Giáo án Lớp 4 Tuần 34 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 4 Tuần 34 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Toán: Ôn tập về đại lượng (tt)

I. Mục đích, yêu cầu :Giúp HS ôn tập về :

- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài tập 1, 2, 4. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3.

- Gd HS vận dụng tính toán thực tế.

II. Chuẩn bị : GV và HS: Bộ đồ dùng dạy học toán 4 .

III. Hoạt động dạy - học :

 

doc 33 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 34 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d o0oc a b d
 Ngày soạn: 4 /5/ 2010.
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 10 tháng 5 năm 2010. 
Toán: Ôn tập về đại lượng (tt)
I. Mục đích, yêu cầu :Giúp HS ôn tập về : 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. Thực hiện được phép tính với số đo diện tích. 
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài tập 1, 2, 4. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3.
- Gd HS vận dụng tính toán thực tế.
II. Chuẩn bị : GV và HS: Bộ đồ dùng dạy học toán 4 .
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ : Gọi HS nêu cách làm BT 5 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập về đại lượng .
b) Thực hành :
*Bài 1 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào vở .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn 
- Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích trong bảng .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tìm cách tính vào vở .
- GV gọi HS lên bảng tính .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 3 : HS khá, giỏi
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tìm cách tính vào vở .
- GV gọi HS lên bảng tính.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 4 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài. Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học.
- 1 HS lên bảng khoanh vào kết quả .
- Khoảng thời gian dài nhất trong số các khoảng thời gian trên là 600 giây .
+ Nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm vào vở .
- 2 HS làm trên bảng :
 1m2 = 10dm2 1km2 = 1000000m2
 1m2 = 10000 cm2 1dm = 100cm2 
- Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- 2 HS đọc nhắc lại .
- HS thực hiện vào vở .
- 2 HS lên bảng thực hiện .
a) 15 m2 = 150 000 cm2 ; m2 = 10 dm2 
103m2 = 103 00 dm2 ; dm2 = 10 cm2 
2110 m2 = 211000 cm2 ;m2 = 1000 m2 + Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- HS thực hiện vào vở .
- 2 HS lên bảng thực hiện .
2m2 5 dm2 > 25 dm 2 ; 3 m2 99 dm2 < 4m2
3dm2 5 cm2 = 305 cm2 ; 65m2 = 6500dm2 
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Tiếp nối nhau phát biểu .
 - 1 HS lên bảng tính mỗi HS làm một mục 
 Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là : 
 64 x 25 = 1600 ( m2)
Số tạ thóc cả thửa ruộng thu được :
x = 800 kg = 8 tạ 
+ Nhận xét bài bạn .
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Tập đọc : Tiếng cười là liều thuốc bổ.
I. Mục đích, yêu cầu: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : thư giãn, sảng khoái, hẹp mạch máu, rút ngắn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu hơn,...
- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành mạch, dứt khoát. 
- Hiểu nội dung bài:Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời dược các câu hỏi trong SGK) 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : thống kê , thư giãn , sảng khoái, điều trị ...
- GD HS luôn yêu cuộc sống và mang lại tiếng cười cho mình.
II. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .Tranh ảnh minh hoạ SGK. HS: SGK, đọc trước bài 
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 2 bài thơ bài " Con chim chiền chiện "và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề
b) Luyện đọc, tìm hiểu bài:
- Gọi HS dọc toàn bài
- GV phân đoạn dọc nối tiếp:
+ Đoạn 1: Từ đầu...đến mỗi ngày cười 400 lần .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo ... đến làm hẹp mạch máu .
+ Đoạn 3 : Tiếp theo cho đến hết .
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- Lần 1:GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Lần 2: -Gọi HS đọc phần chú giải.
- Lần 3: Đọc trơn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi một HS đọc lại cả bài .
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ ?
- Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? 
- Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ra ý đúng nhất ?
+ Đoạn 3cho em biết điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Gọi HS nhắc lại .
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 1 đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
 Tiếng cười là liều thuốc bổ ... , cơ thể sẽ tiết ra một số chất làm hẹp mạch máu .
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả câu truyện .
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau .
- 2 em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
- Lớp lắng nghe . 
- 1 HS luyện đọc
- HS theo dõi
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- 3 HS đọc, luyện đọc đúng
- 3 HS đọc, nêu chú giải sgk
- 3 HS đọc
- HS luyện đọc nhóm đôi.
 - 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . 
- Tiếp nối phát biểu : 
- Vì khi ta cười thì tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki - lô - mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác thoái mái, thoả mãn... 
- Nói lên tác dụng tiếng cười đối với cơ thể con người.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . 
- Trao đổi thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu :
- Để rút ngắn thời gian diều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước .
- Tiếng cười là liều thuốc bổ .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
- Ý đúng là ý b. Cần biết sống một cách vui vẻ .
- Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn .
- 2 đọc thành tiếng, lớp đọc thầm lại nội dung 
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
- Rèn đọc từ, cụm từ ,câu khó theo hướng dẫn của giáo viên .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS cả lớp .
Địa lí: Ôn tập (tt) 
I .Mục dích, yêu cầu :Học xong bài này, HS biết:
 - Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; các cao nguyên Tây Nguyên, một số thành phố lớn, biển đông các đảo và quần đảo chính... 
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. 
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, ĐB Bắc Bộ , ĐB Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
 - Gd HS ham thích tìm hiểu địa lí của đất nước..
II.Chuẩn bị :
 GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN. Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. Các bản hệ thống cho HS điền.
 HS: SGK, bút,... 
III.Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển .
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ .
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
 - Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên.
 - Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.
 - Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 - GV nhận xét, bổ sung.
 *Hoạt động nhóm: 
 - GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
 - GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
 3.Củng cố - Dặn dò:: 
 GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
 - Nhận xét, tuyên dương .
 - Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
- HS lên chỉ BĐ.
- HS cả lớp nhận xét .
- HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống .
- HS trả lời .
- Cả lớp.
 Ngày soạn: 5 /5 /2010.
 Ngày giảng: thứ 3 ngày 11 tháng 5 năm 2010.
Đạo đức: Dành cho địa phương (tt)
 I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu: Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
 - HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
 - HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy - học: SGK Đạo đức 4. Một số biển báo giao thông.
 - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi dề.
b) Giảng bài:
*Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 - GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 - GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 - GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 Em sẽ làm gì khi:
a/. Bạn em nói: “Luật giao thông chỉ cần ở thành phố, thị xã”.
b/. Bạn ngồi cạnh em trong ôtô thò đầu ra ngoài xe.
c/. Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hỏa.
d/. Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường.
đ/. Các bạn em xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông.
e/. Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ giữa lòng đường.
 - GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a/. Không tán thành ý kiến của bạn 
b/. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, c/. Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, 
d/. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ/. Khuyên các bạn nên ra về, 
e/. Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường, vì rất n ... u cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
- Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.
- Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát triển, con người phải tăng gia, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.
- Hỏi:
 +Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
 + Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
+ Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
 + Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
- Kết luận 
*Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn
 Cách tiến hành
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
- Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
- Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình.
- Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm.
 3.Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
- Quan sát các hình minh họa.
- Tiếp nối nhau trả lời.
+ Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.
+ Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.
+ Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.
+ Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+ Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.
+ Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.
- Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.
- Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
- Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời.
+ Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
- HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.
 Gà Đại bàng .
 Cây lúa Rắn hổ mang .
 Chuột đồng Cú mèo .
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.
+ Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+ Hình 8: Bò ăn cỏ.
+ Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người).
+ Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.
+ Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- 2 HS lên bảng viết.
Cỏ à Bò à Người.
Các loài tảo à Cá à Người.
- Lắng nghe.
- Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+ Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+ Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+ Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+ Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+ Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, giải thích
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Cả lớp thực hiện
Hoạt động tập thể Sinh hoạt Đội
I. Mục đích – yêu cầu: 
 - HS nhận thấy ưu, khuyết điểm của chi đội trong tuần , từ đó có hướng khắc phục cho tuần sau. 
 - HS có ý thức phê và tự phê cao .
 - Giáo dục HS có ý thức học tập tốt, tham gia tốt mọi hoạt động của đội.
II.Chuẩn bị: GV: nội dung
 HS: Ban cán sự chuẩn bị nd.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Cho HS vui văn nghệ
2. Nội dung sinh hoạt:
a.Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
- Chi đội trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
- GV nhận xét chung
+ Cả lớp đã tham gia tốt các hoạt động của Đội đề ra như vẽ tranh : tuyên dương bạn Trung Dũng, Thắng, Ý, ... 
- Có ý thức học tập tốt như An, Thắng, Trung Dũng.
- Đồ dùng học tập đầy đủ .
- Đi học đúng giờ, trang phục đẹp.
* Tồn tại: Tổ 2 trực nhật không đổ rác, không lấy nước.
- Một số em không học bài cũ môn khoa học, địa lí.
- Hay nói chuyện riêng trong giờ học
* Kế hoạch tuần tới: 
- Khắc phục các nhược điểm còn tồn tại .
- Tiếp tục kèm cặp một số em còn chậm, ôn tập lại các kiến thức đã học để thi cuối năm.
 - Ôn lại chương trình rèn luyện đội viên,...
- Lớp hát vài bài hát
- HS lắng nghe
- Chi đội trưởng điều khiển: 
 - Các phân đội trưởng, phân đội phó học tập, văn thể mĩ đánh giá hoạt động chi đội trong tuần qua.
 - Ý kiến của HS trong lớp.
 - Chi đội trưởng nhận xét chung
- HS lắng nghe.
Luyện tiếng viêt. Thực hành miêu tả con vật .
I /Mục tiêu:
 -Học sinh thực hành viết bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học vềvăn miêu tả con vật – bài viết đúng với yêu cầu của đề , có đầy đủ ba phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) diễn đạt thành câu , lời văn tự nhiên , chân thực
II. Đồ dùng dạy học: Gv : chuẩn bị tranh ảnh một số con vật nuôi
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy .
Hoạt động của trò.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới
Giới thiệu: GV ghi đề lên bảng. 
Đề 1: Viết một bài văn tả một con vật em yêu thích. Nhớ viết lời mở bài cho bài văn theo kiểu gián tiếp.
Đề 2: Tả một con vật nuôi trong nhà.
 Nhớ viết lời kết bài theo kiểu mở rộng.
Đề 3: Tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc(hoặc xem trên ti vi), gây cho em ấn tượng mạnh.
GV cho HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả con vật
GV viết dàn ý lên bảng phụ:
1. Mở bài:
 Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài: 
a. Tả hình dáng
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết luận:
 Nêu cảm nghĩ đối với con vật. 
 -Cho HS làm bài vào vở. 
 -GV chấm vài bài và nhận xét.
 -Đọc cho Hs một số bài viết tốt.
3,Củng cố dặn dị:
 - Gv nhận xét tiết học .
 - Dfawnj Hs chuẩn bị tiết sau .
HS đọc đề bài. 
HS chọn một đề để làm bài. 
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài vào vở. 
- Hs lắng nghe.
 Ngày soạn: 20/ 5 /2009.
 Ngày giảng: thứ 6 ngày 22 tháng 5 năm 2009.
Luyện toán: Tìm số trung bình cộng – Tìm hai số khi 
 biết tổng và hiệu của hai số đó.
I. Mục tiêu: Luyện tập củng cố các kiến thức đã học .
 Rèn kĩ năng vận dụng thành thạo.
II. Chuẩn bị: Một số bài tập có liên quan.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy .
 Hoạt động của trò .
1. Giới thiệu bài: 
Nêu mục đích yêucầu tiết học
2. ôn tập: 
Bài 1: Củng cố kiến thức cộng trừ nhân chia số tự nhiên
Yêu cầu Hs đặt tính rồi tính.
 38726+40954 ; 38000-5167
13480x400 ; 1682:209
Chốt lại kết quả đúng, yêu cầu Hs nhắc lại cách tính.
Bài 2: Củng cố giải toán tìm TBC
Yêu cầu Hs đọc đề toán, tự tìm cách giải.
Một cửa hàng có 15 tạ muối. Trong 4 ngày đầu đã bán dược 180 kg muối . số muối còn lại đã bán hết trong 6 ngày sau. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu kg muối?
Trong 6 ngày sau TB mỗi ngày bán dược bao nhiêu ýen muối?
Nếu HS còn lúng túng gv gợi ý.
Nhận xét chốt lại .
Bài 3: Củng cố dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Một vườn cây có 540 cây hồng, cây na, cây bưởi. Trong đó, số cây hồng bằng số cây na, số cây na bằng số cây bưởi.
Hỏi trong vườn có bao nhiêu na,cây hồng, cây bưởi.
Nhận xét chốt lại.
Thu bài chấm nhận xét.
3,Củng cố dặn dò: 
Nhận xét chốt lại bài. Về nhà học bài xem lại các dạng toán đã học.
.
Làm bài, chữa bài. 
Nhận xét.
HS đọc đề tự phân tích giải toán.
Làm bài , chữa bài 2
đổi 15 tạ= 1500 kg
Tổng số ngày của hàng bán muối là:
4+6= 10 ( Ngày)
TB mỗi ngày cửa hàng bán được:
1500:10= 150 (kg)
Số kg muối của hàng bán trong 6 ngày sau là: 1500-180= 1300(kg) 
Trong 6 ngày sau , TB mỗi ngày của hàng đã bán: 1300:6= 220 (kg)
 220kg= 22yến.
Bài3: 1 Hs lên bảngchữa bài
Vẽ sơ đồ
Tổng số phần bằng nhau: 1+2+6=9
Số cây hồng: 540: 9= 60( cây)
Số cây na: 60x2= 120 ( cây)
Số cây bưởi: 120x3= 360 (cây)
- Hs cả lớp:
 Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp.
 I/ Mục tiêu :
 -Đánh giá các hoạt động tuần 34 phổ biến các hoạt động tuần 35.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
II/ Chuẩn bị :Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 35.
 -Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III/ Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
-Tuyên dương: Hai , Hưng , Quy , nga .
- Phê bình: Minh ,Phong, Lê Anh. 
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 35
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
\

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 34 CKTKN.doc