Giáo án Lớp 4 Tuần 30 - GV: Đỗ Thị Riêng - Trường học An Lập

Giáo án Lớp 4 Tuần 30 - GV: Đỗ Thị Riêng - Trường học An Lập

Sáng TẬP ĐỌC

Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào,ca ngợi.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịc sử : Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK )

 - Ham hiểu biết, thích khám phá thế giới.

 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.

II. Đồ dùng dạy học :

 - GV: ảnh chân dung Ma- gien -lăng. Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.

 - HS: SGK Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: a, Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trăng ơi . từ đâu đến ?

 b, Giới thiệu bài:

Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 17 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 30 - GV: Đỗ Thị Riêng - Trường học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2012
Sáng tập đọc 
Tiết 59: hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào,ca ngợi.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịc sử : Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK )
 - Ham hiểu biết, thích khám phá thế giới.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: ảnh chân dung Ma- gien -lăng. Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
 - HS: SGK Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: a, Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Trăng ơi .... từ đâu đến ?
 b, Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. (chia 6 đoạn)
 - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lỗi phát âm cho HS.
 - HS luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. 
 - Giáo viên đọc lại bài văn. 
b, Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài kết hợp trả lời các câu hỏi SGK
 - Ma -gien - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? ( ...khám phá những vùng đất mới)
 - Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? (... hết thức ăn, không còn nước ngọt uồng phải nấu giày và thắt lưng da để ăn. Ma – gien – lăng phải bỏ mạng khi giao tranh với thổ dân,..)
 - Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? ( Ra đi với năm chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất bốn chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma – gien- lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma – tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với tám thuỷ thủ sống sót.) 
 - Hạm đội của Ma- gien - lăng đã đi theo hành trình nào ? ( HS đọc yêu cầu, chọn đáp án, GV chốt lại ý đúng là ý C, giải thích: Tây Ban Nha( châu Âu) - Me -tan ( châu á)
 - Đoàn thám hiển của Ma- gien - lăng đã đạt được những két quả gì ? ( khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.)
 - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ?
 - HS rút ra đại ý của bài. GV nhận xét và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 1, HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn. HS luyện đọc theo nhóm. HS thi đọc diễn cảm
 - GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
Hoạt động 3: củng cố, dặn dò
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều.
Toán
Tiết 146: luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được các phép tính về phân số.
 - Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
 - Giáo dục các em ý thức học tốt.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng nhóm BT3; HS: Vở, nháp, bút
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập.
 *Bài 1: - HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu
 - HS làm bài rồi trình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng:
 Kết quả: + = + = - = - = 
 X = X = 
 *Bài 2: 
 - HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi, 2 nhóm làm trên bảng nhóm.
 - HS trình bày bài làm nhẫn xét. GV nhận xét và kết luật chung.
 Bài giải
 Chiều cao của hình bình hành là: 
 18 x = 10 (cm)
 Diện tích của hình bình hành là: 18 x 10 = 180( cm2)
 Đáp số: 180 cm2
 *Bài 3: HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi trên bảng nhóm.GV chữa bài:
Bài giải
 Coi số búp bê là 2 phần thì số ô tô là 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Gian hàng có số chiếc ô tô là:
63 : 7 x 5 = 45 (chiếc)
Đáp số: 45 chiếc ô tô.
3. Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
đạo đức
Tiết 30: Bảo vệ môi trường( Tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ( BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
 - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
 - Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Thẻ từ, phiếu học tập
 - HS: SGK lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Vì sao cần tham gia thực hiện tốt luật giao thông?
- Giới thiệu bài.
HĐ2: Thảo luận nhóm thông tin
 * Mục tiêu: Các nhóm trình bày tranh ảnh đã sưu tầm
 * Tiến hành: 
 - GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận về các sự việc đã nêu trongSGK, trả lời các câu hỏi SGK.
 - Đại diện nhóm trình bày 
 - GV kết luận 
 + Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt bị giảm, thiếu lương thực, dẫn đến nghèo đói.
 + Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển và các loạ sinh vật biển sẽ bị chết hoặc nhiễm bệnh
 - GV yêu cầu HS đọc và giải thích phần ghi nhớ trong SGK 
HĐ3:Làm việc cá nhân( BT1/Sgk)
 * Mục tiêu: HS biết bảo vệ môi trường, đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
 * Tiến hành: 
 - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1 trong SGK : Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá của mình 
 - HS bày tỏ ý kiến đánh giá của mình, giải thích. 
 - GV kết luận: Các việc làm bảo vệ môi trường là: (b), (c), (đ), (g) 
HĐ nối tiếp
 - GV nhận xét giờ học.
 - Giao nhiệm vụ về nhà.
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2012
Sáng Toán
Tiết 147: tỉ lệ bản đồ
 I, Mục tiêu:
 - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
 - Hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II, Đồ dùng dạy học
 - GV: Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam.
 - HS: Vở ô li, nháp
III, Các hoạt động dạy - học
1 . Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
- GV cho HS xem một số bản đồ có ghi tỉ lệ 1 : 10000000, 1: 500000.....và nói : " Các tỉ lệ 1: 10000000, 1: 500000...ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ "
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn : độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10000000 cm hay 100 km .
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số 1 / 10000000, tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài ( cm , dm , m , ....) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó ( 10000000 cm, 10000000 dm, 10000000m ......)
3. Thực hành 
 *Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm miệng 
- GV nhận xét, kết luận: 
 1m trên bản đồ ứng với độ dài thật là1000 m
 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là1000 cm 
 *Bài 2:
 - GV hướng dẫn HS tương tự bài 1 
 - Kết quả đúng là: 1000cm, 300dm, 10 000 mm, 500m.
 4. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau 
Khoa học
Tiết 59: nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu 
 - Biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
 - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Hình / 118, 119 SGK; phiếu học tập; HS: SGK Khoa học
III. Các hoạt động dạy – học:
 *, Giới thiệu bài: Trực tiếp
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật 
 * Mục tiêu: Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ 
 - GV yêu cầu HS quan sát hình các cây cà chua trong SGK rồi thảo luận 
 + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
 + Trong số các cây cà chau a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ? hãy giải thích tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
 + Cây cà chua nào phát triển kém nhất , tới mức không ra hoa , kết quả được ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
 * Kết luận : Mục Bạn cần biết SGK/ 118.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật 
 *Mục tiêu: Nêu một số VD về các loại cây khác nhau , hoặc cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng khoáng khác nhau.
 - Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng cảu cây.
 * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn 
 GV phát phiếu học tập cho HS 
 + Bước 2 : HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
 + Bước 3: Làm việc cả lớp 
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc cảu nhóm mình .
Tên cây
Ni- tơ ( đạm )
Ka -li
Phốt pho
Lúa
 x
 x 
Ngô
 x
 x
Khoai lang 
 x
Cà chua 
 x
 x
Đay 
 x
Cà rốt 
 x
Rau muống 
 x
Cải củ 
 x
 * Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK/ 119
3, Hoạt động nối tiếp:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
Chiều Tiếng việt (LT) 
Luyện viết bài 19+2 0
I, Mục tiêu:
 - HS viết đúng mẫu bài Bờ ao
 - HS viết đẹp hai bài luyện viết.
 - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, ý thức học tốt môn học.
 - Rèn t thế ngồi viết cho HS.
II, Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mẫu chữ viết
 - HS: Vở Thực hành luyện viết tập 2, bút
III, Các hoạt động dạy - học:
 * GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
 * Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết
 - GV đọc bài viết
Bờ ao
 Chim hót rung rinh cành khế
 Hoa rơi tím cả cầu ao
 Mấy chú rô ron ngơ ngác
 Tưởng trời đang đổ mưa sao.
 - HS đọc thầm lại bài viết
 - GV hỏi về nội dung bài thơ
 - GV nhắc HS chú ý các từ ngữ dễ viết sai.
 - GV nhắc HS viết đúng theo mẫu bài 19 viết theo kiểu chữ đứng; bài 20 viết theo kiểu chữ nghiêng, GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - HS luyện viết theo mẫu
 - GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS
 - GV chấm một số bài, nhận xét; 
 - HS còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau
 - GV nhận xét chung
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS hay viết sai về nhà tự rèn viết nhiều.
luyện từ và câu
Tiết 59: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm
I, Mục tiêu 
 - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm ( BT 1, Bt2)
 - Bước đầu biết vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK Tiếng Việt, bảng nhóm BT3.
 - HS: SGK Tiếng Việt, Vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK
 *Bài 1: Học sinh đoc yêu cầu bài tập.
 - Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi, thi tìm từ. Đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 a. Đồ ...  4 = 20
 Số lớn là: 
 20 + 15 = 35
 Đáp số: số bé: 20; số lớn: 35.
 *Bài 3: Diện tích của hình chữ nhật lớn hơn diện tích của hình vuông là 36 m2 . Tính diện tích của mỗi hình biết diện tích hình vuông bằng bằng diện tích hình chữ nhật.
 - HS làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 – 2 (phần)
 Diện tích hình chữ nhật là: 36 : 2 5 = 9 0( cm2)
Diện tích hình vuông là: 90 – 36 = 54 ( cm2)
 Đáp số: 90 cm2; 54 cm2 
3. Củng cố dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
kể chuyện
Tiết 30: kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I, Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện( đoạn chuyên) đã nghe, đã đọc, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
 - Hiểu được nội dung chính câu chuyện ( đoạn truyện ) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện ( đoạn truyện).
 - Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II, Đồ dùng dạy học 
 - GV: Một số truyện về du lịc hay thám hiểm; Bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện. Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá.
 - HS: HS: SGK Tiếng việt
III, Các hoạt động dạy học 
A, Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đôi cánh của Ngựa Trắng.
 - Nêu ý nghĩa của truyện.
B, Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
 a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài 
 - HS đọc yêu cầu cảu bài 
 - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng:
Kể một câu chuyện em đã được nghe ( nghe qua ông, bà, cha mẹ hay ai đó kể lại ), được đọc ( tự em tìm đọc ) về du lịch hay thám hiểm.
 - Hai HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK 
 + HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. Nói rõ Em chọn kể chuện gì ? Em đã nghe ai kể chuyện đó hay đọc được ở đâu ?
 - GV dán bảng phụ viết sẵn dàn ý bài kể chuyện 
 - HS đọc lại 
 b, HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện 
 - HS kể theo cặp. kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện 
 - HS thi kể chuyện trước lớp 
 - GV treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá nhận xét 
 - HS đọc lại 
 - HS tiếp nối nhau thi kể 
 - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 30: những cánh chim hoà bình, hữu nghị
I.Mục tiêu
 - HS biết yêu hoà bình và biết thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể.
II.Quy mô hoạt động
 - Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
 - GV: Một số quả bóng bay các màug, giấy, bút dạ
 - HS: + Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ/dây để làm diều,
 + Giấy, bút dạđể viết các thông điệp hoà bình, hữu nghị 
 + Bài hát “ Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “ Trái đất màu xanh”
IV.Các bước tiến hành
 1)Bước 1: Chuẩn bị
 - GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị.
 - Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị:
 + 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều ( mua hoặc tự làm)
 + Viết các thông điệp về hoà bình, hữu nghị lên một băng giấy dài và đính vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình.
Bước 2: Gửi thông điệp qua bóng bay hoặc diều
 Có thể thả bóng bay hoặc diều mà HS chuẩn bị ở sân trường hoặc ở một nơi có không gian rộng. Tránh thả ở nơi có bóng cây to hoặc dây điện vì bóng hoặc diều có thể mắc lại
 - Mở đầu GV hoạc đại diện một HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động là muốn gửi thông điệp hoà bình, hữu nghị tới tất cả mọi người
 - Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hoà bình, hữu nghịcủa mình và phát biểu ngắn gọn mong ước của các em
 - Sau đó tất cả lớp sẽ cùng hô to 1,2,3 và đồng loạt thả bóng/ diều. Trong khi các thông điệp hoà bình của HS đang từ từ được các quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa vỗ tay, vừa cùng nhay hát vang bài “ Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “ Trái đất màu xanh”
 - Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hoà bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao. Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em hôm nay sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ hoà bình trên Trái Đất.
Thứ năm, ngày 29 tháng 3 năm 2012.
Sáng: Toán
Tiết 149: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
 - Rèn kỹ năng làm toán cho HS.
 - Giáo dục các em ý thức học tốt.
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập BT1.
 - HS: Vở ô li, nháp, bút.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu bài toán 1 
 - GV cho HS tự tìm hiểu đề toán: ? Độ dài thật là bao nhiêu mét? Trên bản đồ có tỉ lệ nào ? Phải tính độ dài nào ? Theo đơn vị nào ?
 - HS trình bày các câu tả lời, GV nhận xét và ghi bảng:
Bài giải
20 m = 2000 cm 
Khoảng cách AB trên bản đồ là: 
2000 : 500 = 4 ( cm ) 
 Đáp số: 4 cm.
3. Giới thiệu bài toán 2 
 - GV hướng dẫn HS tương tự bài toán 1 
 - GV lưu ý HS đổi 41 km = 41 000000 mm
4. Thực hành
 *Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi, một nhóm làm phiếu to.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. 
Tỉ lệ bản đồ
1: 10 000
1 : 5000
1: 20 000
Độ dài thật
5km
25m
2km
Độ dài trên bản đồ
50cm
5 mm
1dm
 *Bài 2: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
 - GV nhận xét và chữa bài.
Bài giải:
12km = 1200000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là:
1200000 : 100000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
3. Củng cố - Dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập còn lại.
Luyện từ và câu 
 Tiết 60: câu cảm 
I. Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm( ND ghi nhớ).
 - Biết chuyển câu kể thành câu cảm ( BT1 mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước ( BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm ( BT3).
 - Giáo dục HS ham học tập.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, phiếu khổ to.
- HS: Vở BTTV, SGK tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
Phần nhận xét .
 *Bài 1, 2, 3: Ba học sinh tiếp nối nhau đọc các bài tập 1, 2 , 3 
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi 
 - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng đúng 
 *Kết quả: 
 - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao !( Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo )
 - A! Con mèo này khôn thật !( Dùng để thể hiẹn cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo )
 - Cuối các câu trên có dấu chấm than.
Kết luận: 
 - Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. 
 - Trong câu cảm thường có các tự ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật ...
3. Phần ghi nhớ 
 - Ba bốn học sinh đọc phần ghi nhớ . 
 - GV yêu cầu HS đọc thuộc phần ghi nhớ 
4.Thực hành.
 *Bài 1: HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
 GV nhận xét và chữa bài:
 Kết quả: Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
 Ôi, trời rét quá!
 Bạ nNgân chăm chỉ quá!
 Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
 *Bài 2: - HS làm bài nhóm đôi vào phiếu to. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét chung.
 *Tình huống a: - Trời cậu giỏi thật; Bạn thật là tuyệt! Bạn giỏi quá!
 Tình huống b: - Ôi, cậu cũng nhớ đến ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
*Bài 3: - HS thảo luận hóm 4 làm bài trình bày miệng.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ
 b) Bộc lộ cảm xúc thán phục
 c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Tiết 30: Thành phố huế 
I. Mục tiêu
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
 - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lược đồ ).
 - Tự hào về thành phố Huế.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
 - GV: Lược đồ TP Huế, Bản đồ Việt Nam. Tranh ảnh về TP Huế
 - HS: SGK Lịch sử và Địa lí
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số điều kiện giúp ĐBDHMT trở thành nơi du lịch, phát triển ngành công nghiệp?
- Nêu một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBDHMT?
1- Thành phố bên dòng sông Hương thơ mộng
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- HS quan sát lược đồ, trao đổi cặp các nội dung sau:
+ Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? (Tỉnh Thừa Thiên Huế)
+ TP nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn? (phía Đông)
+ Từ nơi em đi đến TP Huế theo hướng nào? (HS chỉ hướng đi)
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung.
Hoạt động 3: Trao đổi cả lớp
- HS quan sát lược đồ: nêu tên và chỉ dòng sông chảy qua thành phố Huế (Dòng sông Hương)
2- Thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ
Hoạt động 4: HS trao đổi nhóm 
- GV giao việc, HS trao đổi theo nhóm câu hỏi SGK chứng tỏ thành phố Huế là thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung ý kiến hoàn thiện nội dung.
*Kết luận: Một số công trình kiến trúc cổ: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén. Có từ hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn.
3- Thành phố Huế- Thành phố du lịch
Hoạt động 5: HS trao đổi nhóm
- HS quan sát H1, lược đồ kinh thành Huế và cho biết: Nếu đi thuyền từ xuôi theo dòng sông Hương chúng ta có thể thăm quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
+ HS trao đổi nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày, mô tả giới thiệu về 1 trong các khu du lịch (kết hợp với tranh đã có và tranh sưu tầm được), nhóm khác nhận xét bổ sung.
HĐ6: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: GV gợi ý HS rút ra bài học cuối bài- HS đọc.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
 ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 30.doc