Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2014-2015

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2014-2015

I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết dấu hiệu chia hết cho 9. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

 3.Thái độ: - HS cẩn thận chính xác khi học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1.GV: Bảng nhóm.

 2.HS: SGK,vở ghi.

doc 24 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2015
CHÀO CỜ
........................................
TOÁN
TIẾT 86 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết dấu hiệu chia hết cho 9. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
 3.Thái độ: - HS cẩn thận chính xác khi học toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1.GV: Bảng nhóm.
 2.HS: SGK,vở ghi. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
12’
20’
3’
1. KTBC:
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 b. HD tìm dấu hiệu chia hết cho 9.
3. Luyện tập
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4
4. Củng cố, dặn dò.
+Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5.
- GV nhận xét .
“Dấu hiệu chia hết cho 9”
- GV cho HS nêu vài ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột 
- Cho HS thảo luận để rút ra dấu hiệu chia hết cho 9.(Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý để HS xét tổng của các chữ số.)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong bài học. 
- GV nêu tiếp: Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- Cuối cùng GV cho HS nêu căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 2,5,9.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và cùng HS làm mẫu một số .
VD: Số 99 có tổng các chữ số là: 9+9=18. Số 18 chia cho 9 được 2,Ta chọn số 99.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS tiến hành làm như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9)
- GV cùng HS sửa bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS nhắc lại đề bài .
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- Dặn HS về xem trước bài “Dấu hiệu chia hết cho 3”
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng nêu, HS khác nhận xét.
- Ghi và nhắc lại tên bài
-Thảo luận nhóm đôi và nêu ví dụ.
9:9=1 13: 9= 1 dư 4
72:9=8 182: 9= 20 dư 2
657:9=73 457: 9= 50 dư 7
..
-HS thảo luận và phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng bàn luận và đi đến kết luận “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”
- 5 HS đọc.
-HS nhẩm tổng các chữ số ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”
-Vài HS nêu: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hoặc 5 hay không ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
 - HS đọc bài và nêu yêu cầu.
-HS tự làm bài vào vở nháp dựa vào số đã làm mẫu.
-HS trình bày kết quả: Các số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29385.
-HS làm bài vào vở –2 HS làm bảng lớp.
+ Các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS tiếp nối nhau nêu miệng.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài- thảo luận nhóm 3- thi đua viết nhanh, viết đúng.
- Một HS đọc lại các số đã hoàn chỉnh.
- HS lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm –sửa sai.
 315 135 225
- Thực hiện yêu cầu.
TIẾNG ANH
GV CHUYÊN
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức và kĩ năng : - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 2. Thái độ: - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1.GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
 2. HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
15’
20’
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc
3. Lập bảng tổng kết
- Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra kì I.
- Cho HS lên bảng gấp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS (theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo).
- Chú ý: Tuỳ theo chất lượng và số lượng HS của lớp mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra đọc. Những HS chưa đạt yêu cầu dặn HS về nhà chuẩn bị để kiểm tra vào tiết sau. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?
-Yêu cầu HS tự làm bài trongnhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhóm xong trước dán phiếutrên bảng, đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS lắng nghe.
 - Lần lượt từng HS gắp thăm bài, HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS nêu.
- 4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài.
- Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
Teân baøi
Taùc giaû
Noäi dung chính
Nhaân vaät
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học.
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí, đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Leâ-oâ-naùc-ñoâ ña Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long... 
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-oân-coáp-xki
Văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-leách-xaây-Toân-xtoâi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-noâ
 Rất nhiều mặt trăng (phần1-2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Coâng chuùa nhoû
4 .Củng cố, dặn dò: (2’)
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho ôn tập tiết 2.
- HS nghe.
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2015
 TIẾT 1: THỂ DỤC
TIẾT 2: TIN HỌC
.....................................................
TIẾT 3: TOÁN
 TIẾT 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
 I. MỤC TIÊU: - 1. Kiến thức : - Biết dấu hiệu chia hết cho 3. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. 
3. Thái độ : - HS biết áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. GV : Bảng nhóm. Phấn màu. 
2. HS: Vở toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
12’
5’
5’
6’
4’
3’
1 .Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a . Giới thiệu bài
 b Hướng dẫn tìm dấu hiệu chia hết cho 3 .
3. Luyện tập
Bài 1:
Bài 2
