Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

1. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 -Nhận xét ghi điểm .

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.

-Gọi 1 em đọc toàn bài.

-Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài .

-Kết hợp sửa lỗi phát âm và giúp HS tìm hiểu nghĩa của từ khó .

-Cho HS đọc theo cặp.

-Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

-GV đọc mẫu.

HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

+Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”

+Vẻ đẹp của hoa phượng còn có gì đặc biệt ?

 

doc 53 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Ngày soạn: Ngày 12 tháng 2 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011 
 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 45 BÀI : CHÀO CỜ + SINH HOẠT VUI CHƠI
 MÔN: TẬP ĐỌC 
 Tiết 45 BÀI : HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm phù hợp với nội dung bài .
- ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của học trò( trả lời các câu hỏi SGK) 
- Yêu quý thiên nhiên, mái trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng nếu có.
III. Các hoạt động dạy - hoc .
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 -Nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.
-Gọi 1 em đọc toàn bài.
-Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài .
-Kết hợp sửa lỗi phát âm và giúp HS tìm hiểu nghĩa của từ khó .
-Cho HS đọc theo cặp.
-Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
-GV đọc mẫu. 
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”
+Vẻ đẹp của hoa phượng còn có gì đặc biệt ?
+Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ?
+ Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì ?
HĐ3: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm .
- Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đọc đoạn 1.
- Đọc mẫu
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
-Nhận xét ghi điểm .
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về đọc lại bài và tập miêu tả một loài hoa.
-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi .
-Nhận xét bạn đọc.
- 1 em đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau đọc bài (2-3 lượt )
-1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
-Luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm và trả lời.
-Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là loài cây rất gần gũi , gắn bó với tuổi học trò.
- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả một loạt, một vùng. Màu sắc như ngàn con bướm thắm đậu khít vào nhau.
Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì bạn bè sắp phải xa nhau, xa mái trường, vui vì hoa phượng nở báo hiệu sắp được nghỉ hè.
+Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa màu lại càng tươi dịu. Khi số hoa tăng, màu cũng đậm dần
+ Phát biểu ý kiến.
Bài văn cho thấy vẻ đẹp rực rỡ và độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả.
-3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng cả lớp theo dõi , tìm giọng đọc.
- Nghe đọc mẫu.
- HS thi đọc.
 -Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất .
- 1 em nhắc lại.
 MÔN: TOÁN 
Tiết 111	 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu. Giúp HS củng cố về:
Biết so sánh hai phân số.
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. 
Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên 
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập
 So sánh hai PS : và 
-Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : Giới thiệu bài
Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1. Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bảng con .
-Nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh.
Bài 2. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bảng con
-Nhận xét bài
Bài 1:( Bài 1a,c cuối trang 123)
Bài 2 : đầu trang 123
Bài 3. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Gợi ý câu b rút gọn về cùng tử số rồi so sánh và xếp theo thứ tự.
-Cho HS làm vào vở.
-Gọi HS nhận xét chữa bài.
Bài 4. (HS khá,giỏi) Gọi HS nêu yêu cầu
-Gợi ý: Tìm cách rút gọn từng cặp số ở tử số và mẫu số với nhau.
-Cho HS làm vào vở.
-Nhận xét bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách so sánh hai PS cùng tử số ; cùng mẫu số; so sánh PS với 1 ?
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập 4b.
-1HS lên bảng làm , lớp làm nháp.
-Nhận xét bài
-HS 2: làm bài:
Bài 1. 1HS nêu yêu cầu.
-Làm bảng con.
 ; 
 ; ; 1 <
Nhận xét, nhắc lại cách so sánh hai PS cùng MS, cùng tử số, so sánh PS với 1.
Bài 2. 1 HS đọc đề bài.
-Tính tổng số HS của lớp đó rồi viết PS
1 em lên bảng. Lớp làm vào vở.
 Số HS của cả lớp đó là:
 14 + 17 = 31 (HS)
a) b) 
* HS khá giỏi: 1b cuối trang 123. Bài 3,4
-Lớp làm bảng con
a) 752 ; 754 ; 756; 758
b) 750 ( số này chia hết cho 3 )
c) 756 ( số này chia hết cho cả 2 và 3 )
-Nhận xét bài.
Bài 2. 1HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bảng con.
a) PS bé hơn 1 là: 
 b) PS lớn hơn 1 là: 
-Nhận xét bài.
Bài 3. 1 HS đọc đề bài.
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
a) 
 b) ; ; 
Thứ tự : ; ; 
-Nhận xét bài
Bài 4. 1 em nêu yêu cầu.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) 
3 em lần lượt nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
MÔN: CHÍNH TẢ 
Tiết 23 BÀI : (Nhớ - viết )CHỢ TẾT
I. Mục tiêu:
 - Nhớ, viết đúng chính tả; trình bày đúng đoạn trích Dải mây trắng đến Ngộ nghĩnh đuổi theo sau trong bài thơ Chợ Tết.
- Tìm đúng BT CT phân biệt âm đầu s / x hoặc vần ưc / ưt ( BT2)
- Rèn tính cẩn thận, khoa học khi trình bày bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : Cho HS viết bảng con:
lung linh, nõn nà, vi vút, khúc khuỷu 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
-Gọi HS đọc đoạn thơ từ Dải mây trắng Đến ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
+ Mọi người đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ?
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Đọc cho HS viết các từ dễ viết sai.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Gọi HS nêu cách trình bày đoạn thơ
- Nhắc nhở HS trước khi viết.
- Cho HS gấp sách và viết bài.
- Chấm một số bài, nhận xét.
Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện, trao đổi và trả lơì câu hỏi: Truyện đáng cười ở điểm nào
-GV kết luận: Câu chuyện muốn nói với chúng ta làm việc gì cũng phải dành công sức, thời gian thì mới mang lại kết quả tốt đẹp được.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài thơ.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà luyện viết lại bài, kể lại cho người thân nghe mẩu chuyện.
-Cả lớp viết bảng con.
-Nhận xét sửa lỗi nếu có.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
+Khung cảnh rất đẹp: Mây trắng đỏ dần theo ánh nắng mặt trời trên đỉnh núi.
-3 - 4 HS học thuộc lòng đoạn thơ.
-HS đọc và viết các từ: sương hồng lam, ôm ấp, lom khom, ngộ nghĩnh
- Sửa lỗi nếu có.
- 1 em nêu.
- Gấp sách viết chính tả.
-1 HS đọc , lớp theo dõi.
-2 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm theo cặp ra nháp.
-Nhận xét chữa bài.
-Đáp án: Hoạ sĩ - nước Đức - sung sướng - không hiểu sao - bức tranh - bức tranh.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm và phát biểu.
1 em nhắc lại.
bía
 Ngày soạn: Ngày 13 tháng 2 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 15tháng 2 năm 2011
 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIết 45 BÀI : DẤU GẠCH NGANG
I. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang( ND ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn( BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phấn chú thích( BT2). Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.
- HS say mê học tập.
II. Chuẩn bị:- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn a ở bài tập 1 phần nhận xét
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Yêu cầu HS đặt câu với từ : xinh đẹp, hiền lành.
-Nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn nhận xét.
Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. 
- Nhận xét và treo bảng ghi sẵn lời giải.
Bài 2. Gọi HS nêu yêu cầu.
- Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
-Gọi HS phát biểu. 
- Ghi bảng lời giải.
- Vậy dấu gạch ngang được dùng trong các trường hợp nào ?
* Phần ghi nhớ: -Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Cho HS trao đổi cặp
-Gọi HS phát biểu.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài yêu cầu viết đoạn văn kể về điều gì ? Dấu gạch ngang dùng trong đoạn văn với tác dụng gì ?
-Cho HS làm vào vở.
-Nhận xét và cho điểm bài viết tốt.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình và yêu cầu các HS khác nhận xét.
-GV nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò:
- Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, HS nào viết đoạn văn chưa đạt về nhà làm lại.
-2 HS đặt câu.
-Nhận xét câu của bạn.
Bài 1: -3 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- Phát biểu ý kiến.
Đoạn a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
Cháu con ai ?
Thưa ông, cháu là con ông Thư ?
Đoạn b) Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Đoạn c) –Trước khi bật quạt, 
 - Khi điện đã vào quạt, tránh để bị vướng 
- Hàng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục
- Khi không dùng, 
( HS khá giỏi: Viết ít nhất 5 câu)
-Trao đổi cặp và phát biểu:
Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (Ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
Đ ...  phát triển chung
-Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
-Cho HS khởi động các khớp gối, cổ chân, hông, tay, vai.
B.Phần cơ bản
*Học kỹ thuật bật xa.
+GV nêu tên bài tập.
+ HD giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà(tại chỗ)cách bật xa rồi cho HS bật thử và bật chính thức
+Trước khi tập nên cho HS khởi động kỹ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng trước rồi chuyển dần sang tập bật xa.
Động tác:
- TTCB: đứng chụm chân, mũi chân sát mép vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên.
- Hai tay đưa ra trước lên cao, kết hợp dướn thân, kiễng hai bàn chân.
-Vung tay từ trên cao xuống thấp ra sau, khuỵu gối, hai chân chạm đất bằng cả bàn chân, thân ngả ra trước.
- Đạp mạnh hai bàn chân kết hợp đánh mạnh tay lấy đà để bật người rời khỏi mặt đất lên cao ra trước. Khi bàn chân chạmôi1 phối hợp hay tay về trước giữ thăng bằng.
-Cho HS luyện tập, GV theo dõi, sửa sai và nhắc nhở HS luyện tập đảm bảo an toàn
*Trò chơi “Con sâu đo”.
-GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi 
Cách 1: Ngồi xổm, mặt hướng về phía đích, hai tay chống đất phía sau lưng, ngửa bụng. Khi có lệnh, dùng sức của toàn thân di chuyển về phía đích.
Cách 2: Bò bằng hai tay và hai chân về phía vạch đích.
-Cho 1 số HS ra làm mẫu 
-Cho HS chơi thử 1 lần để biết cách chơi, sau đó chơi chính thức.
C.Phần kết thúc.
-Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học
-Về nhà luyện tập bật xa
5-6’
18-22’
12-14’
6-8’
4-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
 THỂ DỤC (tiết 46 )
Bật xa và tập phối hợp chạy nhảy. 
Trò chơi “Con sâu đo”
I.Mục tiêu:
-Bước đầu biết cách thực hiện động tác chạy nhảy. Ôn bật xa và học phối hợp chạy nhảy.Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
-Trò chơi :Con sâu đo”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức độ tương đối chủ động.
-Có ý thức luyện tập nghiêm túc.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Chuẩn bị:Còi, kẻ sân tập.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
*Tập bài thể dục phát triển chung.
-Cho xoay kĩ các khớp tay, chân.
B.Phần cơ bản.
* Ôn bật xa
- Nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập, một số điểm lưu ý khi luyện tập.
-Cho HS luyện tập theo tổ.
-Tổ chức thi đua giữa các tổ , mỗi tổ chọn 2 em có thành tích tốt nhất thi với tổ khác.
-Nhận xét kết quả. ( chủ yếu nhấn mạnh kĩ thuật nhảy, không đặt nặng thành tích )
*Học phối hợp chạy, nhảy ( chạy nhảy chỉ cần 1- 3 bước).
+GV HD cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử 1 lần để nắm được cách thực hiện bài tập.
Chuẩn bị: Kẻ hai vạch cách nhau 1,5 m. cách vạch xuất phát 5-6m kẻ vạch giới hạn, cách vạch giới hạn 1 m để hố nhảy hoặc đệm.
TTCB: Chân trước sát vạch xuất phát, chân sau kiễng gót, mũi cách gót trước khoảng một bàn chân, hai tay buông tự nhiên.
Động tác: Khi có lệnh, từng em chạy nhanh đến vạch giới hạn, giậm bằng một chân và bật người lên cao về phía trước, khi hai chân tiếp đất, chùng gối để giảm chấn động.
+Cho HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong đi ra khỏi đệm hoặc hố cát, em tiếp theo mới đựơc xuất phát.
*Trò chơi vận động
-Trò chơi “Con sâu đo”.GV nêu tên trò chơi, -Nhắc lại cách chơi và yêu cầu khi chơi.
-Cho các tổ thi đua chơi: Mỗi tổ có số em bằng nhau, khi có lệnh, em đầu tiên xuất phát về tới đích, em thứ hai tiếp tục, cứ thế cho đến hết, tổ nào có em cuối cùng về đích trước là thắng.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
C.Phần kết thúc.
-Cho HS thả lỏng toàn thân.
-Nhận xét giờ học .
-Dặn HS về nhà luyện tập hàng ngày.
5-6’
18-22’
8-12’
5-6’
6-8’
4-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
	-------->
 Chạy nhảy
 --------->
 CB XP GH 
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
: Ngày soạn 
ÂM NHẠC Tiết 23
Học Hát : Bài Chim Sáo 
A / Mục Tiêu :
	- HS biết cách hát có nốt hoa mỹ và cách thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi
	-HS biết bài hát Chim Sáo là dân ca của đồng bào Khơ Me ( Nam Bộ ) 
B / Chuẩn Bị : 
Giáo Viên : - Nhạc cụ , băng đĩa nhạc , bảng phụ chép bài hát Chim Sáo
Học Sinh : - Nhạc cụ gõ ( thanh phách , trống nhỏ  ) , SGK âm nhạc 4 , vở , viết
C / Nội Dung Tiến Hành : 
 I / Ổn định lớp :
	- Làm quen HS , kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp học
 II / Kiểm tra bài cũ :
	- Câu hỏi : Em hãy đọc bài TĐN số 6 ?
	- HS được kiểm tra và nhận điểm công khai
 III / Bài mới :
 Giáo Viên
 Nội Dung
 Học Sinh
GV ghi bảng 
GV hướng dẫn
GV thuyết trình
GV ghi bảng
GV cho HS luyện thanh
GV đọc lời bài hát , hát mẫu và hướng dẫn HS hát từng câu , hát hoàn toàn bài hát
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV hướng dẫn 
GV hỏi
1. Phần mở đầu :
- Ôn tập : Cả lớp hát bài hát Bàn Tay Mẹ và đọc bài TĐN số 6 nhiều lần
- Bài hát Chim Sáo là dân ca Khơ Me ( Nam Bộ ) được sưu tầm bởi Tác Giả Đặng Nguyễn , bài hát có giai điệu vui tươi , nhẹ nhàng , lời ca mộc mạc , giản dị miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp
2. Phần hoạt động ;
 a ) Nội dung 1 :Dạy hát bài : Chim Sáo
 Dân ca Khơ Me ( Nam bộ )
 Sưu tầm : Đặng Nguyễn
 ( Bảng phụ )
* Hoạt động 1 : Dạy hát 
- Tập hát từng câu : GV hát mẫu câu 1 từ ( Trong rừng  Sáo bay ) , sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần , yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo
- GV tiết tục đàn câu 1 và bắt nhịp 2-3 cho HS hát cùng với đàn
- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết hoàn toàn bài hát
* Hoạt động 2 : Củng cố bài hát 
- GV yêu cầu một HS hát lời 1 , và một HS hát lời 2 
- GV chỉ định nhóm 4 HS lên trình bày hát trước lớp
* Chú ý : GV giải thích 
+ Đom boong : Nghĩa là : Quả Đa
+ Nốt hoa mỹ phải hát luyến nhanh , chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại
 b ) Nội dung 2 : Bài đọc thêm – Tiếng Sáo Của Người Tù
- GV mời một HS giọng tốt đọc cho cả lớp nghe
- Câu hỏi :
+ Anh Tiêu ngoài tài biết thổi sáo , anh còn biết làm các loại nhạc cụ nào ?
+ Hãy nói cảm nhận của em khi đọc câu chuyện Tiếng Sáo Của Người Tù
HS ghi bài
HS ôn bài cũ
HS lắng nghe và ghi nhớ 
HS ghi bài
HS luyện thanh khởi động giọng
HS học hát theo hướng dẫn của GV
HS thực hiện
HS ghi bài
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc bài đọc thêm
HS trả lời các câu hòi
IV / Củng cố : 
	- Hệ thống hoá kiến thức đã học
	- Cả lớp hát lại bài hát Chim Sáo nhiều lần , kết hợp gõ đệm theo phách
V / Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học
	- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
	- Học thuộc bài và chuẩn bị bài cho tiết sau ./.
ĐẠO ĐỨC (tiết 23 )
Giữ gìn các công trình công cộng (t1)
I .Mục tiêu: Học xong bài này, HS có hiểu:
- Biết vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng .
-Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệâ, giữ gìn công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.( Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng)
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh về một số công trình công cộng
 HS chuẩn bị thẻ màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Các hoạt động dạy – hoc :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời:
- Nêu những biểu hiện của lịch sự khi giao tiếp ?
-Nhận xét 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1. Xử lý tình huống
-GV nêu tình huống như trong SGK.
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Yêu cầu thảo luận, đóng vai xử lí tình huống.
-Nhận xét kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội . Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
Hoạt động 2. Bài tập 1.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các tình huống.
-Nhận xét kết luận: 
+Tranh 2 và tranh 4 vẽ những việc làm đúng.
+ Tranh 1 và trảnh 3 vẽ những việc làm chưa đúng. 
Hoạt động 3. Bài tập 2.
+ Cho HS thảo luận về cách ứng xử hai tình huống của bài tập.
-Các nhóm dãy 1 tình huống a
-Các nhóm dãy 2 tình huống b.
+ Mời các nhóm lên trình bày ý kiến.
+ Nhận xét kết luận.
-KL: Mọi người dân, không kể già, trẻ đều phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà học bài, chuẩn bị các bài còn lại.
-2HS lên bảng trả lời.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Tiến hành thảo luận nhóm theo tình huớng SGK.
-Đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả. 
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung và nêu ý kiến:
Nhà văn hoá xã là nơi sinh hoạt chung của nhân dân được xây dựng bởi nhiều công sức. Vì vậy, Thắng cần khuyên Hùng nên giữ gìn, không vẽ bậy lên đó.
Bài tập 1.
-1 HS nêu yêu cầu.
-Tiến hành thảo luận cặp.
-Đại diện các cặp trình bày và giải thích.
-Lớp trao đổi, tranh luận.
Bài 2.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày.
Ví dụ : Nếâu là Hưng, em sẽ tìm cách báo lại cho những người có trách nhiệm biết. Vì nếu không rất có thể sẽ xảy ra tai nạn, vìø đường sắt là tài sản chung cần được bảo vệ.
-Nghe.
- 2 em đọc , lớp theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc