Giáo án Lớp 5 - Buổi 2 - Học kỳ 2 - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy

Giáo án Lớp 5 - Buổi 2 - Học kỳ 2 - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy

1.Ôn định:

2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:

a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.

b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.

c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.

 

doc 106 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Buổi 2 - Học kỳ 2 - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Bài tập 2: Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng nghĩa, từ nào là từ đồng âm? 
a) Trời trong gió mát. 
 Buồm căng trong gió.
b) Bố đang đọc báo.
 Hai cha con đi xem phim.
c) Con bò đang kéo xe.
 Em bé bò dưới sân.
Bài tập 3: Gạch chân các động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa lao xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Lời giải: 
a)Từ “trong” là từ đồng âm.
b) Từ “cha”, “bố” là từ đồng nghĩa.
c) Từ “bò” là từ nhiều nghĩa. 
Lời giải:
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào 
 ĐT ĐT ĐT
bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai 
	 ĐT
run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, 
 TT ĐT TT
ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống
 TT ĐT ĐT ĐT
sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
 TT ĐT ĐT
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác, hình thang.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình thang.
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình thang
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Một tờ bìa hình thang có đáy lớn 2,8dm, đáy bé 1,6dm, chiều cao 0,8dm. 
a) Tính diện tích của tấm bìa đó?
b) Người ta cắt ra 1/4 diện tích. 
 Tính diện tích tấm bìa còn lại?
Bài tập 2: 
 Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm.
Tính diện tích tam giác ECD?	 E
 A	 B	
20,4 cm 
 D C 
 27cm
Bài tập3: (HSKG)
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2thu hoạch được 70,5 kg thóc. Hỏi ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình thang.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Diện tích của tấm bìa đó là:
 ( 2,8 + 1,6) x 0,8 : 2 = 1,76 (dm2)
 Diện tích tấm bìa còn lại là:
 1,76 – 1,76 : 4 = 1,32 (dm2)
 Đáp số: 1,32 dm2
Lời giải: 
Theo đầu bài, đáy tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật, đường cao của tam giác chính là chiều rộng của hình chữ nhật.
Vậy diện tích tam giác ECD là: 
 27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2)
 Đáp số: 275,4 cm2
Lời giải:
Đáy lớn của thửa ruộng là:
 26 + 8 = 34 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là:
 26 – 6 = 20 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 (34 + 26) x 20 : 2 = 600 (m2)
Ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là: 600 : 100 x 70,5 = 423 (kg)
 = 4,23 tạ.
 Đáp số: 4,23 tạ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm câu ghép trong
 đoạn văn văn sau:
Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). 
H: Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao?
Bài tập 2: Đặt 3 câu ghép?
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to ...... 
b) Mùa hè đã đến ........
c) .....còn Cám lười nhác và độc ác.
d) ........, gà rủ nhau lên chuồng.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung trắng xoá, nước / réo ào ào. 
- Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
Lời giải: 
 - Do Tú chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 - Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.
 - Trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
Lời giải:
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực.
c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính chu vi, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn công thức tính chu vi hình tròn.
- Cho HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Nêu cách tìm bán kính, đường kính khi biết chu vi hình tròn.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Một bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2 m. Tính chu vi của bánh xe đó?
Bài tập 2: Chu vi của một hình tròn là 12,56 dm. Tính bán kính của hình tròn đó?
Bài tập3: Chu vi của một hình tròn là 188,4 cm. Tính đường kính của hình tròn đó?
Bài tập4: (HSKG)
 Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,8m. 
a) Tính chu vi của bánh xe đó?
b) Ô tô đó sẽ đi được bao nhiêu m nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 80 vòng, 1200 vòng?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
C = d x 3,14
 = r x 2 x 3,14
 r = C : 2 : 3,14
 d = C : 3,14
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
 Đáp số: 3,768 m.
Lời giải: 
Bán kính của hình tròn đó là:
 12,56 : 2 : 3,14 = 2 (dm)
 Đáp số: 2 dm.
Lời giải:
Đường kính của hình tròn đó là:
 188,4 : 3,14 = 60 (cm)
 Đáp số: 60cm.
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 0,8 x 3,14 = 2,512 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 10 vòng là:
 2,512 x 10 = 25,12 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 80 vòng là:
 2,512 x 80 = 200,96(m)
Quãng đường ô tô đi 1200 vòng là:
 2,512 x 10 = 3014,4 (m)
 Đáp số: 2,512 (m); 25,12 (m)
 200,96(m); 3014,4 (m)
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Đã duyệt ngày 11 – 1 - 2010
 Trần Thị Thoan
TUẦN 20
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI .
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Sau đây là hai cách mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?
Đề bài 1: Tả một người thân trong gia đình em.
 Gia đình em gồm ông, bà, cha mẹ và hai chị em em. Em yêu tất cả mọi người nhưng em quý nhất là ông nội em.
Đề bài 2 :Tả một chú bé đang chăn trâu.
 Trong những ngày hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Quê ngoại đẹp lắm, có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Em gặp những người nhân hậu, thuần phác, siêng năng cần cù, chịu thương, chịu khó. Nhưng em nhớ nhất là hình ảnh một bạn nhỏ chạc tuổi em đang chăn trâu trên bờ đê.
Bài tập 2: Cho các đề bài sau :
*Đề bài 1 : Tả một người bạn cùng lớp hoặc cùng bàn với em.
*Đề bài 2 : Tả một em bé đang tuổi chập chững tập đi.
*Đề bài 3 : Tả cô giáo hoặc thầy giáo đang giảng bài.
*Đề bài 4 : Tả ông em đang tưới cây.
Em hãy chọn một trong 4 đề và viết đoạn mở bài theo 2 cách sau :
a) Giới thiệu trực tiếp người được tả.
b) Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
- Đoạn mở bài 1 : Mở bài trực tiếp (giới thiệu luôn người em sẽ tả).
 - Đoạn mở bài 2 : Mở bài gián tiếp
(giới thiệu chung sau mới giới thiệu người em tả.)
Ví dụ: (Đề bài 2)
a) “Bé bé bằng bôn ...  dạy em năm lớp mấy.
- Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh lao động, khi chăm sóc học sinh,)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của cô giáo đối với em.
- Tình cảm của em đối với cô giáo. 
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cho cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành. 
- Học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 60% của 0,75 lít là:
A. 1,25 lít B.12,5 lít 
C. 0,45 lít D. 4,5 lít
b) Trung bình cộng của 1 cm, 2 dm và 3m là:
A.2dm B.2m 
C.17cm D. 107cm
c) Tìm hai số, biết tổng hai số là 10,8 và tỉ số của hai số là .
A.1,2 và 9,6 B. 2,4 và 8,4 
C. 2,16 và 8,64 D. 4,82 và 5,98
Bài tập 2: 
 Trung bình cộng của hai số là 66. Tìm hai số đó, biết rằng hiệu của chúng là 18.
Bài tập3:
Đặt tính rồi tính:
a) 24,206 + 38,497 b) 85,34 – 46,29
c) 40,5 5,3 d) 28,32 : 16
Bài tập4: (HSKG)
Một người bán số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 13,5 kg. Trong đó số gạo tẻ bằng số gạo nếp. Tính số kg gạo mỗi loại?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
a) Khoanh vào C
b) Khoanh vào D
c) Khoanh vào B
 Lời giải : 
Tổng của hai số đó là:
 66 2 =132
Ta có sơ đồ:
18
132
Số bé 
Số lớn
Số bé là: (132 – 18) : 2 = 57
Số lớn là: 132 – 57 = 75
 Đáp số: 57 và 75
Đáp số:
a) 62,703 b) 39,05
c) 214,65 d) 1,77
Lời giải: Ta có sơ đồ:
Gạo tẻ
Gạo nếp	 13,5kg
Gạo nếp có số kg là:
 13,5 : (8 – 3) 3 = 8,1 (kg)
Gạo tẻ có số kg là:
 13,5 + 8,1 = 21,6 (kg)
 Đáp số: 8,1 kg; 21,6 kg
- HS chuẩn bị bài sau.
 Đã duyệt, ngày 3 – 5 – 2010
 Trần Thị Thoan
TUẦN 35
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
ÔN TẬP VỀ VỐN TỪ : QUYỀN VÀ BỔN PHẬN.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về quyền và bổ phận.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
hoàn chỉnh. 
Bài tập 1 :Tìm từ:
a/ Chứa tiếng “quyền” mà nghĩa của tiếng quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
b/Chứa tiếng “quyền” mà nghĩa của tiếng quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
Bài tập 2:
a/ Bổn phận là gì?
b/ Tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
c/ Đặt câu với từ bổn phận.
Bài tập 3: 
H: Viết đoạn văn ngắn trong đó có câu em vừa đặt ở bài tập 2.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm
a/ Quyền lợi, nhân quyền.
b/ Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
Bài làm
a/Bổn phận là phần việc phải lo liệu, phải làm theo đạo lí thông thường.
b/ Từ đồng nghĩa với từ bổn phận là: Nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
c/ Đặt câu:
Bổn phận làm con là phải biết hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
Bài làm:
 Gia đình hạnh phúc là gia đình sống hòa thuận. Anh em yêu thương, quan tâm đến nhau. Cha mẹ luôn chăm lo dạy bảo khuyên nhủ, động viên các con trong cuộc sống. Còn bổn phận làm con là phải biết hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về kĩ thuật tính toán các phép tính, giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 7dm2 8cm2 = ....cm2
A. 78 B.780 
C. 708 D. 7080
b) Hỗn số viết vào 3m219cm2 =...m2 là:
A. B. 
C. D. 
c) Phân số được viết thành phân số thập phân là:
A. B. C. D. 
Bài tập 2: Tính:
a) 
b) 
Bài tập3:
Mua 3 quyển vở hết 9600 đồng. Hỏi mua 5 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài tập4: (HSKG)
Một đoàn xe ô tô vận chuyển 145 tấn hàng vào kho. Lần đầu có 12 xe chở được 60 tấn hàng. Hỏi cần bao nhiêu xe ô tô như thế để chở hết số hàng còn lại?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
a) Khoanh vào C
b) Khoanh vào B
c) Khoanh vào C
 Lời giải : 
a) = 
b) = 
Lời giải : 
Mua 1 quyển vở hết số tiền là:
 9600 : 3 = 3200 (đồng)
Mua 5 quyển vở như thế hết số tiền là:
3200 5 = 16000 (đồng)
 Đáp số: 16000 đồng.
Lời giải : 
Một xe chở được số tấn hàng là:
 60 : 12 = 5 (tấn)
Số tấn hàng còn lại phải chở là:
 145 – 60 = 85 (tấn)
Cần số xe ô tô như thế để chở hết số hàng còn lại là:
 85 : 5 = 17 (xe)
 Đáp số: 17 xe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về các chủ đề và cách nối các vế câu ghép .
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
 Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau:
a/ Tuy trời mưa to ...
b/ ... thì cô giáo phê bình đấy.
c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay... 
Bài tập 2: 
 Tìm những từ ngữ có tác dụng liên kết điền vào chỗ trống trong ví dụ sau:
 “...Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt ... ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ. ... sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động”.
Bài tập 3:
 Đặt 3 câu ghép có cặp quan hệ từ: a)Tuynhưng; 
b)Nếuthì; 
c)Vìnên; 
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo phê bình đấy.
c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay thì mình chép bài hộ bạn.
Bài làm:
 “...Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt và ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ. Nhưng sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động”.
Bài làm:
a/ Tuy nhà bạn Lan ở xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn.
b/ Nếu trời nắng thì chúng em sẽ đi cắm trại.
c/ Vì trời mưa to nên trận đấu bóng phải hoãn lại.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về các dạng toán đã học.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 28m 5mm = ...m
A. 285 B.28,5 
C. 28,05 D. 28,005
b) 6m2 318dm2 = ....dm2
A.6,318 B.9,18 
C.63,18 D. 918
c) Một con chim sẻ nặng 80 gam, một con đại bàng nặng 96kg. Con đại bàng nặng gấp con chim sẻ số lần là:
A.900 lần B. 1000 lần 
C. 1100 lần D. 1200 lần
Bài tập 2: 
 Cô Mai mang một bao đường đi bán. Cô đã bán đi số đường đó, như vậy bao đường còn lại 36 kg. Hỏi bao đường lúc đầu nặng bao nhiêu kg?
Bài tập3:
Điền dấu ;=
a) 3m2 5dm2 ....350dm2
b) 2 giờ 15 phút ..... 2,25 giờ
c) 4m3 30cm3 ......400030cm3
Bài tập4: (HSKG)
Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 180 viên gạch vuông có cạnh 50 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu m2, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
a) Khoanh vào D
b) Khoanh vào B
c) Khoanh vào D
 Lời giải : 
Phân số chỉ số kg đường còn lại là:
 - = (số đường)
Như vậy 36 kg đường tương đương với số đường.
Bao đường lúc đầu nặng nặng kg là:
 36 : 2 5 = 90 (kg)
 Đáp số: 90 kg
Lời giải: 
a) 3m2 5dm2 ..<.. 350dm2
 (305 dm2)
b) 2 giờ 15 phút ..=... 2,25 giờ
 (2,25 giờ)
c) 4m3 30cm3 ..>....400030cm3
 (4000030cm3)
Lời giải
 Diện tích một viên gạch là:
 50 50 = 2500 (cm2)
Diện tích căn phòng đó là:
 2500 180 =450000 (cm2)
 = 45m2
 Đáp số: 45m2
- HS chuẩn bị bài sau.
 Đã duyệt, ngày 10 – 5 – 2010
 Trần Thị Thoan

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 BUOI 2 HOC KY 2.doc