Giáo án Môn: Tập làm văn 4 - Tuần 19, 20

Giáo án Môn: Tập làm văn 4 - Tuần 19, 20

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nắm được 2 các Mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1)

Kĩ năng:

- Viết được đoạn Mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2)

Thái độ:

- Yêu quý đồ vật thân thuộc của mình.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp : hát

2. Kiểm tra bài cũ:

 - HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.

 - GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập làm văn 4 - Tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 19 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 37 BÀI : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được 2 các Mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1) 
Kĩ năng:
- Viết được đoạn Mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2)
Thái độ:
- Yêu quý đồ vật thân thuộc của mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1:Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- GV cho HS làm bài (nhóm đôi)
- Gọi vài nhóm HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
+Điểm giống nhau giữa các đoạn mở bài:Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+Điểm khác nhau giữa các đoạn mở bài:
- Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay cái cặp sách cần tả.
- Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
HĐ 2: Bài tập 2
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- HS làm bài cá nhân.GV phát giấy cho 2HS để HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, khen HS viết mở bài theo 2 kiểu hay.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài nhóm 2.
- HS trình bày.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 -HS làm bài cá nhân. 2 HS để HS làm bài khổ giấy lớn.
- HS đọc lại từng đoạn mở bài. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi
4.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN:19 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT :38 BÀI : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1) 
Kĩ năng:
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2)
Thái độ:
- Yêu quí, giữ gìn đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học
2 tờ giấy khổ lớn ( bài tập 2)
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cho 2 HS đọc các đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn đã làm ở tiết TLV trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1:. Bài tập 1
- Cho 1 HS đọc yêu cầu của BT.
-Em hãy nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết 2 cách kết bài.
- Cho HS đọc thầm lại 2 cách kết bài, bài Cái nón và làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a. Đoạn kết bài là: Má bảo “có của phải biết giữ gìn  méo vành. ”
b. Đó là kiểu kết bài mở rộng. Kết bài đã nói về lời mẹ dặn và ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
HĐ 3: Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc BT 2.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ, giấy trắng cho 3 HS.
- Cho 3 HS làm bài vào giấy trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm HS làm bài tốt.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS nêu
- 1 HS nhắc lại.
- HS đọc thầm lại 2 cách kết bài bài Cái nón và làm bài.
- HS phát biểu, cả lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm , chọn 1 đề.Viết kết bài mở rộng vào vở. 
- 3 HS làm bài vào giấy trình bày. Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
4.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 20 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 40 BÀI : MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý. 
Thái độ:
- Yêu quý, giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ một số đồ vật trong SGK - vở
- Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tả đồ vật.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Yêu cầu 3 HS nêu dàn ý của bài văn tả đồ vật.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn làm bài
- GV ghi bài lên bảng lớp. Yêu cầu của bài?
-Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài. 
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc dàn ý của bài văn tả đồ vật (GV ghi trên bảng phụ)
Dàn ý của bài văn tả đồ vật
1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả.
2. Thân bài:
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.
- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
3. Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
HĐ 2: HS làm bài
-GV cho phép HS tham khảo những bài văn mình đã viết trước đó. Nhắc HS nên lập dàn ý trước khi viết, nên nháp trước khi viết bài vào giấy kiểm tra.
 - Cho HS viết bài.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV thu bài, nhận xét chung về bài làm của cả lớp .
- HS lắng nghe – nhắc tựa
- 1 HS đọc bài- HS nêu
- HS đọc thầm đề bài trên bảng.
- HS quan sát tranh trong SGK
- HS đọc thầm dàn ý.
- HS lắng nghe
- HS chọn đề , làm bài
- HS theo dõi.
4.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 - Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV Luyện tập giới thiệu địa phương, quan sát những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường nơi mình sinh sống để giới thiệu được về những đổi mới đó.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 20 MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 40 BÀI : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu (BT1) 
Kĩ năng:
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2)
Thái độ:
- Có ý thức góp phần với công việc xây dựng quê hương.
Các KNS cơ bản:
- Thu thập, xử lí thông tin (về địa phương cần giới thiệu) – thể hiện sự tự tin – lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. (về bài giới thiệu của bạn)
II. Các PP/KT dạy học tích cực
- Làm việc nhóm, chia sẻ thông tin
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai.
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em.
- Bảng phụ viết dàn ý qua bài giới thiệu.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Gọi 2 HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả đồ vật.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Bài tập 1
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 1.
- Cho HS làm bài. HS trình bày.
-Cho HS nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại:
 a. Bài viết giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đây là xã khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
b. Những nét đổi mới ở Vĩnh Sơn. - Người dân Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa nước 2 vụ một năm. Năng suất cao, không thiếu lương ăn, còn có lương thực để chăn nuôi. - Nghề nuôi cá phát triển  - Đời sống của người dân được cảøi thiện.
-GV tóm tắt thành dàn ý chung về bài giới thiệu. (GV treo bảng tóm tắt gồm)
Dàn ý 
+ Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung)
+Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
+Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
-Gọi 2 HS đọc dàn ý.
HĐ 2: Bài tập 2
 a. Xác định yêu cầu của đề bài.
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.
- GV giao việc: Các em giới thiệu về những nét đổi mới như: phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, nghề phụ, phố phường sạch đẹp 
- Cho HS nói về nội dung các em chọn để giới thiệu.
b. Cho HS thực hành giới thiệu.
- Cho HS thực hành trong nhóm. 
- Cho HS thi giới thiệu.
- GV nhận xét, bình chọn HS giới thiệu hay, hấp dẫn  
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc thầm và tìm câu trả lời. - HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm bảng tóm tắt.
-2 HS đọc dàn ý.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- Một số HS lần lượt trình bày.
- HS giới thiệu trong nhóm 3 
- Đại diện các nhóm lên thi.
- Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
4.Củng cố: 	
- GV cho HS treo các ảnh HS đã sưu tầm được về sự đổi mới của các địa phương.
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap lam van 4 tuan 1920.doc