Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Hoàng Văn Tẳm - Trường Tiểu Học Nghĩa Lạc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Hoàng Văn Tẳm - Trường Tiểu Học Nghĩa Lạc

Tiết 1: TẬP ĐỌC

 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là chuyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng /phút)

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

- Kẻ sẵn bảng phụ BT 2ù.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Hoàng Văn Tẳm - Trường Tiểu Học Nghĩa Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18: Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiết 1:	Tập đọc
 ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là chuyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng /phút)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Kẻ sẵn bảng phụ BT 2ù.
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:-Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I.
b) Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 – 7 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS (theo QĐ 30).
c) Lập bảng tổng kết:
- Gọi HS đọc yêu cầu. Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
+Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
-4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài.
- HS tự làm bài trong nhóm. Cử đại diện ghi kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai). 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. 
Nguyễn Hiền
 “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí, đã làm nên nghiệp lớn. 
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê- ôõ-nác- đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại. 
Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi- ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao. 
Xi- ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyên đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra. 
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây-Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác. 
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1-2)
Phơ -bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn. 
Công chúa nhỏ
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau. 
Tiết 2:	 Toán
 dấu hiệu chia hết cho 9
I- Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn kĩ năng chia và giải toán.
II-Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A- Kiểm tra bài cũ:
- HS thực hiện nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- Tìm các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5: 25, 40, 56, 75, 80.
 B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2-Nhận biết các dấu hiệu:
- GV nêu 1 số ví dụ về dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 9.
- Viết các số lên bảng theo 2 cột. 
 - YC hs nhận xét về dấu hiệu chia hết và ko chia hết cho 9.
 * TK:
 - Các số có tận cùng là 9,8,7... chia hết cho 9.
 -YC hs lấy ví dụ: 18,27,36,45...
 - Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
 - Các số có tổng không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
 * Ghi nhớ: SGK
3- Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Gọi HS nêu nhận xét chung: 
+ Số 99 có tổng các chữ số là 18 nên chia hết cho 9; 
+ 108 có 1 + 0 + 8 = 9, 9 chia hết cho 9 nên 108 chia hết cho 9...
Bài 2: Tương tự BT 1.
Bài 3: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài.
- HS làm và nêu kết quả
Bài 4: Dành cho HSKG
- Yêu cầu HS nắm cách viết vào ô trống số nào để được số chia hết cho 9.
3-Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài. 
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Thực hiện nháp 
- 1 HS làm bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu VD
- Rút ra nhận xét chung.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
- 1 số HS lên bảng làm và trình bày lại cách làm.
- HS chữa bài, nhận xét.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- HS làm bài vàop vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng thi làm
- Chữa bài, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9
- 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét
- HS thực hiện và nêu kết quả: 315, 135, 225.
Tiết 3:	 Khoa học
 KHôNG KHí CầN CHO Sự CHáY
I. Mục tiêu :
 -Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
 +Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháỹ được lâu hơn.
 +Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
 -Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn, .
 -Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy học :
 -2 cây nến bằng nhau.
 -2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ)
 -2 lọ thuỷ tinh không có đáy, để kê.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi HS:
 -Không khí có ở đâu?
 -Không khí có những tính chất gì?
 -Không khí có vai trò như thế nào?
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Nêu mục đích và yêu cầu giờ họcN
HĐ1: Vai trò của ô -xi đối với sự cháy
-GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
Thí nghiệm 1T:
-Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra.
- Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV gọi 1 HS lên làm thí nghiệm.
-Yêu cầu HS quan sát và hỏi:
 +Hiện tượng gì xảy ra?
+Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ?
+Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô -xi có vai trò gì?
-Kết luận : Trong không khí có chứa khí ô -xi và khí ni -tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô -xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. ô -xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni -tơ. Ni -tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá mạnh và quá nhanh.
 HĐ2: Cách duy trì sự cháy 
-Các em đã biết ô -xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô -xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm.
-Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín và hỏi:
 +Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
-GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và hỏi:
 +Kết quả của thí nghiệm này như thế nào?
 +Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy?
- Để chứng minh lại lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng õ-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp thêm. Chúng ta cùng quan sát thí nghiệm khác.
-GV phổ biến thí nghiệm:
 +Chúng ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra?
-GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và hỏi:
 +Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
-Quan sát kĩ hiện tượng chúng ta thấy: Khi sự cháy xảy ra, khí ni -tơ và khí các -bô -níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô -xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.
 + Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ?
 +Tại sao phải làm như vậy?
- Để duy trì sự chá y, cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.
 HĐ3: ứng dụng liên quan đến sự cháy
-Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi:
 +Bạn nhỏ đang làm gì?
 +Bạn làm như vậy để làm gì?
-Gọi HS nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
-Nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc. Bạn đang dùng ống nứa để thổi vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì.
 +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?
-Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn: cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục.
 +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào?
- GV chốt
4. Củng cố:
 +Khí ô -xi và khí ni -tơ có vai trò gì đối với sự cháy?
 +Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy?
5. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS trả lời,.
-HS ở dưới nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và trả lời:
 +Cả 2 cây cùng tắt.
 +Cả 2 nến vẫn cháý bình thường.
 +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
-HS nghe.
-HS lên làm thí nghiệm.
- Lớp quan sát và TL
 +Cả 2 cây nến cùng tắt cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
 +Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô -xi duy trì sự cháy.
 + ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô -xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và quan sát.
+Cây nến vẫn cháy bình thường.
 +Cây nến sẽ tắt.
-HS quan sát và trả lời.
+Cây nến tắt sau mấy phút.
-HS nghe và quan sát.
-HS nêu dự đoán của mình.
+Do được cung cấp ô -xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô -xi nên cây nến cháy liên tục.
-HS nghe.
+Cần liên tục cung cấp khí ô -xi.
 +Vì trong không khí có chứa ô -xi. ô -xi rất cần cho sự cháy. Càng có nh ... HọN (Tiết 4)
I, Mục tiêu:
- Sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
* + Không bắt buộc HS nam thêu.
 + HS khéo tay: vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS
- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
+Tranh qui định của các bài trong chương
+ Mẫu khâu, thêu đã học
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+1 mảnh vải sợi bông trắng có kích thước (20cm x 30cm) 
+Len, chỉ thêu các màu .
+Kim khâu len , kim thêu, phấn , thước, kéo.
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1, KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Bài mới:. 
 a, Giới thiệu bài: 
 - gv nêu yc tiết học và ghi tên bài.
3 -GVHD thực hành thêu:
 + Hoạt động 4: Chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu: Các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học.
Sau đây, mỗi em chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu 1 sản phẩm mình tự chọn.
- Nêu yêu cầu tiến hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. Tùy khả năng và ý thích của HS.
- GV đưa 1 số sản phẩm cho HS xem và lựa chọn.
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay: cắt vải hình vuông có khoảng cách là 20cm. Kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Vẽ thêm 1 hình đơn giản và thêu ở góc khăn.
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút có kích thước 20 x 10cm (đã học) chú ý thêm trang trí trước khi khâu phần thân túi.
+ Cắt, khâu, thêu váy liền áo búp bê, gối ôm.
* Váy liền áo:
- Cắt vải: 25 x 30cm gấp đôi theo chiều dài, gấp đôi tiếp lần nữa. Sau đó, vạch hình cổ, tay, và thân váy áo lên vải.
- Cắt theo đường vạch dấu.
- Khâu đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo.
- Thêu trang trí móc xích ở cổ áo, gấu tay áo, gấu áo và khâu vai áo, thân áo.
* Gối ôm:
- Vải : 25 x 30cm. Khâu 2 đường ở phần luồn dây.
- Thêu trang trí ở sát đường luồn dây.
Gấp đôi vải theo cạnh 30cm và khâu thân gối.
-> Yêu cầu HS thực hành sản phẩm tự chọn 
 -GV theo dõi 
4- Đánh giá kết quả học tập của hs:
 - Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành.
 - Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá và đánh giá kết quả học tập của hs,
5- Củng cố – Dặn dò:	
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- HS nêu khái niệm
- HS quan sát và chọn lựa sản phẩm cho mình.
- HS thực hành
Tiết 3: TIếNG VIệT
 ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 6)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút); bước đầu biết đọc 
diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
b) Kiểm tra đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 – 7 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
-Cho điểm trực tiếp HS (theo QĐ 30).
c) ôn luyện về văn miêu tả:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV nhắc nhở HS.
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật. 
+Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác. +Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
-Gọi HS trình bày, GV ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng
-Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
-3 đến 5 HS trình bày.
-3 đến 5 HS trình bày.
Tiết 4: Âm nhạc
 ( Cô Hường Dạy)
 Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiết 1:	Thể dục 
 (Cô dung dạy)
Tiết 2: Toán 
 kiểm tra định kì cuối học kì i 
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
+ Đọc, viết, so sánh STN; hàng, lớp.
+ Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên 
tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
+ Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
+ Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng , số đo diện tích đã học.
+ Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đươcngf thẳng song song, vuông góc.
+ Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II- Đề bài: (Do phòng GD và ĐT ra)
________________________________________________
Tiết 3: TIếNG VIệT
 Kiểm tra cuối học kì I (tiết 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, học kì I (Bộ giáo dục & Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
II. Đề bài: (Do phòng GD và ĐT ra)
Tiết 4: TIếNG VIệT
 Kiểm tra cuối học kì I ( tiết 8)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, học kì I (Bộ giáo dục & Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
II. Đề bài: (Do phòng GD và ĐT ra)
____________________________________________________
Tiết 5:	Khoa học
KHôNG KHí CầN CHO Sự SốNG
I. Mục tiêu :
 -Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thơ thì mới sống được.
 -Hiểu được vai trò của khí ô -xi với quá trình hô hấp.
 -Nêu được những VD để chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 -Biết được những ứng dụng vai trò của khí ô -xi vào đời sống.
II. Đồ dùng dạy học :
 -Cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước.
 -GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô -xi, bể cá đang được bơm không khí.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.KTBC:
GV gọi HS trả lời câu hỏi G:
-Khí ô -xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
-Khí ni -tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
-Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí?
GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài và ghi tên bài:
*Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người.
-GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì?
+Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
 +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người?
-GV nêu: không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô -xi, con người không thể sống thiếu khí ô -xi quá 3 – 4 phút.
*Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật.
-Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước.
-GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
+Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết?
 +Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường?
-Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật?
-Kết luận: SGV
*Hoạt động 3: ứng dụng vai trò của khí ô -xi trong đời sống.
- Yêu cầu HS quan sát H.5, 6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan.
-GV cho HS phát biểu.
-Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-GV kết luận : SGV
-GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng.
 +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật?
+Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thỏ?
+Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô -xi ?
-Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô -xi để thở.
3.Củng cố:
-Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào?
-Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
GV nhận xét.
4.Dặn dò:
-Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài: “Tại sao có gió”.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời:
+Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
-HS tiến hành cặp đôi và trả lời.
 +Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa.
 +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
-HS lắng nghe.
-4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp.
-HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả.
 +Nhóm 1: Con cào cào  của nhóm em vẫn sống bình thường.
 +Nhóm 2: Con vật của nhóm em nuôi đã bị chết.
 +Nhóm 3: Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường.
 +Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm.
 +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào  này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô -xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết.
-Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô -xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết.
-HS nghe.
-Quan sát và thảo luận.
-HS chỉ vào tranh và nói:
 +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô -xi mà họ đeo trên lưng.
 +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày.
+Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút.
 +Trong không khí ô -xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật.
 +Người ta phải thở bằng bình ô -xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, 
-HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 T 18 CKTKN Tuyet.doc