Giáo án Mĩ thuật 4 cả năm - GV: Văn Thị Thúy

Giáo án Mĩ thuật 4 cả năm - GV: Văn Thị Thúy

Thứ ., ngày tháng . năm 20 .

MĨ THUẬT

TUẦN .

VẼ TRANG TRÍ

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU

I/ MỤC TIÊU

- HS biết thêm cách pha màu : da cam, xanh lục, và tím

- HS biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng màu lạnh, pha được màu theo hướng dẫn.

- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: - Giáo án, SGK, một số màu vẽ cơ bản.

- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản.

- Bài vẽ của HS các lớp trước

HS: - SGK, sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành

- Bút chì, tẩy, màu vẽ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 68 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 4 cả năm - GV: Văn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I/ MỤC TIÊU
- HS biết thêm cách pha màu : da cam, xanh lục, và tím
- HS biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng màu lạnh, pha được màu theo hướng dẫn.
- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: - Giáo án, SGK, một số màu vẽ cơ bản.
- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản.
- Bài vẽ của HS các lớp trước
HS: - SGK, sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Yêu cầu lớp trật tự, ngồi ngay ngắn chuẩn bị học bài.
2/ Bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới
a.GTB: vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu.
b. Giảng bài
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Cho HS nhắc lại tên 3 màu cơ bản (đỏ vàng, xanh lam)
- Giới thiệu hình 2-3 sgk và giải thích cách pha màu từ 3 màu cơ bản.
+ Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam.
+ Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục.
+ Màu đỏ pha với màu xanh lam được màu tím.
- GV giới thiệu các cặp màu bổ túc.
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại.
+ Lam bổ túc cho da cam và ngược lại.
+Vàng bổ túc cho tím và ngược lại.
- GV giới thiệu màu nóng màu lạnh. Cho HS quan sát hình trong SGK và nêu tên các màu nóng,màu lạnh.?
* Hoạt động 2: Cách pha màu
- GV làm mãu cách pha màu bột, màu nước hoặc màu sáp Trên giấy khổ lớn. GV vừa thao tác vừa giải thích cách pha màu..
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tập pha các màu: da cam, lục lam, tím trên giấy nháp.
- GV quan sát giúp dỡ HS yếu.
* Hoạt động 4: Đánh giá-nhận xét
- GV chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để cùng cả lớp nhận xét
 - GV gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét.
- Khen ngợi những HS vẽ màu đúng và đẹp.
4/ Củng cố - dặn dò
- Hỏi HS cách pha màu từ 3 màu cơ bản.
- Dặn HS về quan sát hoa lá, chuẩn bị một số bông hoa chiếc lá.
- Cả lớp thực hiện.
- Hát đầu giờ
- HS để ĐDHT lên bàn
- Nhắc tựa bài
- HS quan sát và trả lời
- HS quan sát và ghi nhớ
- HS quan sát hình sgk
- HS quan sát.
- HS thực hành pha màu
- HS nộp bài
- Cả lớp cùng nhận xét về cách pha màu đã đúng hay chưa.
- HS xếp loại các bài đó.
- Một vài HS nêu lại cách pha màu từ 3 màu cơ bản.
- HS sưu tầm theo yêu cầu của GV
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ THEO MẪU: VẼ HOA LÁ
I/ MỤC TIÊU
- HS nắm được hình dáng ,màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá; nhận ra vẻ đẹp của hoa lá.
- HS biết cách vẽ và vẽ được một số bông hoa, chiếc lá theo mẫu vẽ màu theo ý thích.
- HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên 
II/ CHUẨN BỊ
GV: 
- SGK, SGV, một số hoa lá thật, ảnh chụp hoa lá
HS: 
- Vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định
- Yêu cầu lớp trật tự, ngồi ngay ngắn chuẩn bị học bài.
2/ Bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới
a. GTB: Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa lá
- GV ghi tựa lên bảng.
b. Giảng bài
* Hoạt động 1: Quan sát-nhận xét
- GV cho HS quan sát một số hoa lá thật hoặc ảnh chụp để HS nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?
+ Kể tên một số loại hoa lá mà em biết 
+ Hoa hồng, hoa cúc thường có màu gì?
+ So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc ?
Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào?
* Hoạt động 2: Cách vẽ hoa lá
- Yêu cầu HS quan sát và nêu cách vẽ.
- Lưu ý HS:
- Có thể vẽ trục đối xứng 
- Vẽ khung hình chung của hoa lá
- Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá.
- Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa lá.
- Có thể vẻ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho hs làm bài cá nhân
- GV qua sát giúp đỡ HS yếu.
* Hoạt động 4: Nhận xét-đánh giá
- Chọn vài bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo lên bảng 
4/ Củng cố dặn dò
- Hãy nêu các bước vẽ hoa lá đơn giản
- Dặn HS về nhà quan sát các con vật quen thuộc
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp.
- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát và rút nhận xét
+ Các loại hoa lá có nhiều hình dáng màu sắc đẹp và phong phú
- HS thảo luận và nêu
- HS quan sát và nêu:
- Vẽ hình dáng chung của hoa, lá
- Vẽ các nét chính của cánh hoa, lá
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết 
- HS nhìn mẫu hoa lá thực hành vẽ vào vở, sau đó tô màu theo ý thích.
- HS nhận xét – đánh giá 
- HS nêu.
- Thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ TRANH
CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I/ MỤC TIÊU
- HS nhận biết hình dáng,đặc điểm và cảm nhận được một số vẻ đẹp của con vật ..
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh con vật,vẽ màu theo ý thích..
- HS thêm yêu mến quê hương.
II/ CHUẨN BỊ
GV: - SGK, giáo án
- Tranh ảnh một số con vật.
- Bài vẽ con vật của các lớp trước
 HS: - SGK
- Tranh ảnh sưu tầm
- Vở thực hành, bút, chì, tẩy, màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1/ Ổn định
- Yêu cầu lớp trật tự, ngồi ngay ngắn chuẩn bị học bài.
2/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới
a. GTB
-Vẽ tranh: Đề tài các con vật quen thuộc.
b. Giảng bài
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
GV cho HS xem tranh, ảnh đồng thời đặt câu hỏi:
+ Tên con vật.
+ Hình dáng,màu sắc con vật.
+ Đặc điểm nổi bật của con vật.
+ Các bộ phận chính của con vật.
+ Hãy kể tên một số con vật mà em biết?
Em thích nhất con nào? Vì sao?
+ Em sẽ vẽ con vật nào?
+ Hãy miêu tả hình dáng,màu sắc con vật mà em định vẽ?
* Hoạt đông 2: Cách vẽ con vật.
- GV dùng tranh ảnh để gợi ý HS cách vẽ con vật theo các bước:
+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật.
+ Vẽ các bộ phận ,các chi tiết cho rõ đặc điểm.
+ Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp.
- Nhắc nhở HS sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, nên vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu các em nhớ lại đặc điểm hình dáng, màu sắc của con vật định vẽ.
- Sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy.
- Trong khi HS vẽ GV quan sát, giúp đỡ - bổ sung.
* Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
- GV chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để cho cả lớp cùng nhận xét.
- GV nhận xét những nhược điểm cần khắc phục; những ưu điểm cần phát huy.
- GV cùng HS xếp loại các bài đã nhận xét
4/ Củng cố – dặn dò
- Quan sát các con vật trong cuộc sống hằng ngày và tìm ra đặc điểm về hình dáng, màu sắc của chúng.
- Dặn HS sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc. 
- Cả lớp thực hiện.
- Trình bày sự chuẩn bị
- Nhắc tựa bài
- HS lần lượt trả lời
- Nhớ lại và trả lời (vài em nêu)
- HS trả lời theo trí nhớ
- Một hai HS tả-cả lớp lắng nghe.
- HS chọn theo ý thích.
- HS lắng nghe
- HS quan sát một số mẫu vẽ để định hướng cách vẽ
- HS chú ý nghe ,ghi nhớ để thực hiện.
- HS vẽ vào vở thực hành, sau đó tô màu theo ý thích.
HS nhận xét về bố cục (hình ảnh chính phụ), cách vẽ hình, vẽ màu
- Cả lớp xếp loại cho các bài vẽ đó.
- Lắng nghe và thực hiện
- Làm theo yêu cầu của GV.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ TRANG TRÍ: HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I.MỤC TIÊU 
-HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc
-Biết cách chép một vài hoạ tiết trang trí
-HS yêu quí và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc
II.CHUẨN BỊ:-
GV:SGK,tranh ảnh,bài vẽ
HS:SGK,vở vẽ,bút chì ,tẩy ,màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. ỔN ĐỊNH:
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi để học bài.
2.KTBC:
Hỏi lại cách vẽ con vật?
-GV nhận xét 
3.BÀI MỚI :
GV giới thiệu bài: 
-Ghi tựa 
Hoạt động 1: quan sát nhận xét 
GV giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc /11 Sgk.Gợi ý HS quan sát nhận biết 
- Các hoạ tiết trang trí là những hình gì 
- Hình hoa lá con vật có đặc điểm gì ?
-Đường nét cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào ?
- Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu?
GV nhấn mạnh hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu, chúng ta cần phải học tập giữ gìn và bảo vệ 
Hoạt động 2: Cách chép hoạ tiết 
GV chọn vài hoạ tiết trang trí đơn giản hướng dẫn HS vẽ theo từng bước :
-Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết 
-Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết 
-Quan sát so sánh điều chỉnh hình vẽ 
-Hoàn chỉnh hình và vẽ máu theo ý thích 
(hình vẽ SGK/20 )
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu HS chọn và chép hình hoạ tiết trang trí ở Sgk 
Yêu cầu HS quan sát kĩ trước khi vẽ 
Nhắc HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn
Gợi ý HS vẽ màu
GV quan sát HS vẽ 
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá 
-GV viên chấm một số bài và nhận xét 
+Cách vẽ hình 
+ Cách vẽ nét 
+ C¸ách vẽ màu
GV gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét
4. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- Hỏi nội dung bài vẽ
- Giáo dục HS: Học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá quý báu của ông cha để lại.
- Về tập vẽ nhiều lần cho đẹp. Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh cho bài tiết sau: Xem tranh phong cảnh.
- Cả lớp thực hiện.
-HS trả lời
- Lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS quan sát và trả lời.
- Trả lới hình hoa lá con vật 
-Đã được đơn giản và cách điệu
-Đường nét hài hoà ,sắp xép cân đối 
-Đình chùa,lăng tẩm,va ...  cấu trúc của chúng (cái ấm, cái phích)
- Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí)
- Cả lớp thực hiện.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
- Lắng nghe.
-1HS nhắc lại tựa bài.
 - Học sinh quan sát nhận xét bằng khả năng của mình.
- HS nêu theo sự nhận xét của mình.
-3 học sinh nhận xét 
- HS lắng nghe, theo dõi.
- HS thực hành vẽ.
- HS nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
- HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí
- HS biết cách tạo dáng và tạo dáng, trang trí được chậu cảnh theo ý thích
- HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh
II/ CHUẨN BỊ 
Giáo viên: SGV, SGK
- Aûnh một số loại chậu cảnh đẹp; ảnh chậu cảnh và cây cảnh
- Hình gợi ý cách tạo dáng và cách trang trí 
- Bài vẽ của HS cá lớp trước
- Giấy màu, hồ dán, kéo (để cắt, xé dán)
Học sinh:
- Aûnh một số chậu cảnh
- SGK. Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Bút chì, màu vẽ, hoặc giấy màu, hồ dán, kéo (để cắt, xé dán giấy)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
Nhắc nhở HS tư thế ngồi và chuẩn bị sách vở để học bài
2. KTBC: Kiểm tra sách vở, màu
3. Bài mới
Giới thiệu bài : 
- Vẽ trang trí - tạo dáng và trang trí chậu cảnh
- GV ghi tựa lên bảng
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh và gợi ý HS quan sát, nhận xét để nhận ra
- Chậu cảnh có nhiều loại với hình dáng khác nhau:
+ Loại cao, loại thấp
+ Loại có thân hình cầu, hình trụ, hình chữ nhật
Loại miệng rộng, đáy thu lại
Nét tạo dáng thân chậu khác nhau (nét cong, nét thẳng)
- Trang trí (đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ)
+ Trang trí bằng đường diềm
+ Trang bằng các mảng họa tiết, các mảng màu
- Màu sắc (phong phú, phù hợp với loại cây cảnh và nơi bày chậu cảnh)
GV yêu cầu HS tìm ra chậu cảnh nào đẹp và nêu lí do: Vì sao?
Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh
- GV gợi ý HS tạo dáng chậu cảnh bằng cách vẽ hoặc cắt dán theo các bước như sau:
- Phác khung hình của chậu: chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy
- Vẽ trục đối xứng ( để vẽ hình cho cân đối)
- Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh : miệng, thân, đế
- Phác nét thẳng để tìm hình dáng chung của chậu cảnh
- Vẽ nét chi tiết tạo dạng chậu 
- Vẽ hình mảng trang trí, vẽ họa tiết vào các hình mảng và vẽ màu
 GV lưu ý HS:
- Nhìn trục để vẽ hình chậu cho cân đối
- Cắt, dán giấy cần những bước như sau:
+ Chọn giấy màu để cắt hoặc xé dán hình chậu có tỉ lệ theo ý muốn (cao, thấp)
+ Gấp đôi tờ giấy theo trục và vẽ nét thân chậu ở bên phải của đường gấp
+ Cắt hoặc xé theo nét vẽ sẽ có hình dáng chậu
+ Phác các hình mảng trang trí
+ Tìm và cắt hoặc xé họa tiết 
+ Dán hình mảng, họa tiết vào thân chậu theo ý đồ bố cục
Hoạt động 3: Thực hành (vẽ hoặc cắt, xé dán giấy)
- HS làm bài cá nhân
- Làm việc theo nhóm 2
Vẽ trên bảng
Vẽ giấy khổ lớn A3
- GV gợi ý HS làm bài theo trình tự đã giới thiệu ở hoạt động 2 
+ Cách tạo dáng chậu cảnh
+ Cách trang trí
- HS làm bài theo ý thích
4. Củng cố
Họat động 4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét bài làm xếp loại 
5. Dặn dò 
- Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè
- Cả lớp thực hiện.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
- Lắng nghe.
- 1HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát
- HS nêu theo sự cảm nhận của mình.
- HS nêu theo sự hiểu biết của bản thân.
- HS lắng nghe ghi nhớ để làm bài
- HS thực hành vẽ.
- 2HS ngồi gần nhau cùng làm bài.
- HS làm theo cảm nhận
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài 
- HS yêu thích các họat động trong mùa hè
II/ CHUẨN BỊ 
Giáo viên: SGV, SGK
- Sưu tầm tranh, ảnh về họat động vui chơi trong mùa hè
- Hình gợi ý cách vẽ
- Bài vẽ HS các lớp trước
Học sinh:
- Tranh, ảnh về các họat động vui chơi trong mùa hè
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, màu vẽ hoặc giấy màu, hồ dán (để cắt hoặc xé dán tranh)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định 
Nhắc nhở HS tư thế ngồi và chuẩn bị sách vở để học bài
2. KTBC: 	
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới
Giới thiệu bài : 
- Vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè
- GV ghi tựa lên bảng
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận xét, nêu ra được họat động vui chơi trong mùa hè
- GV gợi ý cho HS nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè ở nhứng nơi đã đến : bãi biển, nhà, cây, sống núi, cảnh vui chơi
Họat động 2: Cách vẽ tranh
- GV chọn nội dung để vẽ tranh
- GV gợi ý HS cách vẽ
Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý HS tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu rõ nội dung:
4. Củng cố
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại một số bài vẽ. 
- GV tổng kết bài và khen gợi những HS có bài vẽ đẹp
5. Dặn dò
- Có thể vẽ thêm tranh 
- Chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài (tự chọn) cho bài sau
- Cả lớp thực hiện.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
- Lắng nghe.
-1HS nhắc lại tựa bài.
 Thảo luận theo nhóm bàn.
- Học sinh quan sát theo nhóm
- Các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
- 3 học sinh nói lên ý tưởng của mình
- HS thực hành vẽ.
- HS nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TỰ DO
I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu cách tìm, chọn nội dung đề tài để vẽ tranh
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích
- HS quan sát đến cuộc sống xung quanh
II/ CHUẨN BỊ 
Giáo viên: SGV, SGK
- Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài khác nhau để so sánh
- Hình gợi ý cách vẽ
- Bài vẽ HS các lớp trước
Học sinh:
- Tranh, ảnh về các đề tài 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, màu vẽ hoặc giấy màu, hồ dán (để cắt hoặc xé dán tranh)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định 
Nhắc nhở HS tư thế ngồi và chuẩn bị sách vở để học bài
2. KTBC: 	
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới
Giới thiệu bài : 
- Vẽ tranh đề tài tự do
- GV ghi tựa lên bảng
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu hình ảnh và gợi ý để HS nhận xét
+ Đề tài tự do rất phong phú, có thể chọn để vẽ theo ý thích
Ví dụ các hoạt động ở nhà trường, vui chơi múa hát, thể thao, cắm trại .
Tranh đề tài nhà trường có thể vẽ: Giờ học trên lớp, cảnh sân trường trong giờ chơi
- GV yêu cầu một vài HS chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh
Hoạt động 2: Thực hành
- GV gợi ý HS tìm nội dung và cách thực hiện khác nhau.
4. Củng cố
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng
- GV khen gợi, động viên những HS học tập tốt
- Thu bài kiểm tra
5. Dặn dò
- Vẽ tranh theo ý thích vào khổ giấy A3 hoặc A4
- Chuẩn bị các bài vẽ trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm
- Cả lớp thực hiện.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
Lắng nghe.
-1HS nhắc lại tựa bài.
 Thảo luận theo nhóm bàn.
- Học sinh quan sát theo nhóm
- Các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
-3 học sinh nói lên ý tưởng của mình
- HS thực hành vẽ.
- HS nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
MĨ THUẬT
TUẦN .
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- GV và HS thấy được kết quả dạy – học Mĩ thuật trong năm 
- Nhà trường thấy được công tác quản lý dạy – học Mĩ thuật
- HS yêu thích môn Mĩ thuật
II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- GV và HS chọn các bài vẽ, xé dán giấy và bài tập nặn đẹp
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem
III/ ĐÁNH GIÁ
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn cha mẹ HS xem vào dịp tổng kết năm học của lớp
- khen gợi HS có nhiều bài vẽ đẹp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định 
Nhắc nhở HS tư thế ngồi và chuẩn bị sách vở để học bài
2. KTBC: 	
- Kiểm tra sự chuẩn bị các bài vẽ trong năm của HS.
3. Bài mới
Giới thiệu bài : 
- Trưng bày kết quả học tập cuối năm 
- GV ghi tựa lên bảng
Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS tìm chọn bài vẽ đẹp.
- GV và HS chọn các bài vẽ, xé dán giấy và bài tập nặn đẹp
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem
GV lưu ý HS:
- Dán bài theo phân môn vào giấy khổ lớn, có nẹp, dây treo
- Bày các bài tập nặn vào khay, ghi tên sản phẩm, tên HS.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn cha mẹ HS xem vào dịp tổng kết năm học của lớp
- Khen gợi HS có nhiều bài vẽ đẹp
- Cả lớp thực hiện.
- HS để các bài vẽ lên bàn
- Lắng nghe.
-1HS nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và chọn các bài vẽ của mình lên trưng bày.
- HS nhận xét bài bạn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat 4(2).doc