Giáo án Luyện từ và câu 4 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Luyện từ và câu 4 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Luyện từ và câu

cấu tạo của tiếng

I - Mục tiêu:

 1- Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu – vần – thanh.

 2- Học sinh nhận diện các bộ phận của tiếng từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung, vần trong thơ nói riêng.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần

 - Bộ chữ cái ghép tiếng.

 - Phấn màu.

III- Hoạt động dạy – học chủ yếu.

A. Mở đầu

Giáo viên giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình phần luyện từ và câu ở lớp 4.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Phần nhận xét:

 Bầu ơi thưong lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

* Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong hai câu thơ trên.

* Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng “Bầu”

Bờ - âu – bâu – huyền – bầu

Bờ (đỏ)-âu (xanh)-huyền ( vàng)

* Yêu cầu 3; Phân tích cấu tạo của tiếng “ bầu”

Tiếng bầu gồm 3phần:b(âm đầu)-âu(:vần)-\( thanh)

 

doc 128 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
cấu tạo của tiếng
I - Mục tiêu:
 1- Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu – vần – thanh.
 2- Học sinh nhận diện các bộ phận của tiếng từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung, vần trong thơ nói riêng.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần
 - Bộ chữ cái ghép tiếng.
 - Phấn màu.
III- Hoạt động dạy – học chủ yếu.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
30’
3’
A. Mở đầu
Giáo viên giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình phần luyện từ và câu ở lớp 4.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét:
 Bầu ơi thưong lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
* Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong hai câu thơ trên.
* Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng “Bầu”
Bờ - âu – bâu – huyền – bầu
Bờ (đỏ)-âu (xanh)-huyền ( vàng)
* Yêu cầu 3; Phân tích cấu tạo của tiếng “ bầu”
Tiếng bầu gồm 3phần:b(âm đầu)-âu(:vần)-\( thanh)
* Yêu cầu4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
ơi
thương
_
th
ơi
ương
ngang
ngang
* Yêu cầu 5: Rút ra nhận xét về cấu tạo của tiếng.
- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- Bộ phận nào bắt buộc phải có mặt ? Bộ phận nào không bắt buộc phải có mặt?
* Lưu ý:
Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
3. Phần ghi nhớ SGK
 - GV giải tích qua sơ đồ cấu tạo tiếng.
nhớ:SGK
4. Phần luyện tập
* Bài tập 1:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Nhiễu 
điều 
Nh
đ
iêu
iêu
ngã
huyền
* Bài tập 2:
 Để nguyên , lấp lánh trên trời
 Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày
 ( là chữ “ sao”)
C . Củng cố, dặn dò
-Nêu cấu tạo của tiếng ?
- GV nhận xét tiết học
- Tất cả HS đếm thầm 
- 1 HS làm mẫu ( đếm thành tiếng từng dòng, vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn)
- Cả lớp đánh vần thành tiếng.
- 1 HS làm mẫu đánh vần thành tiếng.
- 1 HS khác đánh vần lại. 
- HS trao đổi nhóm đôi
- 2 HS trình bày vừa nói vừa chỉ vào dòng chữ ở yêu cầu 
- HS làm việc nhóm 3: Mỗi nhóm phân tích 2 tiếng điền vào bảng.
- Đại diện nhóm lên chữa bài
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 số HS trả lời
- HS trả lời
- HS cả lớp đọc thầm phần ghi nhớ
- 3 – 4 HS lần lượt đọc “ 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. - Xong, mỗi bàn cử 1 đại diện lên bảng chữa bài ( GV kẻ sẵn).
 - HS khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu BT 2
- HS trao đổi nhóm đôi để giải đố dựa vào tranh minh họa SGK.
 - HS trả lời – nhận xét 
-2HS nêu 
Thứ. ..ngày tháng .năm.
Luyện từ và câu
luyện tập về cấu tạo của tiếng
I - Mục tiêu:
 1. Học sinh luyện tập phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu thơ và văn vần nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
 2- Học sinh hiểu thế nào là hai tiếng vần với nhau trong một bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần
 - Bộ xếp chữ
 - Phấn màu.
III- Hoạt động dạy -học chủ yếu.
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách.(Bảng phụ)
Tiếng Âm đầu Vần Thanh
 Lá l a sắc
Lành l anh huyền
Đùm đ um huyền 
Lá l a sắc
Rách r ach sắc
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài tập 1: 
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao.
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Tiếng Âm đầu Vần Thanh
-Nêu lại cấu tạo của tiếng 
* Bài tập 2 
Hai tiếng vần với nhau trong 2 câu trên là: Ngoài - hoài ( Có vần giống nhau là oai).
* Bài tập 3:
- Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ: loắt - choắt
Xinh xinh - nghênh nghênh
- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn 
 loắt - choắt
- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn,
 Xinh xinh - nghênh nghênh
*Bài tập 4: 
 Hai tiếng vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau ( giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn).
*Bài tập 5:
- GV hướng dẫn HS
( Chữ “ bút” bớt đầu là chữ “ út” , đầu đuôi bỏ hết là “ ú “
C. Củng cố, dặn dò
- Cấu tạo tiếng- Mỗi tiếng ít nhất phải có âm, thanh nào ? Ví dụ? 
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS làm bài trên bảng 
Dưới lớp HS làm nháp
- HS nhận xét bài trên bảng
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm việc nhóm đôi 
 ( điền vào sơ đồ )
-Thi đua giữa các nhóm.
- 2 nhóm HS trình bày
- 1 HS đọc yêu cầu
-HS suy nghĩ trả lời 
- HS khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo từng bàn 
- HS cả lớp chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi qua phần BT vừa làm.
-HS trả lời – nhận xét 
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy, nộp ngay cho GV khi xong.
-HS giảI thích cách đoán của mình 
- 1 số HS nhắc lại cấu tạo của tiếng.
- HS trả lời
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết
I.Mục tiêu
HS hệ thống hóa được những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân. Từ đó biết cách dùng các từ ngữ đó.
Mở rộng thêm vốn từ về lòng nhân hậu, đoàn kết. Luyện cách sử dụng các từ ngữ đó. 
II.Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ kẻ sẵn các cột A, B, C, D 
III.Hoạt động dạy học chủ yếu 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
30’
A. Kiểm trabài cũ
*Viết những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần:
có một âm ( bà, mẹ, cô, dì... ) 
có hai âm ( bác, cháu, ông... ) 
-GV nhận xét, cho điểm 
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài -GVgiới thiệu, ghi tên bài 
 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu -đoàn kết 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 *Bài tập 1 
 -Lưu ý: 3 bài tập đọc đã học là: 
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 bài ) 
 Lòng thương người của Hồ Chủ Tịch. 
 A
M: lòng yêu thương
 B 
M:độc ác
 C 
M: giúp
 D 
M:ứchiếp
-Tình thương yêu
-đau xót
-lòng yêu mến
-Hung dữ
-nặc nô
- bênh vực
-bắt trả nợ
- đánh
- đe ăn thịt
- ăn hiếp
-GV hướng dẫn HS giảI nghĩa 1số từ khó 
*Bài tập 2: 
- Tiếng “ nhân” có nghĩa là “ người”: 
 Nhân dân, công nhân, nhân loại, 
-Tiếng “nhân” có nghĩa là “ lòng thương người”: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. 
 *Bài tập 3: 
 VD : Anh ấy là một công nhân lành nghề.
 Bà là người rất nhân hậu. 
 *Bài tập 4:
 - ở hiền gặp lành : khuyên người ta sống hiền lành, không làm điều ác thì sẽ gặp điều tốt.
 - Trâu buộc ghét trâu ăn: chê trách người có tính xấu, hay ghen tị khi người khác được may mắn, hạnh phúc. 
 - Một cây làm ...... hòn núi cao: khuyên con người sống đoàn kết, gắn bó...
-Hãy nêu tình huống sử dụng các câu thành ngữ ,tục ngữ trên 
C. Củng cố, dặn dò
-Nêu lại nội dung bài học ?
GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau “ Dấu hai chấm”
-2HS viết trên bảng 
- Cả lớp viết nháp 
- HS nhận xét 
-1HS đọc yêu cầu 
 -HS kẻ bảng( như bên) và làm cá nhân 
 -2HS lên bảng điền vào bảng phụ ( mỗi HS 2cột)
 - HS chữa chung cả lớp
1 HS đọc yêu cầu
HS trao đổi theo nhóm
-Các nhóm trình bày 
-Nhận xét bổ sung
HS tự tìm thêm từ cho mỗi nhóm 
1HS đọc yêu cầu 
Mỗi HS tự đặt câu với 1từ ở nhóm a, 1câu với 1 từ ở nhóm b 
HS tiếp nối nhau đọc các câu đã đặt 
HS và GV nhận xét 
1 HS đọc yêu cầu 
Các nhóm trao đổi 
Mỗi nhóm nêu nội dung từng câu 
HS và GV nhận xét. GV chốt lại. 
-HS nêu –nhận xét 
-2 HS nêu 
Thứ. ..ngày .tháng ..năm.
Luyện từ và câu
Dấu hai chấm
I. Mục tiêu:
HS biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
HS biết sử dụng dấu hai chấm khi viết bài văn, thơ. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp ghi sẵn nội dung ghi nhớ. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
TG
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
30’
3’
A. Kiểm tra bài cũ
 *Đặt 1 câu với một từ trong nhóm( nhân dân , công nhân, nhân loại, nhân từ )
 * Đặt 1 câu với một từ trong nhóm(nhân hậu , nhân ái, nhân đức, nhân từ )
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 
2. Phần nhận xét
Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
Câu b: dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn, dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy.
* Vậy dấu hai chấm có tác dụng gì ?được dùng như thế nào ?
3 Ghi nhớ SGK
4. Phần luyện tập
*Bài tập 1 : 
Đọc yêu cầu của bài ?
a/ Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng giải thích, báo hiệu phần đi sau – giải thích đầu đuôi câu chuyện là thế nào.
 - Dấu hai chấm thứ hai ( phối hợp dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là lời nói của Tu Hú.
b/ Dấu hai chấm có tác dụng giải thích- phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì. 
- GV chốt lại
*Bài 2 
- Đọc yêu cầu của bài
 GV nhấn mạnh lại . 
 - Viết một đoạn trong truyện “ Nàng tiên ốc” trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm( dùng để giải thích, dùng để dẫn lời nhân vật)
C. Củng cố- dặn dò 
- Đọc lại nội dung ghi nhớ 
- Nêu sự khác nhau giữa dấu chấm và dấu hai chấm 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Từ đơn- Từ phức
- 4 HS lên bảng, mỗi HS đặt một câu với một từ ở mỗi nhóm
- HS nhận xét
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài ( mỗi HS đọc một phần
HS trao đổi nhóm đôi 
1 số HS trả lời 
-GV chốt lại
-HS trả lời
-2,3HS đọc ghi nhớ
- 2HS 
– Cả lớp đọc thầm 
- HS trao đổi nhóm đôi về tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu. 
- 2 HS trình bày.
- HS khác nhận xét
- 1HS đọc 
- HS viết đoạn văn vào nháp 
- 1 vài HS đọc đoạn viết của mình trước lớp 
- GV và HS nhận xét
2 HS 
1 HS nêu
Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức
I. Mục tiêu:
 1- HS hiểu và nhận biết được sự khác nhau giữa tiếng và từ.
 2- Hiểu và nhận biết được từ đơn và từ phức.
 3- Bước đầu làm quen với từ điển, bước đầu biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ và nội dung bài tập 1
 - 4- 5 tờ giấy khổ to viết sẵn câu hỏi phần nhận xét trong bài.
 - Từ điển Tiếng Việt hoặc từ điển HS. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Dấu hai chấm có tác dụng gì và được dùng như thế nào?
- Chữa BT1- tr 24- SGK 
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
*Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu vầu tiết học 
1- Phần nhận xét
Câu sau có 14 từ: Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/, lại/ có/ chí/ học hành/, nhiều/ năm/ liền/ , Hanh/ là / học sinh/ tiên tiến.
*ý 1:
- Từ chỉ gồm 1 tiếng( từ đơn): N ... cho trong ngoặc đơn thành 4 nhóm:
Những từ trong đó có tiếng quan có nghĩa là “ quan lại”: Quan quân
Những từ trong đó có tiếng quan có nghĩa là “ nhìn, xem”: lạc quan
Những từ trong đó có tiếng quan có nghĩa là “ cần thiết”: quan trọng
Những từ trong đó có tiếng quan có nghĩa là “ liên hệ, gắn bó”: quan hệ, quan tâm
*Bài 4: Các câu thành ngữ khuyên ta điều gì?
a) Sông có khúc, người có lúc.
+ Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,; con người có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.
+ Lời khuyên: Gặp khó khăn không nên buồn phiền, nản chí.
b) Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
 + Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ.
 + Lời khuyên: Nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
C. Củng cố dặn dò
-nêu lại nội dung bài 
- GVnhận xét giờ học.
- BTVN: làm lại bài 1; 3 vào vở.
- 1 HS trrả lời câu hỏi.
? 3 HS chữa BT 1,2,3 phần luyện tập của tiết trước.
- HS đổi vở chữa bài.
HS đọc yêu cầu BT 1
Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài theo nhóm5, thảo luận và đánh dấu x vào đúng ô mình chọn = bút chì trong sách. 
1 HS lên bảng phụ để chữa bài. 
- Học sinh các nhóm khác nhận xét.
- 2 HS đọc lại kết quả bài 1.
- HS nối nhau đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm lại.
HS trao đổi theo nhóm đôi.
HS đại diện nhóm đọc kết quả.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đặt câu với 1 số từ.
-2 Học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu. Học sinh cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc theo nhóm 5
đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, chốt lại. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 4.
- Cả lớp đọc thầm và làm việc cá nhân
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại và ghi bảng.
- HS nhắc lại.
Thứ. ..ngày .tháng ..năm.
Luyện từ và câu 
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích.
 - Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Biết thêm TN chỉ mục đích cho câu.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng ghi sẵn : 
Nội dung cần ghi nhớ trong bài
Nội dung bài tập 1(phần luyện tập).
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
5’
32’
3’
A. Kiểm tra:
Bài tập 2,3,4 SGK, Tiết luyện từ và câu trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV nói với HS về yêu cầu cần đạt được của tiết học: giúp Hs hiểu được tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích, từ đó nhận biết được TN chỉ mục đích trong câu.
2. Phần nhận xét:
a. Yêu cầu 1:
TN được gạch chân - Để dẹp nỗi bực mình - trong mẩu chuyện Con cáo và chùm nho bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
- GV giải thích thêm với các em về yêu cầu của bài : TN chỉ mục đích thường bắt đầu bằng các từ để, nhằm, vì
b. Yêu cầu 2:
VD:
- Em học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng. --> Em học hành chăm chỉ để làm gì?
- Để mẹ đỡ vất vả , em luôn tranh thủ làm đỡ mẹ việc nhà. --> Em tranh thủ làm đỡ mẹ việc nhà để làm gì?
- Nhằm phòng ngừa tệ nạn ma túy, đội thanh niên đã xuống từng xã tuyên truyền chống ma túy. --> Đội thanh niên đã xuống từng xã tuyên truyền chống ma túy nhằm mục đích gì?
- Các thầy cô làm tất cả mọi việc vì học sinh thân yêu. --> Các thầy cô làm tất cả mọi việc vì ai?
 TN chỉ mục đích bổ sung ý nghĩa gì cho câu?(TN chỉ mục đích bổ sung ý nghĩa chỉ mục đích cho câu. Nó nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu).
3. Phần ghi nhớ:SGK
4. Luyên tập:
Bài tập 1:
Lời giải:
a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về bản. 
b. Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động. 
Bài tập 2:
VD:
a. Để lấy nước tưới cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương. 
b. Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c) Để thân thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
Bài tập 3:
a. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b. Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
C. Củng cố ,dặn dò:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- BVN : Làm lại bài 2 
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bộ yêu cầu của bài.
- cả lớp đọc thầm,suy nghĩ , trản lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu 2,3.
- Nhiều HS đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích. Sau đó đặt câu hỏi cho TN chỉ mục đích các em vừa tìm được.
- Gọi HS nhận xét.
- HS tự rút ra ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi các nhóm đọc bài làm.
- Gọi HS nhận xét.
- HS làm vào vở.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày bài làm.
- GV nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
-2HS nêu
 Luyện từ và câu 
 Mở rộng vốn từ: Lạc quan - yêu đời
I - Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Biết đặt câu hỏi với các từ đó
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng viết tóm tắt cách thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
- Phấn màu.
III- Hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
5’
32’
3’
A. Bài cũ
- Đọc nội dung ghi nhớ (SGK T159) + đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Làm lại BT3
- GV nhận xét, cho điểm
Bài mới
1.Giới thiệu bài :GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 
2.Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài tập 1:
H: Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi nào? (... làm gì?)
H: Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi nào? (... cảm thấy thế nào?)
H: Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi nào? (,,, làm người thế nào?)
H: Vậy để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình ta làm phép thử.
VD:- GV đưa ra VD, HS thêm trạng ngữ
+ Bọn trẻ đang làm gì? (... đang vui chơi)
+ Em cảm thấy thế nào? (..... rất vui thích)
+ Chú Ba là người thế nào ? ( .....vui tính )
+ Em cảm thấy thế nào? ( ..... vui vẻ )
 Chú Ba là người thế nào? ( ...... vui vẻ )
Lời giải:
a, Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui
b, Từ chỉ cảm giác: vui sướng, vui thích, vui mừng, vui lòng, vui thú
c, Từ chỉ tính tình: Vui tính, vui nhộn, vui tươi
d, Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: Vui vẻ
Bài tập 2:
Từ mỗi nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó.
H: Khi viết câu em cần chú ý điều gì?
Bài 3:
Thi tìm các từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ.
- GV nhắc các em: Chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười – tả âm thanh ( không tìm các từ miêu tả nụ cười như: cười ruồi, cười hì hì, cười nụ, cười tươi...)
VD: Cười ha hả, cười hì hì, cười hi hí...
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Ghi nhớ những từ tìm được ở bài 3. Về nhà đặt 5 câu với 5 từ tìm được.
- 2HS 
- 1 HS làm bảng
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vở + bảng
- Chữa bài
- GV chốt lại
- HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
-HS chữa bài –nhận xét 
- HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- HS tiếp nối nhau tìm các từ + đặt câu
- HS nhận xét, GV chốt bổ sung thêm 1 số từ các em không tìm được.
Thứ. ..ngày .tháng ..năm.
Luyện từ và câu 
 Thêm vào câu các trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I- Mục tiêu
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện và sự so sánh (trả lời câu hỏi Bằng cái gì ?, Với cái gì ?)..
- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện và chỉ sự so sánh trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng viết sẵn các bài tập 1 (phần luyện tập).
- Tóm tắt nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
5’
32’
3’
A. Kiểm tra bài cũ
 - Bài tập 2, 3 phần luyện tập tiết trước Mở rộngvốn từ: Lạc quan - yêu đời.
+ GV đánh giá, cho điểm.
Nhận xét chung.
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đi sâu tìm hiểu trạng ngữ chỉ phương tiện và chỉ sự so sánh trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
2. Phần nhận xét
a. 
ý 1: Các trạng ngữ đó trả lời câu hỏi bằng cái gì ?, Với cài gì ?
ý 2: cả hai trạng ngữ đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
b. Đặt câu hỏi cho mỗi loại trạng ngữ trên.
 + Câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng cái gì?
+ Câu hỏi cho trạng ngữ chỉ sự so sánh: Như thế nào?
- Có thể thêm vào câu các trạng ngữ chỉ phương tiện và chỉ sự so sánh.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, với và trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì ?, Với cái gì.
- Trạng ngữ chỉ sự so sánh thường mở đầu bằng các từ như, giống như, tựa như và trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
* Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung ý nghĩa gì cho câu? 
*Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi nào?
*Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng những từ nào?
*Trạng ngữ chỉ sự so sánh bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
* Trạng ngữ chỉ sự so sánh trả lời cho câu hỏi nào?
*Trạng ngữ chỉ sự so sánh thường mở đầu bằng những từ nào?
- Ghi nhớ (SGK)
GV giải thích lại bằng những ví dụ 
III. Phần Luyện tập:
 Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện, chỉ sự so sánh trong các câu: 
Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên 
 PT
chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay 
 PT
khéo léo, người họa sĩ dân gian đã tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn về một con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện và một câu có trrạng ngữ chỉ sự so sánh.
+ GV cho điểm đoạn viết hay, có sử dụng đúng trạng ngữ chỉ phương tiện và chỉ sự so sánh.
C. Củng cố, dặn dò
- 1 – 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
- Yêu cầu HS về nhà viết một đoạn văn ngắn về chủ đề Tình yêu cuộc sống, trong đó có ít nhất 1 trạng ngữ chỉ phương tiện, một trạng ngữ chỉ sự so sánh.
+ 2HS. Làm miệng 3 bài tập .
+ HS và GV nhận xét.
+1 HS đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại.
+ Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận đáp án đúng. 
+ HS rút ra từng nội dung phần ghi nhớ trong SGK:
+ 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – các em đánh dấu bộ phận trạng ngữ bằng bút chì vào các câu văn trong SGK.
- Một học sinh lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, 
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân – các em viết bài ra nháp.
+ 3 – 4 HS đọc bài của mình. 
+ Cả lớp nhận xét.
-2 HS nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docltvc ca nam lop4 ckttn.doc