Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Nguyễn Thị Phương

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Nguyễn Thị Phương

1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu

2. Dạy - học bài mới:

2.1 Tìm hiểu ví dụ:

- GV yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng.

GV ghi bảng câu thơ

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- GV yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng (Vừa đọc vừa đập nhẹ lên cạnh bàn).

+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc

+ Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu

+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp đánh vần thành tiếng

+ GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ:

 

doc 91 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1293Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
(Tiết 1)
I.Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm ba bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
- Có kĩ năng phân tích nhanh cấu tạo của tiếng.
- Yêu thích tiếng Việt .
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
2. Dạy - học bài mới:
2.1 Tìm hiểu ví dụ:
- GV yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng.
GV ghi bảng câu thơ
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- GV yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng (Vừa đọc vừa đập nhẹ lên cạnh bàn).
+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc
+ Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp đánh vần thành tiếng
+ GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
bầu
b
âu
huyền
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ?
+ Gọi HS trả lời 
+ Kết luận: Tiếng bầu gồm có 3 phần: âm đầu, vần, thanh 
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. GV có thể chia bàn HS phân tích 2 đến 3 tiếng 
+ GV kẻ tên bảng lớp, sau đó gọi HS lên chữa bài 
+ Hỏi: tiếng do những bộ nào tạo thành ? Cho ví dụ
+ Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu ? Bộ phận nào có thể thiếu ?
- KL: 
2.2 Ghi nhớ: Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vào sơ đồ phần ghi nhớ 
- KL: 
2.3 Luyện tập:
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng
- Gọi các bàn lên chữa bài
Bài 2: 
Goi 1 HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 1 HS suy nghỉ và giải câu đố
- Gọi HS trả lời và giải thích
- Nhận xét về đáp án
3 Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ, câu đố ở phần bài tập, chuẩn bị bài sau
HS lắng nghe
HS đọc thầm và đếm số tiếng
- 2 HS trả lời: câu tục ngữ có 14 tiếng. 
- HS đánh vần và ghi lại 
- Một HS lên bảng ghi – 3 HS đọc
- Quan sát 
- Suy nghĩ và trao đổi: Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận (âm đầu, vần, thanh)
3 HS trả lời – 1 HS chỉ sơ đồ 
HS lắng nghe
HS phân tích cấu tạo 
+ Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần , thanh tạo thành: thương
+ Tiếng do bộ phận: Vần, dấu thanh tạo thành: ơi.
+ Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu.
HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu SGK
- HS phân tích vào vở nháp
- HS chữa bài 
HS đọc yêu cầu SGK
Suy nghĩ
HS lần lượt trả lời: đó là chữ sao, ao.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
(Tiết 2) 
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức để nắm vững cấu tạo của tiếng gồm 3 phần (âm đầu, vần, thanh)
- Nhận diện nhanh các bộ phận của tiếng
- Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng 
- Bộ xếp chữ 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong câu: Ở hiền gặp lành và Uống nước nhớ nguồn
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Chia HS thành các nhóm nhỏ 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu
- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các nhóm 
- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong nhóm. GV giúp đỡ
- Nhóm làm xong trước sẽ dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Hỏi:
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào ?
+ Trong câu tục ngữ, 2 tiếng nào bắt vần với nhau ?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài 4:
- Hỏi: Qua 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau ?
- Nhận xét về câu trả lời của HS và kết luận 
- Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm: HS nào xong giơ tay. GV chấm bài 
- Nếu HS khó khăn trong việc tìm chữ GV có thể gợi ý
+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng 
+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
3 HS lên bảng làm
- 2 HS đọc trước lớp
- Nhận đồ dùng học tập
- Làm bài trong nhóm
- Nhận xét
- 1 HS đọc trước lớp
Câu tục ngữ viết theo thể lục bát
Ngoài – hoài 
- 2 HS đọc to trước lớp
- Tự làm bài vào bảng con
- Nhận xét và lời giải đúng
- 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn 
- Nối tiếp nhau trả lời
Trầu/đầu 
Ngày/cày
Xưa/chưa
- 1 HS đọc to trước lớp
- Tự làm bài 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ
NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: thương người như thể thương thân
- Hiểu nghĩa và biết dùng các từ ngữ 
- Hiểu nghĩa 1 số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và biết dùng các từ đó
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giấy khổ to kẻ bảng sẵn + bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Chia HS thành nhóm nhỏ
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm vào giấy nháp 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 
- Goi HS nhận xét bổ sung 
Bài 3: 
- Goi 1 HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Goi HS viết câu mình đặt lên bảng
- Gọi HS nhận xét 
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận về ý nghĩa câu tục ngữ
- Gọi HS trình bày: GV nhận xét 
3 Củng cố dặn dò:
- Điền tiếp vào chỗ trống:
a. 2 từ trái với “nhân hậu” :
Độc ác, ...
b. 2 từ trái với “đoàn kết” :
Chia rẽ, ...
- Dặn HS học thuộc các từ ngữ, câu tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau
4 Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng mỗi HS 1 loại
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Hoạt động trong nhóm 
- Nhận xét 
- 2 HS đọc yêu cầu SGK
- Trao đổi, làm bài 
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét, bổ sung 
- 1 HS đọc trước lớp 
- HS tự đặt câu
- 5 đến 10 HS lên bảng viết
- 2 HS đọc yêu cầu SGK
- Thảo luận
- HS trình bày ý kiến 
- Làm vào bảng con
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:DẤU HAI CHẤM
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó
- Biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS đọc các từ ngữ đã tìm ở bài 1
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tác dụng và cách dùng dấu hai chấm
b. Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc yêu cầu
Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào?
- KL: (như SGK)
* Ghi nhớ:
c. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn
- Gọi HS sửa bài và nhận xét 
- Nhận xét câu trả lời của HS
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hỏi: Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào? Còn khi nó dùng để giải thích thì sao?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn
- Nhận xét cho điểm những HS viết tốt và giải thích đúng 
3Củng cố dặn dò:
- 2 HS đọc(mỗi HS đọc 1 bài)
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu trong SGK
- Đọc thầm, tiếp nối trả lời khi có câu trả lời đúng: Dấu 2 chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ
*1 HS đọc to,cả lớp đọc nhỏ
- 2 HS đọc to trước lớp
- Thảo luận cặp đôi
- Tiếp nối nhau trả lời và nhận xét khi có câu trả lời đúng
- 1 HS đọc to yêu cầu SGK
- Khi dấu 2 chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng 
- Khi dùng để giải thích nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả. 
- Viết đoạn văn
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
(Tiết 5)
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được sự khác nhau giữa các tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu; từ bao giờ cũng có nghĩa, còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to kẻ bảng sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: tác dụng và cách dùng dấu 2 chấm.
- Giới thiệu đoạn văn viết sẵn ở bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc và nêu ý nghĩa của từng dấu 2 chấm. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
b.Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp 
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên?
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm 
- Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng. 
Bài 2:
- Hỏi: + Từ gồm có mấy tiếng?
+ Tiếng và từ dùng để làm gì?
+ Thế nào là từ đơn, từ phức?
c.Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
d.Luyện tập:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
Hỏi: + Những từ nào là từ đơn?
 +  phức?
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Các nhóm dán phiếu lên bảng
- Nhận xét tuyên dương những nhóm tích cực
Bài 3: 
- Goi HS đọc yêu cầu và mẫu
- Yêu cầu HS đặt câu
- Chỉnh sửa từng câu của HS
3 Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau
- 1 HS lên bảng 
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc thành tiếng:
Nhờ bạn giúp đỡ lại có chí học hành nhiều năm liền Hanh là HS tiên tiến.
- Có những từ gồm 1 tiếng, có từ gồm 2 tiếng. 
- 1 HS đọc yêu cầu SGK
- Nhận đồ dùng và hoàn thành phiếu.
- Dán phiếu và nhận xét 
+ 1 hay nhiều tiếng
+ Cấu tạo nên từ, còn từ dùng để đặt câu. 
+Từ đơn gồm có 1 tiếng. Từ phức gồm 2 hay nhiều tiếng.
- HS đọc thành tiếng
- 1 HS đọc thành tiếng
- Dùng bút chì gạch vào SGK
- 1 HS đọc yêu cầu trongSGK
- HS trong nhóm nối tiếp nhau tìm từ
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Đặt câu có từ mình chọn. Chú ý : Đặt câu có từ nào em chọn thì dùng b ... 
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình 
Ngày soạn: 15/3/2010
Ngày giảng: 19/3/2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM 
(Tiết 52)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn vơi chủ điểm 
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1, 4
- Từ điển trái nghĩa đồng nghĩa tiếng Việt hoặc Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học ; 5 – 6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng (từ cùng nghĩa/trái nghĩa) để HS các nhóm làm BT1 
- Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT3 (mỗi từ 1 dòng) ; 3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS thực hành đóng vai, giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm (BT3, tiết LTVC trước)
2. Dạy và học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài 
- Y/c HS tự làm bài vào phiếu 
- Gọi HS dán phiếu BT lên bảng. Y/c các nhóm bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có bảng từ đầy đủ 
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c của bài 
- Gọi HS đặt câu với các từ ở BT1 
Gợi ý: để đặt câu đúng, các em phải hiểu được nghĩa của từ, xem từ ấy đặt trong tình huống nào là đúng, nói về phẩm chất gì, nó phù hợp với ai, các em có thể xem thêm từ điển để hiểu nghĩa của các từ 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c của bài 
Hỏi: Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 4:
- GV gọi HS đọc y/c của BT 
- Y/c HS làm bài theo cặp 
- Gợi ý: các em đọc kĩ từng thành câu thành ngữ, hiểu được nghĩa của từng câu. Sau đó đánh dấu x vào bên cạnh thành ngữ nói về lòng dũng cảm 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 
- Goi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
- Gọi HS giải thích từng câu thành ngữ 
- GV giải thích từng câu thành ngữ cho HS hiểu 
- HS nhẩm HTL 
Bài 5:
- Gọi HS đọc y/c BT 
- GV gợi ý cho HS đặt
- Gọi HS đặt câu GV chú ý sửa chữa cho từng HS về lỗi ngữ nghĩa của câu 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài, đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT4 
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp đọc thầm trong SGK 
- Các nhóm thảo luận, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu 
- Bổ sung ý kiến cho bạn 
- 2 HS đọc thành tiếng, 1 HS đọc từ cùng nghĩa, 1 HS đọc từ trái nghĩa 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp 
- 1 HS đọc thành tiếng
. Em ghép lần lượt từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa 
- 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp viết bằng chì vào SGK 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận và cùng làm bài 
- Lắng nghe
- 1 HS làm trên bảng lớp 
- Nhận xét bài làm của bạn 
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe 
- Tiếp nối đọc câu của mình trước lớp 
Ngày soạn: 22/3/2010
Ngày giảng: 24/3/2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : CÂU KHIẾN 
	(Tiết 53)
I/ Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến 
- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết cấu khiến ở BT1 (phần nhận xét)
- Một số tờ giấy để HS làm BT2 – 3 
- Bốn băng giấy – mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
1. Bài mới:
1.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu
1.2 Phần nhận xét 
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT 
- Hỏi: Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
+ Câu in nghiêng đó dùng đề làm gì?
+ Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c của BT 
- Y/c 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp tập nói. GV sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho từng HS 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
Kết luận: Khi viết câu nêu y/c, đề nghị, mong muốn, nhờ vả  của mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than 
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
1.3 Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c của bài. 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Phát giấy bút dạ. Y/c HS làm việc trong nhóm, mối nhóm 4 HS 
- Gọi 2 nhóm dán phiếu trên bảng. Các nhóm khác nhận xét 
- Gọi các nhóm khác đọc các câu khiến mà nhóm mình tìm được
- Nhận xét 
Bài 3
- Gọi HS đọc y/c BT 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp 
Gợi ý: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình y/c, đề nghị, mong muốn, là bạn cùng lứa tuổi, anh chị là người lớn tuổi hơn, với thầy cô giáo là bậc trên 
- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS 
- Nhận xét
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài, viết vào vở 5 câu khiến 
- 1 HS đọc thành tiếng y/c 
Mẹ mời sứ giả vào đây cho con
- Là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào 
- Dấu chấm than
- 1 HS đọc thành tiếng y /c của bài trước lớp 
- 2 HS lên bảng làm bài tại chỗ 
- 3 – 5 cặp HS đứng tại chỗ đóng vai 1 HS đóng vai mượn vở, 1 HS cho mượn vở 
- Nhận xét 
- Lắng nghe 
* 2 – 3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK 
- 2 HS đọc 
- 2 HS làm trên bảng, HS dưới lớp làm bằng bút chì gạch chân câu khiến trong SGK
- Nhận xét bài làm của bạn 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Hoạt động trong nhóm 
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn
- 2 – 3 đại diện đọc 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn, cùng nói câu khiến, sửa chữa cho nhau. Mỗi HS đặt 3 câu theo từng tình huống với bạn , chị, thầy cô
- Lắng nghe
- HS tiếp nối đặt câu mình đặt trước lớp 
Ngày soạn: 24/3/2010
Ngày giảng: 26/3/2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN 
(Tiết 54)
I/ Mục tiêu:
HS nắm được cách đặt câu khiến, biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bút màu đỏ, 3 băng giấy, mỗi băng đều viết câu văn (Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương) bằng mực xanh đặt trong các khung khác nhau để 3 HS làm BT1- Chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau 
- Bốn băng giấy – mỗi băng viết một câu văn ở BT1 
- Ba tờ giấy khổ rộng - mỗi tờ viết một tình huống (a, b hoặc c) của BT2 (phần luyện tập) – 3 tờ tương tự để 3 HS làm BT3 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nói lại nội dung cấn ghi nhớ tiết trước 
- 1 HS đọc 3 câu khiến đã tìm được trong SGK 
2. Dạy và học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Phần nhận xét 
- Gọi HS đọc y/c của bài 
- Hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK 
- Y/c HS làm bài 
- GV dán 3 băng giấy, phát bút màu. Gọi 3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. Sau đó từng em đọc lại các câu khiến với giọng điệu phù hợp 
- Nhận xét 
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
2.3 Luyện tập 
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp 
- Gọi HS trình bày. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS 
- Nhận xét khen ngợi các em đặt câu đúng, nhanh 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c của bài 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm 4 HS sắm vai theo tình huống. 
+ Giao tình huống ccho từng nhóm 
+ Gợi ý cho HS cách nói chuyện trực tiếp có dùng câu khiến 
+ Gọi các nhóm khác trình bày. Y/c các nhóm có cách nói khác bổ sung. GV ghi nhanh các câu khiến của từng nhóm lên bảng
- Nhận xét khen ngợi các em 
Bài 3, 4: 
- Gọi HS đọc y/c của bài 
- Y/c HS trao đổi, làm việc theo cặp 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết vào vở 5 câu khiến. 
- Nhắc HS tìm 1 tin trên báo để tóm tắt tin trong tiết TLV sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe 
- 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp viết vào vở 
- Bổ sung ý kiến cho bạn 
- 2 – 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc thành tiếng
- 2 HS ngồi cùng bàn chuyển câu theo trình tự tiếp nối. Nhận xét chữa bài cho nhau 
- Tiếp nối nhau đọc từng câu khiến trước lớp. GV đọc câu kể sau đó HS trình bày 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Hoạt động trong nhóm 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận và cùng làm bài 
- HS báo cáo bài làm 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : DẤU GẠCH NGANG
(Tiết 45)
I/ Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang 
- Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Một từ phiếu viết lời giải BT1 (phần nhận xét)
- Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần luyện tập)
- Bút dạ, 3 – 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c mỗi HS đặt 1 câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp. 
- 1 HS làm lại BT2, 3
- 1 HS đọc thuộc 3 thành ngữ trong BT4
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét cho điểm HS 
1. Bài mới:
1.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu
1.2 Phần nhận xét:
Bài 1:
- 3 HS đọc nội dung BT1 
- Y/c HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- Y/c HS đọc y/c của bài
- GV giữ tờ phiếu viết lời giải BT1.
1.3 phần ghi nhớ:
- Y/c HS đọc nội dung phần ghi nhớ 
1.4 Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS phát biểu
- Dán phiếu HS làm lên bảng. Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Hỏi: 
+ Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang được sử dụng có tác dụng gì?
- Y/c HS tự làm bài. GV chú ý phát giấy cho 3 HS với trình độ khác nhau để chữa bài 
- Y/c 3 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng 
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Y/c HS ghi nhớ nội dung bài học
- Dặn những HS làm BT2 chưa đạt về nhà sữa bài, viết lại vào vở 
- 2 HS lên bảng làm theo y/c 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- HS phát biểu 
- 3 – 4 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
- 2 HS đọc 
- 1 HS khá làm bài vào giấy khổ to. HS cả lớp làm miệng 
- HS tiếp nối nhau phát biểu 
- Nhận xét 
- 2 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK 
+ Đánh dấu các câu đối thoại
+ Đánh dấu phần ghi chú 
- HS thực hành viết đoạn văn 
- HS lên bảng thực hiện y/c 

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc