Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Viên

Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Viên

I. MỤC TIÊU:

- Hs biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục(xanh lá cây) và tím

- Hs nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Hs pha được màu theo hướng dẫn.

- Hs yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV:

 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.

 - Hình giới thiệu ba màu gốc va hình hướng dẫn cách pha màu: da cam, xanh lục, tím.

 - Bảng giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.

 2. HS:

 - Vở tập vẽ.

 - Màu sáp

 III. HỌAT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: thảo luận nhóm đôi (10 phút)

- Hs nêu lại tên ba màu cơ bản

- Gv giới thiệu ba màu cơ bản và hình cáh pha màu, yêu cầu hs thảo luận giải thíc cách pha màu từ ba màu cơ bản để có dược các màu da cam, xanh lục, tím.

- Hs thảo luận theo nhóm đôi.

 - Đại diện HS của nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận .

 - Nhóm khác nhận xét .

 - GV kết luận và giới thiệu các cặp màu bổ túc.

 - Gv giới thiệu tiếp màu nóng, màu lạnh.

 - Hs quan sát tranh SGK và kể tên một số đồ vật, hoa quả có màu nóng và có màu lạnh.

 - GV kết luận

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1329Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010
MỸ THUẬT
Bài 1: Vẽ trang trí
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I. MỤC TIÊU:
- Hs biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục(xanh lá cây) và tím
- Hs nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Hs pha được màu theo hướng dẫn.
- Hs yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV:
 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
 - Hình giới thiệu ba màu gốc va hình hướng dẫn cách pha màu: da cam, xanh lục, tím.
 - Bảng giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.
 2. HS:
 - Vở tập vẽ.
 - Màu sáp
 III. HỌAT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: thảo luận nhóm đôi (10 phút)
Hs nêu lại tên ba màu cơ bản
Gv giới thiệu ba màu cơ bản và hình cáh pha màu, yêu cầu hs thảo luận giải thíc cách pha màu từ ba màu cơ bản để có dược các màu da cam, xanh lục, tím.
Hs thảo luận theo nhóm đôi.
 - Đại diện HS của nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận .
 - Nhóm khác nhận xét .
 - GV kết luận và giới thiệu các cặp màu bổ túc.
 - Gv giới thiệu tiếp màu nóng, màu lạnh.
 - Hs quan sát tranh SGK và kể tên một số đồ vật, hoa quả có màu nóng và có màu lạnh.
 - GV kết luận 
Họat động 2: Làm việc cả lớp (5 phút).
 - Gv làm mẫu cách pha màu sáp trên giấy khổ lớn.
 - Hs quan sát.
Họat động 3: Làm việc cá nhân( 15 phút ).
 - Gv yêu cầu hs tập thực hành pha màu trên giấy nháp.
 - Hs thực hành cá nhân.
 - Gv giới thiệu một số bài trước lớp.
 - Hs nhận xét bài của bạn.
 - Gv nhận xét, đánh giá
 * Vế nhà chuẩn bị: Vở thực hành , bút chì , tẩy, màu vẽ cho bài “ vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá”
 * Rút kinh nghiệm: 	
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 2: VẼ THEO MẪU
 VẼ HOA LÁ
I.MỤC TIÊU
 - HS nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa , lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp đẹp của hoạ tiết lá trong trang trí.
 - HS biết cách vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.
 - HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Một số mẫu hoa, lá thật.
 - Một số bài vẽ có sử dụng hoạ tiết hoa lá
 - Hình gợi ý cách vẽ
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
 - GV giới thiệu một số hoa lá thật hay ảnh chụp về hoa lá để HS nhận ra:
 +Các lọai hoa lá có hình dáng khác nhau, màu sắc đẹp và phong phú.
 + Hình vẽ hoa lá thường được sử dụng trong trang trí nhưn vẽ đơn giản thì đẹp hơn
 - HS xem hình hoa lá và thảo luận nhóm về: tên gọi, hình dáng, màu sắc, sao sánh các laọi hoa lá
 - HS nhận xét, GV bổ sung để các em nhận thấy hoa lá có màu sắc, hình dáng đẹp
 - GV giới thiệu hoa lá thật và hoa lá trên hình vẽ để HS Nhận ra sự khác nhau và giống nhau giữa chúng
 GV yêu cầu HS quan sát hoa lá thật để các em thấy được hình dáng chung và hướng dẫn cách vẽ cho HS.
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
 -HS làm bài từng cá nhân, GV quan sát nhắc nhở HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
 - GV cùng HS chọn những bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo trên bảng, GV gợi ý HS nhận xét về: hình hoa, lá, màu sắc
 - GV yêu cầu HS xếp loại các bài theo ý thích
 Củng cố- Dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS quan sát các vật có dạng hình trụ để chuẩn bị tiết học sau
* Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Mỹ Thuật 
Bài 3:VẼ TRANH ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
 I.MỤC TIÊU :
HS biết được hình dáng, đặc điểm , màu sắc của một số con vật quen thuộc và cách vẽ con vật.
HS vẽ được một số con vật theo ý thích. 
HS thêm yêu mến con vật.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh ảnh các con vật. Hình gợi ý cách vẽ.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
 GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
 +Hình dáng, bộ phận của các con vật như thế nào?
 +Nhận xét đặc điểm nổi bật của con vật.
 +Màu sắc của nó như thế nào?
 +Hình dáng của con vật khi hoạt động?
 +Yêu cầu HS kể thêm một số con vật mà em biết?
 +Em thích con vật nào?
 - GV vẽ mẫu.
 - Vẽ từng bộ phận riêng rồi thêm các chi tiết cho sinh động..
 Hoạt động 2: làm việc theo nhóm
 - Gợi ý cho HS vẽ những con vật đơn giản.
- HS làm việc theo nhóm
 - GV theo dõi uốn nắn cho HS.
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
- GV nhận xét chọn một số sản phẩm điển hình có ưu, nhược điểm rõ nét nhận xét:
Nhấn mạnh những điều tốt cần phát huy, những điểm xấu cần khắc phục.
 Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài Chép họa tiết trang trí dân tộc
*Rút kinh nghiệm:	
 èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Mĩ thuật
Bài 4: CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I.Mục tiêu:
HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
HS biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
 II.Chuẩn bị:
Sưu tầm một số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc.
Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
Bài vẽ của HS các lớp trước.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
 -GV giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc, gợi ý bằng câu hỏi để HS quan sát, nhận biết:
Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?
Hình hoa, lá, con vật ở các hoạ tiết có đặc điểm gì?
Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?
Hoạ tiết được dùng trang trí ở đâu?
 - GV bổ sung, nhấn mạnh: hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha để lại, chúng ta cần học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
 - GV chọn một vài hoạ tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn HS vẽ theo từng bước:
Tìm và vẽ phác hình chung của hoạ tiết.
Vẽ các đường trục dọc , trục ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
Quan sát, điều chỉnh cho giống mẫu.
Hoàn chỉnh và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
 - Yêu cầu HS chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK, yêu cầu HS quan sát kĩ trước khi vẽ. Gợi ý HS vẽ màu theo ý thích.
 - HS thực hành vẽ vào vở bài tập.
 - GV quan sát, giúp đỡ
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
 - GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ ràng để nhận xét về cách vẽ hình, vẽ nét, vẽ màu. GV gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét.
- GV đánh giá.
 Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Dặn HS chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.
* Rút kinh nghiệm:	
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
Mĩ thuật
Bài 5: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH PHONG CẢNH
 I.Mục tiêu:
HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
HS yêu thích tranh phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 II.Chuẩn bị:
Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
GV giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh yêu vầu HS khi xam tranh cần chú ý:
 +Tên tranh
 +Tên tác giả
 +Các hình ảnh có trong tranh
 +Màu sắc
 +Chất liệu dùng để vẽ tranh
-GV nêu đặc điểm của tranh phong cảnh:
 +Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể thêm người và các con vật cho sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính.
 +Tranh phong cảnh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau.
 +tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà,để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm
 a)Phong cảnh Sài Sơn: Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 -1976)
GV cho HS thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến của nhóm mình qua các câu hỏi gợi ý:
 +Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
 +Tranh vẽ đề tài gì?
 +Màu sắc trong tranh như thế nào?Có những màu sắc nào?
 +Hình ảnh chính tronh bức tranh là gì?
 +Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
 - GV tóm tắt: Tranh khắc gỗ Phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây), nơi có thắng cảnh Chùa Thầy nổi tiếng; bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khoẻ khoắn, sinh động tạo 1 vẻ đẹp bình dị, trong sáng.
 b)Phố cổ: Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988)
 -GV cho HS biết một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
 -GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 +Bức tranh vẽ những hình ảnh gì?
 +Dáng vẻ của các ngôi nhà?
 +Màu sắc của bức tranh?
 -Gv bổ sung: Bức tranh được vẽ với hoà sắc những màu ghi, nâu trầm, vàng nhẹ, thể hiện sinh động các hình ảnh: những mảng tường nhà rêu phong,Những hình ảnh này cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ. Cách vẽ khoẻ khoắn, khoáng đạt của hoạ sĩ diễn tả rất sinh động dáng vẻ của những ngôi nhà đã có hàng trăm tuổi. 
 c)Cầu Thê Húc: Tranh màu bột của Tạ Kim Chi ( học sinh tiểu học)
 -GV gợi ý HS tìm hiểu bức tranh về các hình ảnh trong bức tranh, màu sắc, chất liệu, cách thể hiện.
 -Gv kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh- sạch- đẹp, không chỉ giúp con người có sức khoẻ mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắng vẽ nhiều bức tranh đẹp về quê hương mình.
 2.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Khen ngợi những HS có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học.
* Rút kinh nghiệm:	
 èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Mĩ thuật
Bài 6:VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
 I.MỤC TIÊU:
HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại quả dạng hình cầu.
HS biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
HS yêu thiên nhiên, biết chăm sác, và bảo vệ cây trồng.
 II.CHUẨN BỊ:
 Tranh ảnh về một số loại quả dạng hình cầu.
 Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc, đậm nhạt khác nhau.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
- Gv giới thiệu một số quả đã chuẩn bị và tranh ảnh các loại quả dạng hình cầu, đặt câu hỏi để gợi ý: Đây là những quả gì? Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của từng loại quả như thế nào? So sánh hình dáng, màu sắc giữa các loại quả? Tìm thêm những loại quả có dạng hình cầu khác? 
 - GV tóm tắt: Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại, đa dạng, phong phú. Trong mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng 
 - GV dùng hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ.
 - GV hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy.
 - GV nhắc HS có thể vẽ bằng chì đen hay màu.
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm
 -GV bày nhiều mẫu cho HS vẽ theo nhóm.
 - HS vẽ, GV quan sát và hướng dẫn thêm.
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
 - GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ ràng để nhận xét
 GV cùng HS  ...  tranh đẹp trong nghệ thuật dân gian Việt Nam. 
Hoạt động 2: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh giá
	- GV nhận xét tiết học và khen ngợi những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài 
	- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về lễ hội của Việt Nam 
	Củng cố –dặn dò 
 - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu
 - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 20: VẼ TRANH
 ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM 
I.MỤC TIÊU :
 - HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương 
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài ngày hội quê em 
 - HS yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: Một số tranh ảnh sưu tầm về lễ hội truyền thống 
Tranh in trong bộ ĐDDH 
Hình gợi ý cách vẽ tranh
HS: Giấy khổ lớn 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Tìm chọn nội dung đề tài
 	- GV yêu cầu HS xem tranh, ảnh ở trang 46, 47 để nhận ra:
	+ Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau 
	+ Mỗi địa phương có những trò chơi mang bản sắc riêng: đấu vật, đánh đu,.
	- GV gợi ý HS nhận xét hình ảnh, màu sắc,.. của ngày hội trong tranh và yêu cầu HS kể ngày hội quê mình 
Cách vẽ tranh
 - GV gợi ý HS: 
	+ Chọn 1 ngàỳ hội quê em mà em thích để vẽ 
	+ Có thể chỉ vẽ 1 hoạt động lễ hội 
	+ Hình ảnh chính phải được thể hiện rõ 
	- Yêu cầu HS: 
	+ Vẽ phác hình ảnh chính trước, phụ sau. 
	+ Vẽ màu theo ý thích 
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm 4
Thực hành:
 - HS làm bài theo nhóm 4 
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh giá
 - HS trình bày sản phẩm 
 - Các nhóm nhận xét và xếp loại các nhóm có sản phẩm đẹp 
*Rút kinh nghiệm:	
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 21: VẼ TRANG TRÍ
 TRANG TRÍ HÌNH TRÒN 
I.MỤC TIÊU :
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày 
 - HS biết cách sắp xếp học tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích 
 - HS có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, SGV
Một số đồ vật trang trí dạng hình tròn 
Hình gợi ý cách vẽ 
HS: Giấy, vở vẽ, màu, bút chì, tẩy. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Quan sát, nhận xét
 	- GV giới thiệu một số đồ vật trong cuộc sống dạng hình tròn được trang trí rất đẹp như: cái khay, cái đĩa,
	- Yêu cầu HS tìm và nêu những đồ vật trang trí dạng hình tròn 
	- Giới thiệu một số bài trang trí hình tròn và hhình 1,2 trang 48 SGK rồi đặt câu hỏi cho HS: 
	+ Bố cục 
	+ Vị trí các mảng chính, mảng phụ 
	+ Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí hình tròn
	+ Cách vẽ màu 
	- GV bổ sung: Trang trí hình tròn thường đối xứng qua các trục, mảng chính ở giữa, mảng phụ ở xung quanh, màu sắc làm rõ trọng tâm,. 
Cách trang trí hình tròn
 - GV giới thiệu hình gợi ý và mẫu hướng dẫn HS cách vẽ:
	+ Vẽ hình tròn và kẻ trục 
	+ Vẽ các mảng chính, mảng phụ 
	+ Tìm hoạ tiết vẽ vào các mảng cho phù hợp 
	+ Tìm và vẽ màu theo ý thích 
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
Thực hành:
 - HS làm bài cá nhân 
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh gia:
 - HS trình bày sản phẩm 
 - Các nhóm nhận xét sản phẩm đẹp 
	Củng cố –dặn dò 
 - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu
 - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 22: VẼ THEO MẪU
 VẼ CÁI CA VÀ QUẢ 
I.MỤC TIÊU :
 - HS biết cấu tạo của các vật mẫu 
 - HS biết bố cục bài vẽ sao cho hợp; biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì hay vẽ màu 
 - HS yêu quý mọi vật xung quanh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, SGV
Mẫu vẽ 
Hình gợi ý cách vẽ cái ca và quả 
HS: Giấy, vở vẽ, màu, bút chì, tẩy. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Quan sát, nhận xét
 	- GV gợi ý HS nhận xét: 
	+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả 
	+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu 
	+ Cách bày mẫu nào hợp lý hơn 
Cách vẽ cái ca và quả
 - GV yêu cầu HS xem hình 2, trang 51 SGK, nhắc HS nhớ lại trình tự vẽ mẫu như bài trước 
	+ Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung theo chiều ngang hoặc dọc của tờ giấy 
	+ Phác khung hình chung của mẫu ca và quả sau đó phác khung hình riêng 
	+ Tìm tỉ lệ bộ phận của cái ca và quả, vẽ phác nét chính 
	+ Xem lại tỉ lệ của cái ca và quả rồi vẽ chi tiết 
	+ Vẽ đậm nhạt, hay vẽ màu 
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
Thực hành:
 - HS làm bài cá nhân
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh giá
 - HS trình bày sản phẩm 
 - Các nhóm nhận xét và xếp loại các nhóm có sản phẩm đẹp 
	Củng cố –dặn dò 
 - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu
 - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 23: TẬP NẶN TẠO DÁNG
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động 
 - HS làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được dáng người đơn giản 
 - HS quan tâm tìm hiểu hoạt động của con người 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: Tranh ảnh về dáng người hoạt động 
HS: Đất nặn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu ảnh một số tượng người, tượng dân gian để các em nhận xét: 
	+ Dáng người (đang làm gì?) 
	+ Các bộ phận: đầu, mình, chân, tay 
	+ Chất liệu để nặn 
	- GV gợi ý HS tìm 1 hay 2 dáng người để nặn 
Cách nặn dáng người đơn giản
	- GV thao tác để minh hoả cách nặn cho HS quan sát 
	+ Nhào bóp đất sét cho mềm dẻo 
	+ Nặn hình các bộ phận
	+ Gắn hình các bộ phận thành hình người 
	+ Tạo thêm các chi tiết 
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm 4
Thực hành:
 - HS làm bài theo nhóm
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh giá
 - HS trình bày sản phẩm 
 - Các nhóm nhận xét và xếp loại các nhóm có sản phẩm đẹp 
	Củng cố –dặn dò 
 - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu
 - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 24: VẼ TRANG TRÍ
 TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS làm quen với kiểu chữ nét đều , nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của chữ 
 - HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn 
 - HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, SGV
Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Quan sát, nhận xét
 	- GV giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để HS phân biệt với hai kiểu chữ này 
	- GV chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt:
	+ Chữ nét đều là chữ mà tát cả các nét thằng, cong, nghiêng, chéo hay tròn đều có độ dài bằng nhau 
	+ Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ 
	+ Các nét cong, tròn bao giờ cũng dùng compa để quay 
	+ Chiều rộng của các chữ thường không bằng nhau 
Cách kẻ chữ nét đều
 	- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 57 SGK để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng 
 	- GV giới thiệu hình 5 trang 57 SGK và yêu cầu HS tìm ra cách kẻ chữ: R, Q, D, S, B, P 
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
Thực hành
 - HS làm bài cá nhân
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh gia:
	- GV nhận xét và khen ngợi những HS hăng hài phát biểu xây dựng bài 
	Củng cố –dặn dò 
 - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu
 - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày tháng năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 25: VẼ TRANH 
 ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh 
 - HS biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình, vẽ màu theo ý thích 
 - HS thêm yêu mến trường mình 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Một số tranh ảnh về trường học 
Hình gợi ý cách vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Tìm chọn nội dung đề tài
 	- GV giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường. Ví dụ: phong cảch sân trường có nhà, sân, cột cờ,, cổng trường,.
	- GV yêu cầu HS quan sát thêm tranh ở SGK trang 59, 60 để các em nhận biết thêm cách tìm hình ảnh về đề tài nhà trường: cảnh vui chơi sau giờ học, đi học dưới trời mưa, trong giờ học,.
Cách vẽ tranh
 	- GV yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh về trường của mình ( VẼ cảnh nào? Có những gì?) 
 	- GV gợi ý HS cách vẽ tranh: Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ đề tài , vẽ thêm các hình ảnh khác cho phong phú, vẽ màu theo ý thích, có đậm, nhạt 
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
Thực hành
 - HS làm bài cá nhân
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 3: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh giá
	- GV cùng HS nhận xét, xếp loại một số bài vẽ 
	- GV nhận xét và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp 
*Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Mĩ Thuật
BÀI 26: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
 XEM TRANH CỦA THIẾU NHI 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc 
 - HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài 
 - HS cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: Sưu tầm tranh của thiếu nhi 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
Xem tranh
	a/ Thăm ông bà: Tranh sáp màu của Thu Vân 
	- HS xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý :
	+ Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu ?
	+ Trong tranh có những hình ảnh nào? Miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc
	+ Màu sắc của tranh như thế nào?
	- Sau đó, yêu cầu HS nói cảm nhận của mình sau khi xem tranh 
	- GV tóm tắt 
	b/ Chúng em vui chơi: Tranh sáp màu của Thu Hà 
	- GV gợi ý HS tìm hiểu tranh :
	+ Bức tranh vẽ đề tài gì?
	+ Hình ảnh nào là chính? Là phụ?
	+ Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ có sinh động không?
	+ màu sắc trong tranh thế nào? 
	- GV nêu câu hỏi để HS nêu cảm nhận của mình về tranh 
	c/ Vệ sinh môi trường chào đón Sea games 22: Tranh sáp màu của Phương Thảo 
	- 	GV gợi ý HS tìm hiểu tranh tương tự như trên 
Hoạt động 2: làm việc cả lớp
Nhận xét đánh giá
	- GV nhận xét và khen ngợi những HS hăng hài phát biểu xây dựng bài 
	Củng cố –dặn dò 
 - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu
 - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:	 
èèèèèèèèèèèè

Tài liệu đính kèm:

  • docmi thuat 4.doc