Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột đẹp)

I. Mục tiêu :

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: rít lên, thảm thiết, phủ kín, hung dữ, khản đặc, lùi bối rối, kính cẩn.

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung ; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn,.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 12 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC:
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu : 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: bác bỏ, sửng sốt, phản bảo, cổ vũ, vẫn quay, giản dị, Ga - li - lê; Cô - pec - ních, ....
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: tà thuyết, bác bỏ, sửng sốt, cổ vũ, lập tức, tội phạm, ...
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ chụp về nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li – lê.
 - Sơ đồ Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 3’- Yêu cầu HS đọc bài tiết trước
2. Bài mới: 30’
a) Giới thiệu bài:
b).Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- HS đọc phần chú giải.
+ lưu ý HS đọc đúng tên riêng tiếng nước ngoài.
- HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
+ Ga-li - lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3.
-Truyện đọc trên nói lên điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc từng đoạn của bài. 
- Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm cả câu truyện 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS đọc và trả lời.
- Lớp lắng nghe. 
- 3 HS đọc theo trình tự.
- 1 HS đọc.
+ Luyện đọc các tiếng: Ga-li-lê, Cô-péc-ních 
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Lắng nghe GV đọc.
- ... Cô - péc - ních thì lại chứng minh ngược lại: Chính Trái đất mới là hành tinh quay quanh Mặt trời.
+ Sự chứng minh khoa học về Trái Đất của Cô - péc - ních. 
- Ga - li - lê viết sách nhằm bày tỏ sự ủng hộ với nhà khoa học Cô - péc - ních.
+ Tòa án lúc bấy giờ phạt Ga - li - lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại lời phán bảo của chúa trời.
+ Nội dung đoạn 3 nói lên tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô - péc - ních và G -li-lê. 
+ Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc cả bài.
- HS trả lới.
- HS cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
ĐẠO ĐỨC:
TÍCH CỰC THAM GIACÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : 
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. (Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo).
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
 - GD HS biết thương yêu và giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. Hoạt động trên lớp:
KTBC: 3’- Vì sao lại phải tích cực tham gia các hoạt nhân đạo?
Bài mới: 29’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 4- SGK/39)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e. Hiến máu tại các bệnh viện.
 - GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là việc làm nhân đạo.
* Hoạt động2: Xử lí tình huống
(Bài tập 2- SGK/38- 39)
 - GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1:
a.Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2:
b.Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
 - GV kết luận:
 + Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  ),
 + Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
(Bài tập 5- SGK/39)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - GV kết luận:
 Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
ïKết luận chung:
 - GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” –SGK/38.
3. Củng cố - Dặn dò: 2’
 - HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- Cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
KỂ CHUYỆN
Ôn tập
I. Mục tiêu : 
 - HS chọn một câu chuyện thuộc những chủ đề đã học ở các tuần trước ôn lại và kể được theo yêu cầu. 
 - Rèn các kĩ năng kể chuyện lưu loát, đúng và đủ nội dung; kĩ năng nghe,trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. 
 - GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: (3’) - 2 hs lên bảng kể câu chuyện theo y/c tiết trước.
2. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện;
 * Tìm hiểu đề bài:
 - GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện.
 - Yêu cầu HS nhớ lại những câu chuyện đã học, những đề bài đã học ở các tuần trước. 
 * Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi.
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể chuyện ngoài các tranh minh hoạ đã nêu thì sẽ được cộng thêm điểm.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
- Nhận sét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Lắng nghe giới thiệu bài.
+ HS lắng nghe.
+ Phát biểu câu chuyện mình định kể
- Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện:
. Câu chuyện được diễn ra như sau ...
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
+ Bạn thích nhất là nhan vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất ? 
+ Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì
+ Qua câu chuyện này giúp bạn rút ra được bài học gì về những đức tính đẹp?
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp thực hiện.
--------------------------------------------------- -------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II
(Kiểm tra phòng giáo dục)
 -------------------- ------------------ 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu : 
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (Nd Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
*HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (Bt2, mục III) ; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3). 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1( phần nhận xét )
- Bảng phụ để HS làm BT 2 và 3 ( phần luyện tập )
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 3’ GV nêu yêu cầu
2. Bài mới: 30’
 a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- HS đọc nội dung và TLCH bài tập 1.
- HS tự làm bài.
- HS nhận xét bài bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- HS tự làm bài.
- HS phát biểu. Nhận xét, cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gợi ý: Mỗi em đều đặt mình trong trường hợp muốn mượn một quyển vở của bạn bên cạnh.
- HS tự làm bài. 
+ Gọi 4 - 6 HS tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu. Mỗi em đặt các câu khác nhau 
- HS khác nhận xét bổ sung câu của bạn.
- GV kết luận: SGV
* Ghi nhớ:
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS tiếp nối đặt câu khiến.
- GV sửa lỗi dùng từ cho điểm HS viết tốt .
c. Phần luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1 HS tự làm bài.
+ GV dán 4 băng giấy viết một đoạn văn như sách giáo khoa.
- 4 HS lên bảng gạch chân dưới những câu khiến có trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc lại câu khiến theo đúng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- HS nhận xét bài bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- HS đọc đề bài.
+ Nhắc HS: trong sách giáo khoa câu khiến thường được dùng để yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập.
- Cuối các câu khiến này thường có dấu chấm.
- GV phát giấy khổ rộng cho các nhóm.
- Các nhóm làm vào phiếu, tìm các câu khiến có trong sách Toán hoặc sách Tiếng Việt lớp 4.
- Nhóm nào xong trước lên dán tờ phiếu lên bảng và đọc các câu khiến vừa tìm được.
-Lớp nhận xét bài nhóm bạn.
Bài 3:
- HS đọc. GV nhắc HS: Đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng.
- HS tự làm bài đặt câu khiến vào vở.
- HS tiếp nối đọc câu khiến vừa đặt
3. Củng cố - dặn dò: 3’
Khi nào thì chúng ta sử dụng Câu khiến ?
- Dặn HS về nhà học bài và viết 3 đến 5 câu khiến 
- 3 HS thực hiện tìm 3- 4 câu thành ngữ hoặc tục ngữ. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc, trao đổi ...  Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng.
+ Đọc lại các câu khiến vừa tìm được 
+ HS khác nhận xét bổ sung bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài bài tập.
- Cử đại diện lên dán tờ phiếu lên bảng và đọc lại các câu khiến vừa tìm được.
+ Nhận xét các câu khiến của nhóm bạn.
+ HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Thực hiện đặt câu khiến vào vở theo từng đối tượng khác nhau.
- Tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt.
+ Tiếp nối nhau nhắc lại.
- HS cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
Kể chuyện ( Đã soạn ở thứ 2)
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC:
CON SẺ
I. Mục tiêu : 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: rít lên, thảm thiết, phủ kín, hung dữ, khản đặc, lùi bối rối, kính cẩn.
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung ; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn,... 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 3’YC Hs đọc bài và trả lời câu hỏi
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng khổ thơ của bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài theo đúng diễn biến trong truyện:
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con con chó dừng lại và lùi ?
+ Em hiểu "khản đặc " có nghĩa là gì?
+ Đoạn này có nội dung chính là gì?
- Ghi ý chính của đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào ?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
- Ghi ý chính của đoạn 3.
- HS đọc đoạn 4 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS đọc đoạn 5 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Ý nghĩa của bài này nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 5HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của câu truyện.
+ HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài, lớp theo dõi để tìm cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
- Bài văn này cho chúng ta biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc theo trình tự (SGV):
+ Lắng nghe hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng.
+ Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
+ HS lắng nghe.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. 
+ Nói về con chó gặp con sẻ non rơi từ trên tổ xuống.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Nói lên hành động dũng cảm của sẻ già cứu trẻ non.
- 2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Miêu tả hình ảnh dũng cảm quyết liệt cứu con của sẻ già.
- HS nhắc lại . 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp. 
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp. 
- Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- 2 HS nhắc lại .
- 5 HS tiếp nối đọc theo hình thức phân vai. 
-Cả lớp theo dõi tìm cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
+ HS lắng nghe.
+ Thi đọc từng đoạn theo hình thức tiếp nối.
- HS trả lời
-------------------------------------------
TOÁN : HÌNH THOI
I. Mục tiêu : 
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
 - GD HS tính cẩn thận, tự giác khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
 + HS: - Giấy kẻ ô li, mỗi ô có cạnh 1 cm, thước kẻ, ê ke, kéo.
 - Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: ( Không KT)
2. Bài mới 32’ 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
+ Hình thành biểu tượng về hình thoi:
+ GV và HS cùng lắp ghép mô hình thành hình vuông
+ HS từ mô hình vừa ghép hãy vẽ vào vở hình vuông.
- GV vẽ hình lên bảng.
+ GV làm lệch hình vuông nói trên để tạo thành một hình mới và giới thiệu HS đó là hình thoi.
- GV vẽ hình này lên bảng.
+ HS quan sát các hình vẽ rồi nhận xét hình dạng của hình, nhận thấy biểu tượng về hình thoi có trong các văn hoa trang trí.
-Tên gọi về hình thoi ABCD.
-Tổng hợp ý kiến gợi ý rút nội dung bài.
+ Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành:
+ HS phát hiện các đặc điểm của hình thoi.
- HS lên bảng đo các cạnh của hình thoi, ở lớp đo hình thoi trong SGK và nhận xét. 
+ Nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình thoi có trong thực tế cuộc sống.
+ Vẽ lên bảng một số hình yêu cầu HS nhận biết nêu tên các hình là hình thoi. 
* Hình thoi có đặc điểm gì ?
c) Luyện tập:
*Bài 1 :
 - HS nêu đề bài,nêu đặc điểm hình thoi.
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng.
- Gọi HS lên bảng xác định, lớp làm vào vở 
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Vẽ hình như SGK lên bảng.
- HS đo và rút ra nhận xét về đặc điểm của 2 đường chéo của hình thoi ABCD.
- Lớp làm vào vở. 
- HS lên bảng thực hành đo và nhận xét. 
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
* Ghi nhận xét: Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ Gọi HS nhắc lại.
* Bài 3 :(Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu đề bài 
- Cả lớp thực hành gấp hình thoi.
- HS lên bảng thao tác gấp, cắt bìa để tạo thành hình thoi hoàn chỉnh.
- GV nhận xét bài học sinh. 
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
+ Thực hành ghép hình tạo thành hình vuông như hướng dẫn.
- Vẽ hình vuông vừa ráp được vào vở.
- HS quan sát.
- HS vẽ hình vào vở.
+ Quan sát nhận dạng các hình thoi có trong các hoạ tiết trang trí.
+ Gọi tên hình thoi ABCD.
- 2HS đọc: Hình thoi ABCD. 
-1 HS thực hành đo trên bảng.
- HS ở lớp thực hành đo hình thoi trong SGK rút ra nhận xét.
+ Hình thoi ABCD có:
- Các cạnh AB, BC, CD, DA đều bằng nhau.
- Cạnh AB song song với DC, cạnh AD song song với BC.
- HS nêu một số ví dụ và nhận biết một số hình thoi trên bảng.
* Hình thoi có hai căp cạnh đối diện song song với nhau có 4 cạnh đều bằng nhau.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc. 
- Một HS lên bảng tìm.
H2
H1
H3
H5
H4
- Các hình 1, 3 là hình thoi. 
- Hình 2 là hình chữ nhật.
- Củng cố biểu tượng về hình thoi. 
- HS đọc đề bài. 
A
O
C
D
- 2 HS thực hành đo trên bảng.
B
a/ HS dùng e ke đo để nhận biết hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
b. HS dùng thước có chia vạch xen ti - mét để kiểm tra và chứng tỏ rằng hai đường chéo hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HS nhận xét bài bạn. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2HS đọc.
- Lớp thực hiện gấp, cắt hình thoi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
 -------------------- ------------------ 
Khoa học
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. Mục tiêu 
 - Kể tên, nêu vai trò của một số nguồn nhiệt thường gặp trong c/ sống
 - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: Theo dõi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong
* GDBVMT : Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nếu chúng ta không tiết kiệm và bảo vệ thì nó cũng cạn kiệt . 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Đồ dùng thí nghiệm, tranh ảnh như trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1 / Kiểm tra 3’
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ bài vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
- GV nhận xét ghi điểm 
2 / Bài mới : 30’
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt, vai trò của chúng
-Cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm đội
+ Em biết những vật nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh? Nêu vai trò của từng nguồn nhiệt đó.
- Gọi HS trình bày nguồn nhiệt và vai trò của chúng được minh hoạ trong từng hình.
+ Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì?
* GVKL: Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, gasgiúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
Hoạt động 2: Phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt 
-Cho HS kể một số nguồn nhiệt gia đình em sử dụng.
-GV chia nhóm phát phiếu 
-Các em này ghi lại những rủi ro, nguy hiểm phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt vào bảng.
-GV hỏi: Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác?
+ Tại sao khi bưng nồi đang nấu ta phải lót tay?
Hoạt động 3: Tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt
* GDBVMT : - GV mặt trời là nguồn nhiệt vô tận. Còn các nguồn nhiệt khác đều có thể bị cạn kiệt. Do vậy các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi và ghi lại để mọi người cùng học tập.
-Cho HS nối tiếp nhau phát biểu
- GV hỏi . 
-Nêu vai trò của nguồn nhiệt
- Các em phải luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền vận động mọi người cùng tiết kiệm.
3/ Củng cố-dặn dò: 2’
- GV nhận xét chung 
.- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
- HS thảo luận
-HS: dùng vào việc đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.
- HS các nguồn nhiệt thường để thấp sáng
- 2,3 học sinh kể lại gia đình em thường sử dụng nguồn nhiệt nào ?
- Cho các nhóm báo cáo kết quả
- Vì bàn là đang hoạt động, tuy không bốc lửa nhưng toả nhiệt rất mạnh, nếu không chú ý sẽ bị cháy quần áo, hao điện.
-Vì khi đang nấu nguồn nhiệt toả ra xung quanh rất mạnh. Nhiệt đó truyền vào xoong nồi lót tay là vật cách nhiệt, tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay làm bỏng tay, đổ nồi.
* HS trả lời nối tiếp các câu hỏi.
+Tắt bếp điện khi không dùng
+Không để lửa quá to khi đun bếp
+Đậy kín pích giữ cho nước nóng
+Không để nước sôi cạn ấm
----------------------------------------------
Kể chuyện ( Đã soạn ở thứ 2)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_ban_2_cot_dep.doc