nhỉ? 3 Khẳng định
g, Cậu muốn bị đòn hay sao
mà đi chơi suốt cả ngày?
- Yêu cầu hs thảo luận và nối bằng mắt, gọi 1 hs lên bảng nối.
- Gv nhận xét chốt lại ý đúng
Bài 2: Viết vào chỗ trống một câu hỏi dung với mục đích khác để đáp ứng với mỗi tình huống sau:
a, Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng
b, Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn
c, Muốn giúp bạn mình một việc nào đó.
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân. Viết câu hỏi cho mỗi tình huống.
- Gv quan sát gợi ý cho hs yếu kém.
- Gọi hs phát biểu
Bài 3: Dành cho hs yếu kém
 Có một tình huống sau:
- Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi cạnh em muốn chép bài làm của em, em không đồng ý và muốn nhắc nhở bạn nhẹ nhàng để bạn khỏi phạm sai lầm bằng 1 câu hỏi. Hãy chọn câu hỏi phù hợp nhất.
a, Cậu không học bài à?
b, Cậu không sợ cô giáo phê bình à?
c, sao cậu tệ thế?
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện củng cố về câu hỏi
- Để hỏi những điều mà mình chưa biết và để tự hỏi mình
- Để tỏ thái độ: khen, chê, phủ định
-1 hs đọc yêu câu và nội dung
- hs thảo luận cặp đôi và nối ( nối bằng chữ và số)
- 1 hs đọc yêu cầu và nội dung
.
.
.
-hs làm bài cá nhân
-1 hs đọc tình huống và yêu cầu bài tập
- Thảo luận cặp đôi để chọn câu trả lời đúng nhất
- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.
------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố luyện tập về cấu tạo bài văn miêu tả 
- Viết được đoạn mơ bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh, chân thực và sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
-bài văn miêu tả gồm có mấy phần đó là những phần nào?
+ Có thể mở bài bằng những cách nào?
+ Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?
- GV tiểu kết và nhấn mạnh về cấu tạo một bài văn miêu tả.
B) Thực hành:
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài văn tả chiếc bút máy do một bạn hs viết.
Yêu cầu:
- Đọc đoạn văn 
- Trả lời câu hỏi:
a, Tìm câu văn tả bao quát cái bút 
b, Nêu những bộ phận cái bút được miêu tả 
c,Tìm những từ ngữ tả nắp bút, ngòi bút
d, Viết thêm phần mở bài và kết bài để tạo thành bài văn hoàn chỉnh
- Yêu cầu làm việc nhóm đôi và trả các câu hỏi 
-Yêu cầu hs viết thêm mở bài, kết bài cho phần thân bài trên 
-GV quan sát giúp đỡ hs yếu kém viết bài
-Nhắc các em cách mở bài và kết bài
+ Lưu ý các câu văn phải liên kết 
-Gọi hs trình bày bài
-GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt,liên kết câu cho từng hs 
- Cho điểm những em viết tốt 
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những hs viết bài chưa tốt về nhà viết lại bài cho tốt. 
+ HS trả lời nhận xét 
+ Tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật 
+ 1 em đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
+ Thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi 
Ghi những câu văn tả bao quát cái bút “ cây bút dài gần bằng nom nhẵn bóng”
- Bộ phận thân bút, nắp bút, ngòi bút, quản rỗng
- Nắp bút màu hồng có nẹp cài bằng nhựa
Ngòi bút sáng loáng hình lá tre
- HS viết bài vào vở
- 1 số hs đọc bài làm của mình – nhận xét 
- Thực hiện theo yêu cầu
------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố chia một số cho một tích, áp dụng tính chất chia một số cho một tích để giải bài toán liên quan
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: chia một số cho một tích
B) Thực hành:
Bài 1: Tính bằng hai cách.
a, 50 : ( 5 x 2 ) b, 28 : ( 2x 7 )
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV khuyến khích hs tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo ba cách khác nhau. 
- Gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2: Tính ( theo mẫu)
-Gọi hs đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu đọc mẫu và làm bài theo mẫu
 a, 90 : 30 b, 180 : 60
 Mẫu: 60 : 30 = 60 : (10 x 3 )
 = 60: 10 : 3
 = 6: 3
 = 2
Bài 3: 
 Có 2 bạn học sinh, mỗi bạn mua 4 quyển vở cùng loại, và tất cả phải trả 9600 đồng. Tính giá tiền của mỗi quyển vở. ( giải bàng 2 cách )
- Yêu cầu cả lớp tóm tắt bài toán
- Đối với hs khá giỏi: y/c hs tự làm bài
- Với hs yếu kém Gv gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở?
+ Vậy giá của mỗi quyển vở là bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu hs làm vào vở
+ Ngoài, cách giải trên, bạn còn cách giải nào khác?
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu trình bày lời giải vào vở.
- Yêu cầu hs đổi chéo vở để khiểm tra bài nhau
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-1 hs đọc biểu thức
-2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT
- hs nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
-1 hs đọc
- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- 1 hs đọc bài toán
- hs tự làm bài
 → 2 x 4 = 8 (quyển)
 → 96000 : 8 =
- 1 hs lên bảng giải bài toán, cả lớp làm vào vở
- Hs phát biểu ý kiến
- Thực hiện theo yêu cầu
----------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức về chia một tích cho một số
- Áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Chia một tích cho một số
+ khi chia một tích cho một số ta có thể làm như thế nào?
- GV nhấn mạnh lại tính chất chia một tích cho một số 
B) Thực hành:
Bài 1: Tính băng hai cách
a, (14 x 27 ) : 7 b, ( 25 x 24 ) :6
- Yêu cầu hs tự làm bài
 - Gọi hs nhận xét bài làm của bạn
+ Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách
Bài 2: Tính bằng 3 cách
 (32 x 24) : 4
- Yêu cầu hs suy nghĩ để tính bằng 3 cách
- Trong khi hs làm bài GV nhắc hs: Khi tực hiện tính giá trị của biểu thức nên quan sát kỹ để áp dụng các tính chất.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Theo em trong 3 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn.
Bài 3: Một cửa hàng có 6 tấm vải, mỗi tấm vải dài 30m. cửa hàng đã bán được số vải. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
- Với hs khá giỏi yêu cầu hs tự làm bài.
- Với hs yếu kém, gv gợi ý.
+ Muốn tìm cửa hàng có bao nhiêu mét vải em làm thế nào?
+ Muốn tìm cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải em làm thế nào?
- Yêu cầu hs giải bài toán vào vở.
- Khuyến khích hs yếu kém lên trình bày bài giải.
Bài 4: 
Tính chu vi của hình H có kích thước như bên:
- Yêu cầu hs quan sát hình và tự giải bài toán vào vở.
- Chữa bài nhận xét
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu tính chất chia một tích cho nột số.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài
- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS vừa làm vừa phát biểu
- 1 hs đọc yêu cầu
- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét – đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- hs nêu
- 1 hs đọc bài toán
hs: Lấy 6 x 30
hs trả lời
- HS làm bài vào vở, cả lớp theo dõi nhận xét
 18cm
 9cm
 Hình H 18cm
 12cm
--------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14-ÔN LUYỆN.doc