Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Giúp HS qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.

 - Cho HS thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

II- CHUẨN BỊ:

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1- ỔN ĐỊNH LỚP:

2- KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân?

 

doc 8 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
TIẾT 31
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 - Giúp HS qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.
 - Cho HS thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV HỎI: Đoạn trích nằm ở phần nào của Truyện Kiều?
GV: Gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ.
GV HỎI: Đoạn thơ có kết cấu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
GV HỎI: Cảnh thiên nhiên ở sáu câu thơ đầu được nhìn qua con mắt của Kiều như thế nào?
GV HỎI: Em có nhận xét gì về không gian ở lầu Ngưng Bích? Qua đó nói lên tâm trạng của Kiều như thế nào?
GV HỎI: Cụm từ mây sớm đèn khuya nói lên điều gì?
GV HỎI: Kiều nhớ ai trước?
GV HỎI: Nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều thể hiện qua câu thơ nào?
GV HỎI: Đoạn thơ là lời của ai? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Kiều nhớ về Kim Trọng như thế nào?
GV HỎI: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác so với nỗi nhớ người yêu?
GV HỎI: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở 4 câu thơ trên?
GV HỎI: Tìm những từ ngữ chỉ cảnh vật? Cảnh đó nói lên tâm trạng gì của Kiều?
GV HỎI: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ trên?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV HỎI: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
HS TRẢ LỜI: Đoạn trích nằm ở phần hai của Truyện Kiều.
HS: Đọc đoạn thơ.
HS TRẢ LỜI: 
- Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích.
- Tám câu thơ tiếp: Nỗi nhớ người thân của Kiều.
- Tám câu thơ cuối: Cảnh trong tâm trạng của Kiều.
HS TRẢ LỜI: Hình ảnh: Bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần
HS TRẢ LỜI: Không gian mênh mông, hoang vắng => Tâm trạng Kiều cô đơn, trơ trọi.
HS TRẢ LỜI: Thời gian tuần hoàn khép kín, tạo cho Kiều nỗi cô đơn tuyệt đối.
HS TRẢ LỜI: Nhớ Kim Trọng trước.
HS TRẢ LỜI: 4 câu tiếp.
HS TRẢ LỜI: Lời Kiều tự nói, ngôn ngữ độc thoại => Nhớ lời thề nguyền đính ước, Kiều nhớ trong nỗi đau đớn, xót xa => khẳng định tấm lòng sắc son, chung thủy .
HS TRẢ LỜI: Kiều xót xa, ân hận vì không được chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già.
HS TRẢ LỜI: Ngôn ngữ độc thoại, điển cố ( Sân lai, gốc tử )
HS TRẢ LỜI:
- cánh buồm xa xa => Nỗi nhớ về quê nhà.
- hoa trôi man mác => nỗi xót xa duyên phận.
- nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất => nỗi bi thương vô vọng.
- gió cuốn mặt duềnh => Sự lo sợ hãi hùng.
HS TRẢ LỜI: Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ gợi lên tâm trạng đau đớn, xót xa, tuyệt vọng, lo sợ hãi hùng của Kiều.
HS: Trả lơi dựa vòa ghi nhớ.
HS: Phát biểu tự do.
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1- VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:
 Đoạn trích nằm ở phần hai của Truyện Kiều.
2- ĐỌC – CHÚ THÍCH:
a-ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
3- KẾT CẤU ĐOẠN TRÍCH:
 - Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích.
 - Tám câu thơ tiếp: Nỗi nhớ người thân của Kiều.
 - Tám câu thơ cuối: Cảnh trong tâm trạng của Kiều.
II- PHÂN TÍCH:
1- CẢNH Ở LẦU NGƯNG BÍCH: 
( 6 câu đầu )
- Hình ảnh: Bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần
-> Không gian mênh mông, hoang vắng => Tâm trạng Kiều cô đơn, trơ trọi.
 - Thời gian: mây sớm đèn khuya => Thời gian tuần hoàn khép kín, tạo cho Kiều nỗi cô đơn tuyệt đối.
2- NỖI THƯƠNG NHỚ NGƯỜI THÂN CỦA KIỀU:
a- KIỀU NHỚ KIM TRỌNG:
“ Tưởng người
 ..cho phai”
- > Ngôn ngữ độc thoại -> Nhớ lời thề nguyền đính ước, Kiều nhớ trong nỗi đau đớn, xót xa => khẳng định tấm lòng sắc son, chung thủy .
b- KIỀU NHỚ CHA MẸ:
 “ Xót người..
 người ôm “
-> Ngôn ngữ độc thoại, điển cố ( Sân lai, gốc tử ) => Kiều xót xa, ân hận vì không được chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già.
3- CẢNH TRONG TÂM TRẠNG CỦA KIỀU:
- cánh buồm xa xa => Nỗi nhớ về quê nhà.
- hoa trôi man mác => nỗi xót xa duyên phận.
- nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất => nỗi bi thương vô vọng.
- gió cuốn mặt duềnh => Sự lo sợ hãi hùng.
= >Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ gợi lên tâm trạng đau đớn, xót xa, tuyệt vọng, lo sợ hãi hùng của Kiều.
III- TỔNG KẾT:
* GHI NHỚ: ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP:
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự.
TIẾT 32
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 - Giúp HS thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Kể tên những văn bản tự sự mà em đã học?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
GV: Gọi HS đọc văn bản.
GV HỎI: Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
GV HỎI: Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích? Chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
GV: Cho HS so sánh đoạn trích với phần kể lại sự việc ở câu 
( c )?
GV: Nhận xét: 
- Đoạn trích ở phần 1 cụ thể, sinh động hơn.
GV: Chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân?
GV HỎI: Viết đoạn văn tả cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân?
HS: Đọc văn bản.
HS TRẢ LỜI: 
- Đoạn trích kể về quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi vào sáng mồng 5 Tết.
- Những việc làm của Quang Trung trong trận đánh:
+ Quang Trung truyền lấy sáu chụ tấm ván
+ Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc
+ Quang Trung sai quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng
HS TRẢ LỜI: 
- Yếu tố miêu tả:
+ Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín
+ Cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ nhất
+ Đội khiêng ván vừa che vưa xông thẳng lên phía trước
=> miêu tả hành động của quân Tây Sơn.
+ Quân Thanh nổ súng bắn rakhói tỏa mù trời, cách gang tất không nhìn thấy gì
+ Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết thây nằm đầy đồng, máu cháy thành suối
=> Miêu tả hành động của quân Thanh.
HS: So sánh.
HS TRẢ LỜI: 
- Đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
+ Miêu tả Thúy Vân: 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
+ Miêu tả Thúy Kiều:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Đoạn trích Cảnh ngày xuân: 
+ Cỏ non xanh tận chân trời
+ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
HS: Viết đoạn văn.
I- TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1- TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH:
- Đoạn trích kể về quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi vào sáng mồng 5 Tết.
- Những việc làm của Quang Trung trong trận đánh:
+ Quang Trung truyền lấy sáu chụ tấm ván
+ Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc
+ Quang Trung sai quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng
- Yếu tố miêu tả:
+ Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín
+ Cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ nhất
+ Đội khiêng ván vừa che vưa xông thẳng lên phía trước
=> miêu tả hành động của quân Tây Sơn.
+ Quân Thanh nổ súng bắn rakhói tỏa mù trời, cách gang tất không nhìn thấy gì
+ Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết thây nằm đầy đồng, máu cháy thành suối
=> Miêu tả hành động của quân Thanh.
* Các yếu tố miêu tả có tác dụng làm nổi bật hình ảnh của Quang Trung và tinh thần chiến đấu của quân Tây Sơn.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
II- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP 1:
- Đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
+ Miêu tả Thúy Vân: 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
+ Miêu tả Thúy Kiều:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Đoạn trích Cảnh ngày xuân: 
+ Cỏ non xanh tận chân trời
+ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 BÀI TẬP 2:
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Trau dồi vốn từ.
TIẾT 33
TRAU DỒI VỐN TỪ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
II- CHUẨN BỊ: 
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soan.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Em hiểu thế nào về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách rèn luyện để nắm nghĩa của từ và cách dùng từ.
GV: Gọi HS đọc ví dụ 1.
GV HỎI: Qua ý kiến trên, em hiểu tác giả muốn nói đến điều gì?
GV HỎI: Hãy xác định lỗi diễn đạt trong các câu ở bài tập 2?
GV: Chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn rèn luyện để làm tăng vốn từ.
GV: Gọi HS đọc ví dụ.
GV HỎI: Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
GV: Chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: Hãy chọn ra cách giải thích đúng?
GV HỎI: Xác điịnh ngiã của yếu tố Hán Việt ở bài tập 2?
GV HỎI: Sửa lỗi dùng từ trong các câu ở bài tập 3?
HS: Đọc ví dụ 1.
HS TRẢ LỜI: 
- Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát triển tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là vốn từ.
HS TRẢ LỜI: 
- Câu a: Thừa từ đẹp
- Câu b: Sai từ dự đoán
- Câu c: Sai từ đẩy mạnh
HS TRẢ LỜI: Ý kiến của Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng.
HS TRẢ LỜI:
- hậu quả: là kết quả xấu
- đoạt : là chiếm được phần thắng
- tinh tú: sao trên trời
HS TRẢ LỜI: 
- tuyệt : không còn gì 
- đồng : cùng nhau, giống nhau
HS TRẢ LỜI: 
a- Sai từ im lặng, thay từ vắng lặng
b- Sai từ thành lập, thay từ lập nên
c- Sai từ cảm xúc thay từ cảm phục
I- RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
a- VÍ DỤ 1:
- Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát triển tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là vốn từ.
b- VÍ DỤ 2:
- Câu a: Thừa từ đẹp ( vì thắng cảnh là cảnh đẹp )
- Câu b: Sai từ dự đoán => là đoán trước việc xảy ra ở tương lai, có thể dùng từ: phỏng đoán, ước tính, ước tính.
- Câu c: Sai từ đẩy mạnh => là thúc đẩy phát triển nhanh lên, có thể dùng từ: mở rộng.
* Dùng từ sai do người viết chưa hiểu được nghĩa của từ.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
II- RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
 Ý kiến của Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
III- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP 1:
- hậu quả: là kết quả xấu
- đoạt : là chiếm được phần thắng
- tinh tú: sao trên trời
 BÀI TẬP 2:
- tuyệt : không còn gì 
- đồng : cùng nhau, giống nhau
 BÀI TẬP 3:
a- Sai từ im lặng, thay từ vắng lặng
b- Sai từ thành lập, thay từ lập nên
c- Sai từ cảm xúc thay từ cảm phục
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, làm các bài tập còn lại.
TIẾT 34- 35
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật.
II- CHUẨN BỊ: 
1- GIÁO VIÊN: Đề kiểm tra.
2- HỌC SINH: 
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- TỔ CHỨC CHO HS KIỂM TRA:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Chép đề lên bảng.
HS: Chép đề vào giấy kiểm tra.
 ĐỀ BÀI:
 Hãy tưởng tượng vào một mùa hè em về thăm trường cũ hồi học bậc tiểu học. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy và kể lai buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 ĐÁP ÁN:
* MỞ BÀI: ( 2 điểm )
 Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ.
* THÂN BÀI: ( 6 điểm )
 - Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và sự thay đổi của nó.
 + Cảnh vật ngoài sân trường. 
( 1 điểm )
 + Cảnh trong lớp học.(1 điểm )
 - Tâm trạng của người viết. 
( 2 điểm )
 - Kể lại trong lần thăm trường ấy đã gặp những ai. ( 1 điểm )
 - Tình cảm của người viết khi kết thúc buổi thăm trường đó. 
( 1 điểm )
* KẾT BÀI: ( 2 điểm )
 Nêu lên những suy nghĩ về ngôi trường, hứa hẹn của người viết. Kết thúc thư.
 3- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều. Tổ trưởng kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc