Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Trường Tiểu học sồ II Thị trấn Tuần Giáo

Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Trường Tiểu học sồ II Thị trấn Tuần Giáo

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

BỐN ANH TÀI

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

- Hiểu nội dung: ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làn việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. Đồ dùng:

- Thầy: Bảng phụ

- Trò: Đọc trước bài ở nhà

III. Các hoạt động dạy- học:

 1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát

 2. Kiểm tra: - Sách vở của HS

 3. Bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Trường Tiểu học sồ II Thị trấn Tuần Giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: 
 GIÁO DỤC TẬP THỂ
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung: ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làn việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ 
- Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
	2. Kiểm tra: - Sách vở của HS
	3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Bài chia làm mấy đoạn? (5đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn, rèn đọc từ khó, câu dài + giải nghĩa từ khó sgk.
- Đọc theo cặp- đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu bài
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
- Chuyện gì sảy ra ở quê hương Cẩu Khây?
- Cẩu Khây lên đường diệt trừ yêu tinh cùng với những ai?
- HS đọc nối tiếp đoạn, nêu cách đọc từng đoạn
- HS đọc theo cặp đôi- thi đọc trước lớp
* Luyện đọc:
- Cẩu Khây, đắp đập, vành tai
- Câu: Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
* Tìm hiểu bài:
- Cẩu Khây ăn một lúc hết 9 chõ sôi, 10 tuổi khoẻ bằng trai 18, 15 tuổi tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn.
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật
- Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
* Luyện đọc diễn cảm:
- HS tự chọn đọc một đoạn, nêu từ ngữ cần nhấn giọng
	4. Củng cố- dặn dò:
 	- Bài đọc giúp ta hiểu được điều gì?
	- Nội dung bài nói gì?
	- Học và chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người.
TIẾT 3: TOÁN
KI- LÔ- MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki- lô- mét vuông. Biết 1km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ ki-lô-mét vuông sang mét vuông và ngược lại.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Sách vở 
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
	2. Kiểm tra: - Kiểm tra sách vở của HS
	3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- GV giới thiệu như sgk và ghi bảng
- Nêu cách viết tắt của ki- lô- mét vuông?
- 1km2 bằng bao nhiêu m2?
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
c, Luyên tập:
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS làm vào phiếu bài tập- dán kết quả lên bảng- Nhận xét
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bảng con
- Nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề?
- HS đọc đề toán- nêu cách giải và tự giải vào vở
* Ki- lô- mét vuông:
- Ki- lô- mét vông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km. 
- Ki- lô-mét vuông viết tắt là km2
- 1km2 = 1 000 000 m2
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 100 lần.
* bài 1 (100).
- Chín trăm hai mươi mốt ki- lô- mét vuông.
- Hai nghìn ki- lô- mét vuông.
- Năm trăm linh chín ki- lô- mét vuông.
- Ba trăm hai mươi nghìn ki- lô- mét vuông.
* Bài 2(100).
1 km2 = 1000000 m2 1m2 = 100 dm2
1000000 m2 = 1 km2 5km2 = 5000000 m2
32 m2 49dm2 =3249 dm2
2000000 m2 = 2km2
* Bài 3 (100).(HS khá, giỏi làm)
 Diện tích khu rừng hình chữ nhật là:
 2 3 = 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2 
* Bài 4
a.(HS khá giỏi làm) 
DT phòng học là 40 m2
b.DT nước Việt Nam là 330 991 km2 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ.
––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 4: LỊCH SỬ
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều 1 số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: 
-Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngư.
-HS khá, gỏi nắm được một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc...
-Biết lí do chính dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà lại chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học tập.
- Trò: Sách vở, đọc bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
b, Giảng bài:
* HĐ nhóm 2
- Từ giữa thế kỉ 14 tình hìn nước ta như thế nào?
- Vua quan nhà Trần sống ra sao?
- Những kẻ có quyền thế đối sử với dân như thế nào? Cuộc sống của người dân ra sao?
- Một số quan lại trong triều có thái độ gì?
* HĐ lớp:
- Hồ Quý Ly là người như thế nào? Ông đã làm gì?
- Nhà Hồ thành lập vào thời gian nào?
* Tình hình nước ta giữa thế kỉ XIV:
- Từ giữa thế kỉ 14 tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
- Vua quan ăn chơi xa đoạ...
- Kẻ có quyền ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.
- Cuộc sống của nhân dân cơ cực... lòng dân oán hận, nổi dậy khởi nghĩa.
- Một số quan lại bất bình...
* Nhà Hồ thành lập:
- Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xưng làm vua.
- Nhà Hồ thành lập từ đây.
	4. Củng cố- dặn dò:
	- Vì lý do gì mà nhà Trần suy yếu?
	- Học bài và đọc trước bài: Chiến thắng Chi Lăng.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: CHÍNH TẢ( Nghe- viết)
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả: trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Kiểm tra sách vở của học sinh
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV đọc mẫu bài viết 
- HS đọc thầm lại đoạn viết
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Nêu cách trình bày 1 đoạn văn?
* Luyện viết từ khó:
- GV đọc- học sinh viết bảng con
* Viết chính tả:
- GV đọc chính tả- HS viết bài vào vở 
- GV đọc lại bài- HS soát lỗi chính tả
- Thu chấm một số bài- Nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm trên phiếu
- Trình bày bài- Nhận xét 
- Hs theo dõi Sgk 
- Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại
- lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở, để đồ
* Bài tập 2 (6).
- sinh, biết, sáng, tuyệt, xứng.
* Bài 3 (6).
a, sáng sủa, sinh sản, sinh động
- Viết sai chính tả: sắp xếp, tinh sảo, bổ xung
	4. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs viết đẹp, đúng.
	5.Dặn dò:
	- Làm bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Bảng con, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS làm bảng lớp, bảng con: 4674 : 82 = 57 
	 - Nhận xét – đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào bảng con
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS làm vào vở- đọc kết quả
`- HS đọc đề toán- nêu tóm tắt
- HS tự giải bài toán
- Nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát biểu đồ và trả lời
* Bài 1 (100).
530 dm2 = 53000 cm2 300 dm2 = 3 m2
13dm2 29cm2 = 1329cm2 10km2 = 10000000m2
84600 cm2 = 846 dm2 9000000 m2 = 9 km2
* Bài 2 (101). (HS khá, giỏi làm) 
a, 5 4 = 20 km2
b, Đổi 8000 m = 8 km
 8 2 = 16 km2
* Bài 3
a.(HS khá, giỏi làm)
Hà Nội thành phố HCM
Thành phố HCM> Hà Nội
b.Thành phố HCM có DT lớn nhất
Hà Nội có DT bé nhất
* Bài 4 (101). (HS khá, giỏi làm) 
 Giải
Chiều rộng của khu đất: 3 : 3 = 1 (km)
Diện tích của khu đất: 3 1 = 3 (km2)
 Đáp số: 3 km2 
* Bài 5(101).
a, Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất.
b, Mật độ dân số ở thành phố Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu nội dung vừa ôn tập
- Làm bài tập vở bài tập. Xem trước bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
 I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể ai làm gì(ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể ai làm gì xá định được bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
	2. Kiểm tra: - Kiểm tra sách vở của HS.
	3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- HS đọc nối tiếp nhau đoạn văn
- Tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên?
- Xác định chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được?
- Nêu ý nghĩa của chủ ngữ? cho biết CN của các câu trên do loại từ nào tạo thành?
- HS đọc ghi nhớ
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài theo cặp; trình bày trước lớp.
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bài và đọc câu vừa đặt
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài và trình bày trước lớp
1. Nhận xét:
- Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước định đớp bọn trẻ.
- Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
- Thắng mếu máo nấp sau lưng Tiến.
- Em liền nhạt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
- Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
+ Câu 1: Chỉ con vật- cụm danh từ
+ Câu 2: Chỉ người- Danh từ
+ Câu 3: Chỉ người- Danh từ...
2. Ghi nhớ (sgk- 7).
* Bài 1 (7).
- Trong rừng, chim chóc hót véo von.
- Thanh niên lên rẫy.
- Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
- Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
- Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
* Bài 2 (7).
a, Các chú công nhân đang làm đường.
b, Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà.
c, Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
* Bài 3 (7).
- Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cắp sách tới trường. Xa xa, các chú công nhân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động, lũ chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
	4. Củng cố- dặn dò:
	- HS đọc lại nội dung bài tập 2
- Học bài, làm bài vở bài tập, chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Tài năng.
TIẾT 4: KHOA HỌC
TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích tại sao có gió.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Dụng cụ thí nghiệm
- Trò: xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Con người, động vật, thực vật cần không khí để làm gì?
3.  ...  khá, giỏi làm) 
 Giải
 Diện tích mảnh đất đó là:
 40 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành?
	- Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4: ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I, Mục tiêu:
 - Nêu đựoc một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Gấm.
 + Thành phố cảng trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,...
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ, lược đồ.
II, Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ hành chính.
 - Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.
III, Các HĐ dạy - học chủ yếu:
 1, HĐ1: Hải Phòng - thành phố cảng.
 - yc hs thảo luận nhóm.
 ? Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
 ? Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành 1 cảng biển?
 ? Mô tả về hoạt đông của cảng Hải PHòng?
 - Đại diện các nhóm TLCH.
 - các nhóm khác nhận xét.
 2. HĐ2:Đóng tầu là ngành công nghiệp quan trọng ncủa Hải Phòng.
 ? So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò ntn?
 ? Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
 ? Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tầu ở Hải Phòng?
 + TK:
 3, HĐ3: Hải Phòng là trung tâm du lịch.
 - Yc hs quan sát tranh ảnh và TLCH.
 ? Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch?
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Các nhóm khác nhận xét.
 + Nhận xét chung toàn bài,
 + Ghi nhớ:
 4,HĐ4:C - D:
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau: T20
- hs lần lượt trả lời câu hỏi đến khi có câu trả lời đúng.
- hs khác nhận xét và bổ sung.
- hs lần lượt trả lời câu hỏi
- hs khác nhận xét
- hs quan sát tranh và tìm ra kiến thức
- hs khác nhận xét
- hs đọc phần ghi nhớ. 
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: TOÁN
	DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Hình bình hành có đặc điểm gì?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV vẽ hình- HS quan sát hình vẽ
- Nhận xét về cạnh đáy và chiều cao hình bình hành
- Hướng dẫn HS cắt ghép hình bình hành để được HCN như sgk
- So sánh diện tích hình bình hành với diện tích hình chữ nhật?
- Nhắc lại cánh tính diện tích hình chữ nhật?
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm phiếu bài tập
- Nêu yêu cầu của bài
- So sánh diện tích HCN và HBH?
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS nhận xét số đo đáy và chiều cao của hình bình hành?
- HS lên bảng giải
1. Ví dụ:
 A B - DC là đáy 
 - AH là chiều sao
 D H C
- Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.
- Diện tích hình bình hành ABCD là: a h
 2. Qui tắc: (sgk- 104)
 S = a h
* Bài 1 (104).
- Hình 1: S = 9 5 = 45 (cm2)
- Hình 2: S = 13 4 = 52 (cm2)
- Hình 3: S = 7 9 = 63 (cm2)
* Bài 2 (104).(HS khá, giỏi làm)
a, Diện tích HCN: 5 10 = 50 (cm2)
b, Diện tích HBH: 5 10 = 50 (cm2)
* Bài 3 (104).
a, Đổi 4 dm = 40 cm
Diện tích HBH là: 40 34 = 1360 (cm2)
b, Đổi 4 m = 40 dm (HS khá, giỏi làm) 
Diện tích HBH là: 40 13 = 520 (dm2)
	4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu cách chia cho số có ba chữ số?
	- Làm bài vở bài tập Xem bài sau: 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ(kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán việt(có tiếng tài) theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp, hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nêu ghi nhớ của bài học trước? Cho ví dụ?
	 - Nhận xét- đánh giá 
3. Bài mới
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm phiếu dán kết quả
- GV chốt lời giải đúng
- Nêu yêu cầu của bài 2
- HS tự đặt câu
- Đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ và làm bài
- GV nhận xét- chữa bài
* Bài 1( 11).
a, tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b, tài nguyên, tài trợ, tài sản.
* Bài 2 (11).
- Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài ba.
- Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc.
* Bài 3 (11).
a, Người ta là hoa đất.
b, Nước lã mà vã lên hồ,
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Em hiểu tài năng có nghĩa là gì?
	- Nhận xét tiết học.
- Học và làm bài ở vở bài tập, bài sau: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
TIẾT 4: KHOA HỌC
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tác hại của bão: thiết hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+Cắt điện, tàu, thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học nhóm
- Trò: xem bài trước
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nêu nguyên nhân gây ra gió?
	 - Nhận xét- đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- Điền vào ô trống tên các cấp gió phù hợp với đoạn văn mô tả về động tác của cấp gió đó?
- HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin sgk và hoàn thành bài tập.
- GV nhận xét- bổ sung
* Quan sát H 5, 6(sgk)
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng do bão?
- Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão?
* Tìm hiểu về 1 số cấp gió:
- Cấp 5 (gió khá mạnh) khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
- Cấp 9 (gió dữ, bão) khi có gió này bầu trời đầy những mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.
- Cấp 0 (không có gió)
- Cấp 7(gió to, bão) khi có gió này, trời có thể tối và có bão, cây lớn du đưa, người đi bộ ngoài trời sẽ khó khăn và phải chống lại sức gió
- Cấp 2 (gió nhẹ) khi có gió này bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.
* Tác hại của bão và cách phòng chống:
- Bão lớn làm thiệt hại về mùa màng, cây cối, nhà cửa...
- Theo dõi bảng tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa...
4. Củng cố- dặn dò: 
- Tổ chức trò chơi: Ghép chữ vào hình.
	- Học bài và đọc bài sau: Không khí bị ô nhiễm.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2009
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nắm vững 2 cách viết bài(mở rông, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ, phiếu bài tập
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS đọc đoan mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- Đọc nội dung bài tập
- Nhắc lại 2 cách kết bài về văn kể chuyện 
- Xác định đoạn kết bài ?
- Đó là kết bài theo cách nào?
- HS đọc 4 đề bài sgk- chọn đề
- HS tự làm bài vào vở bài tập
- Gọi HS đọc bài viết- Gv nhận xét
* Bài 1 (11).
- Đoạn cuối cùng trong bài: “Má bảo: “Có của phải biết giữ thì mới được lâu bền.” Vì vậy ... dễ bị méo vành”.
- Kết bài mở rộng: Căn dặn con của mẹ bạn nhỏ
- Đó chính là 2 cách kết bài đã học ở văn kể chuyện.
* Bài 2 (12).
 - Ngày tháng trôi qua, mỗi năm chúng tôi lên một lớp. Nhưng ai chẳng bồi hồi xúc động mỗi khi nghe hồi trống khai giảng dõng dạc báo hiệu một năm học mới lại bắt đầu.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu các cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật?
	- Học bài và chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật (bài viết).
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: THỂ DỤC
GV chuyên dạy
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: TOÁN: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: HS nêu cách tính diện tích của hình bình hành?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm phiếu bài tập dán kết quả
- Nhận xét- chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- GV treo bảng phụ- HS lên bảng điền
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV nêu công thức tính chu vi hình bình hành
- HS tự giải bài tập
- Nhận xét- chữa bài
* Bài 1 (104).
- Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện là: AB và DC; AD và BC
- Hình bình hành EGHK có cặp cạnh đối diện EG và HK; EK và HG
- Hình tứ giác MNPQ: MN và QP; MQ và NP
* Bài 2 (105).
Độ dài dáy
7 cm
14 dm
23 m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 m
Diện tích HBH
112 cm2
182 dm2
368 m2
* Bài 3 (105).
a,Chu vi hình bình hành: (8 + 3) 2 = 22 (cm)
b,(HS khá, giỏi làm)
Chu vi hình bình hành: (10 + 5) 2 = 30 (dm)
* Bài 4 (105). (HS khá, giỏi làm) 
 Giải
 Diện tích mảnh đất đó là:
 40 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành?
	- Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4: ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I, Mục tiêu:
 - Nêu đựoc một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Gấm.
 + Thành phố cảng trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,...
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ, lược đồ.
II, Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ hành chính.
 - Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.
III, Các HĐ dạy - học chủ yếu:
 1, HĐ1: Hải Phòng - thành phố cảng.
 - yc hs thảo luận nhóm.
 ? Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
 ? Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành 1 cảng biển?
 ? Mô tả về hoạt đông của cảng Hải PHòng?
 - Đại diện các nhóm TLCH.
 - các nhóm khác nhận xét.
 2. HĐ2:Đóng tầu là ngành công nghiệp quan trọng ncủa Hải Phòng.
 ? So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò ntn?
 ? Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
 ? Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tầu ở Hải Phòng?
 + TK:
 3, HĐ3: Hải Phòng là trung tâm du lịch.
 - Yc hs quan sát tranh ảnh và TLCH.
 ? Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch?
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Các nhóm khác nhận xét.
 + Nhận xét chung toàn bài,
 + Ghi nhớ:
 4,HĐ4:C - D:
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau: T20
- hs lần lượt trả lời câu hỏi đến khi có câu trả lời đúng.
- hs khác nhận xét và bổ sung.
- hs lần lượt trả lời câu hỏi
- hs khác nhận xét
- hs quan sát tranh và tìm ra kiến thức
- hs khác nhận xét
- hs đọc phần ghi nhớ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc