Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 24 năm 2007

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 24 năm 2007

TẬP ĐỌC

Luật tục xưa của người Ê- đê.

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọngửuõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

2. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài : Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng

3.Thái độ: HS hiểu được xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải làm việc theo luật pháp.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV:TRanh minh họa bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết 5 luật của nước ta.

 

doc 13 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 24 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 14 / 2 Tuần 24.
......*.*.*......
Thứ hai ngày 19 tháng 2 năm 2007
tập đọc
Luật tục xưa của người Ê- đê.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọngửuõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài : Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng
3.Thái độ: HS hiểu được xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải làm việc theo luật pháp.
 II.đồ dùng dạy học. 
GV:tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết 5 luật của nước ta.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- 2, 3 HS đọc thuộc bài: Chú đi tuần và trả lời câu hỏi của nội dung bài.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: ( Về cách xử phạt )
Đoạn 2: ( Về tang chứng và nhân chứng)
Đoạn 3: ( Về các tội )
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi 
chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp ( Cần đọc rõ ràng, rành mạch , dứt khoát giữa các câu.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp L3 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- Câu 4: HS bổ sung thêm 1 số luật mà em biết, sau đó GV đưa ra 1 số luật để HS nắm được.
- Mời 1 số em nêu nội dung chính của bài.
-.GV tóm ý chính ghi bảng.
 d) Hướng dẫn luyện đọc lại.
- GV tổ chức hướng dẫn đọc đoạn, giúp HS thể hiện đúng nội dung của từng đoạn.
- Tổ chức thi đọc giữa các tổ đoạn cuối..
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS phải sống và làm việc theo pháp luật.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc kết hợp trả lời nội dung câu hỏi..
- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.
-3 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
-HS luyện đọc theo hớng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng nhân vật.
- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc .
- 2, 3 em nêu lại.
chính tả ( nghe - viết )
Bài: Núi non hùng vĩ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ nhớ- viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.
2. Kiến thức: HS nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.( Chú ý nhóm tên người, tên địa lí vùng dân tộc thiểu số)
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. đồ dùng dạy học.
HS có vở bài tập TV
II. các hoạt động dạy-học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- HS viết hoa lại các tên riêng trong bài thơ Cửa gió Tùng Chinh.
2 Bài mới.
a) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Y/c 1 em đọc bài viết và cho biết nội dung của đoạn văn đó.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .
- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó mà HS nêu và cách trình bày bài.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
-Y/c HS gấp sách để GV đọc và HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. 
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.
a) HS nêu y/c của bài.
- Y/c tự tìm các tên riêng trong đoạn thơ
- GV chốt lại lời giải đúng và y/c HS viết lại các danh từ riêng.
Bài tập 3: GV nêu y/c của bài tập. 
Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả têm một số nhân vật trong lịch sử.
- GV chia nhóm 4 và y/c HS tự làm.
- Mời đại diện 1 em đọc câu hỏi các em nhanh chóng đọc kết quả.
- Tổ chức cho HS học thuộc các câu đố đó.
3. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học,biểu dương những em HS học tốt
- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí của dân tộc.
- 2 em nhắc lại.
- 1 HS đọc đoạn viết ,HS 
dưới lớp theo dõi bạn đọc để nắm được các từ khó.Cách viết và trình bày bài văn.
- 2 em nêu nội dung.
- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết các danh từ riêng.
- HS nghe viết bài vào vở.
- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
-HS phát biểu- nói tên riêng đó, cách viết hoa..
- HS suy nghẩmto đổi viết ra bảng phụ và đại diện chữa bài..
- 2em lên bảng chữa bài.
Soạn 15 / 2 Thứ ba ngày 20 tháng 2 năm 2007
tập đọc
Hộp thư mật.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện : khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng; toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài văn: Ca ngợi ông hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây lên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
3.Thái độ: Khâm phục ông Hai Long.
II.đồ dùng dạy học. 
Tranh minh hoạ bài đọc.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc bài Luật tục xưa của người Ê- đê và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 em học giỏi đọc bài.
- GV viết một số từ khó lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
- Mời từng tốp 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
- GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng của từng đoạn.Nhận xét sửa lỗi phát âm và đọc sai cho HS.
- Lần 3 : 4 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- GV đọc mẫu toàn bài .
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- GV kết luận , nhận xét và tổng kết.
- Y/c HS nêu nội dung của bài.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 4 em đọc nối tiếp toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn. .Chú ý cách ngắt nghỉ, nhấn giọng ở một số từ ngữ. 
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm .
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục: Lòng biết ơn các chú chiến sĩ tình báo đã góp phần công lao to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- GV nhận xét tiết học,tuyên dương những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
-4 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
 -HS luyện đọc theo hớng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
- 2 em nêu.
Soạn 17 /2 Thứ năm ngày 22 tháng 2 năm 2007
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trật tự- an ninh.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
2. Kiến thức:Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ trong chủ đề trật tự an ninh.
3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng đúng các từ ngữ về trật tự – an ninh.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt.
GV bảng phụ và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
 Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài 1,2, của giờ trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc nội dung của bài tập 1.
- ? Bài tập y/c làm gì?
- GV giúp HS nắm đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh.
- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập.( HS có thể dùng từ điển để xác định nghĩa )
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài .Tìm các danh từ và động từ kết hợp được với từ an ninh.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài, sau đó cử tổ trọng đọc to từng phiếu đã làm để tổng kết số từ viết đúng.
- GV và HS cùng nhận xét , công nhận nhóm HS tìm đúng và nhiều.
Bài tập 3: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài rồi làm bài vào vở.
- GV giúp HS nắm được nghĩa của một số từ để các em dễ dàng sắp xếp.
- GV thu vở chấm chữa bài.
Bài 4: 
- HS đọc kĩ đề bài , đọc kĩ tìm đúng theo y/c của bài.
- Mời lớp cùng nhận xét chữa bài của các bạn.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài để nhớ các từ ngữ trong chủ đề và xem lại các kiến thức đã học .
- 2 em làm bảng, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 - HS tự làm bài - Đại diện HS nêu kết quả.
-HS trao đổi theo nhóm .
- 2, 3 nhóm đại diện trả lời.
- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại 
- đại diện làm bài phiếu to và chữa bài.
- HS làm việc cá nhân, đại diện làm bảng phụ để chữa bài.
.
luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS Biết tạo những câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp.
2. Kiến thức:Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng đúng câu ghép để viết văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt.
- Bảng nhóm cho bài 2.
III. Các hoạt động dạy học.
 Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS làm lại bài 3,4 của tiết trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Phần nhận xét.
Bài tập 1: Y/c 2 em đọc nội dung bài tập 1.
- GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- Tổ chức cho HS phân tích cấu tạo của câu ghép( xác định 2 vế câu, bộ phận C- V trong mỗi vế, 
- GV và HS chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Y/c HS đọc kĩ đề bài,HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.- GV chốt lại kết quả.
GV giảng thêm: Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy.
Bài tập 3: mời HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c : Suy nghĩ thay thế những từ được in đậm ở bài 1 bằng những từ khác.
- GV chốt lại lời giải đúng.
* Y/c HS rút ra nội dung cần ghi nhớ.
- Qua các VD trên y/c HS rút ra nội dung ghi nhớ.
c) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc nội dung của bài tập 1.
- ? Bài tập y/c làm mấy phần việc đó là gì?
- GV giúp HS nắm vững từng y/c của bài tập.
- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập.
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài.
- Mời HS đại diện làm bài.
 - GV tổ chức cho HS tự làm bài và đua ra nhiều phương án.
- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài của HS.
4. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Mời 1 số em đặt câu ghép có cặp từ hô ứng.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài và xem lại các kiến thức đã học .
- 2 em chữa bài, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 - 1 em làm bảng .HS dưới lớp tự làm bài - Đại diện HS phát biểu ý kiến.
-HS suy nghĩ rồi làm, đại diện phát biểu,lớp nhận xét bổ sung. 
HS phát biểu ý kiến .
- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại 
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm phiếu to để chữa bài.
Soạn 16 / 2 Thứ tư  ngày 21 tháng 2 năm 2007
tập làm văn.
Ôn tập về tả đồ vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết cách sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
 2. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về văn miêu tả đồ vật, cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một bảng phụ viết vắn tắt các kiến thức cần nhớ về văn miêu tả đồ vật.
- Một cái áo quân phục màu cỏ úa hoặc ảnh chụp.
-III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra đoạn văn viết lại của một số trong giờ kiểm tra.
.2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
HĐ1: Tìm hiểu y/c của bài 1.
- Y/c 2 em đọc đề bài và cả bài văn.
- GV dùng ảnh chụp để giới thiệu chiếc áo và giải thích từ: vải Tô Châu- một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu – Trung Quốc.
- GV giảng thêm về bối cảnh lịch sử và sự ra đời của những chiếc áo thời bấy giờ.
- Y/c HS đọc thầm lại bài và trả lời các câu hỏi.
- Gv tóm tắt nội dung cần ghi nhớ về văn tả đồ vật.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Mời HS đọc y/c của bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
- Gv nhắc để HS nắm vững Y/c của bài: Viết 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em, như vậy đoạn văn viết thuộc phần thân bài.
Gợi ý Hs chọn cách tả từ khái quát đến tả từng chi tiết bộ phận hoặc ngược lại.Chú ý kết hợp sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá.
- Gv và HS cùng nhận xét , đánh giá.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài tả đồ vật.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài.
- 1 HS đọc to rõ đề và nội dung bài văn, lớp theo dõi SGK.
HS tự làm bài 
- HS tự làm bài và đại diện làm phiếu chữa bài, đại diện phát biểu.
- Một số em nêu tên đồ vật mình đã quan sát.
- HS xem và hoàn thành bài viết ở nhà.
- đại diện vài em đọc đoạn văn.
Soạn 16 / 2 Thứ sáu  ngày 23 tháng 2 năm 2007
tập làm văn.
Ôn tập về tả đồ vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày mạch lạc, rõ ràng, tự nhiên, tự tin.
2. Kiến thức: Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
-Tranh ảnh một số đồ vật.
- Bảng phụ.
-III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c một số em đọc đoạn văn của giờ trước.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Tìm hiểu y/c của bài 1và chọn đề.
- Y/c 2 em đọc 5 đề bài .
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề đã cho một đề phù hợp với mình, một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
- GV giúp HS hoànthành dàn ý dựa vào gợi ý 1.
- Y/c HS đọc thầm lại bài và trả lời các câu hỏi.
- Gv tóm tắt nội dung cần ghi nhớ về văn tả đồ vật.
Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Mời HS đọc y/c của bài.
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lập , trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình ( Theo nhóm )
- Gv đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS , nhắc các em trình bày gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét , đánh giá.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
- Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc to rõ 5 đề và lớp theo dõi SGK.
HS tự chọn một đề làm bài 
- HS tự làm bài và đại diện làm phiếu đọc bài trước lớp.
- Một số em nêu đại diện trình bày trước lớp.
Các bạn theo dõi và nhận xét 
Kể chuyện.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm phố phường mà em biết hoặc tham gia.
I. mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:
 + HS tìm được một câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện có đầu, có cuối.Lời kể tự nhiên, chân thực có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
 + Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức: Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương tốt biết bảo vệ trật tự an ninh.
II. Đồ dùng dạy học. 
III. Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS kể chuyệ đã nghe, đã đọc nói về người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Mời 1 số em đọc đề bài.
- Gv giúp HS phân tích nắm vững y/c của đề bài.Các câu chuyện các em kể phải là việc làm tốt mà các em đã biết trong thực tế ; hoặc các em thấy trên ti- vi.
- Y/c 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
- GV giúp HS nắm vững hơn từng gợi ý.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- GV giúp HS gạch các ý chính ra nháp.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm.
- Mời từng cặp HS kể cho nhau nghe.
Gv nhắc nhở HS kể chuyện có đầu có cuối.
b) HS thi kể trước lớp. 
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể .
- GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên 
dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp
3.Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương biết bảo vệ trật tự an ninh.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 em đọc các gợi ý, lớp theo dõi.
- 1 vài em nêu đề tài câu chuyện mà mình đã chuẩn bị.
- Tự làm dàn ý ( Theo cách gạch đầu dòng.)
- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 24.doc