Giáo án Lớp 4 Tuần 25 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Lớp 4 Tuần 25 - GV: Nguyễn Thị Hồng

TẬP ĐỌC

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC TIÊU:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với ND, diễn biến sự vật.

 - Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 24 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 25 - GV: Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với ND, diễn biến sự vật.
 - Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ
III. Các hoạt động trên lớp : 
HĐ của thầy
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bài thơ : 
“ Đoàn thuyền đánh cá” và nêu nội dung bài 
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
+ GTB: Nêu mục đích YC tiết học 
HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc . 
- Đọc cả bài.
- YC HS luyện đọc nối tiếp đoạn .
+ Đ1: 3 dòng đầu .
+ Đ2: Tiếp .sắp tới .
+ Đ3: Phần còn lại .
- HD HS đọc đúng từ . 
- YC HS đọc tiếp nối đoạn theo bàn.
- YC đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
HĐ2: Tìm hiểu bài 
YC HS đọc bài.
+ Tính hung hãn của tên chủ tàu được thể hiện qua chi tiết nào ?
+ Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly chứng tỏ ông là người thế nào ?
+ Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển.
+ Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển ?
- Truyện đọc trên giúp em hiểu điều gì ?
+ GV chốt lại.
+ Rút ra ND bài ?
+ GV ghi bảng.
HĐ3 : HD đọc diễn cảm. 
- YC HS đọc phân vai.
+ HD HS đọc đúng lời nhân vật trong đoạn đối thoại .
+ GV đọc mẫu đoạn .
+ GV nhận xét, cho điểm .
C. Củng cố dặn dò: 
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS đọc và trả lời 
+ HS khác nhận xét .
HS theo dõi.
- 1 HS khá đọc bài.
- 3HS đọc nối tiếp đoạn .
+ Lượt 1: Luyện đọc phát âm đúng nội dung bài .
+ Lượt 2: Giúp HS đọc hiểu những từ mới(phần chú giải).
+ Lượt3: Đọc lại
+ HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo bàn.
+ 2HS đọc lại bài .
+ HS lắng nghe.
- HS đọc thầm bài : 
+ Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im, thô bạo
+ Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm ,
+ Một đằng.... Một đằng....
+ Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải .
- Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác ,
ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. 
- HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm :
+ HS thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại giữa bác sĩ và tên tướng cướp .
+ Bình chọn bạn đọc hay.
- 1HS đọc cả bài và nhắc lại ND bài 
Về nhà: Ôn bài
 Chuẩn bị bài tiết sau.
Toán
Phép nhân phân số
I. Mục Tiêu: 
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
* HS khá, giỏi: BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
HĐ của thầy
A.Bài cũ: Chữa bài 5:
- Củng cố về kĩ năng cộng, trừ các phân số khác mẫu số .
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
+ GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số qua tính diện tích HCN 
- YC HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài: 5m, chiều rộng: 3m .
- YC HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài: m, chiều rộng: m .
+ YC HS quan sát hình vẽ SGK: Hình vuông có diện tích là bao nhiêu ?
+ Hình vuông có bao nhiêu ô ? Diện tích mỗi ô ? 
+ Hình chữ nhật chiếm mấy ô ?
+ Diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu?
- Ghi bảng: (m2)
+ Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào ?
YC HS lấy ví dụ và tính.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài1: YC HS vận dụng quy tắc vừa học để tính nhân phân số .
Bài2: Rút gọn phân số rồi tính . 
+ HD HS cách thực hiện .
a) 
+ GV nhận xét chung .
Bài3: YC HS tính diện tích hình chữ nhật khi biết các cạnh của nó là :
 Chiều dài: ; Chiều rộng : 
+ YC HS giải bài toán .
+ GV nhận xét, cho điểm . 
* HS khá, giỏi: BT2.
(Đã giải ở trên)
C. Củng cố dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS chữa bài tập.
+ Lớp nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS nêu phép tính :
 5 x 3 = 15 m2
+ Để tính diện tích hình chữ nhật ta phải thực hiện phép nhân :
 (m2)
+ Diện tích là 1m2.
+ Có 15 ô , diện tích mỗi ô : m2
+ 8 ô
+ m2
+ Nêu được: Nhân tử với tử, nhân mẫu với mẫu . 
- HS làm BT vào vở
- HS chữa bài
a) 
b) 
c) 
d) 
+ HS khác so sánh kết quả , nhận xét . 
- HS nêu YC của bài và theo dõi HD của GV .
+ Vận dụng thực hiện các phép tính còn lại. Chữa bài:
b) 
c) 
+ HS khác so sánh KQ và nhận xét . 
- HS nêu cách làm :
 Diện tích hình chữ nhật :
 ( m2)
 + Vài HS nêu kết quả . Nhận xét . 
- 1HS nhắc lại ND bài học .
 Về nhà : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
 ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì ii
I. Mục tiêu: 
- Củng cố, ôn tập lại một số kiến thức về chuẩn mực hành vi đã học: Yêu lao động ; Kính trọng và biết ơn người lao động; Lịch sự với mọi người; Giữ gìn các công trình công cộng . 
- Vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống . 
II. Chuẩn bị:
 GV : Phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ của thầy
1. KTBC: 
- Vì sao cần phải giữ gìn các công trình công cộng ?
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
- GTB: Nờu mục tiờu bài dạy.
HĐ1: Hệ thống các chuẩn mực hành vi đã học ở nửa đầu HKII.
- YC HS hãy nêu các chuẩn mực hành vi đã học ở nửa đầu HKII .
- Phát phiếu học tập, YC HS thực hiện :
+ Vì sao phải yêu lao động ?
+ Đối với người lao động chúng ta cần có thái độ như thế nào ? 
+ Lịch sự với mọi người có tác dụng gì ?
+Vì sao cần giữ gìn những công trình công cộng ?
- YC HS trình bày
HĐ2: Bài tập thực hành .
- GV đưa ra bài tập :
a. Việc làm nào sau đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động ?
 ă Chào hỏi lễ phép .
 ă Nói trống không .
 ă Quý trọng sản phẩm lao động .
 ă Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì ?
b. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?
 ă Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.
 ă Phép lịch sự giúp mọi người gần gũi nhau hơn .
 ă Mọi người đề phải cư xử lịch sự .
 ă Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết .
- GV kết luận chung .
3. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại nội dung và nhận xột giờ học.
HĐ của trò
- 2 HS nờu miờng.
+ HS khỏc nhận xột.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS nêu:
 Yêu lao động ; Kính trọng và biết ơn người lao động; Lịch sự với mọi người; Giữ gìn các công trình công cộng . 
- HS làm bài vào phiếu của mình .
+ Một số HS nối tiếp trình bày kết quả .
+ HS khác nghe, nhận xét . 
- HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến của mình .
 a. ý kiến đúng: ô 1, 3, 4 .
 ý kiến sai : ô 2 .
 b. ý kiến đúng: ô 2, 3 .
 ý kiến sai : ô 1, 4 .
+ Vài HS giải thích sự lựa chọn của mình .
- 2HS nhắc lại nội dung bài học . 
Về nhà: ễn bài,
 Chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Tuần 25
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích.
- Làm bài tập chính tả phương ngữ ( 2) a/b, hoặc BT do GV soạn.
II.Chuẩn bị :
 GV : 4tờ phiếu viết ND BT 2a . 
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ 
- YC HS viết các từ có chứa s/x,tr/ ch . 
GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
+ GTB: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1: HD HS nghe, viết 
- GV YC HS đọc bài chính tả: Khuất phục tên cướp biển .
+ Chi tiết nào cho thấy tên cướp biển rất hung hăng?
+ YC HS tìm những từ khó viết , luyện viết 
+ GV hướng dẫn HS lưu ý cách trình bày
+ YC HS gấp SGK, GV đọc từng câu để HS viết bài vào vở .
+ GV đọc lại bài một lần .
- GV chấm và nhận xét. 
HĐ2:HD HS làm bài tập chính tả 
Bài2a: YC HS nêu đề bài: Điền đúng các tiếng có phụ âm đầu r/d/gi vào chỗ trống sao cho phù hợp với nghĩa của câu .
 (Dán bảng 4 phiếu) . 
+ GV nhận xét KQ bài làm của HS . 
C.Củng cố - dặn dò
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS viết bài trên bảng, lớp viết vào nháp, nhận xét .
 - HS mở SGK theo dõi.
 - 1HS đọc, lớp đọc thầm bài chính tả và phần chú giải .
+ HS tự nêu .
+ HS viết trên bảng và giấy nháp: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, .. 
 + Theo dõi cách trình bày đoạn đối thoại 
 - HS gấp sách ,viết bài cẩn thận.
 +Trình bày đẹp và đúng tốc độ.
 + Cùng bạn soát lỗi chéo cho nhau .
 - 1số HS được chấm bài.
 + Làm bài tập 2a tại lớp. 
 - HS đọc đề bài .
+ Dựa vào nội dung của câu và nghĩa của từ đứng trước hoặc nghĩa của các từ đứng sau: gian, giờ, dãi, gió, ràng, rừng
 + 4HS điền từ vào phiếu trên bảng .
 + HS khác đọc KQ, nhận xét .
 Về nhà: Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau .
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số. 
* HS khá, giỏi: BT3, BT4(b,c), BT5.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
A. Bài cũ 
 - YC thực hiện phép nhân : 
GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới : 
+ GTB: Nêu mục tiêu tiết học. 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1: Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên.
- YC HS chuyển: về phép 
 nhân 2 phân số.
- GV giới thiệu cách viết gọn:
Bài2: Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên.
 - GV giới thiệu cách viết gọn:
Bài3: Giúp HS tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên.
YC HS thực hiện phép tính:
 và 
Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính.
GV chốt: được lấy 3 lần.
Bài4: YC HS tính rồi rút gọn.
+ GV: Nên rút gọn ngay trong quá trình tính.
Bài5: YC HS tính chu vi hình vuông và diện tích hình vuông có liên quan đến phép nhân phân số .
+ YC HS giải bảng lớp và nhận xét .
HS khá, giỏi: BT3, BT4(b,c), BT5
(đã giải ở trên)
 C.Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS làm bài lên bảng .
 + Lớp làm vào nháp và nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS nắm YC của bài tập.
+ Thực hiện: 
 + HS dựa vào mẫu thực hiện tiếp các phép tính còn lại.
a) 
b) 
c) 
d) 
 - Làm bài2 – tương tự .
 - HS trình bày theo cách viết gọn.
a) 
b) 
c) 
d) 
 + 2HS tính : 
 + Hai phép tính trên có kết quả bằng nhau.
- HS tính :
a) 
b) 
c) 
 + HS nhận xét bài làm của bạn.
 - HS làm :
 Chu vi hình vuông ; 
 Diện tích hình vuông :
 2)
 + HS khác so sánh kết quả, nhận xét . 
 - HS nhắc lại nội dung bài học .
 Về nhà: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể ai là gì ?
I.Mục đích yêu cầu: 
 - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?(ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? với những từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (BT3).
II.Chuẩn bị: 
 GV : 4 băng giấy – mỗi băng viết một câu kể BT1.
 ... g Nam Bộ .
- YC HS thảo luận về bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ .
+ GV chốt ý .
HĐ3: Ôn tập về đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .
- YC HS xác định 2 địa danh này trên bản đồ .
- Nêu vài đặc điểm tiêu biêu của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ?
 C.Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS trả lời câu hỏi.
 + HS khác nhận xét.
 - Theo dõi.
 - HS xác định trên bản đồ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ , sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên lược đồ Việt Nam .
 + 1HS điền tên các địa danh trên vào lược đồ trống .
 - HS thảo luận theo nhóm và hoàn thiện bảng so sánh vào phiếu học tập .
 (Câu2 – SGK )
 + HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp .
- 2HS lên chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .
 + HS xung phong giới thiệu từng thành phố 
 - 2 HS nhắc lại nội dung bài học .
 Về nhà: Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau .
Kĩ thuật
Chăm sóc rau, hoa (t2)
I. Mục tiêu: 
 - Biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
 - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
 - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
Chú ý: Có thể thực hành chăm sóc rau, hoa trong bồn cây, chậu cây của trường( nếu có). 
 ở những nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
II.Chuẩn bị:
 GV : Sưu tầm tranh , ảnh về tác dụng và cách bón phân cho rau, hoa .
III. Các hoạt động trên lớp :
HĐ của thầy
1. KTBC
 - Nêu một số thao tác kĩ thuật chăm sóc cây rau, hoa .
2.Dạy bài mới
+ GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: HD tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
- GV: Muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần đủ chất dinh dưỡng .
+ Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu ?
+ Tại sao phải bón phân vào đất ? 
(YC HS quan sát hình 1 để trả lời)
- GV:Các loài cây có nhiều cách bón phân khác nhau . 
 + KL: Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Mỗi loại cây, mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón có lượng bón khác nhau . 
HĐ2: HD HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân .
+ Nêu tên từng loại phân bón thường dùng để bón cho cây .
+ YC HS quan sát hình 2 và nêu cách bón phân .
+ GV nhận xét chung và YC HS đọc ghi nhớ .
3.Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
HĐ của trò
- HS nêu miệng .
+ HS khác nhận xét .
+ HS mở SGK, theo dõi bài học .
- HS nghe.
- Đọc SGK và dựa vào kiến thức thực tế để nêu :
+ Lấy trong đất .
+ Cây trồng hút chất dinh dương trong đất để nuôi cây. Nhưng đất ngày càng ít chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây nên cần phải bón phân cho vào đất . 
- HS ghi nhớ .
- HS tự nêu: 
+ Ví dụ: Phân hữu cơ 
 Phân hoá học 
 Phân chuồng ,.
+ Quan sát và nêu được:
Hình2a: Bón phân vào hốc (hàng cây)
Hình2b: Tưới nước phân vào hốc cây .
- 3HS đọc ghi nhớ – SGK .
Về nhà: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau. 
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010
Toán
Phép chia phân số
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
* HS khá, giỏi: BT1(2 số cuối), BT3(b), BT4.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
A. Bài cũ 
 - Chữa bài tập 3: Củng cố kĩ năng tìm phân số của một số.
GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
 + GTB: Nêu mục tiêu tiết học. 
HĐ1: Giới thiệu phép chia phân số .
- Giới thiệu: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m , chiều rộng m . Tính chiều dài .
+ Giới thiệu cách chia : 
 KL: Chiều dài của HCN là 
+ YC HS thử lại bằng phép nhân .
- YC HS rút ra cách chia phân số, lấy ví dụ minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập. 
Bài1: Giúp HS nắm được phân số đảo ngược .
 + Củng cố về phép chia phân số .
 + YC HS vận dụng quy tắc để làm .
 + Nhận xét cho điểm.
Bài2: Củng cố về phép chia phân số .
 + YC HS vận dụng quy tắc để làm .
+ Nhận xét cho điểm.
Bài3: Luyện kĩ năng về nhân và chia phân số (phép nhân bổ trợ cho khi thực hiện tính chia)
 - YC HS sau khi tính, đưa kết qủa về phân số tối giản .
Bài4: Giải bài toán có lời văn có liên quan đến phép chia phân số .
 + Tính chiều dài hình chữ nhật .
 + GV nhận xét, cho điểm.
* HS khá, giỏi: BT1(2 số cuối), BT3(b), BT4.
(Đã giải ở trên)
C.Củng cố - dặn dò :
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2 HS chữa bài.
 + Lớp nhận xét.
+ HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS nêu cách tìm chiều dài hình chữ nhật dựa vào:
 + Diện tích .
 + Chiều rộng .
 + HS theo dõi để nắm cách chia .
 + HS thực hiện theo YC .
 + 3HS nhắc lại .
 - HS làm vào vở, rồi chữa bài :
 có phân số đảo ngược là: 
 có phân số đảo ngược là: 
 có phân số đảo ngược là: 
 có phân số đảo ngược là: 
 có phân số đảo ngược là 
 - HS làm vào vở, rồi chữa bài :
a) 
b) 
c) 
 + HS khác so sánh kết quả 
 - HS tự nhớ lại quy tắc để làm.
a) 
b) 
 + HS làm bài vào vở và chữa bài .
 - HS nêu cách thực hiện.
 Chiều dài hình chữ nhật:
 Đáp số: 
 + HS khác so sánh kết quả, nhận xét .
 Về nhà: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích yêu cầu: 
 Nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
II. Chuẩn bị:
 Gv : Bảng phụ viết dàn ý quan sát.
	Tranh ảnh một số cây, hoa
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
A.KTBC: 
- YC HS đọc BT 3 (Bài trước)
GV nhận xét.
B.Bài mới: 
GV: Nêu mục tiêu tiết học. 
HĐ1. HD HS luyện tập.
Bài1: Tìm hiểu sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn miêu tả cây hồng nhung.
+ GV chốt ý đúng.
Bài2: YC HS chọn viết 1 mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây: Cây phượng, cây mai. cây dừa
+ GV nhận xét.
Bài3: Gọi HS đọc và nêu YC bài tập
GV treo một số loại cây, hoa
 GV kiểm tra HS đã quan sát ở nhà một cây
+ YC HS đọc phần bài viết
+ GV nhận xét bài HS
Bài 4: Viết 1 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp , gián tiếp tả 1 cây hoa ngày tết.
+ YC HS đọc bài viết của mình.
+ GV nhận xét, cho điểm 1 số bài viết tốt.
C. Củng cố dặn - dò
 - GV chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2 HS nêu miệng.
 + HS khác nhận xét .
 - HS mở SGK và theo dõi . 
 - HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu được điểm khác:
 + C1: Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
 + C2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân các loài hoa trong vườn , rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
 - HS nêu YC bài tập.
 + Chọn đề bài để viết đoạn văn.
 + Nối tiếp nhau đọc đoạn viết của mình.
 + Lớp nhận xét .
-1 HS đọc
- HS quan sát
- HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK, để hình thành các ý cho 1 đoạn văn mở bài hoàn chỉnh. 
+ HS nối tiếp nhau phát biểu.
 - HS viết đoạn văn.
 + Từng cặp đổi bài, góp ý cho nhau.
 + 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp .
 ( Nói rõ đó là đoạn mở bài viết theo kiểu gián tiếp hay trực tiếp)
Về nhà: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ
I.Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Biết sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
 II.Chuẩn bị:
 GV : 1số loại nhệt kế, phích nước sôi, 1 ít nước đá , 3 chiếc cốc. 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
A. Bài cũ 
- Kể vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật .
GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
+ GTB : Nêu mục tiêu tiết hoc. 
HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
- GV YC HS kể tên 1 số vật nóng hoặc lạnh thường gặp hằng ngày.
YC HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi T100
GV lưu ý : Một vật có thể là vật nóng so với vật này, nó là vật lạnh so với vật khác.
- Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.
- YC HS cho ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia.
HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
 - Giới thiệu 2 loại nhiệt kế : Đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí.
 + Cách đọc nhiệt kế : 
 - YC HS đo nhiệt độ của 2 cốc nước; đo nhiệt độ cơ thể.
 - Vài HS lên kiểm tra lại.
C.Củng cố - dặn dò
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2 HS nêu miệng.
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS làm việc cá nhân : Nêu được các vật nóng lạnh : đá lạnh, than,...
 + Vài HS nêu.
 + Lấy ví dụ minh hoạ.
 + HS nối tiếp nhau nêu ví dụ :
 + Nước lạnh, nước lạnh và nước nóng...
- HS quan sát và mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và cách đọc nhiệt kế.
 - HS thực hành đo nhiệt độ theo nhóm và nêu kết quả.
 + 2 HS .
Về nhà : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật
Vẽ tranh : Đề tài trường em
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu đề tài trường em.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài trường em.
- Vẽ được bức tranh về trường học của mình.
* HS khá, giỏi: Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Tích hợp BVMT: Biết giữ gìn và bảo vệ trường học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về trường học
 Bài vẽ của HS lớp trước
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. KT đồ dùng của HS
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
GV giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi:
+ Phong cảnh nhà trường có những hình ảnh nào?
+ Mỗi buổi sáng em đến trường em nhìn thấy hình ảnh nào?
+ Sân trường trong giờ ra chơi có hoạt động gì?
+ Ngoài các hoạt động trong giờ ra chơi hoạt động nào là chính?
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ 
GV vẽ phác lên bảng các bước vẽ 1 tranh
GV gợi ý: Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung bức tranh, vẽ thêm các hình ảnh khác.
Vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS xem bài trang 59, 60 và của HS
HĐ3: Thực hành 
- YC HS tự vẽ tranh
- GV quan sát, hướng dẫn HS yếu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá 
GV chọn ra 2 bài chưa đạt và 3 bài đạt để HS tập nhận xét .
GV nhận xét và xếp loại, khen ngợi HS 
Nhận xét chung.
 HS khá, giỏi: Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Tích hợp BVMT: + Cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ trường học?
C. Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi
HĐ của trò
HS tự kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS quan sát tranh, ảnh.
- Sân, các phòng học, bồn hoa, cột cờ,...
- Cổng trường, các bạn đến lớp,..
- Đá cầu, nhảy dây, ...
- Hoạt động học.
- HS chú ý quan sát để biết cách vẽ.
- HS chú ý quan sát, nhận xét.
HS vẽ tranh vào vở.
- Nhận xét về cảnh chính, cảnh phụ, màu sắc và tự xếp loại.
- HS trả lời.
Về nhà : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc