Giáo án Luyện từ và câu 4 - Học kì II - GV: Nguyễn Thị Vũ Tâm - Trường TH số 1 Nhơn Hưng

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Học kì II - GV: Nguyễn Thị Vũ Tâm - Trường TH số 1 Nhơn Hưng

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về câu kể: Ai làm gì ?

 I. MỤC TIÊU:

- Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể ai làm gì? Trong đoạn văn: xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ?

 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bút dạ và 3 tờ giấy trắng để làm bài tập 3 .

- Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp .

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 59 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Học kì II - GV: Nguyễn Thị Vũ Tâm - Trường TH số 1 Nhơn Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về câu kể: Ai làm gì ?
	I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể ai làm gì? Trong đoạn văn: xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bút dạ và 3 tờ giấy trắng để làm bài tập 3 .
- Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Tiết trước học bài gì?
- Gọi một HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở bài tập 3 trả lời câu hỏi của tiết trước 
- GV nhận xét cho điểm 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1’)
* Hướng dẫn luyện tập: (30’)
Bài tập 1: Gọi một HS đọc nội dung bài tập 1. Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ?
GV dán 3 tờ phiếu – Gọi 3 HS lên bảng đánh dấu trước câu kể.
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc thầm từng câu văn, xác định bộ phận chủ ngữ vị ngữ trong mỗi câu tìm được – Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ 
GV dán phiếu lên bảng, mời 3 HS lên xác đinh bộ phận chủ ngữ vị ngữ trong từng câu văn đã viết trên phiếu 
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
GV treo tranh minh hoạ cảnh HS đang làm trực nhật lớp 
GV gợi ý: 
+ Đề bài yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em.
+ Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì?
+ GV phát bút dạ và giấy trắng cho HS viết bài .
+ GV gọi HS dán bài lên bảng, đọc kết quả
+ GV nhận xét – chấm bài khen ngợi và động viên.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở 
- Mở rộng vốn từ: Tài năng
- 1 HS đọc 
- HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn văn trả lời: Cắc câu 3, 4, 5, 7 là câu kể Ai làm gì
3 HS lên bảng đánh dấu trước câu kể.
HS đọc thầm từng câu văn xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ :
Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ // thả câu 
Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
Cá heo // gọi nhau quây quần đến quanh tàu như để chia vui.
- 1 HS đọc 
- HS quan sát tranh 
- HS viết bài 
- HS dán bài lên bảng, đọc kết quả
* Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
	I. MỤC TIÊU:
	1. Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của HS
	2. Cung cấp cho HS một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	-Bút dạ; một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2, 3.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Tiết trước học bài gì?
- Cho HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rỏ câu Ai làm gì? Trong đoạn viết (BT3, tiết trước )
- GV nhận xét cho điểm 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1’)
* Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài tập 1:
- GV gọi 1 HS đọc nội dung BT (đọc cả mẫu)
- GV phát phiếu cho các nhóm 
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm được đúng và nhiều từ)
Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
GV dán lên bảng 3 tờ phiếu phát bút dạ cho các nhóm (chọn 1 nhóm làm trọng tài) mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức. Tổ trọng tài và GV bình chọn nhóm thắng cuộc, tìm được đúng nhiều từ ngữ chỉ tên các môn thể thao .
Bài tập 3 : 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
GV gợi ý: + Người “không ăn không ngủ” được là người như thế nào?
+ “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào ?
+ Người “Ăn được ngủ được“ là người như thế nào?
+ “ Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì?
4. Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ .
- HS đọc đoạn văn
- HS đọc lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng..
- HS trao đổi theo nhóm tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
Các nhóm thi tiếp sức tìm từ ghi vào phiếu trên bảng. Nhóm trọng tài bình chọn nhóm tìm được đúng nhiều từ ngữ chỉ tên các môn thể thao .
- 1 HS đọc
- HS trả lời theo ý của từng em 
+ Nghĩa là ăn được, ngủ được nghĩa là có sức khoẻ tốt, mà có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
*.Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu kể: Ai thế nào?
	I. MỤC TIÊU:
	Nhận diện được câu kể Ai thế nào ? 
	Xác định được bộ phận CN và VN trong câu .
	Biết viết đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào /
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	3 tờ phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT1
	Bút màu cho HS làm trên phiếu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: 4’)
GV kiểm tra 2HS: 1 HS làm lại BT2, 1 HS làm lại BT3 – tiết LTVC trước (MRVT: sức khoẻ).
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của giờ học. (1’)
* Phần nhận xét (14’)
Bài tập 1, 2 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập . Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu trong đoạn văn.
GV gọi Hs phát biểu ý kiến .
GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết sẵn các câu văn ở bài tập 1 lên bảng mời 3 HS có lời giải đúng lên bảng gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong mỗi câu :
Câu1: Bên đường có cây cối xanh um.
Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.
Câu 4: Chúng thật hiền lành .
Câu 6 : Anh trẻ và thật khoẻ mạnh .
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
Yêu cầu Hs suy nghĩ , đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được 
GV chỉ bảng từng câu văn đã viết trên phiếu, mời HS đặt câu hỏi cho từ ngữ vừa tìm được.
Bài tập 4, 5: Gọi HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời 
* Phần ghi nhớ: (4’)
- Gọi 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ 
- GV mời HS cho ví dụ, phân tích một câu kể ai thế nào ?
* Phần luyện tập (12’)
Bài 1: Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1. 
- Yêu cầu cả lớp đọc và trao đổi làm bài: Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN trong từng câu .
GV dán phiếu lên bảng , mời HS lên bảng làm bài, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: GV cho HS làm bài vào vở.
4. Củng cố - dặn dò: (4’)
GV gọi 2 HS đọc lại Ghi nhớ 
GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài em vừa kể về các bạn trong tổ, có dùng câu kể Ai thế nào ?
2 HS lên bảng thực hiện 
1 HS đọc yêu cầu của bài tập,cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn
HS phát biểu ý kiến.
3 HS có lời giải đúng lên bảng gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong mỗi câu :
Câu1: Bên đường có cây cối xanh um.
Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.
Câu 4: Chúng thật hiền lành .
Câu 6 : Anh trẻ và thật khoẻ mạnh .
1 HS đọc yêu cầu của bài .
Yêu cầu HS suy nghĩ, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được 
HS đặt câu hỏi cho từ ngữ vừa tìm được.
- 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ 
HS cho ví dụ, phân tích một câu kể Ai thế nào ?
1 HS đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc và trao đổi làm bài: Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN trong từng câu .
- HS làm bài
2 HS đọc lại Ghi nhớ 
* Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?
	I. MỤC TIÊU:
	1. Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào?
	2. Xác định được bộ phận VN trong các câu kể Ai thế nào? Biết đặt câu đúng mẫu.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Hai tờ phiếu khổ to viết 6 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ở phần nhận xét (viết mỗi câu một dòng) 1 tờ phiếu ghi lời giải câu hỏi 3 .
	- Một tờ phiếu khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ở BT1, phần luyện tập (mỗi câu 1 dòng)
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- GV mời 2 HS đọc 2 đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu Ai thế nào ? 
- GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm trước, các em đã biết: Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Trong bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu kĩ bộ phận VN của kiểu câu này.
2.1 Phần nhận xét : (14’)
Bài tập 1:
Bài tập 2:
GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 6 câu văn mời 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận CN bằng phấn đỏ, bộ phận VN bằng phấn trắng
 Bài tập 3:
Chú ý: Trong đoạn văn trên, các câu hai ông bạn già vẫn trò chuyện ; Thỉnh thoảng, ông // mới đưa ra một nhận xét dè dặt là câu kể Ai làm gì ? 
2.2 Phần Ghi nhớ : (4’)
GV yêu cầu 2,3 HS đọc phần ghi nhớ 
2.3 Phần Luyện tập: (12’)
Bài 1:
Bài 2:
4. Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS làm việc tốt 
Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài học; viết vào vở 5 câu kể Ai thế nào?
2 HS đọc đoạn vă ... êng giấy đã viết sẵn câu chưa hoàn chỉnh 
Bài tập 4: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ tự đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân .
- Cho HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét chung tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ; đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- 1 HS làm lại BT1a ; 1 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian .
- HS đọc yêu cầu cảu BT 1, 2 suy nghĩ , phát biểu.
Vì vắng tiếng cười là trạng ngữ bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân .
- Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười trả lời câu hỏi : Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng ?
- 3 HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc yêu cầu của BT1, suy nghĩ phát biểu ý kiến .
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài làm của bạn .
- 3 HS làm bài trên 3 băng giấy đã viết sẵn câu chưa hoàn chỉnh, cả lớp làm bài vào vở.
Câu a: Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
Câu b: NHờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ .
Câu c: Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập .
- HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ tự đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân .
- HS tiếp nối nhau đọc câu 
* Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời
	I. MỤC TIÊU:
	- Mở rộng về hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán việt.
	- Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- 1 số phiếu học khổ rộng kẻ bảng nội dung các BT1, 2, 3.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước, sau đó đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân .
- GV nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: (1’)
* Bài tập (30’)
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập 
- GV phát phiếu cho HS làm việc theo cặp. Yêu cầu mỗi nhóm làm xong, dán nhanh bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại :
Bài tập 1: 
Câu
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan
x
Chú ấy sống rất lạc quan
x
Lạc quan là liều thuốc bổ 
x
Bài tập 2: Những từ trong đó “lạc” có nghĩa là “vui, mừng”: lạc quan, lạc thú.
Những từ trong đó “lạc” có nghĩa là “rớt lại” “sai” : lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài tập 3: Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại”: quan quân .
Những từ trong đó “quan”có nghĩa là “nhìn, xem”: lạc quan (cái nhìn vui).
Bài tập 4: 
Sông có khúc, người
có lúc 
+ Nghĩa đen: dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, hẹp,  con ngưòi có lúc sướng, lúc khổ. 
+ Lời khuyên : Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí .
Gọi HS khá nêu hoàn cảnh sử dụng của 2 câu tục ngữ .
4. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà HTL 2 câu tục ngữ ở BT4.
- 1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ .
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS làm việc theo cặp . mỗi nhóm làm xong, dán nhanh bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét 
- HS khá nêu hoàn cảnh sử dụng của 2 câu tục ngữ .
* Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
	I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích( trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
	- Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu ; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- 1 số tờ giấy khổ rộng để HS làm BT 2, 3
	- 1 tờ phiếu viết nội dung BT 1, 2 .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- HS làm lại BT 2, 3 tiêùt MRVT: lạc quan, yêu đời.
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: (1’)
* Phần nhận xét (12’)
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT 1, 2
- Cho cả lớp đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Trạng ngữ được in nghiêng trong câu trả lời cho câu hỏi nào ? Nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
GV nhận xét chốt lại: Trạng ngữ được in nghiêng trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu .
Phần Ghi nhớ: (4’)
Gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK.
Phần Luyện tập (14’)
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc nội dung BT làm bài vào vở.
- GV dán tờ phiếu đã viết 3 câu văn, mời 1 HS có lời giải đúng lên bảng làm bài.
Bài tập 2: 
- GV cho thực hiện tương tự bài 1.
Bài tập 3: 
- Gọi 2 đọc nội dung BT3
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đoạn văn trong SGK, đọc thầm từng đoạn văn, suy nghĩ làm bài.
Cho HS phát biểu ý kiến.
GVKL
4. Củng cố - dặn dò: (4’)
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Dặn HS về nhà đặt 3 câu văn có trạng ngữ chỉ mục đích.
- 2 HS , mỗi em làm lại 1 BT
 - 1 HS đọc 
+ Cả lớp đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho, suy nghĩ trả lời:
Trạng ngữ được in nghiêng trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu .
- 2 HS đọc. 
- HS đọc nội dung BT làm bài vào vở.
- 2 HS đọc nội dung BT3
- HS quan sát tranh minh hoạ 2 đoạn văn trong SGK, đọc thầm từng đoạn văn, suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến
- 2 HS nhắc lại 
* Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời
	I. MỤC TIÊU:
	- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
	- Biết đặt câu với các từ đó .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	-1 Số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui 
	- Bảng phụ viết tóm tắt cách thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- HS đọc nội dung ghi nhớ ở tiết LTVC trước. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích .
- GV nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: (1’)
* Bài tập (30’)
Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 
- GV phát phiếu cho HS trao đổi theo từng cặp – các em đọc nội dung bài tập, xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại
- Cho cả lớp nhận xét , GV chốt lại lời giải- ghi bảng :
Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài, nối tiếp nhau đọc câu văn của mình . Cho cả lớp nhận xét.
Bài tập 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT3
- GV nhắc các em chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười - tả âm thanh.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười .
- Cho HS viết từ tìm được vào vở .
4. Củng cố - dặn dò: (4’)
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm đuợc ở BT3 , về nhà đặt câu với 5 từ tìm được.
- HS đọc nội dung ghi nhớ. Đặt câu.
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả .
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS trao đổi làm bài.
* Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
	I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (trả lời câu hỏi (Bằng cái gì? Với cái gì?).
	- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở BT1 (phần nhận xét) 2 câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
	- Hai băng giấy để 2 HS làm BT 2, tranh, ảnh một vài con vật.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- HS làm lại BT3 – Tiết LTVC trước .
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: (1’)
2.1 Phần nhận xét (14’)
- Cho 2 HS nội dung BT1, 2
- Cho HS phát biểu ý kiến.
- GV cho cả lớp nhận xét .
- GV chốt lại lời giải:
* Phần Ghi nhớ : (3’)
- Gọi 2 HS đọc và nhắc lại toàn bộ nội dung phần ghi nhớ trong SGK
* Phần Luyện tập (13’)
Bài 1: 
- Gọi HS đọc nội dung bài tập, suy nghĩ, tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- Cho HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong 2 câu văn đã viết trên bảng lớp .
- Cho Cả lớp nhận xét .
- GV kết luận, chốt lại lời giải.
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát ảnh minh hoạ các con vật trong SGK (lợn, gà, chim) ảnh những con vật khác, viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện .
- Cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn có trạng ngữ chỉ phương tiện .
- Cho cả lớp nhận xét, GV chốt lại 
4. Củng cố, dặn dò: (4’)
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học.
GV nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm lại BT3
 - 2 HS nội dung BT1,2
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét .
- 2 HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc nội dung bài tập, HS làm bài.
- 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong 2 câu văn đã viết trên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát ảnh minh hoạ, viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện .
- HS đọc và nói rõ câu văn nào trong đoạn có trạng ngữ chỉ phương tiện .
- Cả lớp nhận xét
- 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 4 HKII.doc