Giáo án Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng

Giáo án Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng

I.Mục tiêu :

Học sinh phân tích được cấu tạo của tiếng

Nhận biết được cách bắt vần trong thơ

Biết điền các tiếng còn thiếu vào đoạn thơ một cách hợp lý

chính tả:phân biệt an/ang

Tập làm văn :Kể lại câu chuyện băng lời của nhân vật trong chuyện

II.Hoạt động dạy học :

1.Ôn cấu tạo của tiếng :

Học sinh nhắc lại các bộ phận cấu tạo của tiếng

2.Thực hành :

Bài 1.Phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu sau :

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 

doc 5 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 16 tháng 9 năm 2011
Luyện từ và câu :
Cấu tạo của tiếng
I.Mục tiêu :
Học sinh phân tích được cấu tạo của tiếng 
Nhận biết được cách bắt vần trong thơ 
Biết điền các tiếng còn thiếu vào đoạn thơ một cách hợp lý 
chính tả:phân biệt an/ang 
Tập làm văn :Kể lại câu chuyện băng lời của nhân vật trong chuyện
II.Hoạt động dạy học :
1.Ôn cấu tạo của tiếng :
Học sinh nhắc lại các bộ phận cấu tạo của tiếng
2.Thực hành :
Bài 1.Phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu sau : 
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 
Gợi ý :
Tiếng 
 Âm đầu 
 Vần 
 Thanh 
Một 
C
ôt
nặng 
Cây 
C
ây
ngang
Làm 
L
am
huyền 
Chẳng
Ch
ăng
hỏi
Bài 2:Câu : Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu 
 Và nghĩ tới các em"có bao nhiêu tiếng ?
Bài 3:
Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong đoạn thơ sau :
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
 (Việt Bắc -Tố Hữu )
 Bài 4: Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:
So sánh các cặp tiếng ấy xem có cặp vần nào giống nhau hoàn toàn ,cặp vần nào không giống nhau hoàn toàn :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
 ( Lượm -Tố Hữu )
(loắt /Choắt vần giống nhau hoàn toàn )
Bài 5:Tìm 3 tiếng có đủ các bộ phận ,3 tiếng không đủ các bộ phận .
ví dụ : xanh ,em 
Bài 6:Điền âm đầu vào chỗ trống cho đúng vần thơ,ý thơ :
Mẹ già như chuối ba ...ương
Như xôi nếp mật ,như ...ường mía lau
Rồi ra đọc sách cấy ...ày
Mẹ là đất nước tháng ...ày của con
Bài 7:Điền an hoặc angvào chỗ trống cho phù hợp:
A,đngan lá b., dọc ng, sửa s.
Bài 8:Tìm và chép một thành ngữ hoặc tục ngữ có chứa vần an hoặc vần ang
 M:Một miếng xôi làng bằng một sàng xó bếp.
Tập làm văn: Kể lại câu chuyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu bằng lời của chị Nhà Trò
Bài tập về nhà :
Bài 1:Tìm 5 tiếng có âm đầu được viết bằng 3 chữ cái ,5 tiếng có âm đầu được viết ,bằng 2 chữ cái.
Bài 2:Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ dưới đây.Nêu nhận xét về cách bắt vần trong từng cặp tiếng ấy :
Con chim chiền chiện
Bay vút vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
 *****************************
Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2011
Luyện từ và câu :
Mở rộng vốn từ nhân hậu đoàn kết
I.Mục tiêu :
Hệ thống mở rộng vốn từ nhân hậu đoàn kết 
Đặt câu ,viết đoạn văn nói về chủ điểm đó 
Tập làm văn :luyện viết văn kể chuyện 
II.Hoạt độngdạy học :
1.Chữa bài tập về nhà :
2.Bài tập:
Bài 1:Tìm những từ nói về lòng nhân hậu :
ví dụ :Độ lượng 
Bài 2:Cho các từ :Nhân ái ,nhân dân ,nhân hậu ,nhân lực ,nhân loại ,nhân đức,nhân tài ,nhân từ ,nhân quả, nhân tố, nhân vật nguyên nhân.Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm
A,Từ có tiếng nhân có nghĩa là người 
B,Từ có tiếng nhân có nghĩa là Lòng thương người 
C,Từ có tiếng nhân là cái sinh ra kết quả 
Bài 3:Đặt 2 câu với hai từ ở nhóm a và hai câu với 2 từ ở nhóm b,2 từ ở nhóm c
ví dụ : Nhân dân ta rất giàu lòng yêu nước .
Bài 4:Các câu dưới đây khuyên ta điều gì và chê điều gì ?
a,ở hiền gặp lành (Sống nhân hậu)
b.Trâu buộc ghét trâu ăn (Chê thói ganh ghét đố kị)
c,Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 
(khuyên ta đoàn kết ) 
Bài 5:Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:nhân chứng ,nhân tâm ,nhân ái, nhân ái,nhân lực ,nhân tài
 a,Giàu lòng .....
b.Trọng dụng .....
c,Thu phục .......
d.Lời khai của .....
e.Nguồn ....dồi dào 
Bài 6:Khoanh tròn chữ cái trước câu dùng sai từ "nhân "
A,Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài .
B,Bà tôi là người nhân hậu ,thấy ai gặp khó khăn bà tôi thường hay giúp đỡ .
C,cô giáo lớp tôi rất nhân tài .
D,Nhân dân ta rất cần cù lao động. 
Bài 7.Viết hai thành ngữ ,tục ngừ vào chỗ trống ,
A,Nói về tình đoàn kết :......
B,Nói về lòng nhân hậu :.....
C, Trái với lòng nhân hậu: ....
Bài 8:Tìm bộ phận âm đầu rtong các tiếng in đậm dưới đây :làm gì,giữ gìn,giặc giã,giết giặc,,tháng giêng, giếng khơi, gia đình
Bài 9: a.Phân biệt nghĩa của hai từ :Đoàn kết ,câu kết
 b.Đặt câu với mỗi từ đó
 -Đoàn kết: kết thành một khối thống nhất ,cùng hoạt động vì mục đích chung
 - Câu kết:kết lại với nhau thành phe nhóm để làm những việc xấu.
Tập làm văn:Em đã từng giúp đỡ bạn bè(hoặc người thân trong gia đình )một việc dù rất nhỏ.Hãy kể lại chuyện đó và nêu cảm nghĩ của mình.
(Có thể cho bạn mượn bút chép bài ,cho bạn nửa viên phấn viết bảng,giảng cho bạn bài toán khóchăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em khi bị ốm)
 -Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật rước khi xẩy ra câu chuyện.
 -Thân bài:Kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc.
 -Kết luận: Cảm nghĩ của em về việc làm giúp đỡ bạn bè hay người thân (đem lại cho em những suy nghĩ và cảm súc gì?)
Bài tập về nhà :
Bài1:Tìm 5 thành ngữ ,tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh tốt đẹp của con người Việt Nam .
Đặt câu với thành ngữ em vừa tìm được.
Bài 2:Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ sau như thế nào ?
a,Môi hở răng lạnh .
b,Máu chảy ruột mềm .
c,Nhường cơm sẻ áo .
 d,Lá lành đùm lá rách . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi duong tieng viet 4.doc