Giáo án môn học Tuần 17 - Lớp 4

Giáo án môn học Tuần 17 - Lớp 4

Tiết 2: TẬP ĐỌC: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

 A) Mục tiêu:

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Vương quốc, xinh xinh, lo lắng, ai lấy, giường bệnh

* Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm

Hiểu các từ ngữ trong bài: vời

*Hiểu được: Cách nghịch của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

B) Đồ dùng dạy - học :

 -GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

 -HS : Sách vở môn học

 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 17 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
 Soạn ngày22/12/2007 Ngày dạy: Thứ 2/24/12/2007
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
 A) Mục tiêu:
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Vương quốc, xinh xinh, lo lắng, ai lấy, giường bệnh
* Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: vời
*Hiểu được: Cách nghịch của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
B) Đồ dùng dạy - học :
	-GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
	-HS : Sách vở môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức :
 Cho hát , nhắc nhở HS
II - Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS đọc bài : Trong quán ăn : Ba cá Bống  ” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
III - Dạy bài mới:
* 1.Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Rất nhiều mặt trăng là câu truyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn.
2.Nội dung bài
* a)Luyện đọc:
 -- GV : bài chia làm 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-Nêu chú giải
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
+Các vị đại thần và nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó của công chúa không thể thực hiện được?
Vời: Mời vào 
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
+ Nhà Vua đã than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú Hề có gì khác với cách nghĩ của các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Chú Hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa?
+ TháI độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà?
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
+ Câu chuyện cho em thấy được điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
c)Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp cả bài.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
 IV) Củng cố– dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong chuyện vì sao?
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Rất nhiều mặt trăng- tiếp theo”
+ Nhận xét giờ học
2 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu từng đoạn
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Nêu chú giải SGK.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cô bị ốm nặng.
- Công chúa muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi bệnh nếu có mặt trăng.
 - Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp nghìn lần đất nước của nhà vua.
1. Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa..
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhà Vua than phiền với chú Hề.
- Chú Hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
- Công chúa cho rằng mặt trăng chỉ to hơn cài móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
2. Mặt trăng của nàng công chúa.
- HS đọc và trả lời theo yêu cầu
- Chú Hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bàng vàng lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
-công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn.
3. Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “ Mặt trăng” như cô mong muốn.
Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP : ( GT: bỏ: BT 1cột b)
 A) Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kĩ năng :
	- Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
B) Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án + SGK 
	-HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. - Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ
-HS lên bảng làm bài tập
- Chữa bài- nhận xét ghi điểm
III- Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Nội dung bài
* Hướng dẫn luyện tập : 
* Bài 1 : ( 89)Đặt tính rồi tính.
- Lần lượt gọi 6 HS lên bảng.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : ( 89)
+ Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt.
Tóm tắt : 240 gói : 18 kg
 1 gói : ..... kg ?
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 : ( 89)
Tóm tắt
Có diện tích : 7140 m2 ; Cdài :105m
 a) Tính chiều rộng của sân bóng ?
 b) Tính chu vi của sân bóng ?
- Nhận xét, đánh giá.
IV) Củng cố - dặn dò :
+ Hôm nay luyện tập dạng toán gì?
+ Về làm bài trong VBT thực hiên chia cho số có ba chữ số
+ Nhận xét giờ học
Hát tập thể
- 3 em lên bảng- lớp làm vào vở
78956 : 456 = 173( dư 68)
21047 : 321 = 65 ( dư 182
90045 : 546 = 164 ( dư 501)
- HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nêu lại đầu bài.
- HS đặt tính chia từ trái sang phải
- 6 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
25275 108
0367 234
 0435
 003
 54322 346 
 1972 157
 2422
 000
 000 2
a) 
 86 679 : 214 = 405 dư 9
- Nhận xét, bổ sung.
-1 HS lên bảng, Lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Đổi : 18 kg = 18 000 g.
Mỗi gói muối có số gam muối là :
 18 000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số : 75 g
- Đổi vở để kiểm tra.
-1 HS đọc bài toán, tóm tắt, lớp giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Chiều rộng của sân vận động là :
 7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là :
 ( 105 + 68 ) 2 = 346 (m)
 Đáp số : a) 68 m, b) 346 m
- Nhận xét, bổ sung.
 Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 2)
 A) Mục tiêu:
	- Hiểu được ý nghĩa của lao động giúp con người phát triển lành mạn, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thânvà mọi người xung quanh.
	- Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng lao động của mình.
	- yêu lao động tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân
B) đồ dùng dạy- học
	- GV: 1 số đồ dùng cho trò chơi sắm vai
	- HS: 1 số câu chuyện có tấm gương lao động
C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC: 
- Gọi HS đọc thuộc ghi nhớ
- Nhận xét
III - Bài mới:
1. Giới thiệu: trực tiếp
2. Nội dung bài
*Hoạt động 1:
 Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- Y/c hs đọc bài tập 5 (sgk)
- Kể về những tấm gương yêu lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động và của các bạn trong lớp...
+ Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không?
+ Vậy những biểu hiện lao động là gì?
-GV nxét, chốt lại: Yêu lao động và tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối... Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập.
*Hoạt động 2: Hãy nghe và đoán
GV lần lượt đọc các gợi ý, y/c hs nghe và dự đoán câu tục ngữ, ca dao...
+ Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến, còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến.
GV nêu tiếp cho hs đoán...
*Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- Y/c hs viết, vẽ hoặc kể về 1 công việc trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút.
Nội dung công việc:
- Đó là công việc hay nghề nghiệp gì?
- Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó?
- Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì?
- Y/c hs trình bày.
- GV n xét, chốt lại nội dung bài.
Mỗi bạn trong lớp đều có ước mơ về những công việc của mình, bằng tình yêu lao dộng
IV) Củng cố - dặn dò:
-Lao động là vinh quang, mọi người đều cần phải lao độngvì bản thân gia đình, xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trườngvà ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
- Về nhà thực hiện ND mục thực hành
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc Hs chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ I.
- 2 em
-Hs kể chuyện...
VD: truyện Bác Hồ làm việc cào tuyết ở Pa riS, Bác làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước
-Tấm gương anh hùng lao động: bác Lương Đình của
- Tấm gương các bạn nhỏ biết giúp đỡ bố mẹ gia đình
- Có yêu lao động...
- Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình.
- Tự làm lấy công việc của mình.
- Làm việc từ đầu đến cuối.
Lắng nghe
- Hs nghe và đoán.
-Đó là câu tục ngữ:
Làm biếng chẳng ai thiết
Siêng việc ai cũng mời
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiều
-Hs tự làm bài
-Hs trả lời viết theo gợi ý.
- Em cần phải học tập tốt, lao động tốt...
- Cả lớp theo dõi bạn trình bày
- Nghe
- Ghi nhớ
 Tiết 5: KHOA HỌC: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
 A ) Mục tiêu: 
 Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức về:
	- Tháp dinh dưỡng cân đối.
	- Một số tính chất của nước và không khí. Thành phần chính của không khí.
	-Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
	-HS vẽ tranh cổ độngbảo vệ nguồn nước và không khí
	-Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện
B - Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tháp dinh dưỡng cân đối." chưa hoàn chỉnh dùng cho các nhóm"
	- HS: Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước.
 C)Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – Ổn định tổ chức:
II – Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu các thành phần của không khí?
- Nhận xét ghi điểm
III – Bài mới:
 1. Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơbản về vật chất đẻ chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.
2. Nội dung bài
 Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức cũ về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Cách tiến hành:
- GV chia  ... ng ta có nên tò mò như Ma - chi - a không?
- GV nxét, cho điểm từng hs.
IV) Củng cố – dặn dò :
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà tập kể cho người thân nghe
- Học bài và chuẩn bị bài sau." ôn tập
- Nhận xét tiết học
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 2 Hs thực hiện y/c.
-Hs lắng nghe.
- 4 Hs kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- 3 hs thi kể.
- Ma - chi - a là người ham thích quan sát, chịu suy nghĩ.
- Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh...
- HS tự nêu.
- Chịu khó suy nghĩ sẽ phát hiệ ra nhiều diều bổ ích và lý thú trong thế giới xung quanh
 Tiết 5: ĐỊA LÍ: ÔN TẬP HỌC KÌ I
 A) Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
	-Ôn tập KT địa lý về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và trung du, đồng bằng Bắc Bộ.
	- Có ý thức yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước Việt Nam
 B) Đồ dùng dạy- học
	- GV: giấy khổ to, bảng phụ
	- HS: SGK+ vở ghi
 C)Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức.
II - KTBC.
- Kể tên 1 số địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt?
- Khí hậu mát mẻ giúp Đà Lạt có thế mạnh gì về cây trồng?
III - Bài mới:
1.Giới thiệu: Chúng ta đã tìm hiểu về thiên nhiên, hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những bài đã học.
2. Nội dung bài
-Môn địa lý từ đầu năm chúng ta đã học được mấy chủ 
-Hãy nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ở đó có những dân tộc nào sinh sống? khí hậu ntn? lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
-Kể tên một số nghề của người dân ở HLS nghề nào là chính?
-Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? ở đây thích hợp cho trồng loại cây gì?
-Tây Nguyên có đặc điểm gì? khí hậu ra sao? kể tên 1 số dân tộc sống lâu đời ở đây?
- Ở TN phù hợp cho loại cây trồng và vật nuôi nào?
-Trình bày đặc điểm địa hình sông ngòi của ĐBBB?
-Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB?
- Hãy kể tên một số lễ hội ở ĐBBB và lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
-Ngoài nghề trồng lúa thì người dân ở ĐBBB còn có những nghề nào khác?
IV)Củng cố dặn dò.
-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau KT hết học kì I.
-Nhận xét tiết học
- Thác Cam Li, hồ Xuân Hương
- Đà Lạt trồng đực nhiều cây hoa quả, rau xứ lạnh
- Nghe
2 chủ đề:
+Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và vùng trung du.
+Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng(ĐBBB)
-Dãy HLS nằm ở sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao nhất, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu.Khí hậu ở những nơi cao quanh năm lạnh . Có 3 dân tộc tiêu biểu sinh sống là: Thái, Dao, Mông... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân.
-Họ trồng lúa ngô, chè, rau và cây ăn quả nghề chính là nghề trồng lúa họ trồng trên nương rẫy, ruộng bậc thang.Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công :dệt thêu, đan, rèn, đúc...
-Là vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải vừa mang đặc điểm của vùng đồng bằng và miền núi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp , đặc biệt là cây chè .
-TN gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Một số dân tộc sống lâu ở đây là: Gia-rai, ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng
-TN có đất đỏ ba-dan màu mỡ phù hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu... có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, ngoài ra TN còn có nghề thuần dưỡng voi.
-ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.Đây là ĐB châu thổ lớn thứ hai ở nước ta do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.ĐB khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các con sông có đê ngăn lũ.
-Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
-Lễ hội Chùa Hương, hội đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu.
-Ngoài ra họ còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, làng nghề.
 Soạn ngày26/12/2007 Ngày dạy: Thứ 6/18/12/2007
 Tiết 1: MĨ THUẬT ( GV chuyên)
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
	A) Mục tiêu:
	- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn vănthuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
	- Biết viết các đoạn vẳntong 1 bài văn miêu tả đồ vật.
	- HS có ý thức viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc sáng tạo.
B) đồ dùng dạy - học
	- GV: 1 số kiểu mẫu cặp sáh HS
	- HS: SGK+ vở ghi
C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ( trang 170)
- Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em
- Nhận xét - ghi điểm
III - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
Bài 1( 173)
- HS đọc YC và ND bài
- HS trình bày và nhận xét
* GV kết luận- chốt lời giải đúng
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
b) xác định ND miêu tả của từng đoạn văn?
c) ND miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạnbằng những từ ngữ nào?
Bài 2 ( 173)
- HS đọc YC của bài và các gợi ý
- HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài
* Gv nhắc HS: chỉ viết 1 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp( không phải cả bài, không phải bên trong)
+ Nên viết theo các gợi ý
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chíc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn
+ Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình
- Gọi HS trình bày đoạn văn của mình
- GV nhận xét
Bài 3( 173)
- HS đọc YC của bài và gợi ý
- YC HS viết bài
- Gọi HS trình bày đoạn văn
- Nhận xét
IV) Củng cố- dặn dò
- Khi viết đoạn văn hay 1 bài văn miêu tả đồ vật, cần quan sát kĩ đồ vật định tả, cần tả hình dáng bên ngoài, những đặc điểm nổi bật, kết hợp bộc lộ cảm xúc của mình
- Về nhà viết lại đoạn văn
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập
- Nhận xét giờ học
- Hát
- 2 em thực hiện 
- 1 em đọc bài của mình
- Ghi đầu bài
- 2 em noói tiếp nhau đọc- cả lớp đọc thầm đoạn văntả chiếc cặp
- HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi
- Hs nối tiếp trình bày
- đều thuộc thân bài trong bài văn miêu tả
- Đoạn 1: tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp
+ Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo
+ đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của cặp
- Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi
+ Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ
+ đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn
- 1 em đọc- lớp đọc thầm
- HS quan sát chiếc cặp- nghe GV gợi ý và tự làm
- 3 em trình bày
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- 1 em đọc - lớp đọc thầm
- HS viết 1 đoạn văn
- 2 em trình bày bài của mình
- Nghe
- Ghi nhớ
Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP ( GT: BT 5)
A ) Mục tiêu
Giúp học sinh:
	- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
B) Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ ?
III - Bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Nội dung bài
* Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 : Cho các số : ... 
a) số nào chia hết cho 2
b) số nào chia hết cho 5.
- Dựa vào đâu em tìm được các số này?
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 96)
a) Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 2. 
b) Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 5.
* Bài 3 : Trong các số : .... 
a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
c) Số nào chí hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
* Bài 4 : 
-Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào ?
IV) Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
Hát tập thể
- Các số có tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5, - Các số có số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2.
- HS nhắc lại đầu bài.
a) Số chia hết cho 2 là : 4568 ; 66814 ; 2050 ; 3576 ; 900.
b) Số chia hết cho 5 là : 2050 ; 2355 ; 
- Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2, chia hết cho 5
- HS đọc Yc của bài
a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là : 672 ; 984 ; 756 ;
b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là : 150 ; 465 ; 970
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 480 ; 2000 ; 9010
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là : 296 ; 324.
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chí hết cho 2 là : 345 ; 3995.
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Về nhà học kỹ bài
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
 I- Yêu cầu
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc, còn 1 số em nói chuyện trong khi truy bài ( như em : Quang, điệp, dương, Thành )
+ Sách vở đồ dùng đầy đủ , 1 số quên bút
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
+ 1 số em còn chốn học như em thành, Tươi
 3,Công tác khác
 -Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
 - Các khoản thu nộp chậm
 - Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 - Có đủ ghế ngồi chào cờ
 - Thể dục ăn mặc trang phục chưa đúng, 1 số không đi giầy 
 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà chuẩn bị tuần sau ôn tập để kiểm tra giữa kì I
 - Thi đua học tốt chuẩn bị đón chào ngày 22/12
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt
 Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc