Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Đạo đức: Tiết kiệm tiền của (T2)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của .

- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi . trong sinh hoạt hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: - SGK, vở bài tập.

 - Đồ dùng để sắm vai.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 46 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
Đạo đức: Tiết kiệm tiền của (T2)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của .
- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi ... trong sinh hoạt hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 GV: - SGK, vở bài tập.
 - Đồ dùng để sắm vai.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của? 
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới: 
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân (8’)-BT4:
Mục tiêu: HS nhận biết được việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm.
- Tổ chức cho HS làm BT4 SGK .
- Trong các việc làm trên ,việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm ?
? Trong các việc làm trên ,việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm ?
- GV YC HS đánh dấu vào trước những việc mà mình đã từng làm trong số các việc làm ở BT4.
- GV nhận xét ,khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của.
*Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống (12’)
Mục tiêu: HS có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
+ YC HS làm việc theo nhóm
+ Chia nhóm giao n/v cho mỗi nhóm thảo luận đóng vai 1 tình huống trong BT5.
+GV hướng dẫn HS xem xét cách xử lí nào thể hiện được sự tiết kiệm.
+GV kết luận về cách xử lí phù hợp trong từng tình huống .
*Hoạt động 3: Làm việc theo cặp (10’)
Mục tiêu: HS biết thực hành tiết kiệm tiền của.
+ Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi BT6.
+YC HS trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm sách vở ,đồ dùng học tập ntn.
+YC vài nhóm lên trình bày trước lớp 
+YC HS đánh giá cách làm của bạn mình đã tiết kiệm hay chưa? Nếu chưa thì làm thế nào ?
+ GV nhận xét,đánh giá, KL chung.
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+1 HS đọc YC BT4.
+ Lớp tự làm vào vở bài tập.
+1 số HS nêu ý kiến -Lớp nhận xét,bổ sung.
- Câu a,b,g,h,k.
- Các việc làm ở câu c,d,đ,e,i là lãng phí tiền của.
+ HS tự đánh dấu.
+1 số HS nêu ý kiến- Lớp nhận xét,bổ sung.
+ Chia nhóm. Nhận nhiệm vụ.
+ Thảo luận theo nhóm chuẩn bị đóng vai.
+ Các nhóm lên thực hiện đóng vai.
+ Lớp theo dõi nhận xét,bổ sung cách xử lí như vậy đã phù hợp chưa,có còn cách nào khác.
+1 HS đọc YC BT6.
+HS thảo luận cặp đôi ghi dự định vào giấy nháp .Lần lượt HS này nói cho HS kia nghe.
+Trao đổi bàn bạc xem dự điịnh các việc làm đó đã tiết kiệm hay chưa.
+2-3 HS lên trước lớp nêu dự định của mình.
+HS đánh giá và góp ý cho nhau.
+Vài HS đọc ghi nhớ.
C. Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ
 ( Thép Mới)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.- Đọc đúng các tiếng từ khó do ảnh hởng của phơng ngữ :ruột ,bi tròn,hạt giống nãy mần, ngủ dậy, đáy biển.
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm Biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp
2. Hiểu các từ ngữ chú giải SGK.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu ,nói về ứưc mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
3.Đọc thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 GV: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ở vương quốc Tương Lai” và nêu ND bài.
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
+YC HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ .
+ Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng nếu có cho từng HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải
+ Giúp HS biết ngắt, nghỉ đúng các câu thơ.
Chớp mắt/ thành cây đầy quả 
Tha hồ/ hái chén ngon lành ...
Hoá trái bom /thành trái ngon
+ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài giọng vui tươi hồn nhiên .
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12’)
+ Yêu cầu HS đọc cả bài và trả lời các ND sau:
? Câu thơ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?
? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
? Các bạn nhỏ mong muốn điều gì qua từng khổ thơ?
? Em hiểu câu thơ : "Mãi không còn màu đông ý nói gì?
? Câu thơ:"Hoá trái bom thành trái ngon " có nghĩa là mong ước điều gì?
? Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+GV nhận xét tiểu kết: ước mơ nào của các bạn nhỏ cũng rất đáng yêu .
? Vậy bài thơ nói lên điều gì?
Nội Dung: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm (10’)
+ Nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
+ Tổ chức cho HS đọc thuộc từng khổ thơ.
+ Tổ chức cho HS đọc toàn bài
+ Nhận xét và cho điểm HS.
+2 HS đọc và nêu ND.
+Lớp nhận xét,bổ sung.
+5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ(3 lượt).
+ 2 HS đọc chú giải SGK
+Vài HS nêu cách đọc ngất giọng.
+2-3 HS đọc đúng các câu GV nêu trên .
+Lớp theo dõi ,nhận xét.
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 1 HS đọc cả bài.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi.
+ 1 số HS nêu ý kiến.
-Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài :"Nếu chúng mình có phép lạ"
-Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình ,tốt đẹp .Trẻ em được sống đầy đủ hạnh phúc.
-Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
- Khổ 1: ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
- Khổ 2: ước thành người lớn để làm việc.
- Khổ 3: ước mơ không còn mùa đông giá rét.
- Khổ 4: ước không cong chiến tranh.
- Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn nhỏ ,ước không còn mùa đông giá lạnh thời tiết lúc nào cũng dễ chịu ,không còn thiên tai ,không còn những tai hoạ để đe doạ con người.
- Các bạn thiếu nhi mong ước không còn chiến tranh ,con người luôn sống trong hoà bình không còn bom đạn .
+1 số HS nêu ý hiểu của mình.
+Lớp nhận xét,bổ sung.
+1 số HS nêu ý kiến.
+Lớp nhận xét,bổ sung.
+45 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ.
+Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ 4-5 HS tham gia thi đọc.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng,mỗi HS đọc thuộc một khổ thơ.
+ 1+2 HS đọc toàn bài.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán(t 36): Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
- Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Gọi HS lên bảng thực hiện làm 2 bài 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
138+ 24 = 24 +... 100 + 0 = 0 + ...
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a, 926 + 138 + 74
b,51+52+53+54+55+56+57+58+59
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 
B. Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng các số TN (20’) 
+ Gọi HS đọc YC bài tập 1, 2, 3.
+ GV lưu ý HS cách đặt tính cho thẳng cột ở BT1.
+ GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
+ Hướng dẫn HS nhận xét ,chữa bài.
+ GV củng cố về cách đặt tính ,thực hiện phép tính .
+ GV nêu để tính bằng cách thuận tiện ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
+ GV hỏi để củng cố: "Muốn tìm số bị trừ và số hạng chưa biết ta làm ntn?" (Đối với đối tượng HS non yếu)
*Hoạt động 2: Giải toán (10’)
+Gọi HS đọc YC bài tập 4, 5
+Hướng dẫn HS nhận xét,chữa bài (nếu sai)
+Chốt lại cách làm đúng.
+GV củng cố lại cách tính chu vi hình chữ nhật cho HS
+ 2 HS lên bảng làm bài
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+3HS nối tiếp nhau nêu YC 3 BT.
+HS tự làm bài tập.
+3HS lên bảng làm bài .
+Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau.
+Thống nhất KQ đúng.
Bài 1:
 2 814 3 925 26 387
+ 1 429 + 618 + 14 075
 3 046 535 9 210
 7 289 5 078 49 672
Bài 2:
a, 408 + 85 + 92 = (408+ 92) +85
 = 500 + 85
 = 585
b, 789+285+15 = 789+(285+15)
 = 789+300
 = 1089
Bài 3:
a,X- 306 = 504 b,X+254=680
 X=504+306 X=680-254
 X=810 X= 426
+32S nối tiếp nhau nêu YC 3 BT.
+HS tự làm bài tập.
+2HS lên bảng làm bài .
+Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau.
+Thống nhất KQ đúng.
Bài 4: Bài giải 
 Số dân tăng thêm sau 2 năm là:
 79+71=150 (người)
 Số dân của xã sau 2 năm là :
 5256+150=5406 (người)
 Đáp số: 5406 người 
Bài 5: 
a, P = (16+12) x 2 = 56 (cm)
b, P = (54+15) x 2 = 120 (cm)
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: Ôn tập
I. Mục tiêu: Học sinh biết
- Từ bài 1 đến bài 5 học về 2 gian đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước ; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên được những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: - Băng và hình vẽ trục thời gian.	 - Một số tranh ảnh,bản đồ phù hợp với mục 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Gọi HS lên bảng trả lời
? Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta ?
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Ôn lại hai GĐ lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc (10’)
+Gọi HS đọc YC 1 SGK trang 24.
+YC HS làm bài. GV vẽ băng thời gian lên bảng.
+GV nhận xét, đánh giá. 
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+1 HS nêu YC - Lớp đọc thầm.
+Từng cá nhân HS vẽ băng thời gian vào vở điền tên 2 GĐ lịch sử đã học vào chỗ chấm.
+1 HS lên bản làm - Lớp nhận xét, bổ sung.
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
 Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938
+Chúng ta đã học những GĐ lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu thời gian của từng GĐ ?
+GV nhận xét, tiểu kết.
*Hoạt đông 2: Ôn lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu (10’)
+Gọi HS đọc YC 2 SGK.
+Tổ chức cho HS làm việc theo cặp để thực hiện YC của bài .
+GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng.
+GV kết luận bài làm đúng 
+HS vừa chỉ trên băng vừa trả lời .
- GĐ1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN.
- GĐ2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.GĐ này bắt đầu từ năm 179 TCN đến năm 938 .
+1 HS nêu YC-Lớp đọc thầm.
+2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận vẽ trục thời gian và ghi lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu theo mốc ... Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng,trừ với các số tự nhiên .
- Kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính .
-Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh .
-Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 	
1. HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
T: Tổ chức cho HS thực hành làm bài tập vào vở.
Bài 1: Tính nhanh 
a, 4578 + 7895 + 5422 + 2105
b, 5462 + 3012 + 6988 + 4538
c, 4 +8 +12 +16 +20 +24 + 28 + 32 + 36
Bài 2: Tìm X :
a, 1245 + X = 3184 b, X - 1576 = 7895
c, X + 3258 = 6184 d, 7918 - X = 5789
Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 64 m .Chiều rộng kém chiều dài 17 m .
a, Tính diện tích hình chữ nhật.
b, Người ta trồng rau trên thửa ruộng đó cứ mỗi m2 thu hoạch được 5 kg rau .Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được tất cả bao nhiêu kg rau ? 
2. HĐ2: Chấm, chữa bài:
+ Thu vở để chấm.
+ Nhận xét, sửa những lỗi sai mà HS mắc phải
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008
Toán(t 40): Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết góc tù ,góc nhọn, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc tù ,góc nhọn, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV và HS: Thước thẳng, ê ke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ GV vẽ các tam giác lên bảng .YC HS nêu tên các góc trong tam giác đó 
 A M
B C N P
+ Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
B. Dạy học bài mới: 
* Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt (10’)
a, Giới thiệu góc nhọn: 
+ GV vẽ góc nhọn AOB lên bảng .YC HS hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này :
 A
 O B
+ GV chỉ vào góc này và giới thiệu : góc này là góc nhọn .
+ YC HS hãy dùng ê ke để kỉêm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hay bé so với góc vuông .
+ GV nhận xét, KL: góc nhọn bé hơn góc vuông..
+ YC HS vẽ một góc nhọn vào giấy nháp 
+ GV nhận xét.
b, Giới thiệu góc tù : 
( Giới thiệu tương tự như trên ) 
+ GV KL : góc tù lớn hơn góc vuông.
c, Giới thiệu góc bẹt: 
+ GV vẽ lên bảng góc tù COD và YC HS đọc tên đỉnh ,tên góc các cạnh của góc .
 C
 O D
+ GV vừa vẽ vừa nêu : cô tăng dần độ lớn của góc COD đến khi 2 cạnh OC và OD của góc COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD gọi là góc bẹt.
 C
 C O D
+ Các điểm C,O,D trong góc bẹt ntn với nhau ?
+YC HS dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông .
+YC HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
+GV nhận xét,đánh giá.
*Hoạt động 2: Luyện tập (20’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS.
+Trong khi HS làm bài GV đi theo dõi,giúp đỡ HS yếu.
+ Hướng dẫn HS chữa bài
Bài 1: Trong các góc dưới đây, góc nằo là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?
+YC HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc tù hay góc bẹt.
+GV nhận xét, củng cố về góc nhọn, góc tù, góc bẹt cho HS.
Bài 2: Trong các hình tam giác sau:
Hình tam giác nào có ba góc nhọn?
Hình tam giác nào có ba góc vuông?
Hình tam giác nào có ba góc tù?
+ GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài .
+ GV nhận xét, củng cố kĩ năng kiểm tra góc bằng ê ke cho HS.
+ 3 HS kể tên các góc có trong tam giác ABC và MNP .
+ Lớp theo dõi nhận xét.
+ HS quan sát hình .
+ 1 Số HS nêu miệng .
+ Lớp theo dõi nhận xét.
- Góc AOB có đỉnh O và 2 cạnh là OA, OB 
+ Vài HS nêu : góc nhọn AOB 
+ 1 HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra 
+ Lớp dùng ê ke để kiểm tra góc trong SGK và nêu: 
- Góc nhọn AOB < góc vuông.
+Vài HS nhắc lại.
+1 HS lên bảng vẽ- Lớp vẽ vào giấy nháp.
+Vài HS nhắc lại.
+HS quan sát hình vẽ.
+Vài HS đọc : Góc COD có đỉnh O các cạnh OC,OD .
+HS theo dõi .
+Vài HS nhắc lại.
+Thẳng hàng với nhau .
+HS kiểm tra bằng ê ke và nêu : Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
+1 HS lên bảng vẽ-Lớp vẽ vào giấy nháp.
+HS lần lượt nêu YC các bài tập .
 + Tự làm bài tập vào vở bài tập
+1 số HS nêu miệng trước lớp .
+Lớp nhận xét,bổ sung .
- Các góc nhọn là : MAN, UDV.
- Góc vuông là : ICK
- Các góc tù là : PBQ; GOH.
- Góc bẹt là : XEY
+ 2 HS ngồi cạnh nhau dùng ê ke kiểm tra góc và báo cacó KQ.
- Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
- Hình tam giác DE1 có 1 gócvuông.
- Hình tam giác MNP có 1 góc tù.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
 (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Củng có kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
 	- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ minh hoạ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (5’)
+ Gọi HS lên bảng kể câu chuyện mà em thích.
+ Nhận xét, khen ngợi cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới:
*Giới thiệu bài: (1’)
*Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian (15’)
Bài 1: Dựa vào cốt truyệnVào nghề, hãy viết lại câu mở đầucho từng đoạn văn.
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
+ Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin tin và em bé thứ nhất .
+ GV nhận xét, tuyên dương.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
+ GV treo tranh minh hoạ truyên :" ở Vương quốc Tương lai " YC HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian .
+Tổ chức cho HS thi kể từng bàn .
+Gọi HS nhận xét .
+GV nhận xét cho điểm .
*Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự không gian (15’)
Bài 2: Đọc lại toàn bộ các đoạn văn trong truyện Vào nghề mà em vừa hoàn chỉnh và cho biết: 
+ Gọi HS đọc YC.
? Trong truyện :" ở Vương quốc tương Lai " hai bạn Tin-tin và Mi-Tin có đi thăm cùng nhau không?
? Hai bạn đi thăm nơi nào trước nơi nào sau ?
+YC HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự không gian .
+GV đi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
+Tổ chức cho HS kể về từng n/v .
+Gọi HS nhận xét ND truyện đã đúng 
heo trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn,sáng tạo chưa?
+ GV nhận xét, cho điểm.
*Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp -BT3 (7’)
+GV treo bảng phụ ,YC HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
+ 3 HS lên bảng kể.
+ Lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
- Là lời thoại trực tiếp của các n/v với nhau.
+ 1 HS giỏi kể .
+ Lớp theo dõi nhận xét.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách -Lớp đọc thầm.
+HS quan sát tranh .2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện ,sửa chữa cho nhau .
+3-5 HS tham gia thi kể .
+Lớp theo dõi,nhận xét.
+ Tự làm vào vở
+ 3-5 HS trình bày
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
- Đi thăm không cùng nhau.
- Đi thănm công xưởng xanh trước,đi thăm khu vườn kì diệu sau.
+2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện,nhận xét,bổ sung cho nhau.Mỗi HS kể về một n/v Tin-tin hay Mi-tin.
+3-5 HS tham gia thi kể .
+ Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể .
+HS nêu YC BT3.
+HS đọc và trao đổi trả lời câu hỏi. 
+1 Số HS nêu ý kiến .
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
 Kể theo trình tự không gian 
Kể theo trình tự thời gian 
- Mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở trong khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết ,hai bạn cùng nhau đến thăm công xưởng xanh 
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xương xanh Tin-tin và Mi- tin đến khu vườn kì diệu.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Kĩ thuật : Khâu đột thưa (tiết1)
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Rèn luyên tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. 
II. Đồ dùng dậy học :
GV: - Tranh quy trình khâu thường .
 - Mẫu khâu sẵn.Vật liệu, dụng cụ cần thiết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức :(3’)
B. Bài mới: 
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Hướngdẫn HS quan sát, nhận xét mẫu (10’)
+GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa đã chẩn bị sẵn cho HS quan sát.
+Treo tranh quy trình cho HS quan sát và kết hợp quan sát H1 SGK và quan sát mặt phải mặt trái của mẫu khâu nêu nhận xét.
+YC HS quan sát nêu đặc điểm của mũi khâu đột thưa.
+GV nhận xét,tiểu kết Rút ra ghi nhớ SGK.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật (25’)
+GV treo tranh quy trình.YC HS quan sát và nêu các bước khâu đột thưa.
+YC HS quan sát H 2,3,4 ,nêu các bước trong quy trình.
+GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu , khâu mũi khâu thứ nhất,khâu mũi khâu thứ hai ... hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa.
+ Tổ chức cho HS thực hành 
+GV hướng dẫn cho HS thực hành trên giấy kẻb ô li.
+GV theo dõi chung, hướng dẫn HS còn lúng túng trong thao tác.
+ Cho HS quan sát, nhận xét một số bài thực hành của HS 
+ GV nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm của từng bài. 
+HS quan sát mẫu vải .
+HS quan sát,nêu ý kiến
+1 số HS nêu ý kiến .
+Lớp nhận xét ,bổ sung.
+2 HS nhắc lại 
+ HS quan sát +Đọc mục b.
+ 1 số HS nêu các bước khâu 
+ Lớp nhận xét ,bổ sung.
+ HS quan sát H4.
+ 1- 2 HS nêu cách vạch đờng dấu .
+Lớp nhận xét ,bổ sung.
+HS theo dõi.
+Lớp theo dõi.
+HS thực hành khâu trên giấy .
+Lớp quan sát, nhận xét
C. Củng cố dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề
 Con người với thiên nhiên
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
 Hồ Chí Minh
I, Mục tiêu :
-Giúp các em có thêm hiểu biết về nhiên nhiên môi trường.
-Giáo dục các em yêu quý thiên nhiên môi trường,luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên môi trường trong sạch.
-Giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh .
II, Nội dung: 
* Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh vẽ về chủ đề thiên nhiên môi trường.
*Bước 2 : Thực hành :
- HS thảo luận và làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng .
-GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ ,đảm bảo cho mọi HS đều tham gia.
*Bước 3 : trình bày và đánh giá
-Các nhóm treo sản phẩm của mình và trình bày trước lớp .Các nhóm khác nhận xét góp ý (nếu cần)
-GV đánh giá nhận xét,chủ yếu tuyên dương.
III, Củng cố dặn dò :
-Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T8 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc