Giáo án Môn: Tập đọc - Bài: Hạt gạo làng ta

Giáo án Môn: Tập đọc - Bài: Hạt gạo làng ta

I. Mục đích yêu cầu

1. Đọc lưu loát bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.

2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

3. Học thuộc lòng cả bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bản đồ sông ngòi Việt Nam

- Tranh ảnh về hào giao thông

- Vật thật: trành (giành, xảo)

- Thẻ từ, băng chữ ghi ý và đại ý của bài, bảng nhóm khổ thơ 1.

 

doc 6 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 2489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập đọc - Bài: Hạt gạo làng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT quận Ba Đình
Trường Tiểu học Việt Nam - Cu Ba
Kế hoạch dạy học
Môn: Tập đọc
Bài: Hạt gạo làng ta
Ngày dạy: 13/10/2007
Giáo viên: Nguyễn Minh Hằng - Lớp 5B
I. Mục đích yêu cầu
Đọc lưu loát bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Học thuộc lòng cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ sông ngòi Việt Nam
- Tranh ảnh về hào giao thông
- Vật thật: trành (giành, xảo)
- Thẻ từ, băng chữ ghi ý và đại ý của bài, bảng nhóm khổ thơ 1.
III. Lên lớp
Các bước tiến hành
Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
- Giới thiệu đại biểu.
- Hát tập thể "Trái đất này là của chúng mình"
2. Kiểm tra bài cũ
- Tiết tập đọc hôm trước các em học bài gì?
Ê - mi - li, con...
- Để đọc 2 khổ thơ 3 và 4 cho hay, các em cần chọn giọng đọc như thế nào?
Tình cảm xúc động, trầm lắng
- HS1 đọc thuộc khổ thơ 3, 4 - GV nhận xét, cho điểm
- HS2 đọc thuộc khổ thơ 3, 4 - GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo - ri - xơn?
Phản đối chiến tranh ở Việt Nam, hành động chính nghĩa chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam...
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV: Cô có tập thơ “ Góc sân và khoảng trời”, đố các biết tập thơ này do ai sáng tác? Thơ của Trần Đăng khoa thật mộc mạc giản dị nhưng trong sáng ngọt ngào luôn luôn thu hút và hấp dẫn tâm hồn tuổi thơ.
Hôm nay, cô giới thiệu với các em một bài thơ trong tập thơ đó, bài "Hạt gạo làng ta". - GV ghi đầu bài - tên tác giả - SGK 139
- HS ghi vở.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
* Đọc mẫu
- GV: Bài thơ có 5 khổ thơ, chúng mình lắng nghe 2 bạn đọc nối tiếp 5 khổ thơ.
HS1 đọc khổ thơ 1 và 2
HS2 đọc khổ thơ 3, 4 và 5
* Lần 1:
GV: Khen ngợi 2 HS. Để đọc hay như bạn cô sẽ hướng dẫn các em luyện đọc. Cô mời 5 bạn đọc nối tiếp 5 khổ thơ. 
HS: 5 em đọc nối tiếp
GV: Chú ý sửa tốc độ đọc, phát âm 
* Lần 2:
GV: Cô muốn nghe 5 bạn đọc tốt hơn.
HS: 5 em đọc nối tiếp 5 khổ thơ
HS1 đọc khổ thơ 1 - GV gắn từ Kinh Thầy
HS2 đọc khổ thơ 2
HS3 đọc khổ thơ 3 - GV gắn từ hào giao thông
HS4 đọc khổ thơ 4 - GV gắn từ trành
HS5 đọc khổ thơ 5
GV: Sửa cho học sinh + kết hợp giải nghĩa từ
GV: Dòng sông Kinh Thầy gắn liền với con sông nào?
HS: 1- 2 em trả lời - GV chốt ý và chỉ bản đồ.
(Sông chia nước của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương)
GV: Chỉ tranh ảnh và hỏi hào giao thông chỉ con đường đi như thế nào?
HS: 1-2 em trả lời 
(Đường đào sâu dưới đất để đi lại an toàn trong chiến đấu).
GV: Kết hợp làm động tác để miêu tả mức độ sâu và dài của hào giao thông
* Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước, bộ đội, nhân dân đào nhiều hào giao thông để vận chuyển vũ khí, thuốc men, đi dưới hào giao thông tránh bom đạn của giặc Mĩ.
GV đưa cái trành và hỏi: Đồ vật trên tay cô có tên gọi là gì?
HS: 1-2 em trả lời.
GV chốt ý: trành hay còn gọi là giành, xảo, là dụng cụ đan bằng tre, nứa, đáy phẳng có thành dùng để vận chuyển đất đá, phân trâu, phân bò.
* Lần 3:
GV: Để giúp các em đọc đúng bài thơ - Cô trò mình cùng luyện đọc khổ thơ 1 - GV gắn bảng khổ thơ 1.
2 bạn ngồi cạnh nhau cùng thống nhất ngắt nhịp thơ và nhấn giọng vào từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong thời gian là 1 phút.
HS: 2 đại diện nhóm phát biểu - HS các nhóm khác bổ sung - GV gạch chân và ký hiệu vắt dòng ở bảng nhóm.
GV: 2 dòng thơ này diễn đạt 1 ý nên các em đọc vắt dòng.
HS: 1 em đọc lại khổ thơ 1.
GV: Tương tự cách làm ở khổ thơ 1 các em sẽ dùng bút chì gạch nhẹ vào SGK ở các khổ thơ còn lại. GV chữa đúng/sai ở từng khổ thơ. GV dừng lại ở khổ thơ 2 để nêu cách ngắt nhịp "cua ngoi lên bờ/mẹ em xuống cấy".
HS: 5 em HS đọc lại 5 khổ thơ.
GV: Nhận xét và cho điểm.
c. Tìm hiểu bài
* GV: Lớp mình có nhiều bạn đọc tốt bài thơ. Thế vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? Cô trò mình cùng tìm hiểu nội dung bài thơ.
GV: Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1 và cho cô biết hạt gạo được làm nên từ những gì?
HS: Cả lớp đọc thầm
GV: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
HS: 2-3 em trả lời theo ý hiểu của mình.
(Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ).
GV: Ghi bảng
- Tinh túy của đất, của nước.
- Công lao của con người, của cha mẹ.
* GV: Hạt gạo được chắt chiu những gì tinh túy nhất của đất trời và con người Việt Nam, đặc biệt là người nông dân cần cù, chịu thương chịu khó. Họ vất vả như thế nào để làm ra hạt gạo?
HS: 1 em đọc câu hỏi 2.
GV: Cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
HS: 2-3 em nêu hình ảnh 
(Giọt mồ hôi sa/ những trưa tháng 6/ nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ mẹ em xuống cấy).
GV: Tác giả khéo léo viết lên hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ/ mẹ em xuống cấy để miêu tả trên cánh đồng nắng như đổ lửa con cua không chịu được nước nóng phải ngoi lên bờ mà mẹ lại lội xuống ruộng để cấy đ sự vất vả gian truân của mẹ ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao nhiêu. Các em sẽ tìm hiểu biện pháp nghệ thuật này kỹ hơn ở các lớp trên.
* GV: Thế còn tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
HS: 2-3 em trả lời theo ý của mình 
(Tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón lúa)
GV: Bức tranh trong SGK miêu tả phần nào hình ảnh các bạn nhỏ góp công sức giúp cha anh vì cha anh đang xông pha nơi chiến trường để chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược.
GV chốt: Các em ạ, mỗi hạt gạo làm ra đã thấm đẫm biết bao mồ hôi công sức của mọi người, trong đó có cả công sức của các bạn thiếu nhi nhỏ tuổi. Đó cũng chính là ý 1 của bài - GV gắn thẻ từ ý 1.
(Nỗi vất vả của mọi người để làm ra hạt gạo)
HS: 1-2 em nêu lại ý 1.
* GV: Đến đây chắc hẳn các em đã vỡ lẽ vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng". Ai giúp cô nói ý hiểu của mình cho các bạn nghe.
HS: 3-4 em nói 
(Hạt gạo rất quý, hạt gạo được làm nên từ biết bao công sức của con người...)
GV ghi bảng: Hạt gạo là hạt vàng. Cô đồng ý với ý kiến của các bạn, tác giả ví hạt gạo quý như vàng. Đây chính là nội dung ý 2 của bài - GV gắn thẻ từ ý 2.
(Giá trị của hạt gạo)
HS: 1-2 em đọc lại ý 2.
GV: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
HS: 2-3 em nói.
(Bài thơ nói lên nỗi vất vả của mọi người để làm ra hạt gạo góp phần làm nên chiến thắng giặc Mĩ)
GV ghi bảng đại ý - 1-2 em nêu lại đại ý - HS ghi vở.
d) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
* GV: Cô sẽ cùng các em luyện đọc thật hay bài thơ. ở bài thơ này các em sẽ chọn giọng đọc như thế nào ?
HS: 2-3 em trả lời.
(Nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết)
GV ghi bảng giọng đọc
HS: Đọc theo nhóm đôi 5 khổ thơ. 
GV: Gọi 5 HS đại diện cho 5 nhóm đọc nối tiếp 5 khổ thơ .
HS : Nhận xét – GV cho điểm
GV: Bài thơ rất hay, cô sẽ hướng dẫn các em học thuộc. Em thích khổ thơ nào nhất? 
HS: 3-4 em trả lời.
GV: Các em hãy nhẩm cho thuộc khổ thơ mình thích trong thời gian là 3 phút, nếu thuộc rồi thì các em nhẩm cho thuộc những khổ thơ còn lại. Cô muốn bạn............ thuộc 1 khổ thơ; bạn....... thuộc 3 khổ thơ trở lên.
GV: Những bạn nào đã thuộc khổ thơ 1 rồi?
HS: 1 em đọc thuộc khổ thơ 1 - GV nhận xét, cho điểm.
GV: Ai đã thuộc khổ thơ 2 rồi?
HS: 1 em đọc thuộc khổ thơ 2 - GV nhận xét, cho điểm.
GV: Còn khổ thơ 3 ai đã thuộc rồi rồi?
HS: 1 em đọc thuộc khổ thơ 3 - GV nhận xét, cho điểm.
GV: Đọc giúp cô khổ thơ 4 ?
HS: 1 em đọc thuộc khổ thơ 4 - GV nhận xét, cho điểm.
GV: Cô muốn nghe khổ thơ 5 ?
HS: 1 em đọc thuộc khổ thơ 5 - GV nhận xét, cho điểm.
GV: Ai thuộc khổ thơ 1 và 2?
 Ai thuộc khổ thơ 3 và 4?
 Ai thuộc khổ thơ 5?
HS: 3 em đọc nối tiếp - GV khen ngợi cho điểm.
HS: 2 em đọc tiếp sức cả bài thơ - GV khen ngợi, cho điểm.
4. Củng cố
Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ khi mới 8 tuổi. Bài thơ rất hay về lời cũng như nhịp điệu nên được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc. Cô trò mình cùng hát bài "Hạt gạo làng ta".
5. Dặn dò
Chiều nay các em sẽ học thuộc cả bài thơ ngay tại lớp và luyện đọc thêm sao cho thật hay.
Bài sau: Sự sụp đổ của chế độ a - pác - thai.
Trình bầy bảng
Thứ .. ngày. tháng . năm 2007
Tập đọc.
Hạt gạo làng ta.
 ( Trần Đăng Khoa).
Đại ý : Bài thơ nói lên nỗi vất vả của mọi người để làm ra hạt gạo góp phần làm nên chiến thắng giặc Mĩ.
Tìm hiểu bài
Nỗi vất vả của mọi người để làm ra hạt gạo
Kinh Thầy, hào giao thông, trành.
Tinh tuý của đất, của nước.
Công lao của con người, của cha mẹ.
2. Giá trị của hạt gạo.
- Hạt gạo là hạt vàng.
Luyện đọc
Giọng đọc : Nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
Khổ thơ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(176).doc