Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Tăng Thị Thu Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Tăng Thị Thu Hương

B . Bài mới: - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm và giới thiệu bài học của tiết học.

 - Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- 1 HS đọc cả bài.

- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp.

* GV ghi một số từ phiên âm để hướng dẫn HS luyện đọc.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

b) Tìm hiểu bài:

_ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đán cá heo đối vơi nghệ sĩ A-ri-ôn?

- Em có biết ý nghĩa của câu chuyện này là thế nào không?

c) Đọc diễn cảm:

- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 4.

- Thi đọc diễn cảm.

* GV nhận xét.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Lần 1: 4 HS đọc, sửa lỗi phát âm.

- Lần 2: 4 HS đọc, giải thích 1 số từ.

- HS đọc đoạn 1, trả lời.

- Đọc đoạn 2, trả lời (Đàn cá heo vây quang tàu nghe ông hát và đã cứu ông thoát nạn)

- (Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ)

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- 4 HS đọc lần 2, nêu cách đọc đoạn.

- 4 HS đọc lần 2.

- Luyện đọc diễn cảm: 4 em đọc.

- Thi đọc diễn cảm: 3 HS.

- HS khác nhận xét, bình chọn HS đọc tốt.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Tăng Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 
Toán 
Tiết 31: Luyện tập chung (tr.32)
i. mục tiêu: Biết - Mối quan hệ giữa: 1 và ; giữavà; giữa và; 
-Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số 
- Giải toán có lời văn liên quan đến số trung bình cộng.
- HS hoàn thành các bài 1,2,3.
*HSKG làm thêm bài 4
II. hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: - HS giải bài 3 trang 32. 
 B, Bài mới -
Bài 1: GV hỏi, HS trả lời.
-HSKG giải thích cách làm
* GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Tìm x : 
- GV hỏi HSTB về cách làm.
-HSKG tự làm
* GV chốt kiến thức
Bài 3: HSTB đọc đề bài và phân tích đề.
GV gợi ý HS tìm cách làm
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng
- GV chấm 1 số bài, sau đó nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: Cho HS khá giỏi làm nếu còn thời gian, HS đại trà làm khi tự học.
- HS trả lời miệng.
- HS làm vở, 2 em chữa bài.
- HS nhận xét bài của bạn.
Đáp số: 
- HS đọc và phân tích yêu cầu
- HS nêu ý kiến về cách tìm số trung bình cộng.
-HS làm vở, 1 HS chữa bài
Đáp số: bể nước.
* HS khá giỏi làm nếu đã làm xong bài 3.
 Đáp số: 6 m.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: Xem lại về phân số thập phân.
Tập đọc
 Những người bạn tốt (tr.64)
I. Mục tiêu -Bước đầu đọc diễm cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS đọc phân vai câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
 - Trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
B . Bài mới: - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm và giới thiệu bài học của tiết học.
 - Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp.
* GV ghi một số từ phiên âm để hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
_ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đán cá heo đối vơi nghệ sĩ A-ri-ôn?
- Em có biết ý nghĩa của câu chuyện này là thế nào không?
c) Đọc diễn cảm: 
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 4.
- Thi đọc diễn cảm.
* GV nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lần 1: 4 HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Lần 2: 4 HS đọc, giải thích 1 số từ.
- HS đọc đoạn 1, trả lời.
- Đọc đoạn 2, trả lời (Đàn cá heo vây quang tàu nghe ông hát và đã cứu ông thoát nạn)
- (Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ)
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- 4 HS đọc lần 2, nêu cách đọc đoạn.
- 4 HS đọc lần 2.
- Luyện đọc diễn cảm: 4 em đọc.
- Thi đọc diễn cảm: 3 HS. 
- HS khác nhận xét, bình chọn HS đọc tốt.
3. Củng cố: - 1HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
 - GVnhận xét tiết học, khen ngợi những em học tốt, có tiến bộ.
 - Dặn HS chuẩn bị bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (tr16)
 I- Mục tiêu: - Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lâp Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
II- Đồ dùng dạy học: Chân dung lãnh tụ Nguyễn ái Quốc .
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ - Nêu nội dung bài học trước
B.Bài mới:
a/ Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng Sản.
- GV nêu yêu cầu : thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào với CMVN ?
+Tinh hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì ?
+ Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất ? vì sao?
- HS thảo luận đại diện nhóm nêu ý kiến .
-GV bổ sung và kết luận về ND của hoạt độ
b/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-GV nêu câu hỏi các nhóm .
+Hội nghị thành lập Đảng được diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?
+Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào ? do ai chủ trì ?
+ Nêu KQ của hội nghị ?
- GV theo dõi bổ sung .
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo kq .
- HS khác theo dõi bổ sung ý kiến.
c, ý nghĩa của việc thành lập ĐCSVN .
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu hs trả lời
+ Sự thống nhất ba tổ chức CS đã đáp ứng yêu cầu gì của CMVN?.
+ Khi có Đảng CMVN phát triển như thế nào?
- GV kết luận.
C. Củng cố , dặn dò :
- HS liên hệ những việc làm của địa phương để kỉ niệm ngaỳ thành lập Đảng .
- GV yêu cầu hs về học thuộc bài .
KHOA HỌC
 Tiết 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết
I. Mục tiêu: Theo chuẩn KT, KN:
 Sau bài học, HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết:
	- Biết tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
	- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết .
	-Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
	- Có ý thức giữ gìn VS môi trường không cho muỗi sinh sản và đốt người
II. Đồ dùng dạy – học : -Thông tin và hình trang 28, 29 SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao khi dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ ?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2 . Giới thiệu bài mới:	
Hoạt động 1: - Thực hành làm bài tập trong SGK
Mục tiêu: 	 - HS nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
	 - HS nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết .
GV giao nhiệm vụ cho HS
Yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm bài tập tr28 .
GV gọi một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
(Đáp án: 1 - b ; 2 - b ; 3 - a ; 4 - b ; 5 - b )
- Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
GV cung cấp thêm: SGV tr62
HS quan sát hình SGK, thảo luận nhóm 
- HS cùng thảo luận, nêu ý kiến.
- HS khác bổ sung dựa vào phần “Bóng đèn toả sáng “
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người
.GV giao nhiệm vụ cho hoc sinh cả lớp quan sát hình 2 ,3, 4 và trả lời các câu hỏi 
- Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
 - Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
HS thảo luận
- HS dựa vào các hình trả lời. 
- Bổ sung.
- Vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Muốn phòng bệnh sốt xuất huyết em cần phải làm gì? 
	- Đánh giá nhận xét giờ học
 - Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
TỰ học *
I, Muc tiêu: - Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng phân số và phân số thập phân. - Luyện viết bài 4
II, Nội dung
a,Môn Toán
- HS hoàn thành các bài tập của buổi sáng và của ngày thứ hai
- GV hướng dẫn HSTB hoàn thành phần còn lại của BT4 trang 32 và BT 3 trang 35
HSKG làm thêm bài :
Bài 1: Hùng mua 16 quyển vở, Dũng mua 9 quyển vở cùng loại và trả ít hơn Hùng 22400 đồng. Hỏi mỗi bạn đã trả hết bao nhiêu tiền mua vở?
(Dạng toán liên quan đến hai hiệu số) 
Đáp số: Hùng :51200 đồng
 Dũng:28800 đồng
Bài 2: Hồng mua 4 bút chì và 8 quyển vở phải trả hết 23600 đồng, Lan mua 4 bút chì và 10 quyển vở phải trả hết 28000 đồng. Hỏi tiền mua 1 bút chì là bao nhiêu? Tiền mua 1 quyển vở là bao nhiêu?
(Dạng toán liên quan đến hai hiệu số) 
 Đáp số: 1 quyển vở: 2200 đồng
 1 bút chì : 1500 đồng 
b, Môn Tiếng Việt 
- Luyện viết bài số 4 trong vở Luyện viết chữ đẹp
*Lưu ý : khoảng cách giữa các chữ và cách đánh dấu thanh .
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp*
Bài 3: An toàn giao thông
Chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông
I/ Mục tiêu :
`- HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn đường đi an toàn .
- HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để phòng tránh tai nạn xảy ra 
- Có ý thức thực hiện luật ATGT.
II/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường 
- HS kể con đường từ nhà đến trường theo sự gợi ý của gv:
? Con đường từ nhà em đến trường đi qua những phố nào, nó có đặc điểm gì? Nó có mấy chỗ giao nhau ? Có biển báo hiệu không ?
Một số HS tả lại con đường mà mình đi qua .
 GV kết luận 
Hoạt động 2:Xác định con đường an toàn đi dến trường 
-GV chia hs làm hai nhóm :nhóm đi bộ ,nhóm đi xe đạp 
 Mỗi nhóm thảo luận đánh giá mức độ an toàn và mức độ không an toàn của đường phố theo bảng kê các tiêu chí 
-GV kết luận :Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi .
Hoạt động 3 : Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT
- GV nêu một số tình huống , HS thảo luận và đưa ra cách giải quyết ?
 GV kết luận (ghi nhớ )
*Củng cố : GV nhận xét tiết học 
- Về nhà học lại nội dung bài và thực hiện theo đúng luật ATGT.
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
luyện từ và câu
Từ nhiều nghĩa (tr.66)
I. mục tiêu
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ) 
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa(BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
*HSKG làm được toàn bộ BT2( mục III)
III. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS lên bảng làm bài tập 2.
 - Những từ thế nào gọi là từ đồng âm?
B. Bài mới:- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
a) Nhận xét: 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- GV nhận xét, nhấn mạnh: các nghĩa đó là nghĩa gốc ban đấu của mỗi từ.
Bài 2: 1 HS đọc nội dung bài tập
- Chúng còn chỉ các bộ phận của cơ thể người nữa không?
* GV chốt: Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai. Ta gọi đó là nghĩa chuyển.
Bài 3: - nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau?
b) Ghi nhớ: SGK
c) Luyện tập:
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc nội dung bài
* GV nhận xét, chốt kiến thức.
Các từ được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
* GV nhận xét, chốt kiến thức.
Lưỡi cuốc, lưỡi dao, lưỡi cày
miệng hũ, miệng chậu
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 số em trả lời miệng.
- HS kh ...  dài 182km. Hỏi ô tô ấy đã tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
Bài 4: Ban chỉ huy một đơn vị bộ đội chuẩn bị lương thực đủ cho 1200 người ăn trong 35 ngày, nhưng sau đó đơn vị có 480 người đến thêm. Hỏi số lương thực đó chỉ đủ dùng trong bao nhiêu ngày mà thôi?
- HS tự làm và chữa bài và trình bày cách làm 
- Nêu thứ tự thực hiện của biểu thức.
- HS tự làm và chữa bài, trình bày cách làm
- HSKG nói rõ áp dụng tính chất nào.
- HS đọc và phân tích đề
- GV hướng dẫn HSTB tóm tắt và xác định dạng toán( quan hệ tỉ lệ dạng 1) và giải toán.
- HSKG tự làm bài và chữa bài.
- Đáp số:36 l 
- HS đọc và phân tích đề
- GV hướng dẫn HSTB tóm tắt và và xác định dạng toán( quan hệ tỉ lệ dạng 2)giải toán.
- HSKG tự làm và chữa bài
Đáp số:25 ngày
B, Củng cố và nhận xét giờ học
Tiếng Việt *
Luyện tập
I,Mục tiêu 
Luyện tập mở rộng vốn từ :Hữu nghị -hợp tác, dùng từ đồng âm để chơi chữ
II, Các họat động dạy học
a, Nội dung: 
Bài 1:Nối từng từ ở ô bên trái với nghĩa thích hợp ở bên phải:
a, Hợp tác
b, Hợp lực
c, Hợp nhất
1.chung sức nhau để làm việc gì
2.hợp lại thành một tổ chức duy nhất
3. cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung
b, Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ ở mục a, đặt câu với chúng.
Bài 2: Cho các câu sau
a, Cho tôi mượn cái ca một tí.
b, Sa uống hết cả ca nước.
c, Lan ca rất hay.
d, Đó là một ca sinh khó.
e, Họ đi làm ca đêm rồi.
- Tìm từ đồng âm và giải nghĩa 
Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm sau:
a, Từ " lồng"
Câu 1:...................................................................
Câu 2:................................................................
b, Từ " kho"
Câu 1:...............................................................
Câu 2:..............................................................
- HS đọc và nêu yêu cầu bài
- Thảo luận nhóm đôi để lựa chọn phương án đúng
- trình bày và nhận xét
- HS tìm và đặt câu 
- NX
- HS giải nghĩa từ "ca"
+ ca 1: đồ vật dùng để đựng nứơc uống
+ ca 2:Lượng chất lỏng được chứa trong một cái ca.
+ ca 3: hát
+ ca 4:trường hợp 
+ ca 5: khoảng thời gian thực hiện một hoạt động nghề nghiệp
-HS đặt câu để phân biệt từ đồng âm 
VD:
a, Nó rất thích cái lồng chim này.
- Con ngựa lồng lên.
b, Mẹ em kho cá rất ngon.
- Chị ấy cất hàng hoá vào kho.
b,Củng cố, nhận xét :
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2009
toán 
Tiết 35: Luyện tập (tr.38)
i.mục tiêu : Biết - Chuyển một PSTP thành hỗn số 
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. 
- HS làm xong bài1, 2 (3 phân số thứ 2,3,4) ,3, tiếp tục hoàn thành cỏc bài cũn lại 
ii.hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Viết một số thập phân và nêu giá trị các chữ số trong từng hàng của số đó.
 B. Bài mới:
Bài 1: HSTB đọc và nêu yêu cầu bài
a, Chuyển các PSTP thành hỗn số
GV làm mẫu 
 b.HSTB đọc và nêu yêu cầu (Chuyển các hỗn số trên thành STP)
*Chốt lại:Cách chuyển từ PSTP thành STP
Bài 2:HSTB đọc và nêu yêu cầu bài
(Chuyển các PSTP thành STP)
áp dụng hai bước làm ở BT1
 - Gọi HSTB làm bảng và trình bày cách làm
- HS tự làm vở 
Bài 3: HSTB đọc và nêu yêu cầu (Viết số thích hợp) 
-HSKG trình bày cách làm mẫu
*Chốt lại: Chuyển số đo độ dài viết dưới dạng STP à số đo độ dài viết dưới dạng HSàsố đo độ dài có tên hai đơn vị đo àsố đo độ dài có tên một đơn vị đo 
-HSKG nhận xét về sự thay đổi về vị trí dấu phẩy khi chuyển từ đơn vị đo này sang đơn vị đo khác từ đó rút ra cách làm nhanh
Bài 4: Dành cho HSKG làm nếu còn thời gian.
*Chốt lại: PS à PSTP à STP
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
- HS dựa vào mẫu làm nháp 
- Làm bài vào vở nháp 
- HS tự làm ,2 học sinh lên bảng 
- Đọc đề bài và nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở ,1 học sinh lên bảng 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Quan sát mẫu và làm bài vào nháp và chữa bài
--
- Tự đọc đề bài và phân tích
- Làm bài vào nháp
- Chữa và trình bày cách làm
C. Củng cố, dặn dò: 
- Cách chuyển một PS hoặc một PSTP thành STP.
tập làm văn
Luyện tập tả cảnh (tr 74)
	Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
I. mục tiêu
- Biết chuyển một phần dàn ý( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
**-Thông qua bài tập ngữ liệu (Vịnh Hạ Long) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường tự nhiên, qua đó nhằm giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II- Chuẩn bị	Dàn ý bài văn.	
II. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn? Đọc đoạn văn hòan chỉnh(BT3/72)
 B. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2- Luyện tập
- Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý
- Gọi HS đọc lại vài văn Vịnh Hạ Long
- Một vài hs nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh
- Gợi ý: + phần thân bài có thể có nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đăc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn 1 phần tiêu biểu thuộc thân bài
 + Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- HS viết bài vào vở.
- Gọi 1 số hs đọc bài làm. Lớp theo dõi, nhận xét
C- Củng cố, dặn dò
	Tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương.
kể chuyện
Cây cỏ nước Nam (tr.68)
I. mục tiêu - Dựa vào tranh minh hoạ(SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
* Kể được cả cõu chuyện cú sức hấp dẫn.
- **Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa truyện trong SGK.
 - ảnh hoặc vật thật những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo...
III. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết trước.
B. Bài mới: - Giới thiệu bài:
 - Em có biết Tuệ Tĩnh là ai không?
* GV dẫn dắt HS vào câu chuyện sao cho nhẹ nhàng, gợi sự chú ý của HS.
 - GV kể chuyện: 
 + GV kể lần 1: kể chậm rãi, rõ ràng, từ tốn.
 + GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh họa, kết hợp giải nghĩa những từ ngữ khó. GV viết bảng tên một số cây thuốc, đưa ra tranh ảnh về các cây thuốc để giúp HS nhận dạng được một số cây thuốc quý của nước ta.
 - Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
 + 1 HS đọc to yêu cầu của tiết kể chuyện.
 + GV lưu ý HS không cần kể đúng nguyên văn, chỉ cần kể được cốt chuyện và những chi tiết tiêu biểu.
 + HS kể chuyện theo nhóm, mỗi nhóm 2 đến 3 em, mỗi em kể theo 2 hoặc 3 tranh minh họa ( chú ý giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn).
 + Thi kể chuyện theo tranh: GV gọi 2 hặc 3 HS lên bảng chỉ tranh và kể lại câu chuyện (mỗi em kể lại theo 2 hoặc 3 bức tranh)
 + Thi kể toàn chuyện: 2 HS kể. 
 - HS kể xong, GV cho các em hỏi, thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp nhận xét, bình chọn HS kể hay nhất, có câu hỏi hoặc câu trả lời hay nhất.
* GV nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
C. Củng cố: Nhận xét tiết học 
 - GV nhận xét tiết học, khen những HS kể chuyện hay, lời kể hấp dẫn,có tiến bộ.
 - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe; tìm và đọc một câu chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên để cùng các bạn thi kể chuyện trước lớp vào tiết học sau.
KHOA HỌC
Tiết 14: Phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu: Theo chuẩn KT, KN Sau bài học học sinh biết:
 - Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
 - Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để cho muỗi đốt.
 **- Có ý thức giữ VS môi trường xung quanh nhà ở, trường và lớp học ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 30, 31 SGK. - Bảng con , phấn .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
 1. Kiểm tra bài cũ: Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ? nêu cách phòng ? 
 2. Bài mới: 
 Hoạt động1:
Trò chơi "ai nhanh , ai đúng?"
* Mục tiêu:
- Học sinh nêu được tác nhân đường lây truyền của bệnh viêm não.
- Học sinh nhận ra được sự hiểm của bệnh viêm não.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong. GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
 GV kết luận: 
 Hoạt động 2:
Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Biết thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. 
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. 
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói về nội dung của từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não?
Bước 2:
GV yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi:
Chúng ta có thể làm gì để phòng trống bệnh viêm não?
(phần này giáo viên gợi ý để các em liên hệ cho sát thực tế ở địa phương)
GV kết luận:
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV. 
- Học sinh chỉ nêu nội dung 
- Học sinh giải thích
- Học sinh trả lời :
Giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày
 3. Củng cố, dặn dò: - Về thực hiện những điều đã học. 
TỰ học *
I, Mục tiêu:
- củng cố kĩ năng viết phân số thập phân thành số thập phân và ngược lại
- rốn kĩ năng viết đỳng, viết đẹp : luyện viết bài 5
II, Nội dung:
a, Môn Toán
- GV giúp HSTB hoàn thành một số bài tập trong SGK BT3 trang 37, BT 3 trang trang 38và BT 4 trang 39
- HSKG làm thêm bài:
Bài 1: Trên một đoạn đường dài 780m, người ta trồng cây hai bên đường, cứ cách 30 m thì trồng 1 cây. Hỏi người ta đã trồng tất cả bao nhiêu cây biết rằng hai đầu đường đều có trồng cây.
Hướng dẫn: Đối với trường hợp hai đầu đường có trồng cây ta có công thức
Số cây = Số khoảng cách + 1
Bài giải
Số cây ở một bên đường là
780 : 30 + 1 = 27 ( cây)
Số cây ở hai bên đường là :
27x2 = 54( cây )
 Đáp số : 54 cây
b, Môn Tiếng Việt
- Luyện viết bài 5: Chỳ ý viết đỳng kỹ thuật, GV chỳ ý uốn nắn cho HS
* Củng cố : Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(3).doc