Giáo án Lớp 4 Tuần 22 đến 25

Giáo án Lớp 4 Tuần 22 đến 25

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2: Tập đọc :

 SẦU RIÊNG

A) Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả .

 - Hiểu nội dung : Tả cây Sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B) Đồ dùng dạy- học

 - GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc

 - HS: SGK, vở ghi

C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 152 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 22 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
Ngày soạn 25/1/2010 Ngày dạy: Thứ 2/26/1/2010
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc : 
 SẦU RIÊNG
A) Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả .
	- Hiểu nội dung : Tả cây Sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B) Đồ dùng dạy- học
	- GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc 
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc
	- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ(3’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Bè xuôi sông La "
- Nêu nội dung bài?
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 
- Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- GV giới thiệu: Tuần 22 đến tuần 24 các em sẽ học chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Bài tập đọc mở đầu cho chủ điểm vẻ đẹp muôn màu là bài Sầu riêng. Qua bài tập đọc các em sẽ được tìm hiểu về một loại cây ăn trái rất quý, được coi là đặc sản của miền Nam. Các em sẽ được ngắm cây sầu riêng, thưởng thức hương vị đặc biệt của nó dưới ngòi bút của nhà văn Mai Văn Tạo.
2. Nội dung bài
a) Luyện đọc :11’
- Bài chia 3 đoạn
HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.( 2 lần) GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.
- Đọc phần chú giải.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài: 12’
- Đọc thầm đoạn 1 
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
 Ở miền Nam nước ta có rất nhiều cây ăn quả. Nếu một lần nào thăm các miệt vườn nơi đây chúng ta khó mà ra được. Nơi nổi tiếng có nhiều sầu riêng nhất là Bình long và Phước Long.
 - Đọc toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Những từ ngữ miêu tả nét đặc sắc của hoa sầu riêng, của sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa, quả của nó để làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng chín, đó là cách tương phản mà không phải bất kì ngòi bút nào cũng thể hiện được.
- Theo em “Quyến rũ” có nghĩa là gì?
- Trong câu văn “Hương vị quyến rũ đến lạ kì”, em có thể tìm những từ nào thay thế từ “Quyến rũ”.
- Trong 4 từ trên, từ nào dùng hay nhất? Vì sao?
 Sầu riêng là loại trái cây rất đặc biệt. Dưới ngòi bút của tác giả nó quyến rũ chúng ta đến với hương vị tổng hợp từ mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo của trứng gà và vị ngọt của mật ong già hạn. Lần đầu thưởng thức trái sầu riêng, ai cũng sợ cái mùi tổng hợp đó. Nhưng khi đặt múi sầu riêng vào đầu lưỡi ta mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của nó.
- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- YC HS tìm dàn ý chính của bài
* Nội dung chính của bài nói gì?
c) Đọc diễn cảm: 12’
 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
 - Theo em, để làm nổi bật giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng, chúng ta nên đọc bài với giọng như thế nào?
 Ngoài việc thể hiện giọng đọc cần chú ý nhấn giọng các từ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
- Treo bảng phụ viết đoạn văn thứ nhất và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Tuyên dương HS đọc hay nhất.
- Gọi 1 đến 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
IV) Củng cố, dặn dò(2’)
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Quan sát và nêu ý kiến của mình. 
- Tranh vẽ những cảnh đẹp của đất nước: cảnh sông núi, nước non, nhà cửa, chùa chiền, có cây đa, bến nước, con đò rất thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam.
- Lắng nghe
+ Đoạn 1: Sầu riêng là loại ... đến kì lạ
+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta
+ Đoạn 3: Đứng ngắm cây sầu riêng ... đến đam mê.
- HS đọc từ khó
- 3 Hs cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
- HS lắng gnhe
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
- Lắng nghe
-3 HS ngồi cùng bàn đọc bài, trao đổi và tìm ra 
a. Hoa sầu riêng: trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá...
b. Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cành. Trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí..
c. Dáng cây sầu riêng: thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo...
+ Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, của sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
- Lắng nghe.
+ “Quyến rũ” có nghĩa là làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó.
+ Các từ “hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
+ Trong các từ trên, từ “quyến rũ” dùng hay nhất vì nó nói rõ ý mời mọc, gợi cảm đến với hương vị của trái sầu riêng.
- Lắng nghe.
+ Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín, hương vị toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
+ Đoạn 1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng.
+ Đoạn 2: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
+ Đoạn 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng
* Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng
- 3 em
- HS trao đổi ý kiến và tìm giọng đọc hay: giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.
- HS tìm và gạch chân các từ cần nhấn giọng.
+ Lắng nghe.
+ 2HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc.
- 3 đến 5 em thi đọc diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 đến 2 HS đọc cả bài trước lớp
- 2 em
Tiết 3:Ky thuật :
 TRỒNG CÂY RAU, HOA. (Tiết 2 )
A) Mục tiêu:
	- Biết cách chọn cây rau hoặc hoa đem trồng.
	- Biết được quy trình kĩ thuật trồng cây con.
	- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật
 B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: Cây con rau, hoa - túi bầu có chứa đất
	- HS: Cuốc, dầm xới, bình tưới
 C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
- KT chuẩn bị của HS
III- Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1:Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con
- Cho HS đọc ND bài trong SGK
-YC HS nêu cách thực hiện các công việc chẩn bị trước khi trồng rau, hoa
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
- Trước khi gieo hạt ta phải chuẩn bị những gì?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- GV cho HS quan sát hình trong SGKvà nêu các bước trồng cây con
+ Hãy nêu cách trồng cây con?
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
_ HD HS chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trong bầu ( Vì trường không có vườn)
- GV làm mẫu và giải thích các bước
IV) Củng cố - dặn dò
- HS nhắc lại các cách trồng cây con
- Về nhà chuẩn bị tiết sau ( Học tiếp)
- Nhân xét giờ học
- HS chuẩn bị dụng cụ
- Nghe
- 2 em đọc - lớp đọc thầm
- Chọn cây con khoẻ, không cong queo gầy yếu, bị sâu, đứt rễ, gẫy ngọn
- Thì cây trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt
- Làm nhỏ đất , san phẳng mặt luống
- Cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống
- Giữa các luống phải có khoảng cách
+ Cuốc hốc trồng cây. đặt cây vào giữa hốc vun đất vào quanh gốc , ấn chặt cho đến khi cây đứng vững
+ Tưới nước cho cây. Nếu trời nắng dùng tàu lá chuối lá cọ, hoặc liếp để che phủ
- Lấy đất ruộng hoặc vườn đã phơi khô, đập nhỏ cho vào túi, sau đó chọn cây con và tiến hành trồng cây con vào bầuđất
- HS quan sát và làm theo
 Tiết 3: Toán: 
 LUYỆN TẬP CHUNG
A) Mục tiêu 
 Giúp HS :
	- Củng cố về khái niệm phân số .
	- Rèn kỹ năng rút gọn phân số ,quy đồng mẫu số các phân số .
B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: SGK, giáo án
	- HS: SGK, vở ghi
 C) Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động học
Hoạt động dạy
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng ,yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết 105 .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III - Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số,rút gọn phân số , quy đồng mãu số các phân số .
2. Nội dung bài
* Hướng dẫn luyên tập 
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
-GV chữa bài , HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian .
Bài 2 
- GV hỏi : Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài .
Bài 3 
- GV yêu cầu HS tự quy đồng mẫu số các phân số ,sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- GV chữa bìa và tổ chức cho HS trao đổi để tìm được MSC bé nhất .(c- MSC là 36 ; d- MSC là 12 )
Bài 4 
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.
- GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mình .
- GV nhận xét và cho điểm HS . 
IV) Củng cố- dặn dò 
- Hôm nay luyên tập dạng toán nào?
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học . 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn .
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2HS lên bảng làm bài , mỗi HS rút gọn 2 phân số ,HS cả lớp làm bài vào vở bài tập 
 = = ; = = 
 = = ; = = 
- Chúng ta cần rút gọn các phân số .
• Phân số là phân số tối giản
• Phân số = = .
• Phân số = = 
• Phân số = = 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .Kết quả:
a) ; b) ; 
c) ; d) ; ; 
a) ; b) ; c) ; d) 
Hình b đã tô màu vào số sao .
- HS nêu .Ví dụ phần a : Có tất cả 3 ngôi sao , 1 ngôi sao đã tô màu . Vậy đã tô màu số sao.
Tiết 5: Đạo đức: 
 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2) 
A) Mục tiêu
	- Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh
	- Đồng tình, noi gương những bạn có thái dộ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động.
	- Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh
B) Đồ dùng dạy – Học
	- GV: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
	+ Nội dung các tình huống, trò chơi, cuộc thi.
	- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học
Hoạt động dạy
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao phải lich sự với mọi người?
- Nhận xét
III - Bài mới (28’) Giảm tải (đã sửa theo SGK)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
 * Hoạt động 1:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trườn ... ách a là mở bài trực tiếp?
- Tại sao em cho cách b bài gián tiếp?
Nhận xét đánh giá bài của bạn?
- Hãy cho cô biết điểm giống nhau của mở bài miêu tả đồ vật và bài miêu tả cây cối?
- Thế nào là mở bài trực tiếp?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
 Nếu các em viết mở bài gián tiếp thì không nên viết dài quá. Chỉ cần viết 2, 3 câu là đủ.
 Các em đã biết thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp rồi, sau đây chúng ta cùng thi đua nhau xem bạn nào viết mở bài gián tiếp hay nhé.chúng ta cùng chuyển sang bài 2
Bài 2(75)
- Dựa vào các gợi ý, viết mở bài ( gián tiếp) cho bài văn miêu tả cây phượng, cây mai, cây dừa?
Các em hãy chọn 1 cây để viết mở bài
VD: Trước cửa nhà em có một mảnh vườn nhỏ, mẹ em trồng bao nhiêu là cây, mỗi cây có một vể đẹp riêng. Một cây mai thế hình con công nổi trội hẳn lên đang phô những cánh hoa vàng rực rỡ.
 VD: Sân trường em trồng rất nhiều cây bóng mát. Đó là món quà kỷ niệm do các anh, các chị đi trước trồng tặng trường. Mỗi cây có một bóng dáng, màu sắc khác nhau. Nhưng to nhất và đẹp nhất vẫn là cây phượng trồng ngay bên trên lớp học của em.
- Hãy nêu bài của mình?
- Nhận xét đánh giá bài của bạn?
 Các em viết bài rất tốt, để giúp các con nắm chắc hơn về các ý trong một mở bài, cô cùng chúng ta chuyển sang bài 3 nhé.
Bài 3( 75)
- Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: 
a) Cây đó là cây gì?
b) Cây được trồng ở đâu?
c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào ( do ai mua)
d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?
- Nêu phần bài làm của nhóm mình?
- Nhận xét bài của nhóm bạn?
 Các em vừa trả lời các câu hỏi trong bài 3, như vậy là các em đã nêu được dàn bài của phần mở bài rồi đấy.
Hãy nhắc lại phần dàn bài của mở bài bài văn miêu tả cây cối.
 Sau đây chúng ta cùng thi xem bạn nào viết mở bài hay và đủ các ý nhé, chúng ta cùng chuyển sang bài 4.
Bài 4(75)
Hãy viết một đoạn văn mở bài, giới thiệu chung về cây định tả?
Hãy nêu bài của mình?
Nhận xét đánh giá? ( Viết bài có đủ theo dàn ý không còn thiếu phần nào)
Hoặc:+ Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa tươi thắm như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè mữa lại bắt đầu.
 + Trong khoảng sân nhỏ trước nhà, bố em trồng rất nhiều thứ hoa, nhưng em thích nhất vẫn là cụn hồng nhung.
 + Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả như: mít, xoài, na, mận hậu, bưởi, chanh Nhưng em thích nhất là cây cam do ông nội trồng ngay trước cửa phòng khách. Ông bảo nó trồng từ khi em mới lọt lòng mẹ.
IV) Củng cố dặn dò:2’
- Mở bài trong bài văn miêu tả cây cối thường có mấy cách? Là những cách nào?
- Thế nào là mở bài trực tiếp?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- Khi viết văn các em nên viết theo cách nào?
Để viết được bài văn hay, lôi cuốn người đọc các emm nên viết mở bài theo 
- Dặn nếu chưa viết xong bài 2,4 thì về viết tiếp cho hoàn chỉnh và học thuộc bài 3
- Nhận xét giờ học
- 3 em
- 2 em
- Lắng nghe
- Hãy suy nghĩ và cho cô biết
 - Cách a: Mở bài:Trực tiếp- giới thiệu ngay cây hoa định tả.
 - Cách b: Mở bài: Gián tiếp- Nói về mùa xuân, các loại hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
- Nó hoàn toàn giống nhau cũng có 2 cách viết mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- MB trực tiếp: Giới thiệu ngay cây định tả.
- MB gián tiếp: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả.
- HS suy nghĩ rồi viết bài vào vở.
VD:+ Mẹ ơi! Cây hoa mai trước cửa nhà mình trồng từ bao giờ vậy?
 - Tết năm ấy, con đang lẫm chẫm tập đi, dì Lan ra thăm mang tặng cho con đấy. Năm sau lá nó bị héo, mẹ cứ tưởng nó không sống được. Ai ngờ năm nay nó nở hoa đẹp đến thế!
 - Ồ, thế cây mai có đến 7 năm rồi mẹ nhỉ.
+ Vào những ngày tháng ba, dưới cái năng oi ả, khô nóng của gió Lào thật đáng sợ. Tan học, tụi trò nhỏ chúng em thường dừng lại dưới gốc cây cổ thụ bên đường để tận hưởng những ngọn gió mát lành. Chính gốc cây này ghi lại không biết bao nhiêu những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò. Đó chính là cây dừa ở ngay đầu xóm em.
- 4 em
- HS quan sát và thảo luận nhóm 2( bạn hỏi bạn trả lời).
- Tôi giới thiệu với các bạn cây mai vàng.
- Cây trồng ở trước cửa nhà tôi.
- Cây do dì tôi tặng từ khi tôi còn đang lẫm chẫm tập đi.
- Cây mai đang nở hoa rất đẹp.
- 3 nhóm
- 2 em đọc lại
- HS làm bài vào vở. 2 em viết phiếu to
 VD: Sân trường em trồng rất nhiều cây bóng mát. Đó là món quà kỷ niệm do các anh, các chị đi trước trồng tặng trường. Mỗi cây có một bóng dáng, màu sắc khác nhau. Nhưng to nhất và đẹp nhất vẫn là cây phượng trồng ngay bên trên lớp học của em.
- 2 em
 + Hè năm vừa qua, em được vào Nha Trang nghỉ mát, ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yêu; Và thích nhất được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn của em từ lúc nào không biết nữa
- Có 2 cách: Trực tiếp và mở bài gián tiếp.
-Giới thiệu ngay cây định tả.
- Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả.
- Viết theo kiểu gián tiếp.
 Tiết 3: TOÁN: PHÉP CHIA PHÂN SỐ
 A) Mục tiêu
 Giúp HS :
	- Biết cách thực hiện phép chia cho phân số.
	- HS có kĩ năng chia phân số thành thạo
	- GD HS say mê học toán
 B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: Hình vẽ minh họa như phần trong bài học SGK vẽ sẵn trên bảng phụ.
	- HS: SGK, vở ghi
 C) Các họat động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 125.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách thực hiện phép nhân các phân số, bài học hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia các phân số.
2. Nội dung bài
a. Hướng dẫn thực hiện phép chia phân số
- GV nêu bài toán : Hình chữ nhật ABCD có diện tích m² , chiều rộng là m.Tính chiều dài của hình chữ nhật đó
- GV hỏi : Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật muốn tính chiều dài chúng ta làm như thế nào?
- Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD ?
- GV hỏi : Bạn nào biết thực hiện phép tính trên?
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra sau đó hướng dẫn : Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Trong bài toán trên, phân số được coi là phân số đảo ngược của phân số . Từ đó ta thực hiện phép tính như sau :
: = = = 
- Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét ?
- GV : Hãy nêu lại cách thực hiện phép chia cho phân số
3. Luyện tập 
Bài 1
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm miệng trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2
- GV cho HS nêu lại cách thực hiện chia cho phân số sau đó làm bài.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS nghe và nêu lại bài toán.
- Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều dài.
- HS : Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là
 : 
- HS thử tính, có thể tính đúng hoặc sai.
- HS nghe giảng và thực hiện lại phép tính.
- Chiều dài của hình chữ nhật là m 
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết phân số đảo ngược của các phân số đã cho.
- 5 HS lần lượt nêu 5 phân số đảo ngược của các phân số đã cho trước lớp. Ví dụ : Phân số đảo ngược của là.
- 1 HS nêu trước lớp, sau đó 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) : == = 
b): = = 
c) : = = 
- HS theo dõi bài chữa của GV sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) = : ===	 :=== 
b) = 	 : = = = 	 : = = 
- GV chữa bài trên bảng lớp.
- GV yêu cầu HS đọc lại các phép tính trong phần a và hỏi : là tích của các phân số nào ?
- Khi lấychia cho thì ta được phân số nào ?
- Khi lấy chia cho hì ta được phân số nào ?
- Vậy khi lấy tích của hai phân số chia cho một phân số thì ta được thương là gì ?
- Biết = có thể viết ngay kết quả của : được không ? Vì sao ?
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp
- GV nhận xét và cho điểm HS.
IV) Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- là tích của phân số và .
- Được phân số bằng .
- Ta được phân số bằng.
- Khi lấy tích của hai phân số chia cho 1 phân số thì ta được thương là phân số còn lại.
- Biết = có thể viết ngay kết quả của : = vì khi lấy tích của hai phân số chia cho một phân số ta được thương là phân số còn lại.
- 1 HS đọc
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật đó là :
 :=(m)
 Đáp số : m
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và kiểm tra .
bài.
 SINH HOẠT 
I- Yêu cầu
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
- Sau nghỉ tết các em :
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
- Các em , có ý thức trong học tập 
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
 3,Công tác khác
 	-Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
	 - Các khoản thu nộp chậm
 	- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 	- Có đủ ghế ngồi chào cờ
 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
 - Thi đua học tốt chuẩn bị ngày thành lập Đảng
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 22. sua moi.doc