Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - GV: Trần Thị Anh Thi

Hoạt động tập thể (Tuần 29):YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO

Nội dung: Tìm hiểu về An toàn giao thông

I Mục tiêu:

- Học sinh nắm được luật An toàn giao thông

- Ý thức được những tai hại do tai nạn giao thông đem lại. Từ đó biết tôn trọng An toàn giao thông.

II. Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về An toàn giao thông

 + HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện của nhóm.

 + HS đại diện trình bày, các nhóm khác cùng thảo luận.

 + GV chốt ý, nhận xét và tuyên dương những nhóm báo cáo hay.

* Hoạt động 2: Kể những tai nạn giao thông mà em đã nghe, đã chứng kiến

 + HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện của nhóm.

 + HS đại diện trình bày, các nhóm khác cùng thảo luận.

 + GV chốt ý, nhận xét và tuyên dương những nhóm báo cáo hay.

 

doc 40 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động tập thể (Tuần 29):YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
Nội dung: Tìm hiểu về An toàn giao thông
I Mục tiêu:
- Học sinh nắm được luật An toàn giao thông
- Ý thức được những tai hại do tai nạn giao thông đem lại. Từ đó biết tôn trọng An toàn giao thông. 
II. Các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về An toàn giao thông
 + HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện của nhóm.
 + HS đại diện trình bày, các nhóm khác cùng thảo luận.
 + GV chốt ý, nhận xét và tuyên dương những nhóm báo cáo hay.
* Hoạt động 2: Kể những tai nạn giao thông mà em đã nghe, đã chứng kiến
 + HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện của nhóm.
 + HS đại diện trình bày, các nhóm khác cùng thảo luận.
 + GV chốt ý, nhận xét và tuyên dương những nhóm báo cáo hay. 
 * Hoạt động 3: Tổ chức văn nghệ:
- Mục tiêu: HS hát An toàn giao thông.
- Cách thực hiện:
+ Các nhóm đăng kí bài hát.
+ Chọn người giới thiệu chương trình.
+ HS các nhóm thể hiện bài hát của mình.
* Hoạt động 4: Chuẩn bị tuần đến:
 + HS Tìm hiểu về Cuộc sống của thiêu nhi các nước trên toàn thế giới.
 +Tìm hiểu về ngày 30-4 và ngày 1-5
Kĩ thuật (Tiết 29) : LẮP XE NÔI ( tiết1 )
I. Mục tiêu
 -HS biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
 -Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe đúng kĩ thuật.
* Đối với học sinh khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Đồ dùng dạy- học: -Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Lắp xe nôi
 b)Hướng dẫn cách làm:
 *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi:
 +Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận?
 -GV nêu tác dụng của xe nôi: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
 -GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
 -Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
 b. Lắp từng bộ phận
 -Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
 +Để lắp được xe kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu?
 -GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
 -Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK. Hỏi:
 +Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
 -Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK. Hỏi: 
 +Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
 -GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
 -Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK. Hỏi:
 +Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít?
 -GV lắp theo các bước trong SGK.
 -Lắp trục bánh xe H.6 SGK. Hỏi: 
 +Dựa vào H.6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết ?
 -GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe.
 c Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK . 
 -GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK.
 -Gọi 1-2 HS lên lắp .
 d GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-8	HS đ ba
-HS quan sát vật mẫu.
-5 bộ phận: tay kéo,thanh đỡ , giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, 
-2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
-HS trả lời.
-HS lên lắp.
-2 HS lên lắp.
-Cả lớp.
Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 29) : LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
--Luyện cho HS viết đúng đoạn 1 của bài Dù sao trái đất vẫn quay 
-Làm đúng phần bài tập 2b,
- Rèn viết chữ sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiêu bài
 Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.
* Hoạt động 1: Luyện viết chính tả 
- GV đọc mẫu đoạn văn viết chính tả trong bài Chiếc xe đạp của chú Tư
H: Nêu nội dung đoạn văn trên?
- HS phát hiện từ khó viết và luyện viết đúng: Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo,..
- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở.
- Đọc dò lại 
- Thu vở chấm một số bài . 
- Nhận xét 
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 
Bài 1: Các vần êt, êch có thể ghép với những âm đầu nào ở bên trái đẻ tạo thành các tiếng có nghĩa? 
 b
êt
 ch
 d
êch
 h
 k
 t
Bài 2: Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Ôn lại nội dung đã được luyện
- HS lắng nghe.
-HS trả lời
- Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới
-HS luyện viết bảng con các từ khó viết 
-Cả lớp viết bài 
- Đổi vở chấm lỗi 
-HS làm bài vào vở
.
Tiếng Việt Tự học (Tuần 29) : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức và mở rộng vốn từ về du lịch – thám hiểm.
- Biết viết đoạn văn kể về chuyến du lịch của bản thân vói gia đình hoặc bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2,3, bảng nhóm.
* Học sinh: - Vở làm bài, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Du lịch nghĩa là gì ? 
H: Thám hiểm là gì ? 
-Nhận xét và chốt ý 
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tìm trong các từ sau, từ nào có tiếng du cùng mang nét nghĩa như du lịch: 
 Du dương – du hành - thượng du – du học – du khách - hạ du – du cư – du canh – trung du – du ngoạn – du xuân.
- Cho học sinh nêu miệng.
- Nhận xét, giải thích cho các em các từ ngữ trong bài tập.
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước tên những bãi biển đẹp, nơi có thể đến du lịch của nước ta.
a) Bãi biển Đồ Sơn b) Bãi biển Sầm Sơn
c) Bãi biển Nha Trang d) Bãi biển Vũng Tàu
e) Bãi biển Hồng Hải g) Bãi biển Cửa Lò
- Nhận xét, giới thiệu cho học sinh tranh và cảnh đẹp của một số biển.
Bài 3 : Phân các từ ghép dưới đây thành hai loại rồi điền vào chỗ trống trong bảng: du canh, du cư, du khách, du kí, du lịch, du học, du kích, du ngoạn, du xuân, du mục
a)Du có nghĩa là đi chơi
b)Du có nghĩa là “không cố định”
M: du lịch,...
M: du cư,....
- GV nhận xét, kết luận
Bài 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 câu kể về chuyến du lịch của em với gia đình hay bạn bè.
Gợi ý cho học sinh viết bài văn
- Em đã có dịp đi tham quan ở đâu? Vào dịp nào?
- Em đi cùng với ai? 
- Nơi đó khung cảnh như thế nào?
- Em đã làm gì ở đó?
- Cảm nhận của em về điểm du lịch đó?
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài làm
.- 1 học sinh đọc đề 
- Lần lượt nêu miệng.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc
- Viết vào bảng con chữ cái đặt trước các bãi biển.
- 1 học sinh làm trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS làm vào vở. 2 HS lên bảng
a) du khách, du kí, du ngoạn, du xuân
b) du canh, du học, du kích, du mục
- 1 học sinh đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Nghe gợi ý
- Trả lời theo từng câu hỏi của giáo viên
- Viết bài vào vở
- 2 học sinh viết bảng nhóm.
- Một số học sinh đọc bài văn của mình cho lớp nghe
- Nhận xét
Tập đọc (Tiết 57) : ĐƯỜNG ĐI SA PA
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( trả lời được các CH; thuộc hai đoạn cuối bài)
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK ; thêm tranh, ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa 
III/ Hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 – 2 HS đọc bài Chim sẻ và trả lời trong SGK
- Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học 
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Chia đoạn:
+ Đ1: Từ đầu...liễu rũ
+ Đ2: Tiếp theo...tím nhạt
+ Đ3: Phần còn lại
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lượt 2
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Y/c HS đọc bài theo cặp (GV luyện đọc cùng HS yếu)
- Gọi 2 nhóm đọc
- GV nhận xét, lưu ý giọng đọc
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. 
b. Tìm hiểu bài :
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy
- GV nhận xét
- Hãy cho biết mối đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì?
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “Món quà kì diệu của thiên nhiên”?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa ntn?
*Hãy nêu ý chính cuả bài văn
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc
- Y/c HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng đoạn 3
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà HTL đoạn 3 và soạn bài Trăng ơi  từ đâu đến 
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c 
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- 3 HS đọc (HS yếu đọc đoạn 2)
- HS luỵên đọc từ khó 
- 3 HS đọc (HS yếu đọc Đ2)
- 2 HS đọc (HS yếu đọc)
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- 2 nhóm đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- 3 HS phát biểu. HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời đầy đủ 
-Học sinh hình dung
+ Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa 
+ Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đuờng lên Sa Pa
+ Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp.Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có 
- Tác giả ngướng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta 
* Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của SaPa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước
- 3 HS đọc
- Lắng nghe
- HS luyện đọc
- 3 – 4 HS thi đọc 
Chính tả (T29) AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4,?
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng BT3 ( kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BT chính tả phương ngữ (2) a/b.
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Ba, bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT 2b 
- Ba, bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng kiểm tra HS đọc và viết các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn HS viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung của bài văn  ...  sự hướng dẫn của GV 
- Cùng gieo một ngày, cây 1,2,3,4 trồng bằng một lớp đất giống nhau
- Cây 1 thiếu ánh sáng vì bị đặt nơi tối. - Cây 2 thiếu không khí vì lá cây đã được bôi một lớp keo làm lá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí với mt. Cây 3 thiếu nước vì cây không được tưới nước thường xuyên. Cây 5 thiếu chất khoáng trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rửa sạch
- Để sống thực vật cần phải được cung cấp nước, ánh sáng, không khí, khoáng chất 
- Cây số 4
- Lắng nghe 
- HS thảo luận hoàn thành phiếu
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cần phảỉ có đủ các điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng ở trong đất
Các yêu tố mà cây được cung cấp
Ánh sáng
Không khí
Nước
Chất khoáng có trong đất
Dự đoán kết quả
Cây 1
x
x
x
Cây còi cọc, yếu ớt, sẽ bị chết
Cây 2
x
x
x
Cây sẽ còi cọc, chết nhanh
Cây 3
x
x
x
Cây sẽ bị héo, chết nhanh
Cây 4
x
x
x
x
Cây phát triển bình thường
Cây 5
x
x
x
Cậy bị vàng lá, chết nhanh
Khoa học (Tiết 58): NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT 
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 166, 167 SGK
Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ước và dưới nước 
III/ Hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng y/c trả lời câu hỏi về nội dung bài trước
- Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2.2 Giảng bài mới
HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau 
* Mục tiêu: Phân loại các nhóm theo nhu cầu về nước 
* Các tiến hành: 
 - Hoạt động theo nhóm 4
- Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS 
- Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to: 
+ Nhóm cây sống dưới nước
+ Nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn
+ Nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt 
+ Nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước
* Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô cạn 
HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau về ứng dụng trong trồng trọt 
* Mục tiêu: 
- Nêu một số ví dụ về cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nuớc khác nhau 
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây 
* Cách tiến hành
- Y/c HS quan sát hình trang 117 SGK và trả lời 
câu hỏi:
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
+ Em còn viết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?
* Kết luận:
- Cùng một lọai cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần có những lượng nước khác nhau 
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt đựoc năng suất cao
 - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 117 SGK 
* GDBVMT: Theo dự báo, trong tương lai nguồn tài nguyên nước đang dần bị cạn kiệt. Theo em, mỗi người trong cộng đồng cần làm gì để góp phần khắc phục trình trạng này?
3.Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Nhu cầu chất khoáng của thực vật
- 2 HS lên bảng trả lời 
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm 4 
- Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của những cây sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm. Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau 
- Lắng nghe 
- Quan sát và trả lời câu hỏi 
+ Lúa đang làm đồng 
+ Lúa mới cấy 
. Cây ngô: lúc nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng bắt đầu ra hạt thi không cần nước 
. Cây rau cải, cây xà lách, xu hào cần phải có nước thường xuyên 
. 
- Lắng nghe
- HS đọc
Địa lý (Tiết 29) : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở
 ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG(TT)
I/ Mục tiêu: 
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
	+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
	+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung : nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
* HS khá, giỏi:
	+ Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
	+ Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển : cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam 
-Tranh, ảnh một số điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có)
-Mẫu vật: đường mía hoặc 1 số sản phẩm được làm từ đường mía 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
2. Bài mới: (28') 
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1: Hoạt động du lịch
* Làm việc cả lớp hoặc theo nhóm
- Y/c HS quan sát hình 9 của bài trả lời câu hỏi:
+ Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì?
- Sau khi HS trả lời , y/c 1 HS đọc đoạn văn đầu của mục này
- Y/c HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi trong SGK 
Tích hợp GDBVMT:* Điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch (phục vụ ăn, ở, chơi ) sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, hoạt động tích cực). Giáo dục học sinh thêm yêu quê hương đất nước.
HĐ2: Phát triển công nghiệp 
* Làm việc cả lớp hoặc nhóm 
- Hỏi HS: 
+ Ở vị trí ven biển, ĐBDHMT ó thể phát triển loại đường giao thông nào?
+ Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều 
kiện để phát triển ngành công nghiệp gì?
+ Kể tên các sản phẩm, hàng hoá làm từ mía đường
- Y/c HS quan sát hình 11 và cho biết các công việc để sản xuất từ đường mía 
- Y/c HS tiếp tục quan sát hình 12. Y/c HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và hình vẽ cho biết: Ở khu vực này đang phát triển ngành công nghiệp gì?
* GV giới thiệu: Ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây sẽ có cảng lớn, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác. Hiện nay đang xây dựng cảng, đường giao thông và các nhà xưởng
HĐ3: Lễ hội 
- Y/c HS đọc SGK và vận dụng hiểu biết của mình kể tên các lễ khội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT 
- GV cho HS đọc 1 đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nhà Trang. Sau đó y/c HS quan sát hình 13 và mô tả khu tháp Bà 
3. Củng cố dặn dò:(2') 
* Tổng kết: GV có thể cho một số HS điền vào sở đồ đơn giản do GV chuẩn bị sẵn để trình bày về hoạt động sản xuất của nguời dân miền Trung 
- 1 – 2 HS trả lời 
- HS trả lời 
- 1 HS đọc 
- HS dựa vào bản đồ Việt Nam nói về tên các thành phố, thị xã ven biển để trả lời 
- Đại diện 2 HS lên bảng chỉ vào hình và nói đặc điểm trang phục của mỗi dân tộc
+ Giao thông đường biển 
+ Phát triển nhành công nghiệp đóng tàu
+ Bánh kẹo, sữa, nuớc ngọt 
- HS quan sát, sau đó mỗi HS nêu tên một công việc
- Phát triển ngành công loch dầu, khu công nghiệp Dung Quất
- Lắng nghe 
+ Lễ hội Tháp Bà
+ Lễ hội Cá Ông
+ Lễ hội Ka-tê mừng năm mới của nguời Chăm
Đại diện nhóm len miêu tả cảnh ở Tháp Bà 
Toán Tự học (Tuần 29):	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 -Củng cố kĩ năng giải toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1:- Nêu mục tiêu bài học
- HS tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại của buổi sáng
* Hoạt động 2: Luyện tập qua các dạng sau:
Bài 1: Mẹ hơn con 36 tuổi. Tuổi con bằng tuổi mẹ. Tính tuổi mỗi người.
H: Đây là dạng toán gì?
H: Hiệu là bao nhiêu?
- Tỉ số là bao nhiêu?
- Y/c HS tóm tắt và làm bài
- GV chấm chữa bài
Bài 2: 
Một khu vườn HCN có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và chiều dài hơn chiều rộng 24m. Tính chu vi và diện tích của khu vườn đó. 
- Bài toán cho biết hiệu là bao nhiêu?
- Tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài là bao nhiêu?
- Muốn tìm chu vi và diện tích thì chúng ta phải tính cái gì?
- Y/c HS làm bài
- GV chữa bài
Bài 3:
 Lớp 4A có 30 HS, lớp 4B có 35 HS. Nhà trường phát cho lớp 4A nhiều hơn 4B 20 cuốn vở. Hỏi mỗi lớp được phát bao nhiêu cuốn vở? (mỗi HS đựoc số vở như nhau)
- Lớp 4B nhiều hơn lớp 4A bao nhiêu học sinh?
- Vậy một học sinh được phát bao nhiêu quyển vở?
- Để biết mỗi lớp được phát bao nhiêu quyển vở em làm thế nào?
- Y/c HS làm bài vào vở
- GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- 1 HS đọc đề
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
- Là 36
- Là 
- Hs làm vào vở. 1 HS lên bảng
- 1 HS đọc đề
- Là 24m
- Chiều rộng bằng chiều dài
- Tính chiều dài và chiều rộng
- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng
Chu vi: 96m
Diện tích: 432m²
-1 HS đọc đề
- Lớp 4B nhiều hơn 5 học sinh
- 4 quyển vở
- Lấy số quyển vở của một học sinh nhân với số học sinh của lớp
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng 
ĐS: Lớp 4A: 120 cuốn
 Lớp 4B: 140 cuốn 
Toán Tự học (Tuần 29):	 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động1: - Nêu mục tiêu bài học
- Tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại của buổi sáng.
HĐ2: Ôn tập qua các dạng bài tập sau
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
Tổng 2 số
60
207
91
160
Tỉ số của 2 số
Số bé
Số lớn
 Bài 2: Chu vi HCN là 400m; chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích HCN?
- Bài toán đã cho biết tổng chưa?
- Vậy làm thế nào để tính tổng?
- Y/c HS làm bài
- GV hướng dẫn chấm chữa
Bài 3:Một kho gạo có 27 tấn gạo tẻ và nếp. Số lượng gạo tẻ gấp 8 lần gạo nếp. Hỏi kho đó có bao nhiêu tấn gạo tẻ, gạo nếp?
- Nêu tỉ số giữa số gạo tẻ và gạo nếp
- Y/c HS làm bài
- GV hướng dẫn chữa bài
* Bài toán nâng cao
- Lớp học có 35 học sinh. Biết rằng số học sinh nữ thì bằng số học sinh nam. Hỏi lớp học có bao nhiêu nam? Bao nhiêu nữ?
HD: số học sinh nữ thì bằng số học sinh nam
Nên số học sinh nữ thì bằng số học sinh nam.
- Đưa về dạng toán tổng – tỉ và giải
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- HS làm VBT. 2 HS lên bảng
- 1 HS đọc đề
- Chưa
- Tính nửa chu vi hình chữ nhật
- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng
- 1 HS đọc đề
- Số gạo nếp bằng số gạo tẻ
- HS làm bài. 1 HS lên bảng
- HS làm vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4.doc