Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 6 (2 cột)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 6 (2 cột)

I. Mục tiêu:

 - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.

 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.

 - HS biết cách viết hoa danh từ chung và danh từ riêng trong thực tế.

II. Đồ dùng dạy học:

 Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ.

 HS: SGK, vở, bút,.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 6 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6	Ngày dạy:29/9/2009
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.
 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
 - HS biết cách viết hoa danh từ chung và danh từ riêng trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
 Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ.
 HS: SGK, vở, bút,...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Danh từ là gì? Cho ví dụ.
-Yêu cầu HS tìm các danh từ trong đọan thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn,
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi.
-Nhận xét, cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng.
-Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta.
 Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
-Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận cặp đội
-Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
 c. Ghi nhớ:
+Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ.
+Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
-Các nhóm trình bày, nhận xét. Bổ sung.
- GV kết luận 
+Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung?
+Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?
-Nhận xét, tuyên dương 
 Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
-Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở.Chuẩn bị bài: MRVT: Trung thực - Tự trọng
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-2 HS đọc bài.
-HS: vua / Hùng/một /sáng /trưa/ bóng/ nắng /chân/ chốn / này/ dân/ một / quả/ xôi / bánh chưng/ bánh giầy/ mấy/ cặp/ đôi..
-2 HS đọc thành tiếng.
-Thảo luận, tìm từ.
a. sông b. Cửu Long c. vua d. Lê Lợi
-1 HS đọc thành tiếng.
-Thảo luận cặp đôi.
+Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
+Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
+Vua: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến.
+Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Thảo luận cặp đôi.
-Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa.
-Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa.
-Lắng nghe.
+Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo,....
+Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, ...
+Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
-2 đến 3 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc 
Hoạt động trong nhóm.
-Chữa bài.
Danh từ chung
Danh từ riêng
Núi/ dòng/ sông/ dãy / mặt / sông/ ánh / nắng/ đường/ dây/ nhà/ trái / phải/ giữa/ trước.
Chung /Lam /Thiên Nhẫn / Trác / Đại Huệ/ Bác Hồ.
+Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau.
+Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa.
-1 HS đọc yêu cầu.
-Viết tên bạn vào vở 
+Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
-Lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện
	Ngày dạy:30/9/2009
MRVT: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I.Mục đích, yêu cầu:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4)
-Vận dụng nói viết, sử dụng từ linh hoạt.
II.Đồ dùng dạy – học:
 GV: Thẻ từ ghi : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái, SGK
 HS: SGK, vở bút, ...
III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
 + Viết 5 danh từ chung.
 + Viết 5 danh từ riêng.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
-Gọi HS lên bảng thực hiện ghép từ.
-GV nhận xét sửa sai.
-Thứ tự các từ điền như sau : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS thảo luận và thi nhau
-Nhóm 1 : đưa ra từ.
-Nhóm 2 :tìm nghĩa của từ.
+HS thực hiện và đổi vai người hỏi người trả lời.
-GV nhận xét sửa sai phân thắng – bại.
Bài 3:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài.
-Nhóm nào xong trước lên bảng đính bài làm của nhóm mình lên bảng.
-Nhận xét, tuyên dương .
 Bài 4:
-Yêu cầu HS tự đặt câu.
-Gọi HS đọc câu văn của mình. Chú ý nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay.
-Nhận xét câu văn của HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Thế nào là Trung thực – Tự trọng?
-Nhận xét tiết học
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong đó có dùng 2 trong số các từ ở bài tập 3.Chuẩn bị bài:Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Thảo luận cặp đôi, 
-Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Hoạt động trong nhóm.
+Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là : trung thành.
+Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là : trung kiên.
+Một lòng một dạ vì việc nghĩa là : trung nghĩa.
+Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là : trung hậu.
+Ngay thẳng, thật thà là : trung thực.
 -Hoạt động theo nhóm vào phiếu học tập.
 +Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm.
+Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu.
-Đặt câu và tiếp nối đọc câu của mình.
+Lớp em không có HS trung bình.
+Đêm trung thu thật vui và lí thú.
+Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
-HS nêu
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC4T6Chuan.doc