Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Phan Thị Tuyết

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Phan Thị Tuyết

1/KTBC: 3 phút

Người ăn xin - HS đọc bài và tlch :

a/ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?

b/ Theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?

2/Bài mới : 34 phút

*GTB

HĐ1 : Luyện đọc

Bài này có thể chia làm 3 đoạn

Đoạn 1 : Từ đầu . Lý Cao Tông

Đoạn 2 : Tiếp .Tô Hiến Thành được

Đoạn 3 : Còn lại

-Luyện đọc từ khó:

-Luyện đọc câu dài:

- GV cho HS hiểu nghĩa từ: chính trực, di chiếu, thái hậu, phò tá, chức tham tri chính sự, tiến cử.

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Phan Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu 
 LỊCH BÁO GIẢNG 
Cách ngôn : Lá lành đùm lá rách 
Tuần ...4 Từ ngày .10/9......đến ngày 14/9
Thứ
Buổi
Tiết
Lớp
Môn
	Tên bài dạy	
 Hai
 10/9..
Sáng 
1
4A
CC
2
Tập đọc
Một người chính trực 
3
Toán
So sánh và xếp thứ tự
4
CT
( N-V) Truyện cổ nước mình
 Ba
 11/9
Sáng 
1
Toán
Luyện tập 
2
KC
Một nhà thơ chân chính 
3
LTVC
Từ ghép và từ láy 
4
 Tư
 12/9
Sáng 
1
2
Tập đọc
Tre Việt Nam 
3
Toán
Yến, tạ, tấn
4
TLV
Cốt truyện 
 Năm 
 13 /9
Sáng
1
Toán
Bảng đơn vị đo khối 
2
LTV
Ôn luyện từ đơn từ phức 
3
4
Chiều 
1
2
LTVC
LT:từ ghép và từ láy 
3
LTT
Ôn luyện về số tự nhiên 
4
 Sáu
 14/ 9 
Sáng 
1
2
3
4
Chiều 
1
Toán
Giây, thế kỉ 
2
TLV
LT xây dựng cốt truyện
3
LTV
LT về văn viết thư 
4
HĐTT
Sinh hoạt lớp
Giáo án môn : Tập đọc Tuần 4 Tiết 7
Tên bài dạy : Một người chính trực 
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4/A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 10 /9 /2012
I/ Mục tiêu : 
-Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật ,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài 
-Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi ở SGK). 
*KNS: -Xác định giá trị.- Tự nhận thức về bản thân. - Tư duy phê phán.
II/ Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ ở SGK .
III/ Các hoạt động dạy học : 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 1/KTBC: 3 phút
Người ăn xin - HS đọc bài và tlch :
a/ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
b/ Theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?
2/Bài mới : 34 phút
*GTB 
HĐ1 : Luyện đọc 
Bài này có thể chia làm 3 đoạn 
Đoạn 1 : Từ đầu . Lý Cao Tông 
Đoạn 2 : Tiếp .Tô Hiến Thành được 
Đoạn 3 : Còn lại 
-Luyện đọc từ khó: 
-Luyện đọc câu dài: 
- GV cho HS hiểu nghĩa từ: chính trực, di chiếu, thái hậu, phò tá, chức tham tri chính sự, tiến cử.
- Gv đọc mẫu 
-2HS đọc toàn bài 
HĐ2:Tìm hiểu bài 
1/Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? 
Ý đoạn 1 là gì ? 
2/Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? 
Ý đoạn 2 là gì ? 
-Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành 
Ý đoạn 3 là gì ? 
Bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì? 
GV chốt ý: Sự chính trực,thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của ông Tô Hiến Thành đã được người đời sau ca ngợi. 
HĐ3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn đọc phần đầu: Đọc giọng kể thong thả,rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành 
Phần sau : Lời Tô Hiến Thành với giọng điềm đạm, dứt khoát .
 * Thi đọc diễn cảm 
3/Củng cố dặn dò : 3 phút
Truyện ca ngợi điều gì? Chuẩn bị bài : Tre Việt Nam. 
- 3 HS đọc nối tiếp nhau 2 lượt.
-HS phát hiện từ khó đọc: di chiếu, chính trực, Long Cán, Lý Cao Tông, Gián nghị đại phu,
“ Bà cho người đem .giúp đỡ ”
“ Còn gián nghị đại phu .. được ”
-HS luyện đọc theo cặp 
-HS đọc đoạn 1 
 .Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc 
đút lót để làm sai di chiếu của vua.
-Sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện qua việc lập ngôi vua. 
- HS đọc đoạn 2 
.cử người tài ba ra giúp nước chứ không phải cử người ngày đêm hầu hạ mình. 
-Sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện qua việc tìm người giúp nước. 
- HS đọc đoạn 3 
.vì họ là những người bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm điều tốt cho dân. 
- Sự chính trực, thanh liêm của ông Tô Hiến Thành. 
- Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm ,tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .
3 em đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài, đóng theo vai : Người dẫn chuyện, Đỗ Thái Hậu, Tô Hiến Thành. 
- Từng nhóm thi đọc diễn cảm .
Giáo án môn : TOÁN Tuần 4 Tiết 16
Tên bài dạy : SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4/A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 10 /9 /2012
 I/ Mục tiêu: Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên , xếp thứ tự các số tự nhiên
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A/ KTBC : 3 phút
- Bài 2, 3/20 
B/ Bài mới : 34 phút
*GTB 
* HĐ1: So sánh các số tự nhiên 
Nêu VD1: So sánh cặp số 100 và 99
Số nào lớn hơn ? Nhận xét về 2 số đó 
GV cho HS rút ra nhận xét 
Nêu VD2: So sánh cặp số 29869 và30005. Nhận xét về 2số đó 
Muốn so sánh 2 số này ta so sánh hàng nào của số đó ? 
-Vậy số nào lớn hơn 
29869 < 30005 
VD3:Tương tự GV cho HS so sánh như VD2 ...
HĐ2: Luyện tập 
Bài1:( Cột 1 ) So sánh các số 
Bài 2: (cột a,c) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. 
Bài 3a : Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé 
1942 ;1978; 1952; 1984 ; 
 3/Củng cố, dặn dò: 3 phút
-Nêu lại các bước so sánh số tự nhiên.Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập 
+ 2 HS làm bài. 
-100> 99
-100 có 3 chữ số ; 99 có 2 chữ số 
số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. 
2 số đều có các chữ số bằng nhau. 
hàng có giá trị cao nhất ( Chục nghìn ) 
29869 có 2 chục nghìn .
 30005 có 3 chục nghìn .
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
>... 999
 >...87540 
 39680 = 39000+ 680
a/ 8136; 8316; 8361
c/ 64 813; 64 831 ; 64 841 ; 
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng 
-1942 ; 1952 ; 1978; 1984 ;
Giáo án môn : Chính tả Tuần 4 Tiết 4
Tên bài dạy : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4/A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 10 /9 /2012
I/ Mục tiêu:
- Nhớ -viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. 
- Làm đúng bài tập 2 a / b. 
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bài tập 2b viết sẵn 2 lên trên bảng lớp.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- Cho HS viết bảng con 1 số từ ngữ: chổi, chảo 
2. Bài mới: 34 phút
*Giới thiệu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu và viết bài :
- Gọi HS đọc đoạn thơ
-Hỏi:Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- Y/c HS tìm các từ khó dễ lẫn
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Cho HS viết vào vở .
- Soát lỗi và chấm bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d, hay gi 
- HS tự làm bài. 2 HS làm xong trước lên làm bài trên bảng. 
- Gọi HS đọc lại câu văn.
3. Củng cố dặn dò: 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại vào VBT và chuẩn bị bài sau: Những hạt thóc giống .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. 
+Vì câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng,
- HS đọc và viết các từ vừa tìm được ở bảng con.
- HS viết 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Dùng bút chì viết vào vở bt.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng: gió, gió, gió, nâng 
- 2 HS đọc. 
Giáo án môn : TOÁN Tuần 4 Tiết 17
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP 
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4/A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 11 /9 /2012
I/ MỤC TIÊU : 
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5, 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- Muốn đọc số có nhiều chữ số em làm thế nào ?
- Chúng ta đã học được bao nhiêu lớp, đó là những lớp nào ?
-Mỗi lớp có mấy hàng đó là những hàng nào ?
2. Bài mới : 35 phút
*Giới thiệu bài 
HĐ1: Luyện tập 
 GV yêu cầu HS nêu lại các hàng, các lớp từ, nhỏ đến lớp.
Bài 1 : a/ Viết số bé nhất : có một chữ số; có 2 chữ số; có 3 chữ số 
b/Viết số lớn nhất: có 1 chữ số; có 2 chữ sốcó 3 chữ số 
Bài 2 : (Nếu còn thời gian)
a/ Có bao nhiêu số có một chữ số 
b/ Có bao nhiêu số có hai chữ số 
Bài 3 : Viết chữ số thích hợp vào ô trống 
a/ 859 0 67 < 859167 
Tương tự cho các bài b, c, d, 
Bài 4 : Tìm số tự nhiên x , biết 
a/ x< 5 b/ 2 < x < 5 
- Hướng dẫn HS làm các bài còn lại vào vở.
Bài 5: (Nếu còn thời gian)
Tìm số tròn chục 
68< x < 92 
3.Củng cố, dặn dò: 3 phút
- Chúng ta đã học được mấy lớp đó là những lớp – Mỗi lớp có mấy hàng ? Đó là những hàng nào ?* Bài sau : Luyện tập
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu 
- HS viết 
a/ 0, 10,100
b/ 9, 99, 999
- HS làm phiếu học tập
- 10 số có một chữ số.
- 90 số có hai chữ số.
0
- HS điền vào ô trống.
a/ 859 0 67 < 859167 
.......
- HS kiểm tra chéo bài nhau.
- a/ x = 0,1, 2, 3, 4. 
- b/ x = 3, 4.
- HS đọc số 
- HS làm phiếu học tập
- Các số tròn chục
x = 70, 80
Giáo án môn : Luyện từ và câu Tuần 4 Tiết 7
Tên bài dạy : TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4/A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 11 /9 /2012
I/ Mục tiêu:Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản ( BT1) tìm được từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho ( BT2) .
II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to kẻ bảng sẵn 2 cột và bút dạ.
- Bảng phụ viết sẵn ví dụ câu phần nhận xét.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước; nêu ý nghĩa của cột câu mà em thích. 
2. Bài mới: 34 phút
*Giới thiệu bài
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ:
Cấu tạo của những từ phức được in đậm (SGK) có gì khác nhau ? 
- Gọi HS đọc ví dụ gợi ý 
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+ Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
+GV giúp HS rút ra ghi nhớ: Có mấy cách để tạo từ phức ? 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
HĐ2 Luyện tập
Bài1: Hãy xếp những từ phức thành 2 loại : từ ghép với từ láy 
a/Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử .
b/Dáng tre vươn mộc mạc , màu tre tươi nhũn nhặn . Rồi tre ..
Bài 2:Tìm được từ ghép và từ láy chứa từng tiếng sau đây : 
a/ Ngay 
b/ thẳng 
c/ Thật 
3/ Củng cố dặn dò: 3 phút
+ Từ ghép là gì? Lấy ví dụ
+ Từ lấy là gì? Lấy ví dụ
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: LT
từ ghép với từ láy. 
- 2 HS thực hiện y/c 
- 2 HS đọc 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Từ phức: Truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im 
+ Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ
.hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ( từ ghép ), phối hợp những ... nhà vua đã nhận ra : Đó một nhà thơ chân chính. 
-Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau 
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét bổ sung cho bạn.
- 3 đến 5 HS kể 
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu
+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ 
+ Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không được nói sai sự thật
+ Ca ngợi nhà thơ chan chính thà chết trên giàn lữa thiêu chứ không ca ngợi ông vua tàn bạo. Khí phacks thái độ đã khiến cha nhà vua khâm phục
- 3 HS nhắc lại
- HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
Giáo án môn : TOÁN Tuần 4 Tiết 20
Tên bài dạy : GIÂY, THẾ KỶ
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4/A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 14/9/2012 
I/ Mục tiêu :
-Biết đơn vị giây, thế kỉ. 
-Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
-Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. 
II/ Đồ dùng dạy - học : - Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây
III/ Các hoạt động dạy – học:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ :3 phút
- Em hãy đọc bảng đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn ?
- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn, liền nó ?
B/ Bài mới : 34 phút
Giới thiệu bài 
HĐ1:* Giới thiệu về giây :
- GV dùng đồng hồ đủ 3 kim để ôn về giờ và giới thiệu về giây.
 + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số số liền tiếp là hết mấy giờ ?
- Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền hết mấy phút
Vậy 1 giờ = ? phút ( 60 phút )
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ.
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền là 1 giây
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng ( trên mặt đồng hồ là 1 phút tức là 60 giây )
+ Gv ghi lên bảng: 1phút = 60 giây
+ Yêu cầu HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống hoặc cắt 1 nhát kéo là mấy giây.
* Giới thiệu về thế kỷ
- GV giới thiệu : Đơn vị đo thời gian lớn hơn “ năm “ là thế kỷ “
- GV ghi lên bảng : 1 thế kỷ = 100 năm
- Yêu cầu HS nhắc lại 
- Hỏi : 1000 năm = mấy thế kỷ
- GV ghi lên bảng
+ từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ hai.
+ Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ ba.
+ Năm 1975 thuộc thế kỷ nào ?
+ Năm nay thuộc thế kỷ nào ?
HĐ2: Thực hành :
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS và GV nêu kết quả đúng
b/ Tương tự bài a 
1thế kỷ = 100 năm 5 thế kỷ = 500 năm
1/2 thế kỷ= 50 năm 1/5thế kỷ =20 năm
Bài 2 : a) Bác Hồ sinh năm 1890 . Bác Hồ sinh vào thế kỷ 19 ( XIX )
Bác đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỷ 20 ( XX)
b. Cách mạng tháng 8 thành công vào năm 1945, năm đó thuộc thế kỷ (XX) 
c. ( Nâng cao ) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248 năm đó thuộc thế kỷ 3 ( III )
Bài 3: (Nếu còn thời gian) 
- GV giới thiệu để tính khoảng thời gian từ đó đến nay bao nhiêu năm ta lấy năm hiện nay trừ đi năm đó.
C/Củng cố, dặn dò: 3 phút
- 1 giờ = ? phút
- 60 phút = ? giờ
- 1 thế kỷ = ? năm
* Bài sau : Luyện tập
- HS trả lời
-HS quan sát sự chuyển động của kim giờ và kim phút 
1 giờ 
1 phút 
-HS nhắc lại 
-HS quan sát sự chuyển động của nó
- HS trả lời.
- HS nhắc lại 
- Thế kỷ 20 (XX)
- Thế kỷ 21 (XXI)
a) 
1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây
60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây
1/ 3 phút= 20 giây 1 phút 8 giây = 68
 giây
- HS làm bài. Lớp nhận xét sửa sai.
a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long 1010 năm đó thuộc thế kỷ XI. Tính đến nay đã được 1002 năm.
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 năm đó thuộc thế kỷ X. Tính đến nay đã được 1074năm
Giáo án môn : Luyện Mĩ thuật Tuần 4 Tiết 4
Tên bài dạy : Hoàn thành bài vẽ của tiết học trước 
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4 Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu 
I/ Mục tiêu : -Giúp HS tự chép được hoạ tiết trang trí dân tộc : hoạ tiết hoa sen , hoa lá cách điệu ở tiết học trước 
 II/ Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Bài mới : GV giới thiệu bài 
Hướng dẫn HS quan sát các hoạ tiết hoa ,lá cách điệu , hoạ tiết hoa sen ở H.mẫu 
Hoạ tiết hoa sen ; trang trí trên mặt trống 
GV cho HS vẽ tiếp các hoạ tiết dân tộc 
GS gợi ý cách vẽ cách điệu bông hoa , lá 
Vẽ khung hình chung của hoa, lá , đánh dấu vào các vị trí chính , phác hình
*Củng cố - dặn dò : Về nhà tự sưa tầm thêm một số hoạ tiết khác .
-HS quan sát 
HS dựa vào nét phác để chỉnh hình 
HS chép lại các hoạ tiết đó , xong tự tô màu 
HS tự tìm thêm các hoạ tiết phác nét nhạt để tạo thành các hoạ tiết , sửa dần .
HS tự trang trí sao cho phù hợp 
Giáo án môn : Luyện tập toán Tuần 4 Tiết 4
Tên bài dạy: Ôn luyện về số tự nhiên
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu
Ngày dạy : 14/9/2012 
I Mục tiêu:Ôn so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/Ôn :
Bài 1:
- Kể các số tự nhiên mà em biết?
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị?
Bài 2 : Trang18 SBT 
Các số: 7683 , 7836 ; 7863 ; 7638.
a. Xếp thứ tự từ bé đến lớn:
b.Xếp thứ tự từ lớn đến bé :
Bài 3/ 18 Khoanh vào số lớn nhất 
 58243 ; 82435 ; 58234 ; 84325.
 Bài 4 / 19 
Tìm x biết x là số tròn chục 
 28< x < 48 
2/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS nêu 
- HS làm vở luyện 
- HS làm bảng con ,1 hs lên bảng
-HS trả lời miệng
Giáo án môn : Tập làm văn Tuần 4 Tiết 8
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4 A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu 
Ngày dạy : 14/9/2012 
I/ Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK )xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện gồm có những phần nào?
- Gọi 1 HS kể lại chuyện cây khế 
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Bài mới: 34 phút
*Giới thiệu bài
HĐ1:
Hướng dẫn HS xâydựng cốt truyện
 a) Xác định yêu cầu của đề bài 
Đề bài : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm , người con, bà tiên 
 Hỏi: + Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
Cho HS nối tiếp đọc gợi ý 1,2 
b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện:
- GV y/c HS chọn chủ đề
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
+ Người mẹ ốm như thế nào ?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gập những khó khăn gì?
+ Người con đã quyết tâm như thế nào ?
+ Bà tiên đã giúp 2 mẹ con như thế nào ?
- Gọi HS đọc gợi ý 2
- Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1, 2 tương tự gợi ý 1
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung trực của người con?
+ Cậu bé đã làm gì?
c) Kể chuyện:
- Kể trong nhóm 
+ Y/c HS kể trong nhóm theo tình huống mình chon dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp 
- Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và 1 HS kể theo tình huống 2.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể bạn 
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò: 3 phút
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị bài KT viết thư 
- 1 HS trả lời câu hỏi
- 1 HS kể lại
- HS nêu yêu cầu
+Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện
-HS tưởng tượng hình dung điều gì sẽ xảy ra theo gợi ý của câu chuyện 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn
- Trả lời tiếp nối theo ý mình
ốm rất nặng 
chăm sóc mẹ tận tụy 
tìm một loại thuốc hiếm , phải vượt qua lắm gian truân. 
., quyết tâm tìm mọi cách 
bà tiên cảm động về tình yêu thương , lòng hiếu thảo  đã hiện ra giúp 
nhà nghèo không có tiền mua thuốc 
đã bỏ một tay nải đầy tiền 
đã tìm người trả lại 
- Kể chuyện trongg nhóm. 1 HS kể, các em khác lắng nghe bổ sung góp ý cho bạn.
- 8 đến 10 HS thi kể 
- Nhận xét 
- Tìm ra 1 bạn kể hay nhất
Giáo án môn : Luyện Tập làm văn Tuần 4 Tiết 4
Tên bài dạy : Luyện văn viết thư
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4 A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu 
Ngày dạy : 14/9/2012 
I/Mục tiêu: 
- HS củng cố lại dàn bài của bài văn viết thư và viết được 1 bức thư.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn: Một bài văn viết thư gồm mấy phần? đó là những phần nào?
 Từng phần yêu cầu ta làm những gì?
Đề bài:
 Nghe tin quê bạn bị bão lụt, em hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
- HS đọc kĩ đề 
- Phân tích đề
- HS làm bài vào ở luyện 
 GV chấm 1 số bài,nhận xét
- HS trả lời
- HS làm bài
Giáo án môn : HĐTT Tuần 4 Tiết 4
Tên bài dạy : Sinh hoạt lớp 
Người dạy : Phan Thị Tuyết Lớp 4 A Trường tiểu học Nguyễn Đức Thiệu 
Ngày dạy : 14/9/2012 
I/ Ổn định tổ chức : Lớp hát 
2/ Tuyên bố lí do : Lớp trưởng 
3/ Giới thiệu đại biểu : (GVCN, .) 
4/ Đánh giá công tác tuần qua : (Lớp trưởng ) 
*Học tập : Các bạn làm bài đầy đủ,thuộc bài trước khi đến lớp, chuẩn bị bài chu đáo , trong giờ học chú ý nghe cô giảng bài ,phát biểu xây dựng bài sôi nổi : Thảo, Duyên, Hiếu, hạnh, Châu .Tổ đạt được nhiều điểm 10 nhất là tổ 1,3. Tổ có bạn không thuộc bài là tổ1, cho nên tổ 1 phải có biện pháp giúp các bạn này .
Khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt
*Nề nếp : Tác phong đến lớp đúng theo quy định. Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn ,nhanh nhẹn. Vệ sinh lớp, khu vực sạch sẽ, trực đúng giờ, cửa kính được lau chùi 
* Các hoạt động khác : Tham gia tích cực trò chơi dân gian trong ngày lễ khai giảng nghiêm túc.
5/ Phát biểu ý kiến của Ban Cán sự lớp : 
-Lớp phó học tập : Thống nhất với ý kiến trên, nhiều bạn đã tiến bộ khá rõ nét: Bạn Lài, Nhã, Hoa,vẫn còn có một vài bạn quên vở học, vở bài tập như bạn Duy,Ý làm ảnh hưởng đến phong trào của tổ .
-Lớp phó lao động : Tổ 1 trực nhật tốt, đúng giờ, vệ sinh khu vực đảm bảo .
-Lớp phó văn thể mĩ : Hát đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ nghiêm túc .
6/ Thảo luận ý kiến các thành viên trong tổ 
7/ GV chủ nhiệm : Tổng kết chung các hoạt động trong tuần qua về học tập, nề nếp ,các mặt hoạt động .Tuyên dương những gương tốt : Thảo, Duyên, Diễm,
Khảo sát chất lượng môn Toán , Tiếng Việt : các em làm bài nghiêm túc .
*Phương hướng cho tuần đến : Cần chú ý vệ sinh khu vực, tác phong đội viên 
tổ 1 trực, truy bài đầu giờ.Tham gia học bồi dưỡng Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, rèn chữ viết đẹp.
- Giúp đỡ các bạn HS yếu trong học tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 4 lop 4A.doc