Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm

I.MỤC TIÊU

+Đọc trôi chảy, lưu loát, rành mạch toàn bài thơ.

+Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui dí dỏm.

+Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.(TL được các câu hỏi, thuộc một đoạn 10 dòng thơ.)

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

-Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn HS đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động 1:Luyện đọc:

 HS đọc mẫu lần 1

GV hướng dẫn chia đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc đoạn

 + GV kết hợp rèn đọc các từ :vắt vẻo, tinh ranh, đon đả, loan tin, quắp đuôi, gian dối.

+Kết hợp giải nghĩa từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, rày, thiệt hơn.

Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp từng câu thơ.

HS đọc theo nhóm

2 HS đọc toàn bài

GV hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

+ GV chia lớp thành nhóm - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.

 N1: Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu?

 Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?

 Đoạn này ý nói gì? Âm mưu của Cáo.

 N2: Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC 
Tiết 10: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.MỤC TIÊU
+Đọc trôi chảy, lưu loát, rành mạch toàn bài thơ.
+Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui dí dỏm.
+Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.(TL được các câu hỏi, thuộc một đoạn 10 dòng thơ.)
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn HS đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động 1:Luyện đọc: 
 HS đọc mẫu lần 1
GV hướng dẫn chia đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc đoạn 
 + GV kết hợp rèn đọc các từ :vắt vẻo, tinh ranh, đon đả, loan tin, quắp đuôi, gian dối.
+Kết hợp giải nghĩa từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, rày, thiệt hơn.
Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp từng câu thơ. 
HS đọc theo nhóm 
2 HS đọc toàn bài
GV hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành nhóm - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 N1: Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu?
 Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?
 Đoạn này ý nói gì? Âm mưu của Cáo.
 N2: Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
 Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo?
 Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
 Đoạn hai cho biết gì? Sự thông minh của Gà Trống.
 N3: Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời gà nói?
 Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
 Đoạn ba ý nói gì? Bản chất gian xảo của Cáo.
 Yêu cầu cả lớp đọc lại toàn bài và trả lời:
- Theo em, tác giả viết bài thơ nhằm mục đích gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ: 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn một và đoạn hai trong bài.
 GV đọc mẫu
 + Hướng dẫn cả lớp HTL bài thơ.
 GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.	
Củng cố: Hãy nhận xét về Cáo và Gà Trống 
 Nhận xét tiết học
Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ ở nhà. Chuẩn bị: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
-------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÝ CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I.MỤC TIÊU
- Biết được cần ăn phối hợp chất bo cĩ nguồn gốc động vật v chất bo cĩ nguồn gốc thực vật 
Cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể
-Nêu ích lợi của việc ăn cá:đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc gia cầm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 20,21 SGK.
Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa - -	I-ốt và vai trò của I-ốt đối với sức khoẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo
Mục tiêu: HS lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành hai đội.
Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước
Lần lượt 2 đội thi nhau kể tên các món ăn chứ nhiều chất béo. Thời gian chơi tối đa là 10 phút
GV yêu cầu đại diện 2 đội treo bảng danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo lên bảng. 
GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến cuộc chơi và cho kết thúc cuộc chơi như đã trình bày ở trên.
Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
Mục tiêu: HS biết:
Tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật Đại diện nhóm viết tên các món ăn chứa nhiều chất béo mà đội mình đã kể vào 1 khổ giấy to – trình bày trước lớp.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật
GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
GV giảng thêm: Ngoài thịt mỡ, trong óc và các phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thứ này.
 GV kết luận:( Gọi 2HS đọc mục bạn cần biết trang 20 SGK)
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối I-ốt và tác hại của ăn mặn
Mục tiêu: HS có thể:
Nói về ích lợi của muối I-ốt.
Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của I-ốt đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em. 
GV giảng: Khi thiếu I-ốt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp. Do tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ nên hình thành bướu cổ. Thiếu I-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, trẻ em bị kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
+ I –ốt có vai trò gì đối với cơ thể ?
 + Nếu thiếu I-ốt cơ thể sẽ như thế nào?
+ Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể? 
 + Tại sao không nên ăn mặn? 
 GV kết luận:( Gọi 2HS đọc mục bạn cần biết trang 21 SGK)
Củng cố – Dặn dò:
 - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
-------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 24: BIỂU ĐỒ (trang 28)
I.MỤC TIÊU.
+Bước đầu hiểu biết về biểu đồ tranh
+Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Hình vẽ SGK 
-Bảng phụ ghi BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1:Làm quen với biểu đồ:
-GV cho HS quan sát biểu đồ các con của 5 gia đình. TLCH:
+Biểu đồ gồm có mấy cột?
+Cột bên trái cho biết gì?
+Cột bên phải cho biết gì?
+Gia đình cô Mai có mấy con ? Đó là con trai hay con gai?
+Gia đình cô Lan có mấy con ? Đó là con trai hay con gái?
+Gia đình cô Hồng có mấy con ? Trai hay gái?
+Còn gia đình cô Đào và cô Cúc?
+Những gia đình nào có 1 con gái?
+Những gia đình nào có một con trai?
-GV tổng kết nội dung trên.	
2.Hoạt động 2: Luyện tập .
Bài 1:làm việc nhóm đôi.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trao đổi làm bài.
-Biểu đồ biểu diễn nội dung gì ?
-1 số HS phát biểu ( mỗi em trả lời 1 câu)
-GV nhận xét tuyên dương.
Lớp 4A, 4B, 4C.
4 môn thể thao: bơi, nhảy dây, đá cầu, cờ vua.
có hai lớp tham gia, đó là lớp 4A, 4B.
Môn cờ vua
Tham gia 3 môn, cùng tham gia môn đá cầu.
Bài 2a,b còn lại hs khá giỏi làm thêm :
GV treo bảng phụ hình vẽ.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
	+Hỏi : 10 tạ là mấy tấn ?
+Trao đổi nhóm 4.
-GV phát tấm bìa cho các nhóm làm bài và ghi vào.
-Đại diện 2 nhóm đính bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung,
-GV kết luận kết quả đúng: 
a)5 tấn thóc . b)10 tạ thóc. c)12 tấn thóc. Năm 2002 , năm 2001.
-GV và cả lớp nhận xét –Tuyên dương.
4.Củng cố –Dặn dò.
-GV tổng kết,nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị :biểu đồ (TT)
-------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN 
Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU.
+Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng
+ Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Một số truyện viết về lòng tự trọng .
-Bảng phụ viết đề bài.
-Giấy khổ to viết gợi ý 3 ở SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
-Gọi HS đọc đề bài và phân tích.
-GV gạch dưới từ quan trọng : lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
-Gọi HS đọc gợi ý.
+Thế nào là lòng tự trọng?
+Em đã đọc câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
+Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
- HS trả lời.
-Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
-GV ghi các chỉ tiêu đánh giá lên bảng.
	+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4 điểm
	+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm
	+ Cách kể hay, hấp dẫn, cử chỉ, điệu bộ : 3 điểm.
	+ Nêu ý nghĩa câu chuyện : 2 điểm
	+ Trả lời được các câu hỏi bạn đặt : 1 điểm.
2.Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm 4.
-HS thảo luận nhóm 4 và kể cho nhau nghe.
-HS đặt câu hỏi để bạn trả lời:
	+ Câu chuỵên vừa kể , bạn thích nhân vật nào ?
	+Nêu ý nghĩa câu chuyện.
	+Chi tiết nào mà bạn cho là hay nhất?
+.Thi kể chuyện trước lớp.
-GV tổ chức cho HS thi kể 
-GV cùng cả lớp nhận xét –ghi điểm.
3. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò .
- Trước khi kể chuyện em phải làm gì ?
- Kể chuỵên gồm có mấy phần?
-GV bình chọn HS kể chuyện hay- phân tích 
* Nhận xét tiết học.
-Về nhà : kể lại câu chuyện ,đọc truyện .
Chuẩn bị : Lời ước dưới trăng.
-------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2011
TOÁN
Tiết 25: BIỂU ĐỐ (tt)
I. MỤC TIÊU. 
- Bước đầu biết về biểu đồ cột. 
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Bảng phụ vẽ biểu đồ số chuột.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
 	1.Hoạt động 1:Giới thiệu biểu đồ hình cột.
-HS quan sát biểu đồ SGK. TLCH:
+Biểu đồ có mấy cột? Phía dưới ghi gì?
	+Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
	+Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
-GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn số chuột 4 thôn đã diệt và nêu đặc điểm.
-GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ.
+Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào?
+Hãy chỉ trên biểu đồ côt số chuột đã diệt được của từng thôn ?
+Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất?
+Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? Đó là những thôn nào?
+Cả 4 thôn diệt được bào nhiêu con chuột?
-GV nhận xét từng câu trả lời của HS.
2.Hoạt động 2: Luyện tập .
Bài 1. Làm việc cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK .TLCH:
+ Biểu đồ hình gì ? Biểu diễn cái gì?
+ Có những lớp nào tham gia trồng cây? Hãy nêu số cây trồng từng lớp?
+ Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia đó là lớp nào?
+ Có mấy lớp trồng trên 30 cây ? đó là lớp nào?
+ Lớp nào trồng được nhiều cây nhất.?
+ Số cây trồng được của cả khối 4,5.là bao nhiêu cây.?
-GV nhận xét-chốt lại lời giải đúng.
Bài 2. HS đọc yêu cầu BT.
Làm việc nhóm 4.( BT 2b dành cho HS khá giỏi )
-GV hướng dẫn HS ghi tiếp số còn lại trên các hình cột.
-Đại diện 1 số nhóm đính kết quả lên bảng.
-GV nhận xét.
3 Hoạt động 3: Củng cố –Dặn dò.
*Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
-Chuẩn bị: luyện tập.
-------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU.
-Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng(ND ghi nhớ).
-Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng(BT1, mụcIII); Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.(BT2)
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Bảng phụ viết BT1.
-Một số tờ  ... thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học
1.Ổn định và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét (Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải).
 -Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
 -GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm.Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.
 -Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
 -GV hướng dẫn HS một số điểm sau:
 +Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
 +Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
 +Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. 
 -Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
 -GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.
------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 11: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
	+Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (Đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,.); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên .
	+HS khá giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Phiếu thống kê lỗi; điểm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
A.Kiểm tra: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
B.Bài mới:
1. Hoạt động 1: Nhận xét chung về kết quả bài viết.
-GV viết đề bài lên bảng.
-Nhận xét kết quả làm bài.
+Ưu điểm: đa số xác định đúng đề bài, kiểu viết thư, bố cục, ý, diễn đạt rõ ràng như: Phương. Đường, Thoại, Tài, Thành.
+Khuyết: diễn đạt chưa rõ ý, chưa biết dùng từ đặt câu, chưa biết dùng dấu cảm, dấu hỏi , thiếu địa điểm, lời xưng hô như : Dương, Kim, Phúc, Khang
+Kết quả:
 Điểm 9-10: 3 bài 
 Điểm 7- 8 : 3 bài
 Điểm 5- 6 : 15 bài 
 Điểm 3- 4 : 10 bài
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
-GV trả bài cho HS.
+Hướng dẫn HS sửa lỗi
-GV phát phiếu học tập yêu cầu đọc lời nhận xét, chỗ sai viết vào phiếu
-GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
+Hướng dẫn sửa lỗi chung.
-GV chép những lỗi chính tả, từ ,câu, đoạn cho cả lớp nhận xét sửa.
+Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay
-GV đọc những lá thư hay cho cả lớp nghe.
C.Củng cố –Dặn dò;
*Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em có bài văn hay
-Về nhà chữa hoàn chỉnh lá thư.
-1 số em chưa đạt viết lại (Hưng, Nhân, )
-Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
-------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Tiết 6: TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU
-Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu vị trí, địa hình, khí hậu của Tây Nguyên :
+Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh
+Khí hậu có hai mùa rõ rệt mùa mưa, mùa khô
-Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ(lược đồ) Tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Cu, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh, 
-HS khá giỏi nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên 
GD:
-Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..) (Bộ phận)
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
-Bảng số liệu về độ cao (băng giấy).
-Phiếu cho HS thảo luận.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Hoạt động 1: Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
*Làm việc cả lớp
- GV chỉ khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lý tực nhiên VN và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
-Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ H1 sgk và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- 1 số HS lên chỉ các cao nguyên trên bản đồ ( theo hướng từ thấp đến cao)
*Thảo luận nhóm 4.
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận và TLCH:
	+Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
	+Nêu đặc điểm của từng cao nguyên?
	+Tây Nguyên có các cao nguyên nào ? Được xếp theo thứ tự nào ?
-Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thgảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2.Hoạt động2 :Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa, mùa nắng.
* Làm việc theo cặp.
- HS chỉ vị trí thành phố Buôn Mê Thuột trên hình 1.
- GV yêu cầu HS quan sát, phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Mê Thuột.
-GV đính câu hỏi:
+ Ở Buôn Mê thuột có những mùa nào? Mùa mưa ứng với tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+Đọc sgk em có nhận xét gi về khí hậu ở Tây Nguyên?
-1 số HS phát biểu.
- GV nhận xét –kết luận.
+GV hỏi: khí hậu ở Tây nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
3 Hoạt động 3: Củng cố –Dặn dò:
- HS TLCH do giáo viên hỏi:
	+ Tây Nguyên gồm có các cao nguyên nào ?
	+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Đó là những mùa nào ? Nêu đặc điểm từng mùa?
*Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc bài.
-Chuẩn bị: Một số dân tộc ở Tây Nguyên /84,85.
-------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 28: LUYỆN TẬP CHUNG (trang 36)
I.MỤC TIÊU.
 + Viết đọc so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
 + Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng , đo thời gian.
 + Đo được thông tin trên biểu đồ cột.
 + Tìm được số trung bình cộng.
II.CÁC ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Bảng phụ ghi bài tập 1.
-Tờ giấy khổ to ghi bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
	1.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
-Bài 1: HS đọc yêu cầu BT.
-GV đính từng câu lên bảng, HS viết chữ đặt trước câu trả lời đúng vào bảng con.
-GV kết luận kết quả đúng:
	a) D. 50 050 050	b) B. 8 000	c) C. 684 752.
	d) C. 4085	e) E. 130.
	2.Hoạt động 2; Làm việc nhóm 4.
Bài 2: HS đọc yêu cầu BT.
-GV phát tấm bìa ghi sẵn nội dung BT cho các nhóm làm bài.
-Đại diện 2 nhóm đính bảng trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV kết luận kết quả đúng.
a) 33 quyển sách,	 b) 40 quyển sách	 c) 40 – 25 = 15 quyển sách. d) 3 quyển sách e) Hoà	 g) Trung. h) ( 33 + 44 + 22 + 25 ) : 4 = 30 quyển.
-Bài 2 ôn tập kiến thức gì ?
	3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài 3:.Gọi Hs đọc đề bài.
	+ Bài toán cho biết gì ? 
 + Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở.
	Tóm tắt
Ngày 1: 
Ngày 2: Trung bình mỗi ngày ? m vải
Ngày 3:
-GV chấm điểm 1 số HS.
-Nhận xét.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
-Trò chơi ; Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
	784 257 , 784 275 , 784 752 ,784 275.
-HS ba dãy thi đua xếp.
-Nhận xét trò chơi.
-Tiết học hôm nay ôn lại kiến thức gì?
-Nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại BT đã làm.
-CB: Phép cộng.
-------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- HS khá giỏi mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
KN:
-Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học
-Lắng nghe người khác trình bày
-Kiềm chế cảm xúc	-Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin
Phương pháp:
-Trình bày 1 phút	-Thảo luận nhóm
-Đóng vai	-Nói cách khác
GD: 
-HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Bảng phụ. Phiếu ghi câu hỏi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
-Trò chơi: Có – không.
-GV lần lượt đọc các câu tình huống.
	+ Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì ? 
	+ Anh trai của Lan vớt bỏ đồ chơi của Lan mà Lan không được biết ?
	+Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An.
	+ Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết.
	+Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam.
+Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác nhưng không cho Mai biết.
-GV yêu cầu HS sau khi nghe tình huống xong sẽ đưa tay : có; không đưa tay: không.
-GV nhận xét từng tình huống.
+Tại sao trẻ em cần bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
+Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
-HS phát biểu cá nhân.
2.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4
-GV yêu cầu đại diện của mỗi nhóm lên bốc thăm tình huống(mỗi nhóm 1 tình huống).
	+ Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ .
	+ Bố mẹ cho em tiến để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam . Em sẽ nói như thế nào .
	+Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào .
	+ Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với các bác tổ trưởng tổ tự quản.
- các nhóm tiến hành thảo luận và giải quyết tình huống của nhóm mình bốc thăm được.
-Từng nhóm lần lượt lên thể hiện.
-GV cùng cả lớp nhận xét.
+Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
+Khi nêu ý kiến, các em có thái độ thế nào?
3.Hoạt động 3: Trò chơi “Phỏng vấn”
-GV tổ chức cho HS làm viêc theo cặp.
+Yêu cầu đóng vai phóng viên phỏng vấn.
-GV đính bảng.
+Tình hình vệ sinh trường, lớp.
+Những hoạt động tham gia ở trường.
+Những nơi muốn đi tham quan.
-GV kết luận: trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có điều kiên phát triển tốt nhất.
4.Củng cố-Dặn dò.
*Nhận xét tiếthọc.
-Liên hệ và GD học sinh qua nội dung bài học
-Học bài, thực hiện điều đã học.	-Chuẩn bị: Tiết kiệm tiền của.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 6 MOT COT.doc