Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Thế Hùng - Trường Tiểu học Định Công

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Thế Hùng - Trường Tiểu học Định Công

Toán

LUYỆN TẬP

 I- MỤC TIÊU:

Giúp hs: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng , tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng , phép trừ cac số tự nhiên .

-Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính , giải toán có lời văn .

II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .

1-Bài cũ : 1 hs lên bảng làm bài tập 3 trong VBT

2-Bài mới : Giới thiệu bài

*HĐ1 : Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng , tính trừ các số tự nhiên

-Bài 1:hs đọc thầm yc của bài , hs làm cá nhân , 1 hs TB lên bảng làm , cả lớp làm vào giấy nháp

-gv yc hs cả lớp nhận xét bài làm trên bảng

-gv chốt kq đúng và giới thiệu lại phép cộng , yc hs thử lại phép cộng

-YC hs làm phần b) 3 hs TB,Y lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT

Bài 2:1 hs lên bảng làm , cả lớp làm vào giấy nháp , 2 hs TB nhận xét

uc hs thử lại phép trừ trên , gv chốt kq đúng

-3 hs TB lên bảng làm bài , mỗi hs thực hiện tính và thử lại một phép tính , hs cả lớp làm vào VBT .

 

doc 19 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Thế Hùng - Trường Tiểu học Định Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Thứ hai ngày tháng năm 200
Toán
Luyện tập
 I- Mục tiêu:
Giúp hs: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng , tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng , phép trừ cac số tự nhiên .
-Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính , giải toán có lời văn . 
II-Các hoạt động dạy- học .
1-Bài cũ : 1 hs lên bảng làm bài tập 3 trong VBT
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng , tính trừ các số tự nhiên 
-Bài 1:hs đọc thầm yc của bài , hs làm cá nhân , 1 hs TB lên bảng làm , cả lớp làm vào giấy nháp 
-gv yc hs cả lớp nhận xét bài làm trên bảng 
-gv chốt kq đúng và giới thiệu lại phép cộng , yc hs thử lại phép cộng 
-YC hs làm phần b) 3 hs TB,Y lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT 
Bài 2:1 hs lên bảng làm , cả lớp làm vào giấy nháp , 2 hs TB nhận xét 
uc hs thử lại phép trừ trên , gv chốt kq đúng 
-3 hs TB lên bảng làm bài , mỗi hs thực hiện tính và thử lại một phép tính , hs cả lớp làm vào VBT .
*HĐ2: Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính 
+Bài 3: 1 hs nêu yc của bài tập .
-yc hs làm bài cá nhân , 2 hs lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT .
-1 hs nhận xét kq bài làm trên bảng , khi chữa bài yc hs giải thích cách tìm x của mình .
*HĐ3:Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn 
+Bài 4:1 hs tb đọc bài toán , cả lớp đọc thầm 1 hsTB lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT .1 hsK nhận xét , gv chốt kq đúng (Núi Phan –xi –păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh . và cao hơn 715 m )
+Bài 5 :yc hs đọc thầm đề bài và nhẩm , không đặt tính .
2 hs trình bày miệng , cả lớp theo dõi nhận xét , gv chốt kq đúng .
3/ củng cố – dặn dò -Nhận xét chung tiết học ,-Dặn hs về nhà làm bài tập (trong VBT).
Tập đọc
trung thu độc lập
I-Mục tiêu
Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .
Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp từng đoạn .
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Trăng ngàn , trại , nông trường 
Hiểu nội dung bài :Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ , ước mơ của anh về tương lai của các em trong đem trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
II-Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
-Bảng phụ ghi các câu ,đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc .
III-Các hoạt động dạy học
1-Mở đầu : Nội dung bài Chị em tôi nói lên điều gì?
2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng tranh )
*HĐ1: Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc :Giọng nhẹ nhàng , thể hiện niềm tự hào , ước mơ của anh chiến sĩ 
+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
-Hết lượt 1: g/v hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : Trăng ngàn , soi sáng, man mác, vằng vặc.
 -Hết lượt 2: h/d hs TB,Y ngắt câu dài : ''Đêm nay .....nghĩ tới các em ''
-1 hs đọc chú giải 
+ Đọc theo cặp : 
( HS ; đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .
+ Đọc toàn bài :
- 2 hs : K- G đọc toàn bài .
+ GV đọc mẫu toàn bài .
*HĐ2: Tìm hiểu bài .
+Y/C hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Đối với thiếu nhi , tết trung thu có gì vui ?(hs : Điệp, Sĩ trả lời :Các em thiếu nhi cả nước cùng rước đèn phá cỗ )
+GV nêu câu hỏi 1 sgk ?(hs TB :trăng ngàn và gió núi bao la ....núi rừng )
 ? Đoạn văn này nói lên điều gì ? (Em: Lan, Liên trả lời, Lượng nhắc lại )
ý1 :Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên .( hs: yếu nhắc lại )
+1 hs đọc thành tiếng đoạn 2 “Anh nhìn trăng ...vui tươi” (cả lớp đọc thầm) trả lời câu hỏi2 sgk .(hs :...Anh tưởng tượng ra cảnh tương lai đật nước tươi đẹp .......” 
? Đoạn văn này nói lên điều gì? (hs: K- G trả lời )
ý2 : Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai (hs TB nhắc lại 
-yc hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 ,4 sgk(hs K,G trả lời )
-Nội đung đoạn này nói lên điều gì ?
Y3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước .
? Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K-G nêu ; HS: TB- Y nhắc lại )
*HĐ3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-HS: K- G tìm giọng đọc hay, hs K- G đọc đoạn mình thích , nói rõ vì sao?
-GV h/d hs TB,Y đọc nâng cao đoạn : “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai ....vui tươi”
-HS thi đọc diễn cảm.
3 / Củng cố – dặn dò 
-Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thể nào ?
Nhận xét chung tiết học , dặn hs đọc trước bài :ở vương quốc tương lai 
Đạo đức
tiết kiệm tiền của 
I-Mục tiêu
*Học xong bài này hs có khả năng :
-Nhận thức được :Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào , vì sao cần tiết kiệm tiền của .
-HS biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi ...trong sinh hoạt hàng ngày
-Biết đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm tiết kiệm , không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của . 
II-Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ ghi các thông tin cho hđ 1
III-Các hoạt động dạy- học 
1- Bài cũ : Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liênquan để làm gì ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Tìm hiểu thông tin 
+M ục tiêu:HS nhận biết được tiết kiệm là một thói quen tốt .
CTH :hs hđ nhóm 4 :đọc và thảo luận các thông tin trong bảng phụ 
-Đại diện nhóm trình bày , hs cả lớp trao đổi thảo luận , gv chốt kq đúng 
+LK: Tiết kiệm là một thói quen tốt , là biểu hiện của con người văn minh , xã hội văn minh .
*HĐ2 : Bày tỏ ý kiến , thái độ 
+Mục tiêu :hs biết bày tỏ thái độ của mình , biết tiết kiệm , ủng hộ những việc làm tiết kiệm .
+CTH: -GV lần lượt nêu ý kiến trong bài tập 1 , yc hs bày tỏ thái độ đánh giá của mình 
-yc hs giải thích lí do lựa chọn của mình 
-Cả lớp trao đổi thảo luận 
+KL: 	Các ý kiến c, d đúng , a,b là sai 
( Việt, Lượng nhắc lại )
*HĐ3: Em có biết tiết kiệm 
+Mục tiêu : hs nêu được những việc nên làm , những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của .
+CTH : -yc hs thảo luận n4(bài tập 2 sgk )liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của .
-Đại diện nhóm trình bày , hs cả lớp nhận xét bổ sung , GV KL 
+KL:Những việc tiết kiệm là những việc nên làm , những việc gây lãng phí là những việc không nên làm 
-hs tự liên hệ :Mỗi hs nêu 1 việc nên làm em cho là tiết kiệm tiền của , một việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiệm tiền của .
2 hs đọc ghi nhớ 
? Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? (HS : K-G trả lời , hs TB-Yđọc ghi nhớ sgk.)
3/ Hoạt động nối tiếp : n/x tiết học , dặn hs sưu tầm tấm gương về tiết kiệm tiền của .
Khoa Học
phòng bệnh béo phì 
I-Mục tiêu
Sau bài học h/s biết:
Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì 
-Neu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng 
-Có ý thức phòng bệnh béo phì và vận động mọi người phòng bệnh béo phì .
II-Đồ dùng dạy học 
G/V-Hình trang 28 ,29 sgk 
III-Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ : Nếu ăn thiếu chấ dinh dưỡng con người sẽ mắc bệnh gì?
2/Bài mới : giới thiệu bài (bằng lời )
*HĐ1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì 
a.Mục tiêu: Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em . Nêu dược tác hại của bệnh béo phì .
CTH :hs hđ cả lớp . 
yc hs đọc kĩ các câu hỏi ghi ở bảng phụ , sau 2 phút suy nghĩ , 1 hs TB lên bảng làm , hs dưới lớp theo dõi chữa bài , yc hs giải thích vì sao mình chọn đáp án đó 
KL:gv 1 hs đọc lại các câu trả lời đúng 
*HĐII-Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì 
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì 
CTH :yc hs qs hình minh họa trang 28,29 sgk trả lời câu hỏi :
+Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ?(hs TB :...ăn quá nhiều chất dinh dưỡng , lười vận động nên mỡ tích nhiều , rối loạn nội tiết ,...)
+Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ?(...ăn uống hợp lí , ăn chậm nhai kĩ , ...)
+Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?(hsK :...Điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí , năng vận động thường xuyên ,...)
KL.(Phần trả lời đúng của câu hỏi trên) h/s yếu nhắc lại.
HĐ3:Bày tỏ thái độ 
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng 
-CTH: -H/S hđ nhóm 4:gv phát cho mỗi nhóm hd 1 tình huống , các nhóm thảo luận đưa ra tình huống 
+Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
KL:Chúng ta luôn có ý thức phòng bệnh béo phì , vận động mọi người phòng bệnh béo phì vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch , tiểu đường , tăng huyết áp .
2 hs TB,Y nhắc lại 
 3/Củng cố –dặn dò.
Nhận xét tiết học .
Dặn h/s về nhà tìm hiểu những bệnh lâu qua đường tiêu hóa 
 Thứ Ba ngày tháng năm 200
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ 
I-Mục tiêu : 
Giúp hs nhận biết được biểu thức có chứa hai chữ , giá trị của biểu thức có chứa hai chữ 
-Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ 
II-Đồ dùng dạy học 
Đề bài toán VD chép sẵn trên bảng phụ 
III-Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ: 1 hs lên bảng làm BT1trong VBT
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ 
a+Biểu thức có chứa hai chữ
gv treo bảng phụ , yc 1 hs đọc đề toán , cả lớp theo dõi 
+Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?(...thực hiện phép cộng ...)
Nếu anh câu được 3 con cá , em câu được 2 con cá thì 2 anh em câu được bao nhiêu con cá ?(hs y;...2 anh em câu được 3+2 con cá )
+gv làm tương tự với các trường hợp khác .
+Nếu anh câu được a con cá , em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con?
+gv giới thiệu a+b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ 
b)Gía trị của biểu thức có chứa 2 chữ 
+Nếu a=3 , b=2 thì a+b = bao nhiêu?(...5) ta nói 5 là giá trị của biểu thức a+b 
+Khi biết giá trị cụ thể của a và b ,muốn tính giá trị của biểu thức a+b ta làm thế nào ?
+Mỗi lần thay chữ bằng a và b bằng các số ta tính được gì ?
*HĐ2 :Luyện tập thực hành 
Bài 1 :yc hs đọc biểu thức trong bài sau đó làm bài , 3 hs TB,Y lên bảng làm , cả lớp làm vào vở nháp.
-HS Nhận xét bài làm trên bảng , gv chốt kq đúng 
Bài 2 :yc hs đọc thầm đề bài , 3hs TB lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở nháp , hs nhận xét góp ý 
+Mỗi lần thay các chữ bằng số ta tính được gì ?
KL:Mỗi lần thây chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức
Bài 3: gv treo bảng số như phần bài tập trong sgk , yc 1 hs đọc TT đề bài , cả lớp đọc thầm 
-yc hs làm bài cá nhân , 1 hsK lên bảng làm cả lớp làm vào VBT, hs nhận xét bài làm trên bảng , gv chốt kq đúng 
Bài 4: tiến hành tương tự như bài 3 :
3/ Củng cố – dặn dò 
Nhận xét chung tiết học .Dặn hs về nhà làm bài tập trong VBT.
Chính tả
Nhớ viết :gà trống và cáo 
I-Mục tiêu
-Nhớ viết đúng chính xác , đẹp đoạn từ :Nghe lời cáo ....làm gì được ai” trong truyện thơ : ... ó đông không ?đó thường là người dân tộc nào ?(hsTB,Y:...dân cư tập trung không đông , thường là các dân tộc :Ê-đê, Gia –lai, ...)
+Khi nhắc đến Tây Nguyên người ta thường gọi đó là vùng gì ?(hsK,G:...vùng kinh tế mới )
KL:Tây Nguyên –là vùng kinh tế mới , là nơi nhiều dân tộc sinh sống , là nơi thưa dân nhất ở nước ta .
2 hsTB,Y nhắc lại 
 *HĐ2: Nhà rông ở Tây Nguyên 
-h/s thảo luận cặp đôi , q/s tranh , ảnh và dưqạ vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau 
+Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của nhà rông ?
KL:Nhà rông là nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng 
*HĐ3:Trang phục , lễ hội 
-yc hs thảo luận nhóm 4 về nội dung , trang phục , lễ hội của Tây Nguyên .
N1,2,3 :Trang phục ; N: 4,5,6 :Lễ hội 
-Đại diện các nhóm trình bày kq , hs cả lớp nhận xét , góp ý , gv chốt kq đúng .
KL:Người dân Tây Nguyên ăn mặc đơn giản ,....Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc sau vụ thu hoạch ,....Hiện nay , bộ cồng chiêng của người dân Tây Nguyên đang được VN đề cử với UNECOghi nhận là di sản văn hóa thế giới 
-Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì ?
2 hs đọc bài học trong sgk 
3 / Củng cố – dặn dò +Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn h/s về nhà đọc trước bài 7
Thứ Sáu ngày tháng năm 200
Tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
I-Mục tiêu
-hs biết cách phát triển câu chuyện dựa vào n/d cho trước . Biết sắp xép theo đúng trình tự thời gian 
--Dùng từ ngữ hay , giàu hình ảnh để diễn đạt 
-Biết nhận xét đánh giá bài văn của bạn .
II-Đồ dùng dạy học 
-Bảng lớp viết sẵn đề bài , 3 câu hỏi gợi ý 
III-Các hoạt động dạy học .
1-Bài cũ : 1 hs đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện vào nghề .
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: hướng dẫn hs làm bài tập . 
+Bài 1: 1 hs đọc n/d bài tập 1 ,cả lớp theo dõi sgk
-gv h/d hs phân tích đề 
-yc hs đọc gợi ý , gv hỏi và ghi nhanh câu trả lời :
+Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh như thế nào ?vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước 
+Em thực hiện điều ước đó như thế nào ?
+Em nghĩ gì khi thức giấc ?
-yc hs tự làm bài, gv giúp đỡ hs Y , sau đó 2 hs ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe 
-hs thi kể trước lớp (nhiều hs tham gia kể trước lớp )
-hs nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện , gv sửa lỗi về câu , từ cho hs 
3 / Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs có câu chuyện hay , lời kể hấp dẫn , sinh động 
- Dặn hs về nhà viết lại câu chuyện theo gv đã sửa và kể lại cho người thân nghe .
Toán
tính chất kết hợp của phép cộng
I-Mục tiêu
Giúp học sinh : -Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng .
-Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức .
II-Đồ dùng dạy hoc 
-Bảng phụ kẻ sẵn bảng (hđ1)
III-Các hoạt động dạy học 
1 / Bài cũ : 2 hs lên bảng làm bài tập 3trong VBT 
2 / Bài mới : Gíơi thiệu bài 
*HĐ1 : Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng 
+gv treo bảng phụ (kẻ sẵn bảng như n/d sgk ),yc 3 hs TB tính giá trị của các biểu thức (a+b)+c và a+(b+c) .trong từng trường hợp để điền vào bảng , hs cả lớp làm vào vở nháp .
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức a+(b+c)với giá trị của biểu thức (a+b)+c khi a=4, b=5 ,c=6, ?
-Tiến hành tương tự như vậy với hai trường hợp còn lại .
+Khi ta thay chữ bằng số thì được giá trị của biểu thức (a+b)+c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a+(b+c) ?(...hsK: giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau )
-GV ghi bảng (a+b)+c =a+(b+c) 
KL:Khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba , ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ nhất và số thứ hai 
*HĐ2:Luyện tập thực hành 
Bài 1:Bài tập yc chúng ta tính gì ?(hs Y trả lời )
1hsTB lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT.
-HScả lớp nhận xét ,góp ý 
+Theo em vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải ?
-yc hs làm tiếp các phần còn lại 
Bài 2:1 hs đọc TT đề bài , cả lớp đọc thầm 
+Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào ?(hsTB,Y:tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau )
1 hs K,G lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT .
-hs cả lớp nhận xét , góp ý bài làm trên bảng , gv chốt kq đúng (ĐS:176 950 000 đồng)
Bài 3:yc hs làm cá nhân,3 hsTB,Y lên bảng làm , mỗi hs làm 1ý, cả lớp làm vào VBT
 -yc hs giải thích cách làm của mình .
-hs nhận xét , gv chốt kq đúng .
3/ Củng cố – dặn dò 
-Nhận xét chung tiết học 
Dặn hs về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Khoa học 
phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa 
I-Mục tiêu :
Sau bài học h/s có thể :Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này .
-Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một ssố bệnh lây qua đường tiêu hóa 
-Có ý thức giữ vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện .
II-Đồ dùng dạy học 
-g/v: -Hình minh họa trang 30, 31 sgk 
III-Các hoạt động dạy học 
1-Bài cũ : Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì ?
2-Bài mới: Gới thiệu bài 
*HĐ1-Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hóa 
+Mục tiêu :Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này .
CTH:hs h/đ cả lớp 
+Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng và tiêu chảy chưa ?Khi đó cảm thấy thế nào?
+Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa mà em biết ?(...bệnh tiêu chảy , tả , lị )
+Các bệnh lây qua đường tiwu hóa nguy hiểm như thế nào ?(hsK,G)
KL:Các bệnh lây qua đường tiêu hóa rất nguy hiểm , có thể gây chết người .
. ( HS : K-G rút ra kết luận ) (h/s TB,Y nhắc lại )
*HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa
+M ục tiêu :Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa 
CTH:-yc hs q/s hình minh họa trang 30,31 sgk thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau :
+Các bạn trong hình đang làm gì ?Làm như vậy có tác dụng , tác hại gì?(...các bạn uống nước ăn quà vặt , ....dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa )
+Nguyên nhân nào gây ra các bệnh qua đường tiêu hóa ?(hsTB,Y :...do ăn uống không hớp vệ sinh , tây chân bẩn ,...)
+Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
+Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?(...ăn uống sạch sẽ , hợp vệ sinh ...)
-Đại diện nhóm trnhf bày kq , hs cả lớp nhận xét bổ sung 
2 hs TB đọc mục bạn cần biết trang 31, 32 
+Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?(hsK,G :...vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hóa )
KL:Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa là do chúng ta ăn uống vệ sinh kém , vệ sinh môi trường kém vì vậy chúng ta phải vệ sinh môi trường , vệ sinh ăn uống , vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng bệnh lây qua đườn tiêu hóa .
*HĐ3Vẽ tranh cổ động 
+Mục tiêu :hs vẽ được tranh cổ động , vận động mọi người cùng thực hiên vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa 
CTH:yc hs vễ tranh theo nhóm 4 với N/D :Tuyên truyền cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa 
-Đại diện nhóm t/bày kq , trình bày ý tưởng của nhóm mình 
-gv tuyên dương nhóm có ý tưởng đẹp 
3 / Củng cố – dặn dò
- Nhận xét chung tiết học .
- Dặn h/s có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
Lịch sử
chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo
I- Mục tiêu:
-Học xong bài này h/s biết: -Vì sao có trận Bạch Đằng 
-Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng .
-Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc .
II-Đồ dùng dạy học :
Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng. Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : 
2 / Bài mới : Giơí thiệu bài ( bằng lời ) 
* HĐ1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền 
-h/s hoạt động cá nhân 
1 hs đọc sgk , cả lớp đọc thầm .
+Ngô Quyền là người ở đâu ?(hsTB,Y :...ở Đường Lâm , Hà Tây )
+Ông là người thế nào ?(hs Y:...có tài , yêu nước )
+Ông là con rể của ai?(là con rể của Dương Đình Nghệ )
KL:Phần trả lời đúng của các cau trả lời trên .
*HĐ2 : Trận Bạch Đằng 
+y/c 1 h/s thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi :
+Vì sao có trận Bạch Đằng ?
+Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu ?khi nào ?(...diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng , ở tỉnh Quảng Ninh , vào cuối năm 938)
+Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?(...chôn cọc gỗ đầu nhọn vào nơi hiểm yếu ở của sông Bạch Đằng ,....)
+Kết quả của trận Bạch Đằng ?(Quân Nam Hán chết quá nửa , Hoằng Tháo tử trận , cuộc xâm lược của quân Nam Hán bị thất bại .)
-Đại diện các nhóm trình bày kq , hs các nhóm nhận xét , góp ý 
-GV chốt kq đúng 
KL:2 hs K,G thi tường thuật lại trận Bạch Đằng , gv tuyên dương hs tường thuật tốt .
HĐ3:ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 
+Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì ?(hs K:....Ngô Quyền đã xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô .
+Theo em , chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc ta ?(hs K,G :...chấm dứt hoàn toàn hơn 1000 năm n/d ta sống dưới ách đô hộ của phông kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc .)
+Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì ?
2 hs TB,Y đọc bài học trong sgk , cả lớp đọc thầm 
3 / Củng cố – dặn dò.
-Nhận xét chung tiết học .Dặn h/s về nhà học thuộc bài.
Kĩ thuật
Khâu đột thưa
I-Mục tiêu
-hs biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
-Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
-Hình thành thói quen làm việc kiên trì cẩn thận .
II-Đồ dùng dạy học 
-G/V :Tranh q/t khâu mũi khâu đột thưa 
-Mẫu đường khâu đột thưa bằng mũi khâu bằng len trên bìa .
HS;vải , kim , chỉ , kéo , thước .
III-Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: GV hướng dẫn hs qs và nhận xét mẫu 
G/Vgiới thiệu mẫu đường khâu đột thưa , hs qs 
-Gv hướng dẫn hs qs các mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu .
+Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột thưa ?(hsTB )
+So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường ?(hs:K,G)
KL:(phần ghi nhớ sgk ) 2 hsTB,Y đọc ghi nhớ sgk 
*HĐ2 : G/V hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a –gv treo trânh qui trình khâu đột thưa , hs q/s 
-yc hs q/s hình 2,3,4 sgk và nêu các bước trong qui trình khâu đột thưa ?
+Cách vạch dấu đường khâu đột thưa ?
+Các mũi khâu , đường khâu đột thưa ?+Mũi kết thúc của đường khâu đột thưa .?
KL:2 hs đọc mục 2 phần ghi nhớ .
1 hs nhắc lại quy trình khâu đột thưa 
-GV kiểm tra dự chuẩn bị vật liệu dụng cụ của hs và tổ chức cho hs tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li .
3/ Củng cố – dặn dò .
Nhận xét chung tiết học 
Dặn h/s về nhàthực hành khâu đột thưa trên vải 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan7 l4.doc