Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Hoạt động 1: Nhận xét hoạt động tuần trước

- Quy định nội dung đánh giá như sau:

+ Tổng hợp điểm 10 .

+ Điểm yếu.

 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.

-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.

- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.

- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.

HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.

 -Gọi HS góp vui các tiết mục văn nghệ.

 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.

 -Giáo dục HS tích cực học tập .

HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.

- Tích cực trong học tập .

- Chuyên cần, đi học đầy đủ đến ngày nghỉ Tết.

- Duy trì tốt nề nếp học tập .

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
( Từ 12 / 01 / 2009 đến 16 / 01 / 2009 )
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
12/1
SÁNG
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
SHL
SH chủ nhiệm
3
T
Phân số
4
TĐ
Bốn anh Tài ( tt)
CHIỀU
1
TD
2
ĐĐ
Kính trọng và biết ơn người lao động( t2)
3
LS
Chiến thắng Chi Lăng
BA
13/1
SÁNG
1
CT
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
2
T
Phân số và phép chia số tự nhiên
3
KC
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
4
TD
CHIỀU
1
H
2
TH
3
AV
TƯ
14/1
SÁNG
1
TĐ
Trống đồng Đông Sơn
2
MT
3
LT.C
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
4
T
Phân số và phép chia số tự nhiên (tt)
CHIỀU
1
KH
Không khí bị ô nhiễm Bộ phận
2
BDT
Luyện tập chung
3
BDT
Luyện tập chung
NĂM
15/1
SÁNG
1
TLV
Miêu tả đồ vật ( Kiểm tra viết )
2
T
Luyện tập
3
AV
4
KH
Bảo vệ bầu không khí trong sạch Toàn phần
CHIỀU
1
TH
2
KT
Trồng rau hoa trong chậu ( tiết 2)
3
ÔN TLV
Luyện tập
SÁU
16/1
SÁNG
1
LT.C
MRVT : Sức khỏe
2
TLV
Luyện tập giới thiệu địa phương
3
T
Phân số bằng nhau
4
ĐL
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ BP
CHIỀU
1
GDNGLL
Văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng Xuân
2
BD.TV
Ôn luyện TLV- LT.C
3
BD.TV
Ôân luyện TLV- LT.C
Ngày soạn : 10 / 1 
Ngày dạy : Thứ hai , ngày 10 tháng 1 năm 2009
SINH HOẠT LỚP ( Tiết 20 )
 I . MỤC TIÊU
Giúp HS nhận xét , phê bình , xây dựng , đóng góp ý kiến cho kế hoạch tuần.
Rèn tính tự tin , mạnh dạn phát biểu ý kiến trước đám đông.
Tự giác nhận lỗi và sửa lỗi.
 II . CHUẨN BỊ
Nhận xét thông tin , kết qủa.
Kế hoạch hoạt động tuần sau.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét hoạt động tuần trước
- Quy định nội dung đánh giá như sau:
+ Tổng hợp điểm 10 .
+ Điểm yếu.
 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.
-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.
- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.
- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.
HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.
 -Gọi HS góp vui các tiết mục văn nghệ.
 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.
 -Giáo dục HS tích cực học tập .
HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Tích cực trong học tập .
- Chuyên cần, đi học đầy đủ đến ngày nghỉ Tết.
- Duy trì tốt nề nếp học tập .
- Lao động vệ sinh trường lớp.
 - Đạo đức : Không chửi thề , đánh nhau . 
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC:
-Lắng nghe
-Lớp trưởng nhắc lại:
+ Kiểm tra vở báo bài.
+ Vở rèn chữ viết.
+ Truy bài đầu giờ.
-Từng tổ lên báo cáo trước lớp.
 -Dựa vào các tiêu chí sau để nhận xét:
+ Chuyên cần , hăng hái xây dựng bài. +Lười học bài, nói chuyện nhiều trong giờ học.
+ Nghỉ học thường xuyên, đi học trễ.
+ Nhận xét tình hình trực nhật.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - HS khác cổ vũ cho các bạn.
 - Bình chọn nhóm trình bày hay. 
- Lắng nghe
- Vài HS nhắc lại
-Cả lớp hát tập thể
Toán (tiết 96)
PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Bước đầu nhận biết phân số , tử số và mẫu số .
	- Biết đọc , viết phân số .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các mô hình , hình vẽ SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Phân số .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
Hoạt động 2 : Giới thiệu phân số .
- Hướng dẫn HS quan sát một hình tròn , nêu câu hỏi giúp HS nhận biết :
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .
+ 5 phần trong số 6 phần đó đã được tô màu .
- Nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần . Ta nói : Đã tô màu năm phần sáu hình tròn . Năm phần sáu viết thành ( viết số 5 , viết gạch ngang , viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5 ) .
- Giới thiệu : Ta gọi là phân số . 5 là tử số , 6 là mẫu số .
- Hướng dẫn HS nhận ra :
+ Mẫu số viết dưới gạch ngang . Nó cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 .
+ Tử số viết trên gạch ngang . Nó cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . Tử số cũng là số tự nhiên .
- Tiến hành tương tự với các phân số : rồi cho HS tự nêu nhận xét .
- Luyện đọc : Năm phần sáu .
- Nhắc lại .
- là những phân số . Mỗi phân số có tử số và mẫu số . Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang . Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang .
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
- Nêu yêu cầu BT , sau đó làm bài và chữa bài .
- Dựa vào bảng SGK để nêu hoặc viết ở bảng khi chữa bài .
- Viết các phân số vào vở .
- Em đầu tiên đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì chỉ em thứ hai đọc tiếp . Cứ như thế cho đến khi đọc hết 5 phân số . Nếu em đầu tiên đọc sai thì GV sửa rồi cho em đó đọc lại mới chỉ định em khác đọc tiếp .
 Hoạt động 4 : Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đọc , viết các phân số ở bảng .
	- Nêu lại khái niệm về phân số .
Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 96 sách BT .
Tập đọc (tiết 39)
BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ mới : núc nác , núng thế . Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh . Biết đọc diễn cảm bài văn , chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến truyện : hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp , dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh ; chậm rãi , khoan thai ở lời kết .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chuyện cổ tích về loài người .
	- Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Bốn anh tài (tt) .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Hoạt động 2 : Luyện đọc .
- Có thể chia bài thành 2 đoạn : 
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Tìm hiểu bài .
- Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh .
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
- Ý nghĩa truyện là gì ?
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót . Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho ngủ nhờ .
- Phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc .
- Một số em thuật .
- Vì họ có sức khỏe và tài năng phi thường : đánh nó bị thương , phá phép thần thông của nó . Họ dũng cảm , đồng tâm , hiệp lực nên đã thắng yêu tinh , buộc nó quy hàng .
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
* Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cẩu Khây hé cửa  tối sầm lại . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý chính của truyện .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập kể lại chuyện cho người thân nghe .
CHIỀU: Đạo đức (tiết 20)
KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
- Yêu lao động , phê phán thói chây lười .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kính trọng , biết ơn người lao động .
	- Nhận xét phần thực hành tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Kính trọng , biết ơn người lao động (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Đóng vai .
MT : Giúp HS thể hiện được vai diễn của mình qua nội dung BT .
- Chia lớp thành các nhóm , giao cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống .
- Phỏng vấn các em đóng vai .
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Các nhóm lên đóng vai .
- Thảo luận cả lớp : 
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ?
Hoạt động 2 : Trình bày sản phẩm .
MT : Giúp HS trình bày được các sản phẩm liên quan đến bài học của mình .
- Nhận xét chung .
- Các nhóm trình bày sản phẩm .
- Cả lớp nhận xét .
 Hoat động nối tiếp : . Củng cố : (3’)
	- Đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu lao động , phê phán thói chây  ... g 3 : Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
Tập làm văn (tiết 40)
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn . 
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống .
	- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa một số nét đổi mới của địa phương em .
	- Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Miêu tả đồ vật : Kiểm tra viết .
	- Nhận xét về bài kiểm tra đã làm .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập giới thiệu địa phương .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Bài 1 : 
+ Giúp HS nắm dàn ý bài giới thiệu : Nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu về một bài giới thiệu . Dựa theo bài mẫu đó , có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu .
+ Đưa bảng phụ vào và cho HS đọc :
a) Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống .
b) Thân bài : Giới thiệu những đổi mới ở địa phương .
c) Kết bài : Nêu kết quả đổi mới của địa phương , cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó .
- 1 em đọc nội dung BT . Cả lớp theo dõi 
- Làm bài cá nhân , đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi 
- Đọc thầm bài Cái nón , suy nghĩ , làm việc cá nhân .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 Bài 2 : 
+ Phân tích đề , giúp HS nắm vững yêu cầu , tìm được nội dung cho bài giới thiệu , nhắc HS chú ý :
@ Các em phải nhận ra những đổi mới của làng xóm , phố phường nơi mình đang ở để giới thiệu những nét đổi mới đó .
@ Em chọn trong những đổi mới ấy một hoạt động em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu .
@ Nếu không tìm thấy những đổi mới , các em có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và mơ ước đổi mới của mình .
- 1 em đọc yêu cầu đề bài . 
- Tiếp nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu .
- Thực hành giới thiệu trong nhóm .
- Thi giới thiệu trước lớp .
- Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên , chân thực , hấp dẫn nhất .
 Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)- Tổ chức cho HS treo các ảnh về sự đổi mới của địa phương đã sưu tầm được
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em .
Toán (tiết 100)
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số . Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số .
	- So sánh được 2 phân số với nhau .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Phân số bằng nhau .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số .
- Hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy SGK và nêu câu hỏi giúp HS nhận ra hai băng giấy này bằng nhau .
- Giới thiệu : Phân số bằng phân số 
- Làm thế nào để biết phân số bằng phân số ?
- Giới thiệu cho HS biết : Đó là tính chất cơ bản của phân số .
- Tự viết : 
- Tự nêu kết luận như SGK , nhắc lại nhiều lần .
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Tự làm bài rồi đọc kết quả .
- Tự làm bài rồi nêu nhận xét của từng phần a hoặc b hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần .
- Tự làm bài rồi chữa bài . 
 Hoạt động 4 : Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tìm các phân số bằng nhau ở bảng .
Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 100 sách BT .
Địa lí (tiết 20)
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của người dân đồng bằng Nam Bộ .
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc , nhà ở , làng xóm , trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ . Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đây . Dựa vào tranh , ảnh tìm ra kiến thức .
	- Yêu mến người dân Nam Bộ .
* GDBVMT :
- Biết được ô nhiễm không khí, nước, đất do mật độ dân số cao và phát triển sản xuất ( công nghiệp, nông nghiệp, )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ phân bố dân cư VN .
	- Tranh , ảnh về nhà ở , làng quê , trang phục , lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đồng bằng Nam Bộ .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhà ở của người dân .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ .
- Dựa vào SGK , bản đồ phân bố dân cư VN và vốn hiểu biết của bản thân cho biết 
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào ?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu ? Vì sao ?
+ Phương tiện đi lại phổ biến của họ là gì 
Hoạt động 2 : Nhà ở của người dân (tt) .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- GDBVMT : Gần đây , đường bộ được xây dựng , các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều ; nhà ở có đủ phương tiện hiện đại .
- Không khí bị ô nhiễm do mật độ dân số cao và phát triển sản xuất ( Công nghiệp, nông nghiệp,)
- Các nhóm làm BT trong SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
Hoạt động 3 : Trang phục và lễ hội .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Dựa vào SGK , tranh , ảnh thảo luận theo gợi ý :
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt ?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì ?
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ .
- Trình bày kết quả trước lớp .
 Hoạt động nối tiếp : Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu mến người dân Nam Bộ .
 Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
GDNGLL
VĂN NGHỆ CA NGỢI ĐẢNG, BÁC HỒ, MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp; củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Từ đó động viên HS phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS thi văn nghệ giữa các tổ.
- Nêu yêu cầu:
+ Bạn hãy trình bày 1 bài hát có nội dung là Mùa xuân
+ Bạn hãy đọc 1 bài thơ có nội về Đảng.
+ Bạn hãy hát 1 bài hát có nội dung về Đảng
- Nhận xét tổ nào đọc nhiều bài thơ, hát được nhiều bài hát có nội dung đúng yêu cầu sẽ chiến thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc 
- Công bố tổng số điểm của các tổ .
- Nhận xét tiết học
- Các tổ thi nhau hát- đọc thơ như yêu cầu.
- Nhận xét chọn đội chiến thắng.
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN LT.C
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? 
	- Tìm được những câu kể trên trong đoạn văn . Xác định được CN , VN trong câu . Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu này .
- Tiếp tục mở rộng và tích cực hóa vốn từ thuộc chủ điểm sức khỏe của HS . Cung cấp cho HS một số thành ngữ , tục ngữ liên quan đến sức khỏe .
 - Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT DẠY HỌC:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Luyện tập – thực hành
Bài 1 : a) Tìm thành ngữ trái nghĩa với từng thành ngữ sau:
- Khỏe như voi; Nhanh như sóc
b) Đặt câu với mỗi thành ngữ trái nghĩa tìm được. 
Yếu như sên
- Nhận xét – chốt lại kế quả đúng
a) Khỏe như voi 
Chậm như rùa
-Nhanh như sóc 
b) Tùy câu văn của HS mà nhận xét
Bài 2 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:
- Tùy câu văn của HS nhận xét – sửa sai
a) Cô giáo chấm bài cho chúng em thật kĩ, sửa từng lỗi nhỏ.
b) Từ sáng sớm, bà em đã dậy cho lợn, gà ăn và thổi cơm, đun nước.
c) Cày xong gần nữa đám ruộng, bác nông dân mới nghỉ giải lao.
d) Sau khi ăn cơm xong, gia đình em quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
Bài 3 : Đọc bài ca dao sau :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
+ Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc?
- Nhận xét chốt lại ý đúng :Vẻ đẹp của phẩm chất cao quý, thanh tao, không hề bị “ vẩn đục” hay bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa ngay tại môi trường sống.
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS thảo luận nhóm
- Trình bày trên bảng nhóm.
- Nhận xét – sửa sai
- HS làm vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc câu văn của mình.
- Nhận xét – bổ sung.
- Hoạt động nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc