Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 2

Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 2

 Đạo đức

Tiết 2 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

 _ Nêu được một ssó biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được :Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

- Có thía độ và hành vi trung thực trong học tập

* Nêu đựoc ý nghĩa của trung thực trong học tập, biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập

 

doc 40 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
Thứ,hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
 Đạo đức
Tiết 2 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
 _ Nêu được một ssó biểu hiện của trung thực trong học tập.
Biết được :Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
Có thía độ và hành vi trung thực trong học tập 
* Nêu đựoc ý nghĩa của trung thực trong học tập, biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KTBC: Gọi hs trả lời
- Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
Nhận xét
Bài mới:
a)Giới thiệu bài: các em đã biết thế nào là trung thực trong học tập và trung thực trong học tập giúp các em tiến bộ trong học tập. Tiết học này, các em sẽ xử lý tình huống và đóng vai thể hiện tình huống trung thực trong học tập.
b)Vào bài: 
* Hoạt động 1: Kể tên những việc làm đúng sai.
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, kể 3 hành động trung thực và 3 hành động không trung thực.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
Kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực , thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Treo bảng phụ viết sẵn 3 tình huống ở BT 3. Các em hãy thảo luận nhóm đôi tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Hỏi: Cách xử lý của nhóm  thể hiện sự trung thực hay không?
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm
* Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, xây dựng 1 tiểu phẩm “Trung thực trong học tập” và đóng vai thể hiện tính huống đó.
- Gọi từng nhóm lên thể hiện, 3 hs làm giám khảo theo tiêu chí: cách thể hiện, cách xử lý.
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
Kết luận: Việc học tập sẽ tiến bộ nếu em trung thực.
c/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em?
- Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
- Hãy thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Bài sau: Vượt khó trong học tập
Nhận xét tiết học 
- Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải.
- Không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra 
Lắng nghe
- HS hoạt động nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
+ Tình huống 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt hơn. Em sẽ không chép bài của bạn
+ Tình huống 2: Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại
+ Tình huống 3: Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và em sẽ không cho bạn chép bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện
-Giám khảo cho điểm, đánh giá, nhận xét.
- HS trả lời
- HS xung phong kể
- Lắng nghe và ghi nhớ.
TOÁN
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: Giúp hs
- Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
- Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, chục nghìn, trăm nghìn như SGK
 Hoạt động dạy
A /KTBC: 
GV ghi bảng và gọi hs đọc: 12 345; 56 789
B./Dạy-học bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết đọc và viết các số có 5 chữ số. Giờ học toán hôm nay, các em làm quen với các số có sáu chữ số.
2/ Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.
- Y/c hs quan sát hình vẽ /8 SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề: 
+ Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?)
+ Mấy chục bằng 1 trăm? (1 trăm bằng mấy chục?)
+ Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm?)
+ Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn?)
+ Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?)
Hãy viết số 1 trăm nghìn? 
- Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
3/ Giới thiệu số có sáu chữ số;
 * Giới thiệu số 432 516
GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số. (chuẩn bị sẵn)
GV vừa ghi lần lượt theo hàng như bảng SGK/8 và hỏi:
+ Có mấy trăm nghìn?
+ Có mấy chục nghìn ?
+ Có mấy nghìn?
+ Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
Gọi hs lên bảng viết số tương ứng vào bảng số.
Giới thiệu cách viết và đọc số 432 156
Bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị
Số 432 156 có mấy chữ số?
Khi viết số này , ta bắt đầu viết từ đâu?
Y/c hs viết vào B
Gọi 1 hs đọc số 432 156
Gọi nhiều hs khác đọc.
Ghi bảng: 12 457, 412 457, 81 759, 381759 và y/c hs đọc.
4/ Luyện tập, thực hành:
Bài 1: GV viết số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để để biểu diễn số như bài 1. Y/c hs đọc số và viết số vào B
Bài 2 : Gọi hs đọc y/c
Y/c hs dùng viết chì làm vào SGK
Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs đọc các số có trong bài cho hs kia viết.
- Bài 3: viết các số lên bảng, gọi hs bất kì đọc.
Bài 4 : Tổ chức thi viết chính tả toán
Gv đọc các số, y/c hs viết vào vở 
Chữa bài 
5/ Củng cố, dặn dò:
Chia lớp thành 4 nhóm lên bảng viết số, đọc số (giáo viên viết nêu bất kì)
Tuyên dương bạn nào viết nhanh, đúng, đẹp và đọc đúng, đọc nhanh
Về nhà xem lại bài. Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
-Mười hai nghìn ba trăm bốn mươi lăm
-Năm mưới sáu nghìn bảy trăm tám chín
-Lắng nghe
Quan sát hình vẽ và TLCH
+ 10 đ.v bằng 1 chục (1chục bằng 10 đơn vị)
+ 10 chục bằng 1 trăm (1 trăm bằng 10 chục)
+ 10 trăm bằng 1 nghìn ( 1nghìn bằng 10 trăm)
+ 10 nghìn bằng 1 chục nghìn (1 chục nghìn bằng 10 nghìn)
+ 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn)
1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000
Có 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1
HS quan sát bảng 
+ có 4 trăm nghìn
+ Có 3 chục nghìn
+ Có 2 nghìn
+ Có 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
HS viết theo y/c
1 hs lên bảng viết 432 156
Có 6 chữ số
Viết từ trái sang phải theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp.
Cả lớp viết vào B
Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
HS đọc từng cặp số
1 hs đọc, viết số. Các em còn lại viết vào B. a) 313 214; b) 523 453
1 hs đọc
cả lớp làm bài
2 hs lên bảng thực hiện.
HS khác nhận xét.
HS đọc theo y/c, hs khác nhận xét.
HS viết vào vở, 1 bạn lên bảng viết.
Hs đổi vở cho nhau để kiểm tra
4 hs lên bảng thi viết.
- HS khác nhận xét
Tập đọc
Tiết 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)
- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KTBC: 
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ mẹ ốm , nói nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm
- Bạn nào nhắc lại lời hứa bảo vệ Nhà Trò của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tuần trước?
Dạy bài mới:
1/. Giới thiệu bài: Trong tiết tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Dế Mèn hành động như thế nào để bảo vệ Nhà Trò qua bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Đoạn 1: Bốn dòng đầu; Đoạn 2: Sáu dòng tiếp; Đoạn 3: Phần còn lại.
+Lượt 1: GV sửa phát âm sai của hs
+ Lượt 2: kết hợp giảng nghĩa từ
- Y/c hs luyện đọc theo cặp: Bạn đọc đầu tiên đọc đoạn 1+2; bạn đọc sau đọc đoạn 3, sau đó các em đổi việc cho nhau
Y/c 2 hs đọc cả bài 
Gv đọc diễn cảm toàn bài
Tìm hiểu bài:
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? 
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
-Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- Dế Mèn đã dùng cách nói gì? Nhằm mục đích gì?
- sau đó, bọn nhện hành động như thế nào?
- Y/c hs đọc câu hỏi 4
+ Gv giúp hs hiểu nghĩa của các từ: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng.
+ Y/c hs thảo luận nhóm đôi để trả lời y/c của câu hỏi
Kết luận: Tặng cho Dế Mèn danh hiệu hiệp sĩ là thích hợp nhất vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu.
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung bài
Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
-Hd đọc diễn cảm 
- Gv đọc diễn cảm đoạn văn
3/ Củng cố:
-Các em đã học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn
-Giáo dục: Trong cuộc sống cần giúp đỡ những người khó khăn, yếu ớt
-Về nhà xem lại bài. Bài sau: Truyện cổ nước mình
Nhận xét tiết học
-1 hs đọc. Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hi ... vật
Nội dung truyện
1 / Trong giờ làm văn cậu bé nộp giấy trắng cho cô giáo vì ba cậu đã mất, cậu không thể bịa ra cảnh ba ngồi đọc báo để tả. Khi trả bài cậu bé lặng thinh, mãi sau mới trả lời cô giáo vì cậu xúc động. Cậu bé rất yêu cha, cậu tủi thân vì không có cha, lúc ấy không dễ dàng trả lời ngay là cha đã mất. Lúc ra về, cậu bé khóc khi bạn hỏi sao không tả ba của đứa khác. Cậu không thể mượn ba của bạn làm ba của mình vì cậu rất yêu ba cho dù cậu chưa biết mặt.
2/ Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hàng ngày, Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay ra. Chích đi kiếm mồi, tìm được những kê ngon lành ấy. Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhân quà của Chích và tự nhủ: “Chích đã cho mình một bài học quí về tình bạn”.
 Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2012
Toán
Tiết 10 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu
Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu
Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC:
Ghi bảng: 653 720, gọi hs nêu từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào.
Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
2/. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay, các em sẽ làm quen thêm lớp triệu. Lớp triệu gồm những hàng nào? Các em cùng tìm hiểu bài “Triệu và lớp triệu”
3/ Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu.
- Y/c cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- giới thiệu: 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu.
Ghi bảng: 1 triệu viết là 1 000 000
- Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? 
- Bạn nào có thể viết được số 10 triệu?
- giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu
Ghi bảng: 1 chục triệu viết là 10 000 000
- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Bạn nào viết được số 10 chục triệu?
- giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 000 triệu
 Ghi bảng: 1 trăm triệu viết là 100 000 000
- 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những số nào?
Giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu (ghi bảng)
- Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
-Kể tên các hàng, các lớp đã học
4./ Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gv gọi hs đếm
- đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
- Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu
- Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu.
Bài 2: Y/c hs tự làm bài vào SGK
Bài 3: GV đọc
- Gọi hs đọc số vừa viết và nói mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0
 Bài 4: Gọi hs đọc y/c và tự làm bài vào SGK
5/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu các hàng, các lớp đã học
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Triệu và lớp triệu (tt)
 Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- lắng nghe
-1 hs lên bảng viết, các em còn lại viết vào vở nháp. 100, 1 000, 10 000, 100 000, 1 000 000
- Có 7 chữ số, gồm 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phái số 1
- 1 hs lên bảng viết: 10 000 000 
 có 8 chữ số, 1 chữ số 1 và 7 chữ số 0
100 000 000
có 9 chữ số: 1 chữ số 1 và 8 chữ số 0 bên phải số 1
3 hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
HS thi nhau kể
1 triệu, 2 triệu, 
10 triệu, 20 triệu, .
- 100 triệu, 200 triệu, 
-HS dùng viết chì làm bài vào SGK
- HS viết vào B 
- 15 000 có 5 chữ số, có 3 chữ số 0
 .
- 1 hs đọc y/c và dùng viết chì thực hiện vào SGK/14
Tiết 4 : TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật.( ND ghi nhớ)
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1 , mục III ) ; kể lại được một đoạn văn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2)
II/ Đồ dùng dạy-học:
Giấy khổ to viết y/c BT 1 (trống chỗ) để hs điền ngoại hình của nhân vật.
BT 1 viết sẵn trên bảng lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KTBC: Gọi 2 hs lên bảng TLCH
- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? 
- Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những điểm nào?
Nhận xét, cho điềm
Dạy – học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Hình dáng bên ngoài của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật đó. Vì thế trong bài văn kể chuyện cần phải tả ngoại hình của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật còn có tác dụng như thế nào trong câu chuyện kể? Các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Vào bài:
- Gọi 3 hs đọc phần nhận xét
- Thế nào là ghi vắn tắt? 
- Chia 8 nhóm, phát phiếu và bút dạ. Y/c hs thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bồ sung
Kết luận: Trong bài văn kể chuyện, những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động. Và đó cũng là nội dung của bài học hôm nay. 
Gọi hs đọc ghi nhớ
3/ Luyện tập:
- Y/c hs đọc bài 1
- Các em đọc thầm và dùng viết chì gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc . Những chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé?
- Gọi 1 hs lên bảng gạch chân
- Gọi hs khác nhận xét, bổ sung
Kết luận: Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
Các chi tiết đó nói lên điều gì? 
* Kết luận: Thân hình, quần áo – nghèo
Túi áo trễ xuống – đựng đồ chơi+lựu đạn
Bắp chân+đôi mắt – nhanh, thông minh.
- Y/c hs đọc bài 2
- Gv treo tranh minh họa ‘Nàng tiên Oác”
- Các em quan sát tranh kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Các em làm bài
- Gọi hs kể chuyện
Nhận xét, tuyên dương những hs kể tốt
4/Củng cố, dặn dò:
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
- Tại sao khi tả ngoại hình chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu? 
- Tìm 1 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, viết lại BT 2 vào vở. Bài sau: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
Nhận xét tiết học.
- Chọn những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.
- Biểu hiện qua hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ 
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- Ghi nội dung chính, quan trọng
- Hoạt động trong nhóm
- 2 nhóm cử đại diên lên trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
1/ Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò:
- Sức vóc: gầy yếu quá
- Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- Cánh: mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
- “Trang phục” : mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
2/. Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về:
+ Tính cách: yếu đuối
+ Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt
- 3 hs đọc ghi nhớ
- 2 hs nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc thầm và dùng viết chì gạch chân
- 1 hs thực hiện theo y/c
- Nhận xét, bổ sung
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình nghèo, quen chịu đựng vất vả.
+ Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng, cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc’
+ Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
- HS đọc bài 2 SGK/24
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- HS tự làm bài 
-3-5 hs thi kể
- Hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ
- Góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- HS tìm (Chị Chấm)
1/ Ngày xưa, có một bà lão nghèo khó sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bà chẳng có nơi nào nương tựa. Thân hình bà gầy gò, lưng còng xuống. Bà mặc chiếc áo cánh nâu đã bạc màu, cái quần màu đen cũng đã bạc màu. Mái tóc bà bạc trắng. Nhưng khuôn mặt bà lại hiền từ như một bà tiên với đôi mắt sáng. Bà thường bỏm bẻm nhai trầu khi bắt ốc, mò cua.
2/. Hôm ấy, bà lão quyết định rình xem ai đã mang đến điều kì diệu cho nhà bà. Bà thấy một nàng tiên nhẹ nhàng bước ra từ chum nước. Nàng mặc chiếc áo tứ thân đủ sắc màu. Khuôn mặt tròn trịa, nước da trắng như bông, nàng dịu dàng như ánh trăng rằm. Đôi tay mền mại của nàng cầm chổi quét nhà, quét sân, cho lợn ăn rồi ra vườn nhặt cỏ, hái rau.
3/. Một hôm, ra đồng bà bắt được một con ốc rất lạ: Con ốc tròn, nhỏ xíu như cái chén uống nước rất xinh xắn và đáng yêu. Vỏ nó màu xanh biêng biếc, óng ánh những đường gân xanh. Bà ngắm mãi mà không thấy chán.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 2.doc