Bài 3
Bài 4:
4. Củng cố, dặn dò
 +Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.
-GV nhận xét.
 “Dấu hiệu chia hết cho 3”
- GV cho HS nêu vài ví dụ về các số chia hết cho 3, các số không chia hết cho 3,viết thành 2 cột.
- Cho HS thảo luận bàn để rút ra dấu hiệu chia hết cho 3.(Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý để HS xét tổng của các chữ số.)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
- GV nêu tiếp: Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và cùng HS làm mẫu một số.
VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2+ 3+ 1= 6. Số 6 chia cho 3 được 2, ta chọn số 231
- Cho HS làm bài.
- Cho HS tiến hành làm như bài 1(chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 3)
- GV cùng HS sửa bài.
- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- Gọi 1 HS làm mẫu: Số 531 chia hết cho 3 vì 5+ 3+ 1= 9; 9: 3 = 3. 9 chia hết cho 3
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài
- GV cho HS nhắc lại đề bài.
56 ; 79 ; 2 35.
- GV nhận xét tuyên dương
- Hai HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
- Dặn HS về xem trước bài “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
 - 3 HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS tiếp nối nêu:
12:3= 4 25:3= 8dư 1
333:3=111 
 347:3= 11dư 2
459:3= 153 517:3= 171dư 3
..
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng bàn luận và đi đến kết luận “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3”
- 5 HS đọc.
-HS nhẩm tổng các chữ số ở cột bên phải và nêu nhận xét “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3”
- Hai HS nêu cách làm.
- HS tự làm bài vào vở dựa vào số đã làm mẫu.
- HS trình bày kết quả:
* Các số chia hết cho 3 là:231; 1872; 92 313
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở –2 HS làm bảng lớp ghi kết quả và nêu cách làm.
* Các số không chia hết cho 3 là: 502; 6823; 55 553; 641 311.
- 1 em nêu yêu cầu bài: viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3.
- 3 HS lên bảng viết.
- HS làm bài vào vở.
+ Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
- HS tự tìm số thích hợp để điền vào ô trống .(Hs thảo luận nhóm 2, thi đua điền nhanh, điền đúng)
- Đại diện 3 nhóm lên dán phiếu và trình bày cách điền số.
- Cả lớp sưả bài.
567 ; 792 ; 2835
- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 2. Kĩ năng : - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
 3 Thái độ: - Học tập đức tính các nhân vật trong bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
HS: Các câu thành ngũ , tục ngữ phù hợp với các tình huống trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
15’
10’
10’
2’
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra đọc 
3. Ôn tập về kĩ năng đặt câu
4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
5. Củng cố, dặn dò
- Nêu mục tiêu tiết ôn tập và ghi bài lên bảng.
- Cho HS lênbảng gấp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
a) Từ xưa đến nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi như Nguyễn Hiền./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./ Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền trở thành  ... t.
 -GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
 +Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
 +Túi sử dụng được (đựng dụng cụ học tập như: phấn, tẩy). 
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
 -GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “ Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu các bước khâu túi rút dây.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
-HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2015
TIẾT 1 : TOÁN
 TIẾT 89: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức 2. Kĩ năng Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản. 
 2. Kĩ năng : Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài toán có liên quan.
 3. Thái độ : Biết phân biệt dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Dấu hiệu chia hết cho 3và 9. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. GV: Bảng nhóm. Phấn màu. 
 2.HS: Vở toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
7’
7’
10’
10’
4’
1..Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1
Bài 2 
Bài 3
Bài 5
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho: 2; 3; 5; 9
- Yêu cầu cho ví dụ về số chia hết 2; 3; 5; 9 
- GV nhận xét.
Luyện tập chung.
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu cách làm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét và rút kết quả đúng
- Gọi HS đọc đề bài và nêu cách làm.
- Cho 3 hs lên làm, HS khác làm vở.
- GV cùng HS nhận xét rút kết quả đúng:
- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- GV cho HS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
-Yêu cầu Hs đọc đề bài.
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? 
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 3? 
+ 35 có chia hết cho 5 và 3 không?
- GV nhận xét tuyên dương nhóm trình bày hay ngắn gọn.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
- Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Nhận xét tiết học.
- 4HS nêu
- HS khác nhận xét
- Một em đọc đề và nêu yêu cầu.
- 4HS làm bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét-sửa bài: 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050 ; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là:7435 ; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
- Một HS đọc đề, nêu cách làm.
- HS tự làm bài, 3HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét-sửa sai.
a. Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270.
b. Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 
57234; 64620.
c. Số chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 là: 64620.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Kết quả là:
a. 528 ; 558 ; 588.
b. 603 ; 693. 
c. 240. 
d. 354.
