Giáo án Lớp 4 Tuần 34 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Lớp 4 Tuần 34 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Tập đọc:

tiếng cười là liều thuốc bổ

I.Mục tiêu : Giúp học sinh:

- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

- Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II.Các hoạt động dạy học:

HĐ của thầy

A. KTBC:

- Y/C HS đọc thuộc lòng bài thơ: Con chim chiền chiện .

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

- GTB:

HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.

- Đọc cả bài

- Y/C HS đọc nối tiếp 3 đoạn .

- Chia bài làm 3 đoạn:

 Đ1: Từ đầu . 400lần

 Đ2: Tiếp .mạch máu.

 Đ3: Phần còn lại.

- Y/C HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 29 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 862Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 34 - GV: Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc:
tiếng cười là liều thuốc bổ
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
- Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. KTBC: 
- Y/C HS đọc thuộc lòng bài thơ: Con chim chiền chiện .
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
- GTB : 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc cả bài
- Y/C HS đọc nối tiếp 3 đoạn .
- Chia bài làm 3 đoạn :
 Đ1 : Từ đầu ...... 400lần
 Đ2 : Tiếp .......mạch máu.
 Đ3 : Phần còn lại.
- Y/C HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
 - GVđọc diễn cảm toàn bài giọng vui.
HD2 : HD tìm hiểu bài . 
- Nêu ý chính của từng đoạn ?
- Vì sao nói : Tiếng cười là liều thuốc bổ ?
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? 
+ Em rút ra điều gì qua bài này ?
- GV kết luận, ghi ND lên bảng
HĐ3: HD HS luyện đọc diễn cảm. 
- Y/C HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc bài văn .
- HD HS đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn: “Tiếng cười ... mạch máu” .
- GV nhận xét, ghi điểm.
C.Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học. 
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- 2HS đọc bài.
+ HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
 - 1 HS khá đọc cả bài
 - 3HS đọc nối tiếp đoạn.
 + Lượt1: HS đọc phát âm đúng 
 + Lượt2: HS luyện đọc hiểu nghĩa các từ ngữ khó : Thống kê, thư giãn .
 - HS luyện đọc bài luân phiên nhau trong nhóm.
 + 1-2 HS đọc cả bài . 
- HS lắng nghe
 - 1 HS đọc lại cả bài; Lớp đọc thầm
- HS nêu:
Đoạn 1: tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sôngs lâu hơn.
 + Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.
 + Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước .
- HS chọn ý b: Cần biết cách sống vui vẻ .
 - 2 HS đọc lại.
 - 3HS đọc và nêu được: Đọc giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ...
 - HS luyện đọc theo nhóm .
+ HS thi đọc diễn cảm bài văn .
 + HS khác nhận xét . 
- HS lắng nghe
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau .
Toán:
ôn tập về đại lượng
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Ôn tập , củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các đơn vị đó .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .
- HS khá, giỏi: BT3
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ 
 - Chữa bài tập 5: Củng cố về kĩ năng chuyển đổi số đo thời gian. So sánh để chọn chỉ số thời gian dài nhất .
B.Bài mới: 
 + GTB: 
HĐ1: HDHS luyện tập:
- Cho HS nêu Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
HĐ2: Chấm bài- HDHS chữa bài:
Bài1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích trong đó chủ yếu là chuyển đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé .
Bài2: HD HS chuyển đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại; từ “danh số phức hợp sang “danh số đơn” và ngược lại .
Bài3: 
HD HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh kết quả để lựa chọn dấu thích hợp .
+ Y/C HS chữa bài, GV nhận xét.
Bài4: HD HS tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật (Theo đơn vị m2)
+ Y/C HS tính sản lượng thóc thu được của thửa ruộng đó .
HS khá, giỏi: BT3( Đã giải ở trên)
C. Củng cố - dặn dò 
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- 1 HS chữa bài.
 + Lớp nhận xét.
 + HS mở SGK, theo dõi bài học .
- HS nêu Y/C bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
 - 1 HS lên bảng làm:
1m2 = 100 dm2 1km2 = 1 000 000 m2
1m2 = 10 000cm2 1dm2 = 100cm2
- 1 HS lên bảng chữa:
 a)15 m2 = 150 000cm2 m2 = dm2
103 m2 = 103 00dm2 dm2 = cm2
2110dm2 = 211 000cm2 m2 = 00dm2
b) 500cm2 = 5dm2 1cm2 = dm2
1300dm2 = 13m2 1dm2 = m2
60 000cm2 = 6m2 1cm2 = m2
c) 5m2 9dm2= 509dm2 700dm2 = 7m2 
 8m2 50cm2= 80050dm2 50 000cm2 = 5m2 
 - 1HS lên bảng làm:
2m2 5dm2 > 25dm2 3m2 99dm2 < 4m2 
3dm2 5cm2= 305cm2 65m2 = 6500dm2 
+ HS khác theo dõi, nhận xét .
 - HS nắm được cách làm:
 VD: 2 m2 5dm2 > 25d m2
 3dm2 5cm2 = 305 cm2
 2 m299dm2 < 4 m2
- 1 HS lên bảng giải:
 Diện tích của thửa ruộng đó là:
64 25 = 1 600 (m2)
 Thửa ruộng thu hoạch được số thóc là:
 1 600 = 800 (kg) 
800 kg = 8 tạ
 Đáp số: 8 tạ
- HS lắng nghe
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
 Tham gia hoạt động nhân đạo ở địa phương 
I. Mục tiêu: Giỳp HS :
- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo
- Những việc cần làm thể hiện lòng nhân đạo .
II. Các Hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại ND tiết học trước.
B. Bài mới:
+ GTB: 
+ HDHS luyện tập
- GV giao nhiệm vụ, HDHS làm việc theo nhóm.
- GV nhận xét, kết luận chung.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhân xét tiết học
- Nhắc HS thực hiện tốt những việc như kếhoạch đã đề ra.
HĐ của trò
- 2 HS nhắc lại; lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm với những ND sau:
+ Thế nào là hoạt động nhân đạo?
+ Cần làm gì để thể hiện lòng nhân đạo
+ Thảo luận tìm ra những địa chỉ, những việc cần làm để giúp đỡ những người neo đơn, người già không nơi nương tựa,.
- Đại diện các nhóm trình bày KQ
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- HS thực hiện việc giúp đỡ người già, người neo đơn, tại địa phương.
Chính tả:
Tiết 34
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nghe- viết đúng bài chính tả ; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
- Làm đúng các bài tập2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn). 
II.Chuẩn bị:
 GV : 3 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A.KTBC: 
- Y/C HS viết các từ láy có phụ âm đầu ch/tr .
B. Bài mới : 
+ GTB: 
HĐ1: HD HS nghe - viết chính tả .
- Đọc bài vè “Nói ngược”. Lưu ý HS cách trình bày và lỗi chính tả .
- Y/C HS nói nội dung bài vè .
- Y/C HS gấp SGK, GV đọc từng câu.
+ GV chấm chữa bài .
HĐ2: HD HS làm bài tập chính tả .
- GV Y/C HS điền các tiếng có phụ âm đầu r/d/gi vào chỗ trống cho thích hợp .
+ Dán bảng 3 tờ phiếu.
+ GV chốt lại lời giải đúng . 
C.Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại ND và nhận xét giờ học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- 2HS viết bảng
+ HS khác viết vào nháp, nhận xét.
- HS mở SGK, theo dõi vào bài .
- HS đọc thầm bài.
+ Cả lớp theo dõi, nắm được cách trình bày .
+ HS chú ý các từ dễ sai lỗi chính tả: liếm lông, lao đao, trúm, ...
+ Nói những chuyện phi lý, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười .
+ HS tự viết bài vào vở.
+ HS đổi chéo soát bài .
+ 1/3 lớp chấm .
- 3 nhóm HS thi tiếp sức.
+ Đại diện các nhóm đọc lại đoạn văn: Vì sao ta chỉ cười khi bị người khác cù .
+ HS khác nhận xét .
KQ : giải đáp, tham gia, dùng một thiết bị, theo dõi, bộ não, kết quả, bộ não, bộ não, không thể.
- HS lắng nghe
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
 Toán:
ôn tập về hình học 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn tập về: Góc và các loại góc : Góc vuông, góc nhọn, góc tù, các đoạn thẳng song song, vuông góc .
- Củng cố kĩ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước .
- Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của một hình vuông .
- HS khá, giỏi: BT2
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ 
 - Chữa bài tập 4: Củng cố về đơn vị đo diện tích .
B.Bài mới: 
 + GTB
HĐ1: HDHS luyện tập:
- Cho HS nêu Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
HĐ2: Chấm bài- HDHS chữa bài:
Bài1: 
Y/C HS quan sát hình vẽ SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau.
 Bài2: Y/C HS vẽ hình vuông với cạnh cho trước. Từ đó tính chu vi và diện tích hình vuông.
Bài3: Hướng dẫn HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ vào câu đúng, S vò câu sai.
Bài4: HS giải và chữa bài
 Lớp nhận xét.
HS khá, giỏi: BT2
( đã giải ở trên)
C. Củng cố - dặn dò :
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
 - 1 HS chữa bài.
 + Lớp nhận xét.
 + HS mở SGK, theo dõi bài học .
- HS nêu Y/C bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, lớp nhận xét
- 1 HS lên bảng chỉ ra được:
Hình thang ABCD có: 
- Cạnh AB và cạnh DC song song với nhau
- Cạnh BA và cạnh DC vuông góc vơid nhau.
 - HS vẽ hình vuông cạnh 3cm lên bảng
 Chu vi hình vuông là:
3 4 = 12 (cm)
Diện tích hình vuông là:
3 3 = 9 (cm2)
- 1 HS lên bảng làm:
+ Câu a - Sai
 Câu b - Sai
 Câu c - Sai
 Câu d - đúng
+ HS giải thích kết quả điền
+ HS khác nhận xét
 - 1 HS lên bảng giải: 
Diện tích của một viên gạch là:
20 20 = 400 (cm2)
Diện tích của lớp học là:
8 5 = 40 (m2)
40 m2 = 400 000 cm2
Số viên gạch cần để lát nền lớp học là:
400 000 : 400 = 1 000 (viên)
 Đáp số: 1000 viên gạch
- HS lắng nghe
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 Bottom of Form
Luyện từ và câu:
 mở rộng vốn từ: lạC QUAN - YÊU Đời
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 Biết thêm 1 số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).
 HS khá, giỏi: Tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ (BT3)
II. Chuẩn bị:
 GV : Một số phiếu học khổ rộng kẻ bảng ND bài 1.
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ của thầy
A. KTBC: 
 - Nêu nội dung cần ghi nhớ - Tiết LTVC trước. Cho VD về trạng ngữ chỉ mục đích.
B.Bài mới:
+ GTB : 
+ HD HS làm các bài tập 1, 2, 3 .
Bài1: Giúp HS đọc đề bài :
+ Hướng dẫn để biết một từ phức chỉ hoạt đông, cảm giác hay tính tình
+ Phát phiếu cho HS trao đổi theo cặp.
Bài2 : Đặt câu với một từ ở mỗi nhóm từ vừa xếp.
Bài3 : Tìm các từ miêu tả tiếng cười, tả âm thanh.
+ Y/C HS đặt câu với mỗi từ tìm được.
HS khá, giỏi: Tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ 
C. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Giao việc về nhà.
 HĐ của trò
- 2HS nêu miệng .
 + HS khác nghe, nhận xét .
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
 - 1 HS đọc đề bài :
 a) Từ chỉ hoạt động : Làm gì?
 b) Từ chỉ cảm giác : Cảm thấy thế nào?
 c) Từ chỉ tính tình : Cảm thấy thế nào? 
 Là người thế nào?
 + HS trao đổi sắp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại.
 - HS nối tiếp đọc câu văn của mình
 + HS khác nghe, nhận xét.
 - HS trao đổi với các bạn để tìm được nhiều từ miêu tả t ... ?
- GV Y/C 1 vài HS chọn ND và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.
HĐ2: Thực hành:
- GV gợi ý HS tìm ND và cách thể hiện khác nhau, động viên, giúp các em hoàn thành bài vẽ ở lớp.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV khen ngợi, động viên những HS học tập tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau.
HĐ của trò
- HS lấy đồ dùng để GV kiểm tra
- HS quan sát
Đề tài tự do rất phong phú, có thể chọn để vẽ theo ý thích:
+ Các hoạt động ở trường
+Sinh hoạt trong gia đình.
+Lao động
+ Phong cảnh quê hương,.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chọn 1 số bài vẽ theo tổ để cùng nhau nhận xét
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm
- HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
buổi Chiều :
 Tiết 5+6 Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm và hiểu một văn bản văn xuôi .
- Luyện chữ viết theo mẫu chữ mới và làm bài tập chính tả .
II. Các hoạt động trên lớp :
A/KTBC: 
 + Y/C 2 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước”. Nêu nội dung bài TĐ này .
B/Dạy bài mới:
* GV giới thiệu, nêu mục tiêu của bài. 
HĐ1: Luyện đọc bài tập đọc : Tiếng cười là liều thuốc bổ .
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn cuả bài và nhắc lại cách đọc đoạn, bài : Giọng đọc cần rõ ràng, rành mạch .
+ Luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp : HS trong nhóm luân phiên nhau đọc và nhận xét, góp ý lẫn nhau.
 - Tổ chức cho nhiều đối tượng khác nhau đọc trước lớp để GV góp ý, sửa cách đọc (nếu cần). 
 + Lớp theo dõi, nhận xét.
- Y/C HS nhắc lại nội dung của bài Tập đọc này .
2. Luyện viết:
Bài1: Nghe - viết “Nói ngược”.
 - GV nêu Y/C bài viết : 
 + Nghe để viết đoạn văn bản, chú ý những từ dễ viết sai chính tả: Liếm lông, lao đao, trúm, 
 + HS gấp sách và viết bài vào vở .
 + Nắn nét chữ theo kiểu chữ mới 
 - GV đọc bài viết, HS viết bài vào vở chậm để nắn nét chữ .
 + HS viết xong ,đổi chéo vở để soát lỗi cho nhau .
Bài2: Phân biệt dấu r / d/gi
 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang .
HĐ2: Luyện tập “Điền vào giấy tờ in sẵn”.
 Đề bài: Em đến nhà văn hoá xin học một lớp năng khiếu trong dịp hè. Hãy điền vào mẫu đơn in sẵn sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHậP HọC
 Kính gửi :...................................................................................
 Tên tôi là : .................................................................................
 Sinh ngày : .................................................................................
 Chỗ ở hiện nay:...........................................................................
 Được biết Nhà văn hoá có mở các lớp năng khiếu, tôi có nguyện vọng theo học lớp ..........................từ tháng ................................đến tháng .............năm .................
 Nếu được nhập học tôi xin hhứa thực hiện đầy đủ các nội quy đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn .
 Thọ Lộc, ngày ...... tháng .......năm .............
 Người viết đơn :
 (Kí tên)
* HS làm bài và đọc bài làm của mình .
C/ Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 7 Luyện Toán
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Ôn tập về chuyển đổi đơn vị đo diện tích, khối lượng, thời gian 
 - Ôn tập về các yếu tố hình học .
II.Các hoạt động trên lớp
A. KTBC:
 - Y/C HS thực hiện: Tính :
 182 967 + 96 815 505 x 302
 457 390 - 94 863 81 740 : 268
B. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
 Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Bài1: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 1m2 75cm2 = .....cm2 là :
 A. 175 B. 17 500 C. 1 075 D. 10 075
Bài2: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 2tấn 35kg = ....kg là :
 A. 235 B. 2 350 C. 2 035 D. 20 350
Bài3: Thế kỉ XX được tính như sau:
A. Từ năm 2000 đến năm 2 100
B. Từ năm 2001 đến năm 2100
C. Từ năm 1901 đến năm 2000
D. Từ năm 1900 đến năm 2000
Bài4: Diện tích phần tô đậm trong hình nào dưới đây :
 14 cm
 8cm
 16cm
 28cm
 A. 112 cm2 B. 336 cm2 C. 448 cm2 D. 560 cm2
*** HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét .
HĐ2. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 4 t h ể d ụ c 
 buổi chiều 
 Tiết 4 âm nhạc
buổi chiều :
 Tiết 5 luyện khoa học 
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Ôn tập vè thực vật, động vật.
II. Các hoạt động trên lớp :
A/KTBC: 
- Động vật cần gì để sống ? Cho ví dụ minh hoạ .
B/Nội dung bài ôn luyện:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
* Cách tiến hành : GV ghi các bài tập lên bảng, Y/C HS làm bài .
1. Đánh dấu x vào ă trước câu trả lời đúng:
a) Trong số những động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào ? 
 ă Đại bàng ă Rắn hổ mang ă Gà
b) Trong số những động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào ? 
 ă Rắn hổ mang ă Cú mèo ă Chuột đồng
c) Trong số những động vật dưới đây, Chuột đồng không phải là thức ăn của động vật nào ? 
ă Đại bàng ă Rắn hổ mang ă Gà
d) Trong số những động vật dưới đây, gà là thức ăn của động vật nào ? 
ă Rắn hổ mang ă Cú mèo ă Chuột đồng ă gà 
Bài2: Đánh mũi tên vào các sơ đồ dưới đây để thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia . Đai bàng
a) Lúa Gà Rắn hổ mang.
 Đại bàng
b) Lúa Chuột Rắn hổ mang
 Cú mèo
Bài3: Chuỗi thức ăn là gì ?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* HS đọc thông tin trong SGK và những kiến thức đã học để làm bài . 
+ HS chữa bài, HS khác nhận xét .
C/Củng cố –dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
 Tiết 6+7 luyện toán 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố, hệ thống lại một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về các bài toán với bốn phép tính .
- Làm các bài tập có liên quan .
II.Các hoạt động trên lớp:
A.KTBC:
 - Y/C HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình bình hành .
B. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: G nêu nội dung bài ôn luyện .
 * Cách tiến hành: GV đưa ra hệ thống bài tập, Y/C HS làm bài và chữa .
 - Các bài tập: 
Bài1: 
a) Cho hình bình hành ABCD. Xem hình bên rồi xác định độ dài đáy, chiều cao của hình bình hành đó .
b) Tính diện tích hình bình hành ABCD .
 B
 A
 5cm 2cm
 2cm
 C
 D 
Bài2: Hình thoi ABCD do bốn hình tam giác như hình tam giác AOB ghép thành .
a) Tính diện tích hình thoi ABCD .
b) Tính diện tích hình tam giác AOB .
 B
 	4cm	 
 A C
 2cm
 D
Bài3: Một người cứ in mỗi phút 34 trang. Trong bốn thời lượng cho sẵn dưới đây, thời lượng thích hợp nhất để máy đó in được 1 000 trang là :
A. 31 phút B. 32 phút C. 33 phút D. 34 phút 
Bài4: Hiện nay mẹ hơn con 32 tuổi, 6 năm sau thì tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Hỏi hiện nay mẹ bao nhiêu tuổi? Con bao nhiêu tuổi ?
 * HS làm bài vào vở, rồi chữa bài. HS nhận xét .
 + GV nhận xét kết quả làm bài của HS . 
C/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 
 Buổi chiều
 Tiết 5+6 luyện tiếng việt 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn luyện một số kiến thức về “Thêm trạng ngữ cho câu”.
 - Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật .
II.Các hoạt động trên lớp:
A/ktbc :
 - Y/C HS đọc ghi nhớ bài : Thêm trạng ngữ cho câu. Cho ví dụ minh hoạ.
B/Nội dung bài ôn luyện :
 * GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Thêm trạng ngữ cho câu .
Bài1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
 a. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế .
 Thạch Lam .
 b. Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt nhìn như không thấy gì, đi rất chậm .
 Nguyên Hồng .
 c. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam .
 Nguyễn Quỳnh.
Bài2: Thêm trạng ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:
 a. ., ánh nắng dịu dàng từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa.
 b. , một đàn cò xoải cánh bay miết về những cánh rừng xa tít .
 c. , những con tàu như những toà nhà trắng lấp loá đang neo đậu sát nhau.
Bài3: Viết đoạn văn ngắn tả cây cối hoặc loài vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có một số câu sử dụng trạng ngữ. Viết xong, gạch dưới các trạng ngữ ấy .
HĐ2: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật .
 Bài1 : Hãy quan sát một chú bê con và ghi lại kết quả quan sát về các chi tiết: Đầu (mắt, mũi, miệng, tai); thân hình (màu lông, chân trước, chân sau); đuôi (độ dài, hình dáng, ) .
+ Dựa vào kết quả quan sát trên, em hãy viết một đoạn văn tả một trong ba bộ phận của chú bê con .
* HS làm bài, G theo sát (Có thể gợi ý một số từ ngữ để HS dễ tả), gợi ý cho HS còn lúng túng, chữa bài. 
C.Củng cố – dặn dò : 
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 7 Luyện Địa lí và Lịch sử
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về lịch sử bài : Nhà Nguyễn thành lập .
 - Ôn lại một số đặc điểm tiêu biểu về : Biển, đảo, quần đảo của Việt Nam .
II. Các hoạt động trên lớp :
A.KTBC: 
 - Khi đi du lịch đến Đà Nẵng, du khách có thể đến những địa danh nào ?
B.Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy.
* Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi Lịch sử và Địa lí , HS làm bài tập vào vở rồi trình bày KQ:
Câu1: Hãy đánh dấu x vào ă trước ý em cho là đúng :
a. Nhà Nguyễn thành lập năm : b. Nhà Nguyễn chọn kinh đô là :
ă 1858 ă Thăng Long .
ă 1802 ă Hoa Lư.
ă 1792 ă Huế
ă 1789
c. Hãy đánh dấu x vào ă trước ý chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai :
ă Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng .
ă Vua tự đặt ra luật pháp .
ă Vua tự điều hành các quan đứng đầu tỉnh .
ă Cả ba việc làm trên .
Câu2: Em hãy lấy dẫn chứng trong SGK (Cả phần chữ và hình)để chứng minh rằng: Nhà Nguyễn trừng trị tàn bạo những ai chống đối .
Câu3: Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
Câu4 : Em hiểu thế nào là đảo? Nơi nào nước ta có nhiều đảo nhất ?
(Do: Đà Nẵng nằm trên bờ biển đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, )
Câu5: Đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì ? 
* GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi , động viên , khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu .
C/Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 4 thể dục

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc