Giáo án Lớp 4 Tuần 6 đến 21

Giáo án Lớp 4 Tuần 6 đến 21

Tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca(T55)

 Dạy D1 tiết2, D2 tiết3

A.Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

2.Kĩ năng:

- Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , tình cảm, trầm buồn xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện.

3.Thái độ:

- Giúp HS có thái độ nghiêm khắc với bản thân và có trách nhiệm với người thân xung quanh mình.

 

doc 284 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 6 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca(T55)
 Dạy D1 tiết2, D2 tiết3
A.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2.Kĩ năng:
- Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , tình cảm, trầm buồn xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện.
3.Thái độ:
- Giúp HS có thái độ nghiêm khắc với bản thân và có trách nhiệm với người thân xung quanh mình.
B.Chuẩn bị
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK.- bảng phụ
 - HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học:
I.Tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
II. Bài cũ:
	- 3 học sinh đọc thuộc lòng bài "Gà trống và Cáo".
 	- Nêu nội dung bài ?
III.Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng tranh SGK.
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung bài,HD cách đọc toàn bài
- Gọi HS đọc tiếp nối đoạn.
+ GV kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ chú giải.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- 1 HS khá đọc.
- 3 lượt HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nhóm đôi.
- 1 em đọc lại cả bài.
Đoạn 1:
- Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ, ông đang ốm rất nặng.
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em lúc đó như thế nào?
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc, mải chơi nên quên lời mẹ dặn, mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
- Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
* An-đrây-ca quên lời mẹ dặn.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
Đoạn 2:
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
- Cậu hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- Cậu oà khóc khi biết ông đã qua đời. Vì cậu cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông đã chết.
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé ntn?
- Rất thương yêu ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng.
+ Đoạn 2 cho biết gì ?
- Nỗi dằn vặt An-đrây –ca.
- Yêu cầu HS thảo luận nêu ý nghĩa của bài.
- HS thảo luận nhóm 2, nêu ý kiến
+ ý nghĩa:. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS nhắc lại nội dung bài.
c.Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài:
- 2 HS đọc.
- Nêu cách đọc bài: 
 - Đọc giọng trầm buồn, xúc động,Lời ông đọc giọng mệt nhọc, yếu ớt, lời mẹ đọc giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng.ý nghĩ của An-đrây- ca đọc giọng buồn day dứt.
HS lắng nghe
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2:
+ GV đọc mẫu:
- HS nghe.
+ Luyện đọc theo cặp:
- HS luyện đọc.
+ Thi đọc diễn cảm:
- 1 số hs thi đọc.
GV nx chung, ghi điểm.
Thi đọc phân vai toàn truyện:
GV cùng HS nx khen hs đọc tốt.
- 2 nhóm thi đọc.
IV.Củng cố - dặn dò:
- An- drây-ca thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm vói người thân như thế nào?
- Cả bài này cần đọc giọng như thế nào?
- NX giờ học.VN chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện 
 Kể chuyện đã nghe- đã đọc( T58)
 Dạy D1 tiết 6, D2 tiết 5( thứ tư)
A. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
2.Kĩ năng:
1/ Rèn kn nói:
- Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
2/ Rèn kỹ năng nghe:
HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn.
3.Thái độ:
-Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
B.Chuẩn bị
 - GV: Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện)
	 - HS: Sưu tầm truyện viết về lòng tự trọng.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I.Tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
II.Bài cũ:
- Kể một câu chuyện em đã được nghe - được đọc về tính trung thực.
- Nhận xét đánh giá.
	III Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc.
- Cho HS đọc gợi ý
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện - tiêu chuẩn đánh giá.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau.
- HS lần lượt giới thiệu.
b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS kể theo cặp.
- HS kể trong nhóm.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV tổ chức cho Hs thi kể trước lớp.
- HS kể xong đều cùng đối thoại với cô giáo, với các bạn.
- GV cho lớp nhận xét - tính điểm.
- Bình chọn câu chuyện hay, người kể hấp dẫn nhất, người đặt câu hỏi hay nhất.
IV. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học: 
	- Dặn dò: Về nhà xem trước các tranh: Lời ước dưới trăng.
 Ôn luyện từ và câu: 
 Ôn tập từ ghép và từ láy
 Dạy D1 tiết7, D2 tiết7 ( thứ tư ) 
A.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Nhận biết được 2 cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau(từ ghép) phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy)
- Bước đầu phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản,Tìm được từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho. 
2.Kĩ năng:
Vận dụng làm bài tập tìm được từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho. 
3.Thái độ:
-Giáo dục HS có ý thức học Tiếng Việt
B.Chuẩn bị
 GV :Bảng phụ cho bài tập2
 HS : VBT.
C. Các hoạt động dạy - học.
I.Tổ chức:
II.Bài cũ:
- Từ phức và từ đơn khác nhau ở điểm nào?
- Nhận xét đánh giá.
III.Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HD HS làm bài.
- Cho HS chữa bài 
 + Từ ghép
a) Bài số 1: 
- HS đọc nội dung y/c bài tập
- Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.
- Dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
 + Từ láy
- Từ ghép là những từ ntn? Từ nào là từ láy.
- Nô nức.
- Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
b) Bài tập 2:
 Từ ghép: Ngayđ
- Ngay thẳng, ngay thật, ngay đưng, ngay đơ.
 Từ phức: Thẳngđ
- Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp.
 Từ láy: + Ngayđ
 + Thẳng
 + Thật
- Ngay ngắn
- Thẳng thắn, thẳng thừng.
Thật thà.
IV.Củng cố - dặn dò:
 - Có mấy cách tạo từ phức? Là những cách nào?
 - Nhận xét giờ học.VN tìm 5 từ láy, 5 từ ghép chỉ màu sắc.
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu
 Danh từ chung và danh từ riêng (T57)
 Dạy D1 tiết1, D2 tiết 2
A. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. 
2.Kĩ năng:
-Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn Tiếng Việt qua giờ học.
B.Chuẩn bị
 - GV: Viết phần nhận xét vào bảng phụ.
 - HS : SGK - VBT.
C. Các hoạt động dạy - học:
I.Tổ chức :
II.Bài cũ:
	- Danh từ là gì?
	- Nêu miệng bài tập 2.
	- Nhận xét đánh giá.
III. Bài mới:
1/Giới thiệu bài
2/ Phần nhận xét:
- Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs thảo luận và tìm từ đúng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhận xét và giới thiệu bản đồ tự nhiên Việt Nam, chỉ một số sông đặc biệt là sông Cửu Long. Giới thiệu vua Lê Lợi, ngời đã có công đánh đuổi được giặc Minh, lập ra nhà hậu Lê ở nước ta.
- Y/c hs đọc đề bài.
- Gọi hs trả lời
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Cửu Long là tên chỉ gì?
+ Vua là từ chỉ ai trong xã hội?
+ Lê Lợi chỉ người như thế nào?
GV: Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
- Những từ chỉ tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
- Gọi học sinh đọc yêucầu.
- Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Tên riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm y/c hs thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét chốt lại phiếu đúng.
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Yêu cầu 2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp làm bài vào vào vở viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Giáo viên thu chấm 5, 7 bài.
Hỏi: + Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
GV: Tên người các em luôn phải viết hoa cả họ và tên.
 Bài 1 ( 57 )
- Học sinh thảo luận tìm từ viết vào VBT.
- Học sinh nêu ý kiến
a) Sông b) Cửu Long
c) Vua d) Lê Lợi.
Bài 2 ( 57 )
- 1 HS.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại đợc.
+ Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
+ Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà hậu Lê.
Bài 3 ( 57 )
- 1 HS.
+ Tên chung để chỉ dòng nước chảy 
tương đối lớn: sông không viết hoa, tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể: Cửu Long viết hoa.
+ Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.
3. Ghi nhớ.
- 2 hs đọc , cả lớp đọc thầm.
4. Luyện tập.
 Bài tập 1( 58 )
- Tìm các danh từ chung và riêng trong đoạn văn.
+ Danh từ chung gồm: Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, dường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên, Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
 Bài tập 2( 58 )
- Viết tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp. 
+ Nguyễn Huy Hoàng, Lê Công Minh, Nguyễn Tuấn Cường.
+ Hà Phương Thảo, Đào Quỳnh Trang, Lê Nguyệt Hà.
- Họ và tên là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
5. Củng cố, dặn dò.
- Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ? Cho ví dụ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Chính tả 
 Người viết truyện thật thà(T56)
 Dạy D1 tiết2, D2 tiết 7( thứ tư)
A. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Qua bài viết HS thấy Ban-dắc là một người viết truyện thật thà.
 ... 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gạch chân dưới những từ: khả năng, sức khoẻ đặc biệt em biết.
- HS đọc phần gợi ý trong SGK.
- Hỏi:
 + Người em chọn kể là ai ?
+ Người em chọn kể ở đâu ?
+ Người ấy có tài gì ?
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV cho HS đánh giá câu chuyện vừa nghe.
- Nhận xét đánh giá.
a. Tìm hiểu đề bài.
Đề bài: Kể một câu chuyện về một người có khả năng, sức khoẻ đặc biệt mà em biết 
+ Em muốn kể chuyện về một chị chơi đàn pi- a- nô rất giỏi.
+ Em muốn kể về chú hàng xóm nhà em. Chú có thể dùng tay đập vữo 3 viên gạch chồng lên nhau
b. Kể chuyện trong nhóm
- Hoạt động nhóm 2
c. Thi kể trước lớp.
- 3-5 nhóm thi kể trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò(3’)
 - Trong các câu chuyện vừa nghe em thích câu chuyện nào nhất.
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 25/1/2010
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
 Dạy 4D3 tiết 1, 4D4 tiết 3
A. Mục tiêu
1. Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
2. Xác định được bộ phận vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? Biết đặt câu đúng mẫu
3.GD học sinh ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: PHT.
 - HS: VBT.
C. Các hoạt động dạy- học
 I. ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số học sinh
 II.Bài cũ:(3’) - 2 em đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng câu kể Ai thế nào ?
 - Nhận xét cho điểm.
 III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài:(1’) Ghi đầu bài lên bảng.
2.Nhận xét.(15’)
- HS đọc đoạn văn.
- yêu cầu HS tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn và xác định CNvà VN trong các câu vừa tìm được.
- Hoạt động nhóm 2 làm bài vào PHT.
- Đại diện các nhóm lên dán phiếu.
- Nhận xét bổ sung.
- Nhận xét tuyên dương nhóm có kết quả đúng.
- Yêu cầu HS trao đổi và cho biết vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành.
- Trao đổi thảo luận theo cặp.
- Nhận xét bổ sung.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bài vào PHT.
- Nhận xét chữa bài trên PHT.
- HS dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS đặt 3 câu kể Ai thế nào? mỗi câu tả 1 cây hoa mà em thích.
- HS làm bài vào vở.
- HS đứng tại chỗ đọc bài của mình.
- Nhận xét chữa bài.
- Về đêm,/ cảnh vật/ thật im lìm.
 CN VN
-Sông/ thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi 
 VN VN
chiều.
- Ông Ba/ trầm ngâm.
 CN VN 
- Trái lại ông Sáu/ rất sôi nổi.
 CN VN
- Ông /hệt như Trần Thổ Địa của vùng này
 CN VN
- Vị ngữ trong các câu trên biểu thị trạng thái của sự vật, cảnh vật, sông và con người do các cụm tính từ và cụm động từ tạo thành. 
3.Ghi nhớ.(3’)
- 2 HS đọc
4. Luyện tập(15’)
Bài tập1( Trang 30)
Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn và xác định vị ngữ của câu trên, cho biết vị ngữ của các câu này do những từ ngữ nào tạo thành
- Cánh đại bàng/ rất khoẻ.( Cụm TT)
 CN VN 
- Mỏ đại bàng /dài và cứng.( hai TT)
 CN VN 
- Đôi chân của nó /giống như cái móc của 
 CN VN
cần câu. ( Cụm TT) 
- Đại bàng/ rất ít bay (Cụm TT)
 CN VN
Bài tập 2( Trang 30)
Đặt 3 câu kể Ai thế nào? mỗi câu tả 1 cây hoa mà em thích.
Ví dụ:
- Hoa Đào rất đẹp và dịu dàng.
- Hoa Hồng kiêu sa và lộng lẫy.
- Hoa Huệ nhẹ nhàng và tinh khiết.
5. Củng cố dặn dò(2’)
- GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ và đặt 5 câu kể Ai thế nào?
Hướng dẫn tự học
Luyện đọc các bài tập đọc tuần 20+21
Luyện viết bài : Bốn anh tài
Dạy 4D3 tiết 5; 4D4 tiết 6.
A. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm các bài tập đọc tuần 20+21.
 - Giọng đọc phù hợp với nội dung từng bài tập đọc.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của các bài tập đọc.
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “ Bốn anh tài”.
 - Làm đúng bài tập chính tả.
 - ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Phiếu ghi tên bài đọc, bảng phụ
 - HS : SGK
C. Hoạt động dạy học:
 I. Tổ chức: (1’) HS hát
 II. Bài cũ: (3’) 2 HS đọc bài bốn anh tài trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 Nhận xét ghi điểm
 III. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: (1’) ghi đầu bài lên bảng
 2. Nội dung:(33’)
- HS nêu tên các bài tập đọc tuần 
20 +21
- Gọi HS lên bốc thăm phiếu chuẩn bị đọc bài.
- HS lên bảng bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét bình chon bạn đọc hay. GV ghi điểm.
- Đọc bài cho HS viết 
- HS nghe viết bài
- Nghe – soát lỗi
- Thu chấm 5-7 bài, nhận xét
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bài vào bảng phụ
- Nhận xét, chũa bài
a. Luyện đọc:
+ Bốn anh tài
+ Trống đồng Đông Sơn
+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
+ Bè xuôi sông La
b.Luyện viết 
+ Luyện viết bài “ Bốn anh tài”
c. Bài tập: 
Tìm tiếng bắt đầu bằng l hoặc n điền vào chỗ trống
 Lí tưởng nóng vội
 Lạc lối lơ đãng
 Lí trí xu nịnh
 3. Củng cố dặn dò(2’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 26/1/2010
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
 Dạy 4 D3 tiết 1, 4D4 tiết 3
A. Mục tiêu
1. Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn niêu tả cây cối.
2. Biết lập dàn ý miêu tả 1 cây ăn quả quen thuộc theo 2 cách đã học( tả lần lượt từng bộ phận của cây, từng thời kì phát triển của cây).
3. HS biết yêu quý, chăm sóc cây trồng.
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Tranh ảnh 1 số cây ăn quả. 
 - HS: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy- học
 I. ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số học sinh.
 II. Bài cũ: (3’)Thế nào là miêu tả?
 III.Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)Ghi đầu bài lên bảng.
2. Nhận xét(15’)
- HS đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn.
- Trao đổi cặp đôi. 
- Tiếp nối trình bày ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc bài “ Cây mai tứ quý” và xác định đoạn, nội dung đoạn.
- Trao đổi nêu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- HS nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- Tiếp nối nêu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 31
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gọi HS đọc bài Cây gạo.
- Yêu cầu xác định trình tự miêu tả trong bài qua từng đoạn văn.
- Trao đổi cặp đôi.
- Tiếp nối nêu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát một cây ăn quả quen thuộc để lập dàn ý tả cây.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét- bổ sung.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 1.
* Đoạn 1: 3 dòng đầu, nội dung giới thiệu bao quát về bãi ngô, cây ngô non
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp: nội dung tả hoa và búp ngô non giai đoạn đầu
* Đoạn 3: còn lại nội dung tả hoa và lá ngô đã già
- Tả theo từng thời kì phát triển.
Bài 2
- Đoạn 1: Tả bao quát cây mai.
- Đoạn 2: Tả kĩ cánh hoa, quả mai.
- Đoạn 3: Cảm nghĩ của người miêu tả.
- Trình tự miêu tả cây mai theo từng bộ phận của cây, bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. 
Bài 3
- Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần( mở bài, thân bài, kết luận)
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây định tả.
+ Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
+ Kết bài: Nêu ích lợi của cây, tình cảm của người tả cây hoặc ấn tượng đặc biệt về cây của người tả.
3. Ghi nhớ(3’)
 - 3 HS đọc
4. Luyện tập(15’)
Bài 1( Trang 32)
Đọc bài văn sau và cho biết cây gạo đuợc miêu tả theo trình tự như thế nào.
- Bài văn miêu tả cây gạo theo từng thời kì phát triển trong một năm, từ lúc ra hoa cho đến khi kết quả.
Bài 2( Trang 32)
Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học.
3.Củng cố dặn dò.(2’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà tập quan sát một cây ăn quả trong vườn nhà em.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp
A. Mục tiờu:
- Qua giờ sinh hoạt lớp học sinh thấy rừ ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Cú ý thức phờ và tự phờ, tu dưỡng rèn luyện tốt hơn
- Nờu phương hướng tuần 22
B. Nội dung:
1. Lớp trưởng, tổ trưởng cỏc tổ lờn nhận xột cỏc hoạt động trong tuần 20.
Cỏc thành viờn trong lớp tham gia đúng gúp ý kiến.
2. GV nhận xột chung.
- ý thức thực hiện nề nếp trong tuần
- Cú tinh thần đoàn kết giỳp đỡ nhau trong học tập.
- ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung
- ý thức rèn chữ, rèn vở
- í thức tham gia giao thụng tốt.
3. Phương hướng tuần 22
- Duy trỡ tốt nề nếp lớp học.
- Tớch cực tham gia giải toỏn trờn mạng.
- Thực hiện tốt nội quy ở trường ở lớp
- Thực hiện tốt việc rốn chữ, giữ vở.
- Thực hiện tốt ATGT
- Vệ sinh cỏ nhõn, trường lớp sạch sẽ.
Ôn tập làm văn:
Ôn tập : Miêu tả đồ vật
Dạy 4D4 tiết 6; 4D3 tiết 7 (Thứ năm)
A. Mục tiêu:
- Thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết đúng yêu cầu của đề bài, làm bài có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt các ý thành câu, lời văn hấp dẫn. 
- HS tích cực, tự giác học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : bảng phụ viết sẵn đề bài
C. Hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: (1’) HS hát
II. Bài cũ: (3’) Bài văn miêu tả gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
 Nhận xét, bổ sung.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (2’) Ghi đầu bài lên bảng
2. Nội dung:(30’)
- 2 HS đọc đề bài.
- Y/c HS lập dàn ý ra nháp. 1em làm trên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
- 2 HS đọc dàn ý vừa lập. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài vào vở
- Gọi HS đọc bài.
- 5- 7 HS đọc bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS , tuyên dương HS viết tốt.
Đề bài: Tả chiếc cặp của em
1. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp định tả.(Cặp được cho, tặng hay mua nhân dịp nào?)
* Thân bài:
- Tả bao quát: hình dạng, kích thước, màu sắc, chất liệu chiếc cặp, cách trang trí trên cặp, dây đeo, khóa...
- Tả chi tiết bên trong: cặp có mấy ngăn? mỗi ngăn dùng làm gì? các ngăn rộng hay hẹp, các ngăn được ngăn cách như thế nào?...
* Kết luận: Nêu cách giữ gìn, bảo quản và tình cảm của em với chiếc cặp.
2. Viết bài:
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 chuan KTKN.doc