Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - GV: Đinh Phấn - Trường Tiểu học Huy Tân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - GV: Đinh Phấn - Trường Tiểu học Huy Tân

Tiết 2: TẬP ĐỌC.

Vương quốc vắng nụ cười

(Tiếp theo)

I. Mục tiêu

- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).II. Đồ dùng dạy – học

• Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

• Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

 

 

doc 39 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - GV: Đinh Phấn - Trường Tiểu học Huy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33.
THỨ HAI NGÀY 19/04/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
LỚP 1B
*********************************
Tiết 2: TẬP ĐỌC.
Vương quốc vắng nụ cười 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phõn biệt lời cỏc nhõn vật (nhà vua, cậu bộ).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phộp mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoỏt khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được cỏc cõu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Dạy – hoc bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa và yêu cầu mô tả những gì em thấy trong tranh.
- Giới thiệu : ở phần đầu truyện chúng ta đã biết cảnh buồn chán ở vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Chúng ta đọc tiếp phần còn lại của câu chuyện Vương quốc vắng nụ cười.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc như sau.
• Toàn bài đọc với giọng vui, đầy hào hứng, bất ngờ.
• Nhấn giọng ở một số từ ngữ : háo hức, phi thường, trái đào, ngọt ngào, chuyện buồn cười....
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đọc toàn bài, trao đổi, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS trả lời tiếp nối.
+ Con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai vậy ?
+ Thái độ ủa nhà vua như thế nào khi gặp cậu bé ?
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn này như thế nào?
+ Em hãy tìm nội dung chính của đoạn 1,2 và 3.
- Ghi ý chính của đoạn 1,2,3.
- Ghi ý chính của từng đoạn trên bảng.
+ Phần cuối truyện cho ta biết điều gì ?
- Ghi ý chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai, người dẫn truyện, nhà vua, cậu bé. HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc hay.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
 Tiếng cười thật dễ lây....thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 5 HS đọc phân vai toàn truyện. Người dẫn chuyện, nhà vua, vị đại thần, viên thị vệ, cậu bé.
+ Hỏi : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- GV kết luận : Cuộc sống rất cần tiếng cười. Trong cuộc sống chúng ta luôn vui vẻ với tất cả mọi người, hãy dành cho nhau những nụ cười và cái nhìn thân thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc bài, kể lại truyện cho người thân nghe và soạn bài Con chim chiền chiện.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ nhà vua và các quan đang ôm bụng cười, một em bé đang đứng giữa triều đình.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1 : Cả triều đình háo hức...ta trọng thưởng...
+ HS 2 : Cậu bé ấp úng...đứt dải rút ạ.
+ HS 3 : Triều đình được...nguy cơ tàn lụi.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Luyện đọc và trả lời câu hỏi theo cặp.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Đó chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi tóc để trái đào.
+ Nhà vua ngọt ngào nói với cậu và sẽ trọng thưởng cho cậu.
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười xung quanh cậu: nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm. Quả táo cắn dở dang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển.
+ Những chuyện ấy buồn cười vì vua ngồi trên ngai vàng mà quên không lau miệng. Quan coi vườn lại ăn vụng giấu quả táo cắn dở trong túi quần.
+ Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
+ Đoạn 1,2 : tiếng cười có ở xung quanh ta.
+ Đoạn 3,4 : Tiếng cười làm thay đổi cụôc sống u buồn.
+ Phần cuối truyện nói lên tiếng cười như một phép màu làm cho cụôc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
- 2 lượt HS đọc phân vai, HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
- 5 HS đọc phân vai.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến.
+ Tiếng cười rất cần thiết cho cuộc sống.
+ Thật là kinh khủng nếu cuộc sống không có tiếng cười.
+ Thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
- Lắng nghe.
*************************************
Tiết 3: KĨ THUẬT.
LẮP ễ Tễ TẢI
(Đ/C HẬU DẠY)
*************************************
Tiết 4: TOÁN.
Đ155. ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết đặt tớnh và thực hiện cộng, trừ cỏc số tự nhiờn.
- Vận dụng cỏc tớnh chất của phộp cộng để tớnh thuận tiện.
- Giải được bài toỏn liờn quan đến phộp cộng và phộp trừ.
Bài 1 (dũng 1, 2), bài 2, bài 4 (dũng 1), bài 5
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 153.
- GV gọi 4 HS khác, yêu cầu HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên.
2.2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1 (dòng 1,2)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (Nếu còn thời gian)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, đồng thời yêu cầu HS giải thích cách điền chữ, số của mình :
+ Vì sao em viết : a + b = b + a ?
+ Em dựa vào tính chất nào để viết được (a + b) + c = a + (b + c) ? Hãy phát biểu tính chất đó.
- GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 (Dòng 1)
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS áp dụng các tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tịên.
- GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em đã áp dụng tính chất nào để tính.
Bài 5
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) x + 126 = 480
 x = 480 – 126
 x = 354
b) x – 209 = 435
 x = 435 + 209 
 x = 644
a) Hiểu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích.
b) HS nêu cách tím số bị trừ chưa biết của hiệu để tính.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
+ Vì khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó không thay đổi nên ta có
+ Tính chất kết hợp của phép cộng : Khi thực hiện cộng một tổng với một số ta có thể cộng số hạng thứ nhất cộng với tổng của số hạng thứ hai và số thứ ba.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi. Ví dụ :
a) 1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600 = 1868
áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là :
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là :
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số : 2766 quyển
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng và tự kiểm tra bài của mình.
****************************************
Tiết 5: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
****************************************
Tiết 6: KỂ CHUYỆN.
kể chuyện đã nghe, đã học
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được cõu chuyện (đoạn truyện) đó nghe, đó đọc núi về tinh thần lạc quan, yờu đời.
- Hiểu nội dung chớnh của cõu chuyện (đoạn truyện) đó kể, biết trao đổi về ý nghĩa cõu chuyện.
II. Đồ dùng dạy – học
Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
HS chuẩn bị những câu chuyện viết về những người có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện Khát vọng sống, 1 HS nêu ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi :
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong cuộc sống, tinh thần lạc quan, yêu đời giúp chúng ta ý chí kiên trì nhẫn nại, Các em đã từng đọc trong truyện, sách, báo về những người có tinh thần lạc quan, yêu đời đã chiến thắng số phận, hoàn cảnh. Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ cùng kể cho cô và các bạn nghe về những câu chuyện đó.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- GV yêu cầu : Em hãy giới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết.
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Gợi ý : 
+ Cần phải thấy được ý nghĩa truyện, ý nghĩa hành động của nhân vật.
+ Kết truyện theo lối mở rộng.
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhâ vật, ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện đã nghe các bạn kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước l ... g câu tục ngữ của chủ điểm, nói ý nghĩa và tình huống sử dụng câu tục ngữ ấy.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu : Trong các tiết học trước, các em đã luyện tập thêm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân cho câu. Hôm nay, các em cùng tìm hiểu về trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV hỏi : Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào ?
- Kết luận.
2.3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
2.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Phát phiếu cho 2 nhóm HS. Yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- Gợi ý : Dùng bút chì gạch chân dưới các trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ xung, nhận xét.
- Nhận xét, kêt luận lời giải đúng.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Các HS khác nhận xét.
- Nhận xét, kết lụân câu trả lời đúng.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, đọc lại 2 đoạn ở BT3, đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ mục đích và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- 2 HS đứng tại lớp trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- HS nêu : Trạng ngữ Để đẹp nỗi bực mình bổ xung ý nghĩa mục đích cho câu.
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi : Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì ai ?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp.
- 3 HS tiếp nối nhau đặt câu. Ví dụ :
+ Chúng ta cùng làm việc vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Chúng ta học tốt để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 nhóm làm vịêc vào phiếu, HS cả lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- Dán phiếu, đọc, chữa bài.
- Đáp án :
a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều cán bộ y tế về các bản.
b) Vì Tổ quốc, Thiếu niên sẵn sàng !
- Đáp án :
a) Để lấy được nước tươi cho vùng đất cao/ Để dẫn nước vào ruộng, xã em vừa đào một con mương.
b) Để trở thành những người có ích cho xã hội/ Để trở thành con ngoan trò giỏi/ Vì danh dự của lớp/... Chúng em quyết tâm học hành và rèn luỵên thật tốt.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu và 2 đoạn văn của bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- CHữa bài (nếu sai).
****************************************
Tiết 3: MĨ THUẬT.
VẼ THEO MẪU. VẼ MẪU Cể DẠNG HèNH TRỤ VÀ HèNH CẦU.
(Đ/C NHUNG DẠY)
Tiết 4: CHÍNH TẢ.
ngắm trăng, không đề
I. Mục tiêu
- Nhớ-viết đỳng bài CT; biết trỡnh bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khỏc nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bỏt.
- Làm đỳng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. Đồ dùng – dạy học
Phiếu khổ to kẻ sẵn bài tập 2a hoặc 2b.
Giấy khổ to và bút dạ.
Các từ cần kiểm tra bài cũ viết sẵn vào 1 tờ giấy nhỏ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng kiểm tra các từ, cần chú ý chính tả của tiết trước.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- GV : Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ viết hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc iêu/iu.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề.
- Hỏi : + Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điều gì ở Bác Hồ ?
+ Qua hai bài thơ em học được ở Bác điều gì ?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết chính tả, luyện đọc và luyện viết.
c) Nhớ – viết chính tả
d) Soát lỗi, thu, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
a) – Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu các nhóm làm vịêc. GV nhắc HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa.
- Đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ vừa tìm đựơc.
- Gọi các nhóm khác bổ xung từ mà nhóm bạn chưa có.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm đựơc và viết một số từ vào vở.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau :
+ PB : vì sao, năm sau, xứ sở, sương mù...
- Lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng bài thơ.
+ Qua hai bài thơ em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào ?
+ Qua hai bài thơ em học đựơc ở Bác tinh thần lạc quan, không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
- Luyện đọc và luyện viết các từ ngữ :
không rựơu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non...
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng trao đổi, thảo luận, tìm từ.
- Dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được.
- Bổ xung.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết một số từ vào vở.
a
am
an
ang
tr
trà, trả (lời), tra lúa, tra hỏi, thanh tra, dối trá, trả bài, trả bữa...
rừng tràm, quả trám, trám khe hở, xử trảm...
tràn đầy, tràn lan, tràn ngập...
trang vở, trang bị, trang nam nhi, trang hoàng, trang nghiêm, trang sức, trang trí
ch
cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, chả giò...
áo chàm, bệnh chàm, chạm cốc, chạm nọc...
chan canh, chan hoà, chán, chản nản, chán ghét...
chàng trai.
b) Tổ chức cho HS làm bài tập 2b tương tự như cách tổ chức làm bài tập 2a.
Bài 3
a) – Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Hỏi : + Thế nào là từ láy ?
+ Các từ láy ở BT yêu cầu thuộc kiểu từ láy nào ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng, đọc và bổ xung các từ láy. GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét các từ đúng. Yêu cầu 1 HS đọc lại phiếu và HS cả lớp viết một số từ vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
+ Từ láy bài tập yêu cầu thụôc kiểu phối hợp những tiếng có âm đầu giống nhau.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết các từ láy vừa tìm đựơc vào giấy.
- Dán phiếu, đọc, bổ xung.
- Đọc và viết vào vở.
+ Các từ láy trong đó có tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr : trắng trẻo, trơ trẽn, tròn trịa, trùng trục...
+ Các từ láy trong đó có tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch : chông chênh, chênh chếch, chống chếnh..
b) GV tổ chức cho HS làm bài tập 3b tương tự như cách tổ chức làm bài tập 3a.
- Lời giải :
• Từ láy trong đó tiếng nào cũng mang vần iêu : liêu xiêu, liều liệu, liếu điếu...
• Từ láy mà trong đó tiếng nào cũng mang vần iu : líu díu, líu tíu, dìu dịu...
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
************************************
Tiết 5: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
************************************
Tiết 6: ĐỊA LÍ.
Bài 32. Khai thác khoáng sản và hải sản
ở vùng biển Việt nam
 I . Mục tiêu
- Kể tờn một số hoạt động khai tỏhc nguồn lợi chớnh của biển đảo (hải sản, dầu khớ, du lịch, cảng biển,):
+ Khai thỏc khoỏng sản: dầu khớ, cỏt trắng, muối.
+ Đỏnh bắt và nuụi trồng hải sản.
+ Phỏt triển du lịch.
- Chỉ trờn bản đồ tự nhiờn Việt Nam nơi khai thỏc dầu khớ, vựng đỏnh bắt nhiều hải sản của nước ta.
Học sinh khỏ, giỏi:
- Nờu thứ tự cỏc cụng việc từ đỏnh bắt đến tiờu thụ hải sản.
- Nờu một số nguyờn nhõn dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lý tự nhiên VN
- Một số tranh ảnh về các hoạt đoọng khai thác khoáng sản cà hải sản ởvùng biển VN.
III.Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
Giới thiệu bài
Với những đặc điểm và những ưu đãi mà biển đông đem lại,chúng ta sẽ có những hoạt động gìđể khai thác những nguồn tài nguyên quý giá ấy? Để tìm hiểu rõ những điều này chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động 1
Khai thác khoáng sản
Y/C thảo luận nhóm, trả lời và hoàn thiện bảng sau:
TT
Khoáng sản chủ yếu
Địa điểm khai thác
Phục vụ nghành sản xuất
1
2
- Gọi 1-2 trình bày ý chính của của ND bài
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp
TT
Khoáng sản chủ yếu
Địa điểm khai thác
Phục vụ nghành sản xuất
1
Dầu mỏ và khí đốt
Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo
Xăng dầu, khí đốt,nhiên liệu...
2
Cát trắng
Ven biển Khánh hoà & một số đảo ở Quảng Ninh
Công nghiệp thuỷ tinh
Hoạt động 2
đánh bắt và nuôI trồng hảI sản
- Hãy kể tên các sản vật biển của nước ta
1. Em có nhận xét gì về nguồn hải sản ở nước ta?
2. Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào?
Y/C thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1. XD quy trình khai thác cá biển
2. Theo em, nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó?
3. Em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hảI sản của nước ta
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
+ Cá biển: cá thu, cá chim, cá hồng...
+ Tôm: tôm sú, tôm he, tôm hùm...
+ Mực
+ Bào ngư, ba ba, đồi mồi.
+ Sò, ốc
+ .....
1. Nguồn hải sản ở nước ta vô cùng phong phú và đa dạng.
2. Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra khắp vùng biển kể từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là các tỉnh ven biẻn Quảng Ngãi đến Kiên Giang 
1. Quy trình khai thác cá biển
Khai thác cá biển
Chế biến cá đông lạnh
Đóng gói cá đã chế biến
xuất khẩu
Chuyên chở sản phẩm
2. Nguồn hải sản không có vô tận. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn hải sản như: khai thác bừa bãi, không hợp lý, làm ô nhiễm môi trường biển, để dầu loang ra biển, vứt rác xuống biển......
3. Các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước là: Giữ vệ sinh môi trường biển, không xả rác, dầu xuống biển, đánh bắt, khai thác hải sản theo đúng quy định hợp lý..
 Hoạt động 3
Tổng hợp kiến thức
 Vùng biển Việt Nam
 Khai thác khoáng sản
Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Sản phẩm: dầu mỏ và khí đốt 
Sản phẩm: cát trắng
 Sản phẩm: cá
Sản phẩm
- Y/C thảo luận cặp đôi, hoàn thiện, bảng kiến thức tổng hợp
- Đại diện 2-3 cặp đôi lên diền vào bảng kiến thức.
- Thi giữa 2 dãy HS. Trình bày đủ, đúng các ý chính, vừa kết hợp chỉ bản đồ sẽ là thắng cuộc.
THỨ SÁU NGÀY 23/4/2010
NGHỉ GIỗ Tổ HùNG VƯƠNG.
PQGJI

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 33 CKTKN.doc