Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2007-2008 (Bản không chia cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2007-2008 (Bản không chia cột)

I.Mục đích - yêu cầu:

- Luyện đọc:

 +Đọc đúng: nâng, mềm mại, trầm bổng, khát vọng, ngọc ngà, .Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Đọc diễn cảm: Đọc bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.

 - Các em hoà mình vào thế giới của trẻ thơ, vui sướng và có những khát vọng tốt đẹp khi chơi những trò chơi đó.

II – Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bi học.

III- Các hoạt động dạy học

A - Kiểm tra bi cũ

- GV gọi HS đọc bài Chú đất nung. v trả lời câu hỏi của bài đọc.

B - Dạy bi mới

1- Giới thiệu bi: GV dùng tranh để giới thiệu chủ điểm, bài học

2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bi

a- Luyện đọc

- HS khá giỏi đọc toàn bài

- HS xem tranh trong SGK

- Gọi HS đọc tiếp nối theo phần (3 lượt)

+ Đoạn 1: Từ đầu .những vì sao sớm.

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2007-2008 (Bản không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15	Thứ hai 17/12/2007
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ. SGK/125
Thời gian dự kiến: 35phút
I.Mục đích - yêu cầu:
- Luyện đọc: 
 +Đọc đúng: nâng, mềm mại, trầm bổng, khát vọng, ngọc ngà, ...Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 + Đọc diễn cảm: Đọc bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.
 - Các em hoà mình vào thế giới của trẻ thơ, vui sướng và có những khát vọng tốt đẹp khi chơi những trò chơi đó.
II – Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài học.
III- Các hoạt động dạy học
A - Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc bài Chú đất nung. và trả lời câu hỏi của bài đọc.
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu chủ điểm, bài học
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
HS khá giỏi đọc tồn bài
HS xem tranh trong SGK
Gọi HS đọc tiếp nối theo phần (3 lượt)
+ Đoạn 1: Từ đầu.những vì sao sớm.
+ Đoạn 2 : Phần còn lại.
- GV hướng dẫn giúp HS đọc đúng các từ ngữ khĩ kết hợp hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ khĩ. GV chú ý sửa lỗi, cách đọc, phát âm, ngắt nghỉ đúng giọng cho từng HS
HS luyện đọc theo cặp
- Một HS đọc lại tồn bài.
	- GV đọc diễn cảm cả bài: giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
	Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời và khát vọng của đám trẻ:nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao.
Tìm hiểu bài
HS đọc thầm, đọc lướt, trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK
à Nội dung
Luyện đọc diễn cảm 
Gọi 3 HS đọc tồn bài. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
GV đọc diễn cảm đoạn 1 – 2 để làm mẫu cho HS.
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 
HS luyện đọc theo cặp . 
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét, chấm điểm.
C - Củng cố dặn dị
HS nhắc lại ý nghĩa bài học.
Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài, và soạn bài tiếp theo.
Phần bổ sung:
TỐN
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (SGK/67)
Thời gian dự kiến: 35phút
I.Mục tiêu:
-Giúp HS biết được cách thực hiện chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
-Thực hiện được thành thạo chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
- Thực hiện các bài tập chính xác. Có ý thức học tập, tìm tòi, nâng cao hiểu biết.
II.Chuẩn bị:
GV: Phiếu bài tập .
Hs : Xem trước nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy –học:
HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ
GV ghi sẵn bài tập trên bảng:
1 .Tính bằng nhiều cách: 450 : ( 15 x 10 )
2. Chia nhẩm: 57 00: 100 36000: 1000
Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi.
HS nhận xét từng bài làm trên bảng
Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS
HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học
HĐ3: HĐ 1 : Giới thiệu cách thực hiện.
a) - Gv ghi lên bảng phép tính và yêu cầu Hs vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện:
320: 40
- Yêu cầu Hs trao đổi cách thực hiện và nêu kết quả của phép tính.
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng thực hiện tính.
-Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý.
- Yêu cầu Hs nhận xét và so sánh kết quả trên bảng.
- Gv tổng hợp ý kiến và giúp Hs nhận ra:Vận dụng tính theo cách chia một số cho một tích.
320 : 40 = 320 : ( 4 x 10 )
	 = 320 : 4 : 10
	 = 80 : 10 
	 = 8
Vậy : 320 : 40 = 32 : 4 = 8
- Yêu cầu Hs nêu nhận xét : có thể xoá 1 chữ số 0 tận cùng ở số chia và ở số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi thực hiện chia bình thường.
* Hướng dẫn Hs thực hiện đặt tính.
320 40 Vậy : 320 : 40 = 8
32 8
0
b) -Yêu cầu Hs tiếp tục thực hiện phép tính: 
 32 000 : 40
- Yêu cầu Hs thực hành vào nháp. Gọi 1 Hs lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu Hs trình bày kết quả bài làm của mình.
- Yêu cầu Hs nhận xét bài làm trên bảng.
- Gv chốt cách làm và kết quả đúng.
32 000 400 * xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số 
 00 80 chia và số bị chia để được phép 
 0 chia : 320 : 4
- Yêu cầu Hs rút ra kết luận chung khi thực hiện chia 2 cố có tận cùng là chữ số 0.
- Gv chốt ý : Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở số chia thì xoá bấy nhiêu chữ số ở số bị chia. Sau đó thực hiện phép chia như bình thường.
- Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ trong sách trang 80
- Yêu cầu Hs thực hiện ví dụ: 460 : 200
HĐ4:THỰC HÀNH (14’)
Bài 1:H:Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu từng cá nhân thực hiện các bài toán vào vở.
-Yêu cầu lần lượt Hs lên bảng thực hiện . Các Hs khác nhận xét .
- Gv chốt kết quả đúng.
Bài 2:- Yêu cầu Hs nêu yêu cầu bài tập .
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài toán 2 .
- Yêu cầu Hs thực hiện vào vở.
-Yêu cầu lần lượt Hs lên bảng thực hiện . Các Hs khác nhận xét .
Bài 3 :- Yêu cầu Hs nêu yêu câù và nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu từng cá nhân thực hiện tóm tắt đề toán, 1 Hs lên bảng tóm tắt.
- Yêu cầu Hs thực hiện nhận xét tóm tắt.
- Yêu cầu Hs thực hiện giải bài toán vào vở.1 Hs thực hiện giải trên bảng
- Yêu cầu Hs nhận xét và sửa bài trên bảng.
- Gv theo dõi nhận xét và thực hiện sửa bài.
 Tóm tắt :
Xếp 180 tấn hàng.
Nếu 1 toa : 20 tấn ; 180 tấn: ..toa ?
Nếu 1 toa 30 tấn; 180 tấn : ..toa ?
HOẠT ĐỘNG CUỐI CÙNG
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài mới
*Phần bổ sung:
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ SGK/
Thời gian dự kiến: 35phút
I. Mục tiêu :
- Học sinh hiểu được nước ta vào thời Trần nông nghiệp rất phát triển và nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lũ lụt.Nhờ đó đời sống của nhân dân ấm no.
- Các em hiểu được rằng việc đắp đê cũng là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
- Trình bày được những việc làm của các vua Trần trong việc đắp đê.
- Ý thức được tầm quan trọng của hệ thống đê điều và có ý thức bảo vệ đê điều phòng chống lũ lụt.
II. Chuẩn bị : - Gv : Tranh ảnh có liên quan đến bài; phiếu bài tập.
	 - HS : Xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HĐ1: Tìm hiểu nội dung bài
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, vận dụng vốn hiểu biết của mình , trả lời câu hỏi sau:
 Sông ngòi tạo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
Trình bày một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
Sông ngòi tạo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
Trình bày một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
Tìm những sự kiện trong bài nói lên sự qan tâm đến đê đều của nhà Trần.
- Yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm 4 em.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn và cử thư kí ghi kết quả
HĐ2: Hệ thống kiến thức.
-Yêu cầu các nhóm Hs trình bày từng nội dung trước lớp.Các nhóm khác theo dõi và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- Gv nhận xét và chốt các kiến thức trọng tâm cho HS
H. Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- Yêu cầu Hs nhắc lại các ý chính trên bảng.
- Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ trang 40.
HĐ 3 : Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu từng cá nhân trình bày về việc phòng chống lũ lụt ở địa phương.
- Yêu cầu các Hs khá theo dõi và nhận xét.
- Gv chốt ý.Liên hệ giáo dục Hs : tích cực trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước
HOẠT ĐỘNG CUỐI CÙNG
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài mới
*Phần bổ sung : 
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
Thời gian dự kiến: 35phút
I. Mục tiêu: Giúp các em :
 - Củng cố cho các em các hành vi đạo đức biết ơn thầy giáo, cô giáo . Biết được 
được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh là vô cùng to lớn.
- HS biết bày tỏ và thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng các thầy giáo, cô giáo.
 - Giáo dục Hs kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi tình huống.
HS: Giấy màu xanh - đỏ- vàng . Bìa 2 mặt xanh, đỏ . 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ: - Gọi 3 em:
 H. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
H.Nêu một số hành động để bày lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?.
H: Nêu ghi nhớ của bài?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1: Liên hệ bản thân.
- Yêu cầu từng cá nhân nêu những việc mình đã thực hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo 
- Yêu cầu từng cá nhân kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
- Gv nhận xét, liên hệ giáo dục Hs luôn phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo
HĐ 2: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm về hành vi đạo đức: biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Yêu cầu Hs trình bày cho bạn nghe về :
+Tấm gương có những hành vi thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
+ Những câu ca dao, tục ngữ hoặc những mẩu chuyện thể hiện lòng biết ơn , kính trọng đối với thầy giáo, cô giáo.
- Yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm đôi.
- Yêu cầu một số nhóm thực hiện trước lớp.
- Yêu cầu Hs ở các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đánh giá.
- Gv theo dõi và nhận xét.
- Gv liê ...  : Ghi nhớ . ( 2 ‘) 
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhơ ù - Vài ba em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập . ( 15‘) 
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Nêu yêu cầu BT 
- Cả lớp làm bài vào vở , mỗi em lập 1 dàn ý cho bài văn tả đồ chơi 
- Tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập 
- Nhận xét , bình chọn em lập được dàn ý tốt nhất .
4. Củng cố -Dặn dò::- Nhận xét tiết học.
	 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi . 
 - Đọc trước nội dung tiết TLV sắp tới : Chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn .
*Phần bổ sung : 
TỐN
CHIA CHO SỐ CĨ HAI CHỮ SỐ tt SGK/75
Thời gian dự kiến: 35phút
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
-Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
 Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lí.
- Các em luôn có ý thức cẩn thận khi làm bài.
II.Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy.
-Học sinh : Làm bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ
GV chuẩn bị trước trên bảng:
 Tính 7896: 93 	; 	9785 :79 ;	
Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi.
HS nhận xét từng bài làm trên bảng
Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS
HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học
HĐ3: CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
H : Nêu các bước thực hiện phép chia? =>Kết luận :
 1.Đặt tính.
 2.Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
-Yêu cầu hs tính:10 105: 43, 26 345: 35 
- Theo dõi , giúp đỡ những HS yếu 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
-Nhận xét ,chốt cách làm.
HĐ 4: LUYỆN TẬP
- Gv giới thiệu các bài tập.
- Yêu cầu Hs thực hiện đọc nối tiếp yêu cầu các bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài 1,2 và 3 vào vở.
- Theo dõi HS làm bài, giúp đỡ những HS yếu.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
- Chấm bài ở bảng và yêu cầu HS sửa bài 
Bài 1 :Gọi HS đọc đề bài 
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, Gọi HS lần lượt lên bảng sửa bài .
 => Theo dõi, nhận xét :
Bài 2 :Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu.
-Yêu cầu hs tóm tắt : 
 1 giờ 15 phút : 38 km400 m
 1 phút :  m ? 
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng giải
 => Sửa bài, chốt lại cách giải đúng như sau 
HOẠT ĐỘNG CUỐI CÙNG
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài mới
*Phần bổ sung :
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt) SGK/
Thời gian dự kiến: 35phút
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS :
 - Biết được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất( nghề thủ công và chợ phiên) của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Các em biết được người dân ở đồng bằng Bắc bo có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng.
Dựa vào tranh ảnh, các em trình bày được các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
 - HS biết yêu thiên nhiên, con người ở đồng bằng Bắc bộ và tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học :
GV và HS: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HĐ 1: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.
- Yêu cầu Hs đọc thầm nội dung trong sách trang 106 và vận dụng vốn hiểu hiết của mình để trả lời các câu hỏi:
+ Nêu những hiểu biết của mình về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
+ Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Yêu cầu đại diện Hs trình bày trước lớp. Các Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt ý:
 * Người dân ở đồng bằng Bắc bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm.
+ Thế nào là nghệ nhân của một nghề thủ công?là người làm nghề thủ công giỏi.
HĐ 2 : TÌM HIỂU QUY TRÌNH TẠO RA SẢN PHẨM GỐM.
- Yêu cầu Hs theo dõi tranh trong SGK và nêu thứ tự công việc cần làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu Hs trình bày dựa trên các thông tin trong sách và vốn hiểu biết của bản thân. 
- Gv theo dõi và hướng dẫn các em sắp xếùp đúng thứ tự các công việc.
- Gv cung cấp thêm cho các em : Nguyên liệu để làm gốm là một loại đất sét dặc biệt( sét cao lanh). Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định: nhào luyện đất-> tạo dáng -> phơi -> vẽ hoa-> tráng men-. Đưa vào lò nung-> lấy sản phẩm từ lò nung ra. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp, phụ thuộc vào việc tráng men.
- Yêu cầu Hs nhắc lại các ý chính.
HĐ3 : TÌM HIỂU VỂ CHỢ PHIÊN CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.
- Yêu cầu Hs các nhóm theo dõi nội dung trong SGK,dựa vào tranh ảnh , vốn hiểu biết trình bày nội dung:
1.Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
-Gv chốt ý : Chợ phiên diễn ra các hoạt độn mua, bán rất tấp nập . Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng được đưa từ nơi khác đến.
- Yêu cầu HS nhắc cacù ý chính trên bảng.
- Yêu cầu Hs các nhóm trưng bày các tranh ảnh về chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ và mô tả cảnh chợ phiên đó.
- Yêu cầu Hs theo dõi và nhận xét phần trình bày của bạn.
- Gv theo dõi, nhận xét và ghi điểm cho Hs.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu ghi nhớ SGK trang 108
HOẠT ĐỘNG CUỐI CÙNG
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài mới
*Phần bổ sung : 
KHOA H ỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
(Thời gian dự kiến: 35 phút)
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
	- Giúp HS nhận biết không khí hiện diện quanh ta .
	- Làm được thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật . Phát biểu được định nghĩa về khí quyển .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. Chuẩn bị :
	- Hình trang 62 , 63 SGK .
	- Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Các túi ni-lông to , dây thun , kim khâu , chậu thủy tinh , chai không , một miếng bọt biển .
III. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1 : Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật . ( 9 ‘) 
MT : Giúp HS phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật .
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm 
- Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Thảo luận và đưa ra giả thiết : Xung quanh ta có không khí .
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK .
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta .
Hoạt động 2 : Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật . ( 9 ‘) 
MT : Giúp HS phát hiện không khí có ở khắp nơi , kể cả trong những chỗ rỗng
của các vật 
- Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Thảo luận , đặt ra các câu hỏi : 
@ Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì ?
@ Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì ?
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK .
Kết luận : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí . ( 7‘) 
MT : Giúp HS phát biểu định nghĩa về khí quyển ; kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
- Lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận :
+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì ?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của mọi vật .
HOẠT ĐỘNG CUỐI C ÙNG
Nhận xét chung giờ học
Học bài và chuẩn bị bài cũ
Phần bổ sung:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
I.Mục tiêu: 
	- Đánh giá các hoạt động tuần qua , đề ra kế hoạch tuần đến.
	- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
	- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần làm chủ tập thể.
II.Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt. 
III. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
	- Chi đội trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
	- Các phân đội trưởng báo cáo tình hình trong tổ.
	- Các thành viên có ý kiến.
	- Giáo viên tổng kết chung :
 Hạnh kiểm : - Duy trì tốt mọi nề nếp học tập và ra vào lớp.
	 - Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.
	 - Không nói tục, chửi thề, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ.
	 - Trong lớp không còn trường hợp ăn quà vặt.
 Học tập : - Có tinh thần thi đua giành hoa điểm 10.
 - Học tập chăm chỉ, bạn có số hoa điểm 10 cao nhất : .........................................
	 - Một số em đã có cố gắng trong học tập:...............................................................
	* Vẫn còn học sinh quên sách vở, chuẩn bị bài chưa chu đáo: ........................................
Hoạt động khác :
	- Tham gia các hoạt động của trường.
	- Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc.
 - Trực Sao, Đôi, cờ đỏ đúng lịch, nghiêm túc.
II. Nêu phương hướng tuần 13 :
	 - Phát động thi đua hoa điểm 10 đợt 2. Tiếp tục thi đua rèn chữ, giữ vở.
 - Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 12, khắc phục khuyết điểm.
	 - Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội, Sao nghiêm túc, chất lượng, tham gia trực cờ đỏ đúng lịch.
	- Dọn vệ sinh lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án HÀM 15.doc