Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc bài : ‘‘Tre việt Nam’’, trả lời câu hỏi

- Nhận xét – ghi điểm.

3. Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài: Ghi bảng

b, Nội dung:

* Luyện đọc:

- Đọc toàn bài

- Chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn

- Đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó

- Đọc nối tiếp đoạn lần 2

- Nêu chú giải

- Luyện đọc theo cặp.

- Đọc mẫu toàn bài.

* Tìm hiểu bài:

- Đọc, TLCH

+ Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?

+ Nhà Vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?

 

doc 36 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 23/9/2011	 Ngày giảng: Thứ 2/26/9/2011 
Tiết 1: Sinh hoạt đầu tuần
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
=============================================
Tiết 2: Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
	1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: gieo trồng, chăm sóc, đầy ắp, sững sờ, luộc kỹ, dõng dạcĐọc đúng toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc,hiền minh
	3. Hiểu được nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
	4. GDHS tính trung thưc.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng lớp viết đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài : ‘‘Tre việt Nam’’, trả lời câu hỏi
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Luyện đọc: 
- Đọc toàn bài
- Chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 
- Luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Nêu chú giải
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
- Đọc, TLCH
+ Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
+ Nhà Vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?
+ Theo lệnh Vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kỳ nộp thóc cho Vua, chuyện gì đã sảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Dõng dạc: (nói) to, rõ ràng, dứt khoát.
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói sự thật?
- Sững sờ: Ngây ra vì ngạc nhiên.
+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm: 
- HD giọng đọc
- Đọc nối tiếp cả bài.
- HD HS luyện đọc một đoạn trong bài.
+ Đọc mẫu
+ HD cách đọc
+ Luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Em học tập được gì từ cậu bé Chôm?
- Củng cố và dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Gà trống và Cáo” 
- Nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
11’
10’
10’
3’
- Hát đầu giờ.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc 
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Đọc CN - ĐT
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1 HS đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe 
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhà Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi.
+ Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi
+ Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng hạt không nảy mầm.
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho Vua. Chôm không có thóc, em lo lắng đến trước Vua thành thật qùy tâu:
- Tâu bệ hạ con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm, sợ Chôm sẽ bị trừng phạt.
+ Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.
+ Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
*Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, nói lên sự thật.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- Lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài
+ Theo dõi tìm cách đọc hay
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ Em học tập cậu bé Chôm tính trung thực, dũng cảm.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
============================================
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP(26)
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về số ngày trong các tháng của năm. Biết năm thường có 365 ngày, nhuận có 366 ngày. Củng cố vế số đo thời gian.
	2. Nhận biết được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được 1 năm trước thuộc thế kỉ nào.
	3. Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Nội dung bài tập 1 lên bảng phụ, phiếu học tập BT2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
* Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 7 thế kỷ = năm
 1/5 thế kỷ =  năm
 20 thế kỷ =  năm
 1/4 thế kỷ =  năm
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: (HĐCN – Miệng)
a. Kể tên những tháng có : 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày ( hoặc 29 ngày) ?
b. Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ?
- Nhận xét chung.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(HĐN2)
- Làm bài vào phiếu theo nhóm 2
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: ( HĐCN – Miệng)
+ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
+ Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chứ vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm nào? Năm đó thuộc thế kỷ nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày, năm thường có bao nhiêu ngày ?
- Dặn HS về làm 3 phép tính còn lại ở bài tập 2, bài tập 4 và chuẩn bị bài sau: “ Tìm số trung bình cộng”
- Nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
10’
9’
9’
3’
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
7 thế kỷ = 700 năm
1/5 thế kỷ = 20 năm
20 thế kỷ = 2 000 năm
1/4 thế kỷ = 25 năm 
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài và trả lời miệng.
a. Các tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- Các tháng có 28 hoặc 29 ngày là: tháng 2
- Các tháng có 30 ngày: tháng 4, 6, 9, 11
b. Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày
- 1 HS đọc y/c
- HĐ nhóm, làm phiếu
- Đại điện báo cáo kết quả.
 3 ngày = 72 giờ 
 1/3 ngày = 8 giờ
 8 phút = 480 giây 
 1/4 giờ = 15 phút
 3 giờ 10 phút = 190 phút
 4 phút 20 giây = 260 giây
- Nx, chữa bài
- HS trả lời câu hỏi:
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ XVIII.
+ Nguyễn Trãi sinh vào năm : 1980 – 600 = 1 380. Năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV.
- Nhận xét, chữa bài.
+ 2, 3 HS trả lời.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
===========================================
Tiết 4: Kĩ thuât
Bài 3: KHÂU THƯỜNG
I. Mục tiêu: 
	1. HS biết cách cầm vải, cầm kim; biết khâu thường.
 	2. Khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 	3. Rèn tính kiên trì, khéo léo đôi tay.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 	- Tranh quy trình khâu, mẫu khâu
	- Vải, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu kĩ thuật khâu thường?
- 2 H thực hiện khâu trên giấy?
- Nx, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Trực tiếp
b. Nội dung bài
*Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Treo tranh quy trình 
- Nhắc lại kĩ thuật khâu thường theo các bước 
- Nêu cách kết thúc đường khâu?
- Vì sao ta phải khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu?
- Thực hành khâu thường .
*Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Tổ chức cho H trưng bày sản phẩm.
- Y/c H tự đánh giá 
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại kĩ thuật khâu thường theo các bước?
- Về nhà tự khâu lại mũi khâu thường, CB đồ dùng cho bài sau. 
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
18’
6’
3’
.
- Thực hiện theo y/c
- Quan sát quy trình và nêu.
- Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
- Thực hành khâu mũi thường trên vải khâu từ đầu ->cuối vạch dấu.
- Khâu xong đường thứ nhất có thể khâu tiếp đường thứ hai.
- Làm như vậy đê giữ đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng 
- Thực hành khâu thường 
- Đánh giá kết quả học tập.
- Tiêu chuẩn đường vạch dấu thẳng và cách đều 
- Các mũi khâu thường tương đối đều, bằng nhau, không bị dúm, thẳng theo đường vạch dấu.
- Hoàn thành đúng thời gian.
- Trả lời
- Lắng nghe.
===========================================
Tiết 5: Đạo đức
Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN(tiết 1)
( THBVMT: Liên hệ)
I. Mục tiêu: 
	1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày tỏ ý kiến của mình về những điều có liên quan đến trẻ em.
	2. Thực hiện tham gia ý kiến của mình trong quộc sống ở gia đình, nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến người khác.
*THMT: Bày tỏ ý kiến của mình về môi trường sống xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ
	- Mỗi HS chuẩn bị 3 thẻ: đỏ, xanh, trắng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS nêu ghi nhớ của bài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Giúp các em biết mình có quyền nêu ý kiến thẳng thắn chia sẻ nỗi mong muốn của mình.
 + Tình huống 1: Em được phân công một việc làm không phù hợp với khả năng
 + Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình.
 + Tình huống 3: Chủ nhật này bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc
+ Tình huống 4: Em muốn được tham gia vào hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công.
 + Những TH trên đều là những tình huống có liên quan đến các em các em có quyền gì?
 + Ngoài việc học còn có những việc gì có liên quan đến trẻ em?
- KL: Những việc diễn ra XQ môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt vui chơi học tập các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn chia sẻ những mong muốn của mình.
- Đọc ghi nhớ
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi. (Bài tập 1)
*Mục tiêu: Nhận ra được những hành vi đúng, hành vi sai trong mỗi tình huống.
- Giải thích tại sao là đúng và không đúng ở mỗi tình huống
- Nx, bổ sung.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2)
*Mục tiêu: Biết lựa chọn các TH và cách xử lí đúng, sai
- HS dùng thẻ: Đỏ, xanh, trắng
- Nx, sửa sai.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại ghi nhớ
- THMT: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về nhữngvấn đề có lien quan đến trẻ em , có trong vấn đề môi trường . Hs cần biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ thầy cô về môi trường sống của em trong gia đình môi trường ở địa phương
- Học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
11’
8’
8’
3’
- Hát chuyển tiết.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc tình huống. Thảo luận nhóm 4: 2 câu hỏi sgk.
+ Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giáo cho việc khác phù hợp hơn với sức khoẻ và sở thích của mình.
+ Em xin phép cô giáo kể lại sự việc để cô không hiểu lầm em nữa.
+ Em hỏi bố mẹ bố mẹ xem bố mẹ có t/g rảnh rỗi không, có cần thiết phải đi công viên không. Nếu được em x ...  lời câu hỏi.
- Ghi đầu bài vào vở.
- 1HS đọc mục 1 SGK quan sát tranh ảnh
+ Vùng trung du là vùng đồi
+ Được xếp cạnh nhau như bát úp với các đỉnh tròn, sườn thoải
+ Nằm giữa miền núi và đồng bằng BB là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. Nơi đó được gọi là vùng trung du.
+ Thái Nguyên, Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
+ Vùng vùng trung du ở Bắc Bộ có nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây là nơi tổ tiên ta định cư sớm nhất.
- HĐ nhóm đôi: quan sát thảo luận 
+ Thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp (nhất là chè)
+ H1: chè Thái Nguyên
+ H2: ở Bắc Giang trồng nhiều vải thiều. 
+ Chè và vải...
+ Chỉ vị trí trên bản đồ
+ Chè Thái Nguyên thơm ngon.....
+ Trang trại chuyên trồng vải thiều.
+ Quan sát và nêu quy trình chế biến chè
- HS quan sát và đọc phần 3
+ Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi...
+ Người đân ở đây đã trồng các loại cây công nghiệp dài ngày: keo, trẩu, sở...và cây ăn quả
- 2, 3 HS đọc bài học.
============================================
Tiết 3: Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
	1. Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
	2. Vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
	3. Giáo dục Hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Cốt truyện là gì ?
 + Cốt truyện thường gồm những phần nào?
- Nx, ghi điểm.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
*Nhận xét: 
Bài 1: 
- Đọc truyện
a, Những sự việc tạo thành cốt truyện: “ Những hạt thóc giống”: 
b, Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? 
Bài 2: 
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2 ?
*GV: Khi viết văn những chỗ xuống dòng ở các lời thoại chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta phải viết xuống dòng. 
Bài 3: 
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? 
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
GV: Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn phải chấm xuống dòng.
*Ghi nhớ: SGK
*Luyện tập: 
- HD HS làm bài.
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì? 
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Làm bài cá nhân
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Củng cố và nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn 3 và vở.
1’
4’
1’
12’
3’
16’
3’
 - Hát chuyển tiết.
 - HS thực hiện yêu cầu
- Nhắc lại đầu bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Đọc lại truyện: Những hạt thóc giống
+ Sự việc 1: Nhà Vua muốn ....giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho.
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm ....trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+ Sự việc 3: Nhà Vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
+ Sự việc 1: Được kể trong đoạn 1 
 ( 3 dòng đầu ) .
+ Sự việc 2: Được kể trong đoạn 2 
 ( 10 dòng tiếp ).
+ Sự việc 3: Được kể trong đoạn 3 
 ( 4 dòng còn lại ).
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. 
+ Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn. 
- HS đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
+ Kể về một sự việc trong một chuôĩ sự việc làm cốt truyện của truyện.
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- 2 đến 3 học sinh đọc nghi nhớ.
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm. 
+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+ Phần thân đoạn 
+ Kể việc cô bé kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- Viết vào vở nháp
- 4, 5 Hs đọc bài làm của mình.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
================================================
Tiết 4: Chính tả:( Nghe –viết)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
	1. Nghe - viết chính tả một đoạn văn trong bài “Những hạt thóc giống”. Làm các bài tập phân biệt tiếng dễ lẫn: l/n – en/eng.
2. Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp một đoạn văn trong bài “Những hạt thóc giống”. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng dễ lẫn: l/n – en/eng.
	3. Gáo dục HS ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp và viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu học tập BT 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc: 3 HS viết bảng cả lớp viết vào nháp .
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
b, Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe- viết: 
- Đọc đoạn viết chính tả.
- Đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Hd Hs viết từ khó: luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi...
- Nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.
- Đọc từng câu (bộ phận ngắn )
- Đọc lại toàn bài
- Chấm chữa 7- 10 bài 
- Nhận xét chung
* Hướng dẫn HS làm bài . 
Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống
a, Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn .
Bài 3: Tên con vật chứa tiếng có vần en/eng, l/n.
- Làm bài cá nhân.
- Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết bài
- Nhận xét tiết học - học thuộc lòng 2 câu đố, chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
24’
8’
2’
- Hát chuyển tiết
- Cơn gió, rung, cánh diều.
- HS theo dõi .
- Ghi đầu bài vào vở.
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Viết từ khó vào bảng con.
- HS viết bài vào vở 
- Soát lại bài .
- Từng cặp HS lớp đổi vở soát lỗi .
- Đọc thầm, tự làm bài vào vở BT, 1 HS làm vào bảng phụ.
* Lời giải đúng:
- Lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài.
- Đọc y/c.
- Đọc câu thơ, suy nghĩ viết ra nháp lời giải đố. 
 a, Con nòng nọc
 b, Chim én (chim báo hiệu xuân sang ) 
- Lắng nghe.
==============================================
Tiết 5: An toàn giao thông
Bài 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu:
	1. Biết xe đạp là phương tiện giao thông thường dễ đi ,nhưng phải bảo đảm an toàn .
	- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể đi xe ra đường phố .
	- Biết được nhưng qui định của luật giao thông đường bộ ....
	 2. Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe .
	3. Có ý thức chỉ đi xe của cỡ nhỏ của trẻ em ,không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết .
II. Chuẩn bị:
	- Hai chiếc xe đạp nhỏ, Sơ đồ 1 ngã tư có vòng xuyến, một số hình ảnh đúng và sai
III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vạch kẻ đường có tác dụng gì?
- Hàng rào chắn có mấy loại?
- Nx, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn 
*Mục tiêu: Giúp học sinh xác định đươc thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn
HS biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường
*Cách tiến hành:
+ Ở lớp ta có nhưng ai đã biết đi xe đạp?
+ Các em có thích được đi học bằng xe đạp không?
- Đưa ra hình ảnh 1 số chiếc xe đạp
+ Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe đạp ntn?
* Kết luận: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ ,xe đạp phải còn tốt ,phải có đủ các bộ phận đặc biệt là phanh và đèn .
*Hoạt động 2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường 
*Mục tiêu: HS biết những qui định đối với người khi đi xe đạp trên đường
- Có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ
*Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ phân tích hướng đi đúng và sai
+ Chỉ trong tranh những hành vi nào sai ?
+ Theo em để đi xe đạp an toàn người đi xe đạp phải đi ntn ?
*Kết luận : Nhắc lại qui định đối với người đi xe đạp.
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông
*Mục tiêu : Củng cố những kiến thức của học sinh về cách đi đường an toàn
- Thực hành và xử lícác tình huống đi xe dạp
*Cách tiến hành
- Dùng sơ đồ treo bảng và gọi học sinh xử lí các tình huống
- Khi phải vượt xe đỗ trên đường
- Khi phải đi qua vòng xuyến .
- Khi đi từ trong ngõ ...
- Nx, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò: 
+ Khi đi xe đạp ra đường thì phải thực hiện ntn?
- Về học bài và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ.
- NX tiết học.
1’
3’
1’
10’
13’
6’
3’
- Trả lời.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- Quan sát, TLCH.
+ Phải chắc chắn có đèn phanh có chuông ...
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời và phân tích trên sơ đồ
- Không được đi lạng lách
+ Không đèo nhau đi dàn hàng ngang.
+ Không được đi vào đường cấm
+ Không buông thả hai tay.
- Đi bên tay phải ,đi sát lề đường
+ Đi đúng hướng đường làn đường + Muốn rẽ phải giơ tay xin đường
+ Đêm đi phải có đèn phát sáng .
+ Nên đội mũ bảo hiểm.
- Trao đổi xử lý các tình huống.
- Đại diện trình bày.
- Nx, bổ sung.
- HS trả lời.
- Ghi nhớ
============================================
Tiết 6: Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 5
I. Mục tiêu: 
 - Kiểm điểm và đánh giá tình hình mọi mặt hoạt động tuần vừa qua
	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS, ý thức học của HS.
II. Nội dung:	
1. Tổ chức: Hát
2. Nhận xét chung:
a. Nề nếp:	 
	- Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm.
	- Đầu giờ trật tự truy bài
	b. Đạo đức: 
- Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè.
	c. Học tập: 
- Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Song bên cạnh đó còn một số em chưa có ý thức học bài ở nhà cũng như ở lớp, trong lớp còn nói chuyện riêng, đi học còn quên sách, quên bút.
	d. Lao động vệ sinh: 
- Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
3. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại tuần vừa qua. 
============================== 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÀN 5.doc