Giáo án môn Toán lớp 4 - Học kì I

Giáo án môn Toán lớp 4 - Học kì I

I/- Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập về cách đọc viết các số trên 100000.

- Phân tích cấu tạo số.

II/- Chuẩn bị:

- GV vẽ sẵn bảng số bài tập 2 lên bảng.

III/- Hoạt động dạy và học:

 

doc 182 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 4 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày.tháng.năm 20
Tuần 1
Tiết 1: 	 	 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I/- Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về cách đọc viết các số trên 100000.
Phân tích cấu tạo số.
II/- Chuẩn bị:
GV vẽ sẵn bảng số bài tập 2 lên bảng.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Trong chương trình toán 3, các em đã được học tới số nào?
Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100000.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT1
+ Mong đợi: Nắm được yêu cầu của đề bài để làm bài tập. Nắm được quy luật của các số trên tia số và trong dãy số.
+ Mô tả: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập và trả lời theo câu hỏi của GV sau đó làm theo nhóm cặp.
+ Các số trên tia số được gọi là gì?
Hoạt động 2: BT2
+ Mong đợi: Làm đúng theo mẫu, cách viết số, đọc số, các số ở hàng nào?
+ Mô tả: Cho HS đọc yêu cầu. 3 em lên bảng làm còn lại làm vào vở (một HS đọc các số trong bài, 2 HS còn lại viết số và phân tích số, cả lớp làm, trao đổi chéo và nhận xét.
GV nhận xét – cho điểm (nếu cần).
Hoạt động 3: BT3
+ Mong đợi: Làm đúng theo mẫu (xác định đề đúng).
+ Mô tả: GV hướng dẫn HS xác định đề. Sau đó gọi HS lên bảng làm còn lại làm vào vở.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
b) 6000 + 200 + 30 = 6230
GV nhận xét.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp tham gia.
HS để dụng cụ lên bàn.
HS đếm số 100000.
HS lắng nghe.
HS đọc yêu cầu và trả lời.
Làm theo nhóm cặp.
Đại diện trình bày.
 + Các số trên được gọi là các số tròn chục nghìn.
3 em lên bảng làm.
VD: Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi, viết là: 63 850; chữ số hàng đơn vị là 0, chữ số hàng chục là 5,
(chú ý cách đọc số)
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS theo hướng dẫn của GV xác định.
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị, thành các số.
HS lên bảng làm, còn lại làm vào vở.
HS nhận xét – bổ sung.
HS lắng nghe + trả lời.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngàytháng.năm 20
Tuần 1
Tiết 2: 	 	 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt)
I/- Mục tiêu: Giúp HS: 
Tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân(chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
II/- Chuẩn bị:
Phiếu bài tập, bảng nhóm, bảng con.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS làm bài tập 3b.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Luyện tập.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT 1
+ Mong đợi: Tính nhẩm đúng.
+ Mô tả: GV đọc phép tính HS ghi kết quả vào bảng con.
VD: “Bảy nghìn cộng hai nghìn”.
Hoạt động 2: BT 2
+ Mong đợi: Biết đặt tính và tính đúng..
 + Mô tả: HS tính vào vở.
Hoạt động 3: BT 3
+ Mong đợi: Biết so sánh hai số tự nhiên.
+ Mô tả: GV cho 1 HS nêu cách so sánh hai số: 5870 và 5890.
HS tự làm các BT còn lại. 
Hoạt động 4: BT 4
+ Mong đợi: Sắp xếp đúng các số theo thứ tự .
+ Mô tả: HS đọc đề sau đó làm vào bảng nhóm.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp tham gia.
HS lên bảng làm và nêu nhận xét.
HS ghi kết quả tính vào bảng con.
VD: 9 000 ; 6 000 ; 4 000 ; 
HS đặt tính và tính vào vở.
 4 637 7 035 325
 + 8 245 - 2 316 x 3
 12 8 82 4 719 975
HS nêu cách so sánh:
Hai số này cùng có bốn chữ số.
Các chữ số hàng, nghìn hàng trăm giống nhau.
Ở hàng chục có 7 < 9 
Nên 5870 < 5890
HS làm vào bảng nhóm.
a) 56731; 65371; 67351; 75631
b) 92678; 82679; 79862; 62978
HS đọc đề, thảo luận tính vào bảng nhóm.
b) Bác Lan mua tất cả là:
12500 + 12800 + 70000=95300(đồng)
c) Số tiền bác Lan còn thừa lại là:
100 000 – 95300 = 4 700 (đồng)
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày..thángnăm 20
Tuần 1
Tiết 3: 	 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
I/- Mục tiêu:
Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân( chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
Tính được giá trị của biểu thức.
II/- Chuẩn bị:
Phiếu bài tập, bảng nhóm, bảng con.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS làm bài tập:
1372 x 3 ; 620 4 : 4
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Luyện tập.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT 1
+ Mong đợi: Củng cố tính nhẩm.
 Mô tả: GV viết BT gọi 1 HS tính nhẩm từng bài, nếu đúng được phép mời bạn tiếp theo.
Hoạt động 2: BT 2
+ Mong đợi: Củng cố cách đặt tínhtính.
 + Mô tả: HS tự làm vào vở.
Hoạt động 3: BT 3
+ Mong đợi: Tính được giá trị của biểu thức.
+ Mô tả: HS tự làm vào PBT( nêu cách tính). 
a) 3257 + 4659 – 1300 
 = 7916 – 1300 = 6616
b) (70850 – 50230) x 3
 = 20620 x 3 =61860
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp tham gia.
1HS lên bảng làm lớp làm bảng con: 1372 6024 4
 x 3 20	 1506
 4116	 024
 0
HS tính nhẩm.
 a) 6000 + 2000 – 2000
 (Sáu nghìn cộng hai nghìn bằng tám nghìn; tám nghìn trừ bốn nghìn bằng hai nghìn).
HS làm vào vở
 a) 8461; 5404; 12850; 5725
 b) 59200; 21692; 52260; 13008
HS nêu cách tínhvà tính vào vở:
a) x + 875 = 9936 b) 2413
 x = 9936 – 875 4596
 x = 9061
 x – 725 = 8259
 x = 8259 + 725
 x = 8984
 Chuẩn bị bài “ Biểu thức có chứa nột chữ”.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày..tháng..năm 20
Tuần 1
Tiết 4: 	 	Bài: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I/- Mục tiêu:
Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ số.
Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số.
II/- Chuẩn bị:
Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
Vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở cột).
Phiếu bài tập.
Bảng nhóm.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm.
GV nhận xét.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Biểu thức có chứa một chữ.
GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: Biểu thức có chứa một chữ.
+ Mong đợi: Biết được thế nào là biểu thức có chứa một chữ và giá trị của nó. 
+ Mô tả: GV treo bài toán. Đặt vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong VD đi dần từ các trường hợp cụ thể đến biểu thức 3+a.
GV giới thiệu:
3 + a là biểu thức có 1 chữ
Yêu cầu HS tính với các giá trị của a khác nhau.
Giúp HS rút ra nhận xét: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3+a.
Hoạt động 2: BT 1
+ Mong đợi: Biết cách tính biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số cụ thể.
+ Mô tả: GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS xác định đề (bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?)
Giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là bao nhiêu?
Hoạt động 3: BT 2
+ Mong đợi: Tính được giá trị của biểu thức theo mẫu.
+ Mô tả: GV vẽ lên bảng các bảng số như bài tập 2 SGK. 
+ Dòng thứ nhất trong bảng cho biết gì? (khai thác nội dung bài). Cho HS lên bảng làm, còn lại làm vào vở.
Hoạt động 4: BT 3
+ Mong đợi: biết cách tính các giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
+ Mô tả: GV phát thẻ số yêu cầu HS làm trên bảng nhóm.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
Về nhà làm bài tập b/6 vào vở bài tập và xem lại bài.
HS lên bảng làm còn lại chú ý nhận xét – bổ sung.
HS lắng nghe.
Cóquyển vở, thêmquyển vở. Có tất cảquyển vở?
Có
Thêm
Tất cả
 3
 3
 1
 a
 3 + 1
 3 + a
Tính giá trị của biểu thức.
+ Giá trị của biểu thức bằng 10.
Nhóm thảo luận làm.
Nhóm khác nhận xét – bổ sung.
HS đọc bảng
+ Cho biết giá trị cụ thể của x hoặc y.
HS lên bảng làm nhóm.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------- ... øi cũ:
Gọi HS nêu bảng nhân 9, nhân 3.
 3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
* Dấu hiệu chia hết cho 9:
GV ghi các phép tính lên bảng và yêu cầu HS thực hiện.
HD HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9. 
 + Kết luận: Các số có tổng các chữ chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT1 ( trang 97)
+ Mong đợi: Tìm đúng các số chia hết cho 9 
 + Mô tả: GV nêu yêu cầu của bài tập, HS thực hiện trên PBT. 
 * GV giúp HS rút ra nhận xét: Số chia hết cho 9 cũng sẽ chia hết cho 3.
Hoạt động 2: BT2 (trang 98)
+ Mong đợi: Tìm đúng các số không chia hết cho 9 
+ Mô tả: HS đọc yêu cầu bài tập và thực hiện trên bảng con.
Hoạt động 3: BT3 ( trang 98)
+ Mong đợi: HS viết được số có 3 chữ số và chia hết cho 9
+ Mô tả: HS đọc yêu cầu đề bài và thực hiện trên bảng con
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
 Dặn dò.
Cả lớp tham gia.
HS nêu cá nhân.
HS thực hiện:
*72 : 9 = 8 * 182 : 9 = 30 (dư 1)
Ta có:	 Tacó: 7 + 2 = 9	 1 + 8 + 2 = 11
9 : 9 = 1 11 : 9 = 1(dư 2) *657 : 9 = 73 *451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: Ta có: 
 6 + 5 + 7 = 18 4 + 5 + 1 = 10 
18 : 9 = 2 10 : 9 = 1(dư 1) 
HS làm cá nhân.
Sốchia hết cho 9: 99; 108; 5643; 29385
HS làm cá nhân.
 + Số không chia hết cho 9: 96, 7853, 55541097 
- HS viết
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “ Luyện tâïp”.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------Ngàytháng.năm 20
Tuần 18
Tiết 87	Bài DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
	I/ Mục tiêu
Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Chuẩn bị:
Phiếu BT, bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
* Dấu hiệu chia hết cho 3:
Thực hiện tương tự như dấu hiệu chia hết cho 9.
 + Kết luận: Các số có tổng các chữ chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT1 ( trang 97)
+ Mong đợi: Tìm đúng các số chia hết cho 3 
 + Mô tả: GV nêu yêu cầu của bài tập, HS thực hiện trên PBT. 
Hoạt động 2: BT2 (trang 98)
+ Mong đợi: Tìm đúng các số không chia hết cho 3 
+ Mô tả: HS đọc yêu cầu bài tập và thực hiện trên bảng con.
Hoạt động 3: BT3 ( trang 98)
+ Mong đợi: Tìm đúng các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
+ Mô tả: HS đọc yêu cầu đề bài và thực hiện trên bảng con
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
 Dặn dò.
* 63 : 3 = 21 * 91 : 3= 30 (dư 1)
Ta có: 6 + 3 = 9 Ta có: 9 + 1 = 10 
9 : 3 = 3 10 : 3 = 3 (dư 1)
* 123 : 3 = 41 * 125 : 5 = 41(dư 2)
Ta có: Ta có:
 1 + 2 + 3 = 6 1 + 2 + 5 = 8
6 : 3 = 2 8 : 3 = 2 (dư 2)
HS làm cá nhân.
Số chia hết cho 3: 231, 1872, 92 313
HS làm cá nhân.
 Số không chia hết cho 3: 502; 6823; 55553; 641311
HS làm cá nhân.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “ Luyện tâïp”.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngàythángnăm 20
Tuần 18
Tiết 88: 	 	 Bài: LUYỆN TẬP
I/- Mục tiêu: 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II/- Chuẩn bị:
Phiếu bài tập, vở bài tập, bảng nhóm.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
GV nêu các số yêu cầu HS nhận ra các số chia hết cho 3.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu: “Luyện tập”.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT1 Cá nhân.
+ Mong đợi: Biết được số nào chia hết cho 3, 9.
+ Nhận biết số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
+ Mô tả: Yêu cầu HS (mở SGK) đọc yêu cầu sau đó làm vào vở bài tập.
Lưu ý cho HS:
Căn cứ vào đâu để nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9.
Hoạt động 2: BT 2 cá nhân.
+ Mong đợi: Điền vào ô trống các chữ số thích hợp.
+ Mô tả: GV phát phiếu bài tập. HS đọc thảo luận hoàn thành trên phiếu bài tập.
Hoạt động 3: BT 3 
+ Mong đợi: Nhận ra các số chia hết cho 2; 3; 5; 9 để điền đúng sai vào ô trống.
+ Mô tả: GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành trên phiếu bài tập.
Hoạt động 4:
+ Mong đợi: Nhận ra dấu hiệu chia hết cho 3, 9 để viết số.
+ Mô tả: Yêu cầu HS mở SGK đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi.
+ Số cần viết có mấy chữ số?
+ Chia hết cho mấy?
+ Điều kiện để nhận ra số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp tham gia.
HS nêu.
HS làm vào vở bài tập.
a/ Số chia hết cho 3: 4563; 2229; 3576; 66816
b/ Số chia hết cho 9: 4563; 66816
c/ Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 2229; 3576
+ Căn cứ vào tổng các chữ số.
Nhóm đôi thảo luận làm trên phiếu bài tập. Kết quả:
 a. 945 chia hết cho 9.
 b. 225 chia hết cho3 
c. 762 chia hết cho 3 và chia hết cho 2.
HS Làm việccá nhân. 
Kết quả:
Đ Số 13465 không chia hết cho 3?
S Số 70009 chia hết cho 3;
S Số 78435 không chia hết cho 9;
Đ Số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết chia
 hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Thảo luận viết vào bảng nhóm.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
 + Có 3 chữ số.
 + Cho 9.
 + Tổng của các chữ số là: 3; 6; 12; 15; 21
a. 612; 621; 126; 162; 261; 216 
 b. 120; 102; 201; 210 
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày.tháng..năm 20	 
Tuần 18
Tiết 89: 	 	 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I/- Mục tiêu: 
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
II/- Chuẩn bị:
Phiếu bài tập, vở bài tập, bảng nhóm.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu: “Luyện tập chung”.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1: BT1 (cá nhân).
+ Mong đợi: Tìm đúng các số chia hết cho 2; 3; 5; 9.
+ Mô tả: Yêu cầu HS (mở SGK) đọc yêu cầu sau đó làm vào vở bài tập.
Hoạt động 2: BT 2.
+ Mong đợi: Biết cách làm và tìm đướcố theo yêu cầu đề bài.
+ Mô tả: HS đọc, thảo luận hoàn thành trên phiếu bài tập.
a/ Chọn các số chia hết cho 5.
b/ Chọn các số chia hết cho 2, chọn tiếp các số chia hết cho 3.
c/ Chọn tiếp trong các số đã chia hết cho 2 và cho3 các số chia hết cho 5 và cho 9.
Hoạt động 3: BT 3 .
+ Mong đợi: Điền đúng chữ số thích hợp vào ô trống.
+ Mô tả: HS thảo luận hoàn thành trên bảng nhóm.
Hoạt động 4: BT 4.
+ Mong đợi: Củng cố về tính giá trị của biểu thức và nhận ra giá trị đó chia hết cho 2 hoặc 5.
+ Mô tả: HS thực hiện trên PBT.
VD: a/ 2253 + 4315 – 173 
 = 6568 – 173
 = 6395 ( Chia hết cho 5)
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương – khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp tham gia.
HS nêu cá nhân.
HS làm vào vở bài tập.
* Số chia hết cho2: 4568; 2050; 35766
* Số chia hết cho3: 2229; 35766
* Số chia hết cho5: 7435; 2050
* Số chia hết cho9: 35766
HS thảo luận nhóm đôi.
a/ Chia hết cho cả 2 và 5: 64620; 5270
b/ Chia hết cho cả 3 và 2: 57234; 64620; 5720
c/ Chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9:64620
Nhóm đôi thảo luận làm trên bảng nhóm.
a/ 5 8 chia hết cho 3
b/ 6 3 chia hết cho 9
c/ 24 chia hết cho cả 3 và 5
d/ 35 chia hết cho cả 2 và 3
Nhóm thảo luận làm trên phiếu bài tập.
 b/ 6438 – 2325 x 2 
 = 6438 – 4650 
 = 1788 (Chia hết cho 2)
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “ Ki – lô – mét – vuông”.
Điều chỉnh – Bổ sung
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
KT ĐK – CUỐI HKI
( Họp khối ra đề thi, nhà trường lưu đề )

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN LOP 4HK1.doc