Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - Chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - Chuẩn KTKN

Tập đọc : ÔN TẬP TIẾT 1

I.Mục tiêu:

-Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80tiếng/ 1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung . thuộc được đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI

-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập dọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.

II. Đồ dùng dạy học:

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần học.

Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2

 

doc 15 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tập đọc : ÔN TẬP TIẾT 1
I.Mục tiêu:
-Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80tiếng/ 1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung . thuộc được đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI
-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập dọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần học.
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: Rất nhiều mặt trăng (t2)
- Đọc và trả lời câu hỏi
B. Bài mới:
Hoạt động 1. Kiểm tra TĐ- HTL: (Khoảng 1/6 số HS trong lớp)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
Hoạt động 2. Bài tập 2:
Chia nhóm.
- Nhóm 1+2+3+4:Lập bảng tổng kết chủ đề Có chí thì nên.
- Nhóm 5+6+7+8:Lập bảng tổng kết chủ đề Tiếng sáo diều 
- GV theo dõi nhắc nhở thêm.
- GV treo bảng phụ (hoàn chỉnh nội dung YC BT2)
 Củng cố -Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị tiết sau kiểm tra
- HS bốc thăm - HS xem bài 1-2
- HS đọc bài - TLCH.
- Các nhóm thảo luận - ghi vào phiếu đính lên bảng trình bày.
- HS đính phiếu lên bảng (chọn mỗi chủ đề 2 nhóm), Trình bày - nhận xét - bổ sung.
- 2 HS đọc lại.
*************************************
TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9, 
I.Mục tiêu: 
-Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
-Bước đầu biếtảnajn dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống dơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học :
 Vở bài tập , bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: 
- Hs nêu miệng BT5 tiết trước.
B/Bài mới:
Hoạt động 1/. Dấu hiệu chia hết cho 9:
a) Hướng dẫn HS phát hiện tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV cho HS nêu các ví dụ về số chia hết cho 9; các số không chia hết cho 9.
cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái.
- Rút ra nhận xét: 
- Ví dụ: Xét bảng chia 9: có các số: 9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90 đều chia hết cho 9.
- Cho HS nêu ví dụ số có ba chữ số hoặc lớn hơn để nhận ra dấu hiệu chia hết.
- Cho HS nêu dấu hiệu ghi chữ in đậm.
* Xét các số ở cột bên phải và nêu nhận xét.
- HS tính nhẩm tổng các chữ số ghi cột phải.
- Nhận xét: 
-KL : Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
Hoạt động 2/. Thực hành:
Bài 1: (HS nêu miệng).
- YC HS nêu cách làm.
- GV hướng dẫn làm mẫu một ví dụ.
- Số 99 có tổng các chữ số 9 + 9 = 18; số 18 chia hết cho 9 ta chọn số 99.
Bài 2: (HS làm vào vở)- YC HS nêu cách làm.- Chọn số mà tổng của các chữ số không chia hết cho 9.
Bài 4: ( dành cho học sinh khá giỏi)
- HD cách làm viết1số thích hợp vào ô trống để 31o chia hết cho 9.
- Cho HS nhẩm 3 + 1 = 4. Vậy số cần điền để tổng đó chia hết cho 9 là mấy? (5).
 Củng cố-Dặn dò:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.CCB: L/ tập
- HS nêu ví dụ số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9.
(có tổng các chữ số chia hết cho 9).
- HS nêu bảng chia 9.
- HS cho ví dụ.
- HS đọc.
- HS tính tổng các số cột phải.
- Nhận xét.
- HS đọc đề
- Nêu miệng.
- HS làm vào vở.
- HS viết số thích hợp vào ô trống.
- Kết quả: 315; 135; 225.
********************************************
 Chính tả : ÔN TẬP TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc dã học ( BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.(BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên bài TĐ+ HTL
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm và đọc bài.
- TLCH về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2/ Ôn luyện về kỹ năng đặt câu:
- GV HD: Em có nhận xét gì về đức tính, ý chí của các nhân vật được nói đến trong bài tập. Đặt câu nói về các nhận xét của em.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt của HS.
Hoạt động 3/ Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:
- Tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
a) Ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
b) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
c) Ai ơi đã quyết thi hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- HS đọc và TLCH.
 HS đọc YC bài tập 2 và mẫu.
- Nghe, làm bài.
- Đọc YC BT 3.
- Nhóm đôi.
- Trình bày, nhận xét.
Củng cố- Dặn dò:
- Học thuộc các câu thành ngữ. 
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập tiết 2
 *****************************************************
 Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
 Luyện từ và câu : 	 ÔN TẬP TIẾT 3 
I. Mục tiêu: 
Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.( BT2)
II. Đồ dùng:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Họat động 1/. Kiểm tra đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm và đọc bài.
- TLCH về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động2/ Ôn luyện các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện:
- Gọi HS đọc Yc của bài.
- Gọi HS đọc: “Ông Trạng thả diều”
- Mở bài trong truyện “Ông Trạng thả diều” là mở bài theo kiểu nào?
+ Kết bài theo kiểu nào?
 Thế nào là mở bài trực tiếp; mở bài gián tiếp? Kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng?
- YC HS viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho truyện về ông Nguyễn Hiền.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi - ghi điểm.
Hoạt động 3/ Trò chơi: Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về ý chí, nghị lực.
- Nhận xét, tuyên dương.
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
 HS đọc.
- HS đọc bài.
- Mở bài trực tiếp.
- Kết bài không mở rộng
- HSTL.
- Viết bài.
- 3à5 Hs trình bày.
- Tham gia trò chơi bắn tên.
Củng cố- Dặn dò:
- Xem lại bài làm.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập.
 ***********************************************
TOÁN : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
Mục tiêu:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học :
SGK, vở bài tập , bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: 
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 9 – Cho vd
B/Bài mới: 
Hoạt động 1. Dấu hiệu chia hết cho 3:
a. Hướng dẫn Hs tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- YC HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 viết thành 2 cột.
- Xét các số ở cột bên trái.
	27 = 2 + 7 = 9 (chia hết cho 3)
	15 = 1 + 5 = 6 (6 chia hết cho 3).
- Nêu nhận xét về đặc điểm: đều có tổng các chữ số chia hết cho 3.
- Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3.
- Tiếp tục xét cột bên phải
- Rút ra nhận xét: đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3.
Hoạt động 2/. Thực hành:
Bài 1: 
- Nêu YC đề, nêu cách làm:
- Hướng dẫn mẫu.
+ 231 có tổng 2+3+1 = 6 (6 chia hết cho 3)
Vậy 231 chia hết cho 3, ta chọn số 231.
+ Số 109 = 1 + 0 + 9 = 10 (mà 10 chia 3 được 3 dư 1, vậy 109 không chia hết cho 3. Ta không chọn 109.
- Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2:
- HS tự làm và GV chữa bài.
Củng cố-Dặn dò:Về nhà làm các bài tập còn lại
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9; dấu hiệu chia hết cho 3.- Số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 hay không? - CCB: Luyện tập
-2 hs nêu
- Xét cột trái.
- Rút ra kết luận.
- HS nêu dấu hiệu như SGK.
- Xét cột bên phải.
- Rút kết luận.
- HS đọc đề.
- Quan sát mẫu.
- HS làm bài.
 *****************************************
Tập làm văn:	 ÔN TẬP TIẾT 4
I. Mục tiêu: 
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Nghe-viết đúng chính tả ( tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút) ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ 4 chữ ( Đôi que đan).
II. Đồ dùng:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1/ Kiểm tra đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm và đọc bài.
- TLCH về nội dung bài.
Hoạt động 2/ Nghe - viết chính tả:
a) Tìm hiểu nội dung bài:
- Gọi HS đọc bài :Đôi que đan”
Từ đôi que diêm và bàn tay của chị em những gì hiện ra?
Theo em, hai chị em trong bài là người ntn?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Khăn đen, que đan, giản dị, dẻo dai, đan - hoài, đỡ ngượng.
c) Nghe - viết chính tả:
d) Soát lỗi - chấm bài:
- GV đọc để HS soát lỗi.
- Chấm bài và nhận xét.
- HS đọc bài và TLCH.
- HS đọc.
- Mũ len, khăn, áo của bài, của bé, của mẹ cha.
 Rất chăm chỉ, yêu thương những người thân.
- Viết bảng con.
- Viết bài.
- Soát lỗi.
- HS nghe.
Củng cố- Dặn dò:
- Chữa bài vào vở.
- Học thuộc bài Đôi que đan.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập tiết 5.
 *********************************************
Kể chuyện: ÔN TẬP TIẾT 5
I. Mục tiêu, yêu cầu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác dịnh bộ phận câu đã học: Làm gì ? Thế nào ? Ai ? (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài TĐ-HTL (như T1).
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra TĐ-HTL 
(1/6 số HS trong lớp) thực hiện như T1.
Hoạt động 2/ Bài tập 2:
- Đọc nội dung BT2 + 1 Hs nêu YC.
- GV chia nhóm - phát phiếu.
- Trình bày - nhận xét - bổ sung.
- GV tổng kết. Treo bảng phụ 
 (Hoàn chỉnh nội dung Y/c)
 Củng cố -Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài.
- CCB: tiết sau.
Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm.
- Hs thảo luận.
- Nhóm viết vào phiếu.
- HS trình bày.
- 2 HS đọc lại
 ********************************************
 Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2009
 Tập đọc :	 ÔN TẬP TIẾT 6
I. Mục tiêu: 
-Mức độ yêu cầu vè kĩ năng đọc như tiết 1.
-Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đa xquan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng( BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài TĐ-HTL (như T1).
Một số bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm và đọc bài.
- TLCH về nội dung bài.
Hoạt động 2/ Ôn luyện về miêu tả:
- Gọi HS đọc YC.
Thế nào là miêu tả?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- YC HS tự làm bài: Tả một đồ dùng học tập của em.
- Nhắc HS: 
+ Lập dàn ý.
+ Viết mở bài theo kiểu gián tiếp.
+ Viết kết bài theo kiểm mở rộng.
- Gọi Hs trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, chữa về cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho HS
 ... em trình bày.
- HS nghe.
Củng cố- Dặn dò:
- Xem lại bài làm, hoàn chỉnh phần bài làm.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập tiết 7.
 **********************************************
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học :
Vở bài tập, bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu lần lượt các ví dụ về các số chia hết cho 2; cho 3; chia hết cho 5; số chia hết cho 9.
- GV ghi bảng các số.
- GV gợi ý để HS nhận ra ghi nhớ.
Hoạt động 2/ Thực hành:
Bài 1: 
-Cho Hs tự làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- Gv cho Hs tự làm bài.
- Chữa bài.
Bài 3: 
-GV cho HS tự làm bài.
- Cho HS kiểm tra chéo vở: 
Bài 4: ( dành cho học sinh khá, giỏi)
-YCHS đọc đề - xác định yêu cầu:
Hướng dẫn 
a) Số cần viết phải thể hiện điều kiện gì?
b) Số cần viết thoả mãn điều kiện gì? (tổng các chữ số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9). Do đó tổng các chữ số là 3 hoặc 6 không phải là 9 (lập được 120; 102; 201; 210).
chọn số 99.
Củng cố-Dặn dò:
-Nhận xét giờ học
- CCB: Luyện tập chung
- Hs cho ví dụ các số.
- Nhận ra dấu hiệu chia hết cho 2; 5.
- Cho 3; 9.
a) Các số chia hết cho 3 là 4563; 2229; 3576; 66816.
b) Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816.
c) Các số chia hết cho 3 những không chia hết cho 9: 2229; 3576.
a) 945; b) 225; 225; 285
c) 762; 768.
a) Đ b) S 
 c) S d) Đ.
- HS đọc đề và làm bài.
- Hs làm bài.
-HS suy nghĩ và điền vào ô trống
Tổng chia hết cho 9.
 *******************************************
 LUYỆN TIẾNG VIỆT : ( Ôn LTVC ) CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I/Mục tiêu :
Giúp học sinh ôn tập câu kể Ai làm gì ?
Biết vận dụng vào bài tập làm văn.
II/ Đồ dùng dạy học : 
Vở bài tập, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Câu kể Ai làm gì ? có mấy bộ phận ?đó là những bộ phận nào ?
2. Cho ví dụ về câu kể Ai làm gì ? nói vê hoạt động của người, vật.
3. Đặt câu hỏi để tìm vị ngữ , chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? qua việc đọc bài Rất nhiều mặt trăng., tìm câu kể Ai làm gì ?
Củng cố, dặn dò : Về nhà học lại bài, xem lại bài tập, chuẩn bị kiểm tra HKI
... có 2 bộ phận : bộ phận thứ nhất ( CN ) trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì) ?
Bộ phận thứ hai ( VN ) trả lời cho câu hỏi làm gì ?
Học sinh nêu ví dụ.
Hoạt động nhóm đôi đọc bài và tìm câu kể Ai làm gì trong bài Rất nhiều mặt trăng.
 ****************************************************************
LUYỆNTẬP TOÁN: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA
I. MỤC TIÊU:
 Luyện tập thực hành các phép tính cộng, trư, nhân, chia số có nhiều chữ số.
II. ĐDDH:
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu, ghi bài tập lên bảng
BT 1: Đặt tính rồi tính:
46375 + 25408
39700 – 9216
245 x 37
2507 x 24
5672 : 42
928 : 57
- Theo dõi HS làm bài
- Gọi HS sửa bài
- Nêu lại cách chia cho HS nắm
* Hoạt động 2: 
BT 2: Bài toán
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 2570 kg đường. Ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 140 kg đường. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu tấn đường?
- GV nêu tóm tắt bài toán
- Theo dõi HS làm bài
- Chấm bài một số em
- Nhận xét bài làm của hs
* Hoạt động cá nhân
- HS nhắc lại yêu cầu
- Làm bài cá nhân vào tập
- 3 HS lên bảng sửa bài
* Hoạt động cá nhân
- HS đọc bài toán, tự làm bài vào tập
- 1 em làm bảng phụ
* Nhận xét tiết học.
 *********************************************
 Thứ năm ngày24 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu : ÔN TẬP TIẾT 7
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đè kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, HKI( BGD ĐT- Đề KTKH cấp TH, lớp 4, tập I NXB Giáo dục 2008)
II/ Đồ dùng dạy học :
Sách giáo khoa, vở bài tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động . Tiến hành ôn tập:
- YC HS đọc thầm bài “Về thăm nhà” (TV 4 trang 177).
- Dựa vào bài tập đọc thảo luận nhóm đôi thực hiện các bài tập SGK.
- GV tổ chức cho Hs trình bày kết quả làm việc.
- Gv cùng lớp nhận xét, KL lời giải đúng.
Lời giải:
Phần B: Câu 1: ý c
 Câu 2: ý a
 Câu 3: ý c
 Câu 4: ý c
Phần C:Câu 1: ý b
 Câu 2: ý b
 Câu 3: ý c
 Câu 4: ý b
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Hs làm vở, đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất.
 Củng cố- Dặn dò:
- Ôn tập về động từ, danh từ, tính từ, câu hỏi, câu kể để chuẩn bị KTĐK cuối kỳ I.
 ********************************************
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu
-Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 , 3,5,9 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học :
Vở bài tập ,bảng con, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
- Nếu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
- Cho ví dụ minh hoạ.
II. Bài mới:
. Thực hành:
Hoạt động 1/Bài 1: 
-Cho HS đọc đề nêu yêu cầu đề.
- Cho HS tự làm bài.
Hoạt động 2/Bài 2: 
-HS đọc đề bài nêu cách làm bài.
.
Hoạt động 3/ Bài 3: 
- GV cho HS tự làm vở.
- Cho kiểm tra chéo.
Bài 5: ( dành cho học sinh khá, giỏi)
- GV cho HS đọc đề bài.
- Phân tích đề toán.
Củng cố- Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs CBB: Ki-lô-mét vuông
- 4 HS.
- HS đọc đề.
- Làm bài.
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
a) Kết quả là: 64620; 5270.
b) Số chia hết cho 3 và 2 là: 57234; 64620.
c) Số chia hết cho 2; 3; 5; 9 là: 64620
- HS làm bài.
- Kết quả: a) 528; 558; 588
b) 603; 693
c) 240
d) 354.
Các số vừa chia hết cho 3. Vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45.
Lớp ít hơn 35 Hs và nhiều hơn 20 Hs.
Vậy số HS của lớp là 30.
 *********************************************
Luyện Tiếng Việt : ( TLV ) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 
 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu : 
 Giúp học sinh ôn tập về Xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật .
II/ Đồ dùng dạy học : 
 Vở bài tập, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn miêu tả đồ vật .
 Đề bài : Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
 - Yêu cầu tả được bao quát 
 ( màu áo, chất liệu vải, dài hay ngắn tay, mới hay đã cũ ?...)
 - Tả cụ thể : cổ áo, thân áo, cúc áo...
 - Nêu được cảm nghĩ của em khi mặc áo, cách giữ gìn áo như thế nào ?
thu vở chấm, nhận xét, hướng dẫn học sinh sửa bài .
Dặn dò : Về xem lại bài, sửa bài, viết lại những đoạn văn chưa hay chuẩn bị cho KTHKI
Học sinh thực hành viết đoạn văn vào vở
theo yêu cầu .
 ******************************************************
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp : THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SƯ 
I/ Mục tiêu :
Giúp học sinh biết một số di tích lịch sử ở địa phương.
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học :
 Di tích lịch sử : Chiến thắng Đồn 30.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
Điểm danh, bắt hát.
Hoạt động 2: Nêu mục đích của tiết học 
Hoạt động 3: Tiến hành về địa điểm tham quan
Nhắc nhở các em đi trật từ dưới sự quản lí của GVCN và cán bộ lớp.
Hoạt động 4 : Tham quan , giới thiệu đôi nét về chiến thắng Đồn 30
Hoạt động 5: Thu hoạch, liên hệ giáo dục.
Hát tập thể
Lắng nghe
Đi về địa điểm tham quan dưới sự hướng dẫn của GVCN và cán bộ lớp.
Lắng nghe, ghi chép.
Viết những cảm nghĩ của em sau khi được đi tham quan di tích lịch sử .
Liện hệ.
 ******************************************************
 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
 Tập làm văn :	 ÔN TẬP TIẾT 8
Mục tiêu: 
 -Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI( TL đã dẫn).
II/ Đồ dùng dạy học :
Vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
. Luyện tập:
Hoạt động 1/ Nghe - viết chính tả:
- Gọi HS đọc bài viết.
- Hướng dẫn viết từ khó.
- HS nêu các từ nhỏ, từ dễ lần và luyện viết.
- GV đọc cho Hs viết chính tả.
- Chấm bài - chữa lỗi.
Hoạt động 2/Tập làm văn:
- GV giới thiệu và nêu đề TLV.
- Gọi HS đọc đề.
- Cho HS xác định yêu cầu của đề.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đề, GV nhắc nhở, gợi ý thêm (nếu HS chưa hiểu yêu cầu của đề).
- Gọi Hs trình bày.
- GV cùng lớp nhận xét, giúp HS hoàn thiện bài làm.
- 1 HS đọc
- HS luyện viết.
- HS viết chính tả.
- 1 em đọc.
- HS làm vào vở.
- 4à 6 em.
 Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc Hs ôn lại dàn bài của bài văn miêu tả chuẩn bị cho kiểm trả cuối HKI.
 ****************************************************
Luyện tập Toán : ÔN TẬP 
I/ Mục tiêu : 
 Giúp học sinh ôn tập về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II/ Đồ dùng dạy học : 
 Vở bài tập , bảng con, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau :
Bài 1 :Cho các số sau : 2785 ; 6255 ; 4320 ; 1860 ; 729 .
Tìm số chia hết cho 2 ; 3 ; 5; 9.
Tìm số vừa chia hết cho 2 và 5.
Tìm số vừa chia hết cho 3 và 9.
Tìm số vừa chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
Bài 2: Cho số 43x , Viết các số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 lần lượt vào chữ x.
Bài 3: Bạn Lan có số cam ít hơn 20 quả, số cam của Lan chia đều cho 5 bạn thì khôngdư quả nào nhưng chia đều cho 3 bạn thì dư 1 quả. Tìm số cam Lan có là bao nhiêu quả ?( HS giỏi )
Học sinh tự làm bài vào vở.
Hoạt động nhóm đôi trả lời miệng.
Học sinh khá giỏi làm vào vở.
 ******************************************
 Sinh hoạt lớp - Tuần 18
I. Mục tiêu
Học sinh nắm được ưu điểm, tồn tại của các hoạt động trong tuần học 10
Biết kế hoạch tuần 11 để thực hiện tốt.
	II. Các hoạt động tập thể
*Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động tuần qua
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình đánh giá hoạt động của tổ: nói rõ ưu điểm, tồn tại về các mặt hoạt động: học tập, lao động, hoạt động tập thể.
- Đại diện từng tổ báo cáo về tổ mình.
- Lớp trưởng đánh giá chung về học tập, nề nếp, lao động- vệ sinh.
- GV nhận xét chung
* Lớp bình bầu tuyên dương hs chăm ngoan, tiến bộ 
Phê bình, nhắc nhở những em chậm tiến 
*Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 
GV phổ biến kế hoạch - HS lắng nghe để thực hiện tốt.
Dặn hs thực hiện tốt kế hoạch tuần 11
Tổng kết: Cả lớp hát một bài.
 ********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN18CKTKN LOP4(1).doc