- 1 em đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp thảo luận nhóm tìm cách giải.
+ Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
+ Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
+ 35 chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho3.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: HS lớp đó có 30 em. Vì khi xếp thành 3 hàng hoặc thành 5 hàng thì mỗi hàng sẽ có 10 em hoặc 6 em.
- 4HS nêu các dấu hiệu
- Thực hiện yêu cầu.
TIẾT 5: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
2. Kĩ năng : - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).
3.Thái độ :Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì ?.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.GV . - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như ở tiết 1).
 - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở BT 2.
2. HS: - Vở LTVC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
12’
22’
3’
1. Giới thiệu bài
 2. Kiểm tra đọc
 3. Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nêu mục tiêu của tiết ôn tập và ghi đầu bài lên bảng.
- Cho HS lên bảng gấp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
- Gọi HS chữa bài, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học. 
- Nghe và ghi bài.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS ln gắp thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bảng lớp, HS cả lớp dùng bút chì ể gạch chân dưới DT, ĐT, TT trong VBT.
- 1 HS nhận xét, chữa bài .
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chữa bài (nếu sai).
+Buổi chiều xe lm gì ?
+Nắng phố huyện như thế nào ?
+Ai đang chơi đùa trước sân ?
TẬP LÀM VĂN 
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết6)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 2. Kĩ năng : - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
 3.Thái độ : Luyện cách viết đoạn văn sinh động , giàu hình ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1.GV : - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
 - Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
12’
22’
5’
1. Giới thiệu bài
 2. Kiểm tra đọc
 3 Ôn luyện về văn miêu tả.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
- Cho HS lên bảng gấp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- GV nhắc nhở HS:
+Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
+Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
+Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
- Gọi HS trình bày, GV ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng.
 1.Mở bài: 
 2.Thân bài: 
-Tả bao quát bên ngoài.
+Hình dạng thon, mảnh, tròn như cái đũa, vát ở trên, 
+Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ) rất vừa tay.
 +Màu nâu đen (xanh, đỏ, ) không lẫn với bút của ai. +Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ), đậy rất kín.
 +Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre (siêu nhân, em bé, con gấu, )
+Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ)
3. Kết bài
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
 - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự làm bài
-Tự lập dàn ý, viết mở bài , kết thúc.
-3 HS trình bày.
- Giới thiệu cây bút:
-Tả bên trong:
+Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+Nét trơn đều, (thanh đậm).
- Tình cảm của mình với chiếc bút.
- 3 HS trình bày.
 ............................................
HÁT NHẠC: GV CHUYÊN
Thứ bẩy ngày 10 tháng 1 năm 2015
TIẾT 1 : TOÁN
TIẾT 90: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Cuối học kì I)
I. MỤC TIÊU: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
 - Đọc, viết, so sánh số tự nhiên, hàng và lớp.
 - Thực hiện phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số( chia hết, chia có dư).
 - Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 - Chuyển đổi với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
 - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giấy thi do nhà trường phát, bút, nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
GV cho học sinh thi theo đề chung của trường
 ..........................................
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết7)
I. MỤC TIÊU :
 Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4 học kì I ( Bộ GD&ĐT- Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4 tập một; NXB Giáo dục 2008)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu.
 GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 8)
GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT TUẦN 18
I MỤC TIÊU : Giúp HS:	
- Duy trì các nếp có sẵn.
- Nhận biết được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần 18
- Có phương hướng cho chương trình học tiếp theo.
- Hoạt động văn nghệ chào mừng năm mới.
 II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH:
 1. Nhận xét 
- Các tổ trưởng lên nhận xét tổ mình.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung.
 2. Giáo viên lên nhận xét chung:
* Về đạo đức:
- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép.
- Biết chào hỏi các thầy cô giáo và các nhân viên trong trường.
- Biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
*Về học tập:
- Nhìn chung các em có ý thức học , trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài .
- Thực hiện tốt chương trình thời khoá biểu tuần 18.
- Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.
*Về nề nếp:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
_Đi học đúng giờ, ra vào lớp đúng giờ.
 * Về vệ sinh: 
- Lớp học sạch sẽ.
- Học sinh ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. 
 3.Phổ biến kế hoạch tiếp theo
 -Tiếp tục duy trì các nếp có sẵn.
 - Học bài và làm bài theo yêu cầu của giáo viên và theo chương trình tuần 19.
 -Làm vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
 - Hăng hái thi đua học tập mừng năm mới và ngày thành lập đảng 3- 2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDau hieu chia het cho 9.doc