Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

1. Khởi động

2. Kiểm tra bài cũ

- Cho HS đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến? Trả lời các câu hỏi SGK và nôi dung bài.

3. Bài mới

a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài

b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

- Cho HS luyện đọc tên riêng nước ngoài.

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài; đọc 3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Cho 2 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc rõ ràng, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng những từ ngữ nói về gian khổ, mất mát hi sinh của đoàn đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn đã đạt được.

c/ Tìm hiểu bài

- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì? ( khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.)

- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với thổ dân)

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2011
TẬP ĐỌC
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Aûnh chân dung Ma-gien-lăng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến? Trả lời các câu hỏi SGK và nôi dung bài.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
- Cho HS luyện đọc tên riêng nước ngoài.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài; đọc 3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc rõ ràng, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng những từ ngữ nói về gian khổ, mất mát hi sinh của đoàn đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn đã đạt được.
c/ Tìm hiểu bài
- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì? (khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.)
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với thổ dân)
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? (gợi ý HS chọn ý c)
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được kết quả gì? (Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.)
- Câu chuyện giúp em hiểu những điều gì về các nhà thám hiểm? (rất dũng cảm, ham hiểu biết, ham khám phá và có nhiều cống hiến lớn cho loài người)
d/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho 3 HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài theo gợi ý ở phần luyện đọc.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu “Vượt Đại Tây Dương... ổn đinh được tinh thần.”
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài. 
- HS đọc lại nội dung bài.
- Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, HS cần rèn luyện những đức tính gì? (Ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn.)
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Dòng sông mặc áo”
- Cá nhân đọc trả lời, lớp nhận xét.
- 4HS đọc đề bài.
- Cá nhân luyện đọc, cả lớp đọc đồng thanh
- Đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp dò bài trong SGK
- Cả lớp lắng nghe.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cá nhân nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe và nhân xét cách đọc của bạn.
- Cá nhân luyện đọc, lớp nhận xét.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán liên quan đến việc tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS giải bài tập 4 của tiết trước.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Tổ chức cho HS làm bài và sửa bài
* Bài tập 1
- Cho HS đọc đề tính rồi sửa bài. Khi HS sửa bài, GV nên hỏi để khi trả lời HS ôn lại về cách tính (cộng, trừ, nhân, chia; thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có chứa phân số)
* Bài tập 2
- Cho HS tự làm bài vào VBT. GV sửa bài lên bảng lớp
* Bài tập 3
- Cho 2 HS đọc đề bài, rồi làm vào vở học. GV nhận xét sửa bài lên bảng lớp.
* Bài tập 4: Tiến hành tương tự như BT3.
* Bài tập 5
- GV giải thích cách làm, cho lớp nêu kết quả. GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài 
- HS nêu lại các bước tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Tỉ lệ bản đồ”.
- 1 HS lên giải, lớp nhận xét sửa bài
- Đọc lại đề bài
- Cả lớp giải vào vở bài tập, nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Cả lớp làm vào VBT, 1 HS lên bảng làm, lớp sửa bài.
- Cả lớp làm bài, nêu kết quả, lớp nhận xét và sửa bài vào vở
- Cả lớp suy nghĩ, nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
- Biết bảo vệ gìn giữ môi trường trong sạch.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- SGK và phiếu giao việc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao ta phải tôn trọng luật giao thông?
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Hoạt động 1: Trao đổi ý kiến
- Cho HS nhận định câu hỏi: Em đã nhận được gì từ môi trường?
-Cho HS nêu ý kiến, GV nhận xét kết luận:
Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống, của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm 4, yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK.
- Kết luận:
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lượng thực, sẽ dẫn đến nghèo đói.
+ Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1. Dùng phiếu để bày tỏ ý kiến.
- Mời một số HS nhận xét. GV kết luận:
Các việc làm bảo vệ môi trường:(b); (c); (đ); (g)
- Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).
- Giết mổ gia xúc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường, khu chồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước (d), (e), (h).
* Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tai địa phương.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc lại nội dung bài.
- GD HS Biết bảo vệ gìn giữ môi trường trong sạch.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài học này ở tiết 2.
- HS trả lời lớp nhận xét
- HS đọc đề bài
- Trao đổi nhóm 4, nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- Tập trung nhóm 4 thảo luận, sau đó đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cá nhân bày tỏ ý kiến trước lớp, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- HS về nhà tìm hiểu môi trường tuần sau vào lớp nêu nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2011
KHOA HỌC
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS biết:
- Kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 118, 119 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.
- Phiếu bài tập
Tên cây
Tên các chất khoáng cây cầu nhiều hơn
Ni-tơ (đạm)
Ka-li
Phốt -pho
Lúa
Ngô
Khoai lang
Cà chua
Đay
Cà rốt
Rau muống
Cải củ
Đánh dấu chéo vào cột tương ứng với nhu cầu về các chất khoáng của từng loại cây
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống thực vật?
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật
- Bước 1: làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình các cây cà chua: a, b, c, d SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Các cây cà chua ở trên thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
+ Trong các cây cà chua trong hình, cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất? tới mực không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
- GV nhận xét kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu của các chất khoáng của thực vật
- Phát phiếu học tập cho các nhóm thực hiện, yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK để làm (phiếu ở phần chuẩn bị)
- GV nhận xét chấm điểm cả lớp.
- Giảng thêm: Cùng một cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
+ Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau ... ả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt các câu hỏi. GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
- Kết luận như SGK và cho HS đọc ghi nhớ bài
c/ Phần luyện tập
* Bài tập 1
- Cho HS đọc nội dung và làm vào VBT. GV phất phiếu cho một số HS.
- Cho HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét; mời vài học sinh đính kết quả lên bảng, đọc kết. GV chốt lại lời giải.
* Bài tập 2 tiến hành tương tự như bài tập 1
* Bài tập 3
- Cho một số HS đọc yêu cầu bài tập 3. GV nhắc học sinh :
+ Cần nói cảm xúc bộ lộ trong mỗi câu cảm.
+ Có thể nêu những tình huống nói những câu đó.
- Cho HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài. 
- HS đọc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng ghi nhớ, về nhà tự viết 3 câu cảm vào vở.
- Xem trước bài “Thêm trạng ngữ cho câu”.
- Cá nhân đọc, lớp nhận xét
- HS đọc đề bài
- Cả lớp theo dõi SGK
- 4 HS đọc ghi nhớ, lớp lắng nghe
- Cả lớp theo dõi SGK và tiến hành làm vào VBT
- Cá nhân nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe
- HS nêu kết quả, lớp nêu nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
KHOA HỌC
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
- HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 120, 121 SGK.
- Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
- Hỏi:
+ Không khí có những thành phần nào?
+ Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật.
- Cho HS quan sát hình 1, 2 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau theo nhóm đôi.
- Cho HS nêu câu hỏi trước lớp. GV nhận xét và điều chỉnh câu hỏi có thể như sau:
+ Trong quan hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
+ Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
- GV kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4, sau đó cho đại diện nhóm báo cáo, GV nhận xét điều chỉnh
- GV kết luận như SGK. Cho HS đọc kết luận
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc lại nội dung bài.
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Trao đổi chất ở thực vật”.
- Cá nhân nêu, lớp nhận xét
- HS đọc lại đề bài
- Cá nhân trả lời, lớp nêu nhận xét bổ sung
- Cả lớp quan sát hình SGK và tự hỏi lẫn nhau
- Từng cặp nêu câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
Cả lớp lắng nghe
Cả lớp lắng nghe
- Tập trung nhóm 4 để thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, lớp nêu nhận xét.
- Cá nhân kể, lớp nhận xét bổ sung
- Cả lớp lắng nghe
Thứ sáu ngày 01 tháng 04 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU:
1. Biết điền đúng nội đung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng.
2. Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 1 bản pho to phiếu tạm trú, tạm vắng cỡ to để học sinh điền vào.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lần lượt đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình và hoạt động con mèo đã viết ở tiết trước.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1
- Cho 2 HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung phiếu
- Treo tờ phiếu pho to phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND. Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào chỗ trống ở mỗi mục. GV nhắc nhở HS cách điền.
- GV phát phiếu cho từng học sinh thực hành điền.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc từng tờ khai.
- GV nhận xét sửa bài cho lớp.
* Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của đề.
- Kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài. 
- GV nhắc nhở HS trước khi điền cần đọc thật kỹ.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Luyện tập miêu tả các bộ phân của con vật”.
- HS đọc, lớp nhận xét 
- Cá nhân đọc đề bài
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- Cả lớp lắng nghe 
- Thực hiện điền vào chỗ trống, 1 HS lên bảng điền, lớp nhận xét.
- Cá nhân đọc, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe và sửa bài
- Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
TOÁN
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường
- Biết xác định điểm thẳng hàng trên mặt đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách giải bài toán 1 SGK của tiết trước.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn thực hành tại lớp
- GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
c. Thực hành tại lớp
- Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
* Bài tập 1: Thực hành đô độ dài
- Cho HS dựa vào kiến thức mới học để đo độ dài hai điểm cho trước.
- Các nhóm tiến hành đo độ dài lớp học, chiều rộng phòng học, khoảng cách hai cây ở sân trường Ghi kết quả đo được theo nội dung SGK
- GV kiểm tra ghi nhận xét kết quả học hành của mỗi nhóm.
* Bài tập 2 Tập ước lượng độ dài 
Thực hành như SGK.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài. 
- HS thực hành đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Cá nhân nêu cách giải, lớp nhận xét.
- HS đọc lại đề bài
- Cả lớp theo dõi và xác định
- Tập trung nhóm, tiến hành thực hành trên lớp.
- Cả lớp tiến hành thực hành đo và ghi chép kết quả vào vở học, sau đó nộp cho GV.
- Cả lớp theo dõi
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HUẾ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam.
- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.
- Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá của thế giới).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Aûnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể một số nét tiêu biểu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nêu những nét đẹp trong sinh hoạt của người dân ở đây.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
a.1/ Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp
- Yêu cầu 3 HS tìm trong bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế. 
- Yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK
+ Xác định con sông chảy qua TP Huế là sông Hương.
+ Các công trình kiến trúc cổ kính là: TP Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén.
a.2/ Huế – thành phố du lịch
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp
- Cho các nhóm thảo luận các câu hỏi mục 2 SGK
- Cho đại diện các nhóm báo cáo, GV nhận xét bổ sung cho đúng.
- Cho mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm mà mình đã đi du lịch cho lớp nghe.
- GV mô tả thêm vẻ đẹp của Huế như sau: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa chiền; có làng nghề, văn hoá ẩm thực
* Tổng kết bài;
-GV cho HS lên chỉ thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam và nhắc lại vị trí này.
- Cho HS đọc ghi nhớ bài.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài. 
- HS đọc lại nội dung bài.
- GD HS Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá của thế giới).
- HS giải thích vì sao Huế trở thành phố du lịch?
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Thành phố Đà Nẵng”
- Cá nhân trả lời, lớp nêu nhận xét.
- HS đọc lại đề bài
- Cả lớp theo dõi và nêu nhận xét trên bản đồ.
- Từng cặp tìm trong bản đồ, nêu tên theo các yêu cầu, lớp nhận xét bổ sung.
- Tập trung nhóm 4 thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cả lớp theo dõi và lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
- 1 HS lên chỉ, lớp nêu nhận xét
- Cả lớp theo dõi SGK
- Cá nhân giải thích, lớp nêu nhận xét
- Cả lớp lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT30.doc