Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – ác trong đoạn thơ, nhân vật biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm, phân tích tình huống giữa cái thiện và cái ác.

II- CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên: SGK, giáo án.

2- Học sinh: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1- ỔN ĐỊNH LỚP:

2- KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ I
TUẦN 9
Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn
Tiết 42: Chương trình địa phương phần văn
Tiết 43: Tổng kết từ vựng (Từ đơn, từ phức... từ nhiều nghĩa)
Tiết 44: Tổng kết từ vựng (từ đồng âm... trường từ vựng)
Tiết 45: Trả bài tập làm văn số 2
 TIẾT 41
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 * Giúp HS: 
1. Kiến thức:
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – ác trong đoạn thơ, nhân vật biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm, phân tích tình huống giữa cái thiện và cái ác.
II- CHUẨN BỊ:
1- Giáo viên: SGK, giáo án.
2- Học sinh: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
HỎI: Đoạn trích nằm ở phần nào của truyện Lục Vân Tiên?
- GV gọi HS đọc đoạn trích.
HỎI: Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
HỎI: Trịnh Hâm và Vân Tiên có mối quan hệ như thế nào?
HỎI: Trước khi bị hại, hoàn cảnh Vân Tiên như thế nào?
- GV nói thêm: Hắn lừa tiểu đồng vào rừng cho cọp vồ để ra tay hại Vân Tiên.
HỎI: Vì sao Trịnh Hâm cố tình hảm hại Vân Tiên?
HỎI: Trịnh Hâm hại Vân Tiên trong thời gian và không gian như thế nào?
HỎI: Hành động của Trịnh Hâm hại Vân Tiên như thế nào?
HỎI: Em có nhận xét gì về hành động trên của Trịnh Hâm?
HỎI: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ này?
HỎI: Qua đoạn thơ cho ta thấy tâm địa của Trịnh Hâm như thế nào?
HỎI: Trong hoàn cảnh đó Vân Tiên được ai cứu giúp? -> GV chuyển mục.
HỎI: Câu thơ nào thể hiện được hành động cứu người của gia đình ông Ngư?
HỎI: Hành động đó cho ta thấy được đuác tính tốt đẹp nào của gia đình ông Ngư?
HỎI: Khi Vân Tiên tỉnh lại, ông Ngư nói với Vân Tiên điều gì? Lời nói đó có ý nghĩa như thế nào?
HỎI: Em có nhận xét gì về lời lẽ của ông Ngư trong đoạn thơ trên?
Qua đó cho ta thấy ông Ngư là người như thế nào?
HỎI: Hành động và tính cách của ông Ngư đối lập lại với hành động và tính cách của nhân vật nào?
- GV nhấn mạnh: Đó là đối lập giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện còn được biểu hiện qua cuộc sống đẹp của ông Ngư. 
->GV chuyển mục.
HỎI: Tìm những câu thơ nói về cuộc sống của ông Ngư? Qua các câu thơ đó cho ta hiểu cuộc sống của ông Ngư như thế nào?
HỎI: Em có nhận xét gì về hình ảnh và ngôn ngữ trong đoạn thơ trên?
HỎI: Các câu thơ cho ta hiểu thêm những nét đẹp nào trong cuộc sống của ông Ngư?
HỎI: Qua đoạn thơ, em thấy tác giả gửi gắm điều gì vào nhân vật ông Ngư?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
HỎI: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của đoạn trích?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn HS bài tập ở SGK.
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện Lục Vân Tiên.
- HS đọc đoạn trích.
- Kết cấu đoạn trích:
+ Tám câu thơ đầu: Tâm địa và hành động của Trịnh Hâm.
+ Mười câu thơ tiếp: Vân Tiên được giao long và ông Ngư cứu.
+ Hai mươi hai câu cuối: Ông Ngư mời Vân Tiên ở lại với ông.
- Là bạn bè.
- Vân Tiên bị mù cả hai mắt, hết tiền, gặp Trịnh Hâm hứa giúp, đưa về quê.
- Trịnh Hâm hại Vân Tiên vì tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình.
- Thời gian: Giữa đêm khuya.
- Không gian: Giữa khoảng trời nước mênh mông.
- Hành động: Xô Vân Tiên xuống giữa dòng nước rồi giả vờ kêu cứu.
- Hành động độc ác, bất nhân , bất nghĩa,gian xảo, có tính toán, có âm mưu.
- Cách sắp xếp tình tiết hợp lí, hành động nhanh gọn.
- Trịnh Hâm là người có tâm địa độc ác, gian xảo, bất nhân, bất nghĩa.
- Vân Tiên được giao long và ông Ngư cứu.
- Hối con.
 .mặt mày.
- Ông Ngư là người nhiệt tình, chu đáo, ân cần, hết lòng giúp đỡ người bị nạn.
- Ngư rằng..
 cho vui.
-> Ông Ngư mời Vân Tiên ở lại với gia đình ông. => Ông Ngư là người nhân ái, hào hiệp, sẵn lòng cưu mang những người cùng khổ.
- Lời lẽ chân tình, mộc mạc, bình dị -> ông Ngư là người có tấm lòng nhân hậu.
- Đối lập với Trịnh Hâm.
- Một mình.
 ..câu dầm.
=> Cuộc sống lao động không cần danh lợi.
- Ngày kia chơi trăng
- Một bầu.. ai hay
- Tắm mưa Hàn Giang.
=> Cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên.
- Kinh luân.
 .. trong trời.
=> Cuộc đời thanh thản, tự hào.
- Hình ảnh khoáng đạt, giàu cảm xúc, ngôn ngữ bình dị.
- Cuộc sống lao động trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do, đầy niềm vui, hòa nhập với thiên nhiên.
- Tác giả gửi gắm khát vọng niềm tin về cái thiện, về cuộc sống đẹp vào con người lao động bình thường.
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
- HS làm bài tập ở nhà.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:
 Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện Lục Vân Tiên.
2- ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
a- ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
3- KẾT CẤU ĐOẠN TRÍCH:
- Tám câu thơ đầu: Tâm địa và hành động của Trịnh Hâm.
- Mười câu thơ tiếp: Vân Tiên được giao long và ông Ngư cứu.
- Hai mươi hai câu cuối: Ông Ngư mời Vân Tiên ở lại với ông.
II- PHÂN TÍCH:
1- HÀNH ĐỘNG VÀ TÂM ĐỊA CỦA TRỊNH HÂM:
- Trịnh Hâm hại Vân Tiên vì tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình.
- Thời gian: Giữa đêm khuya.
- Không gian: Giữa khoảng trời nước mênh mông.
- Hành động: Xô Vân Tiên xuống giữa dòng nước rồi giả vờ kêu cứu.
=> Hành động độc ác, bất nhân , bất nghĩa, gian xảo, có tính toán, có âm mưu.
* Cách sắp xếp tình tiết hợp lí, hành động nhanh gọn. Cho ta thấy Trịnh Hâm là người có tâm địa độc ác, gian xảo, bất nhân, bất nghĩa.
2- VIỆC LÀM NHÂN ĐỨC VÀ NHÂN CÁCH CAO CẢ CỦA ÔNG NGƯ.
a- TẤM LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA ÔNG NGƯ:
- Hối con.
 .mặt mày.
=> Ông Ngư là người nhiệt tình, chu đáo, ân cần, hết lòng giúp đỡ người bị nạn.
- Ngư rằng..
 cho vui.
-> Ông Ngư mời Vân Tiên ở lại với gia đình ông. => Ông Ngư là người nhân ái, hào hiệp, sẵn lòng cưu mang những người cùng khổ.
* Lời lẽ chân tình, mộc mạc, bình dị -> ông Ngư là người có tấm lòng nhân hậu.
b- CUỘC SỐNG CỦA ÔNG NGƯ:
- Một mình.
 ..câu dầm.
=> Cuộc sống lao động không cần danh lợi.
- Ngày kia chơi trăng
- Một bầu.. ai hay
- Tắm mưa Hàn Giang.
=> Cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên.
- Kinh luân.
 .. trong trời.
=> Cuộc đời thanh thản, tự hào.
* Hình ảnh khoáng đạt, giàu cảm xúc, ngôn ngữ bình dị.-> Cuộc sống lao động trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do, đầy niềm vui, hòa nhập với thiên nhiên.
=> Tác giả gửi gắm khát vọng niềm tin về cái thiện, về cuộc sống đẹp vào con người lao động bình thường.
III- TỔNG KẾT:
 * GHI NHỚ ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP: ( SGK )
 5- CỦNG CỐ: Nêu tội ác của Trịnh Hâm và việc làm nhân đạo của ông ngư?
 6. DẶN DÒ:
 HS học bài, chuẩn bị Chương trình địa phương phần Văn.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TIẾT 42
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 - Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩmtừ sau 1975 viết về địa phương mình.
 - Cho HS bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
 - Cho HS biết quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
2. Kĩ năng: Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
II- CHUẨN BỊ :
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án, báo Cà Mau, tập thơ viết về Cà Mau.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, sưu tầm các tác phẩm viết về Cà Mau.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: HS tập hợp các bảng thống kê cá nhân theo tổ.
- GV cho các tổ tập, hợp bổ sung vào bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học địa phương mà HS trong tổ đã sưu tầm được.
HOẠT ĐỘNG 2: Đại diện các tổ đọc trước lớp bảng thống kê của tổ mình.
- GV cho tổ trưởng đọc trước lớp bảng thống kê của tổ mình. 
- Cho HS cu ... c về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
 2. Kĩ năng: Cho HS biết vận dụng kiến thức về từ vựng vào viết bài Tập làm văn.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP: 
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập từ đơn và từ phức, phân biệt các loại từ phức.
HỎI: Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
HỎI: Từ phức được chia làm những loại nào?
HỎI: Trong bài tập 2, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
HỎI: Trong các từ láy ở bài tập 3, từ nào có sự giảm nghĩa, từ nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn ôn tập thành ngữ.
HỎI: Thành ngữ là gì?
HỎI: Trong các tổ hợp từ ở bài tập 2, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa?
HỎI: Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
HOẠT ĐỘNG 3: Ôn tập về nghĩa của từ.
HỎI: Thế nào là nghĩa của từ?
HỎI: Chọn cách hiểu đúng ở bài tập 2?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn ôn tập từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HỎI: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
HỎI: Từ hoa trong hai câu thơ ở bài tập 2 dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
TIẾT 2:
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn ôn tập từ đồng âm.
HỎI: Thế nào là từ đồng âm?
HỎI: Trong hai trường hợp ở bài tập 2, trường hợp nào là từ đồng âm, trường hợp nào là từ nhiều nghĩa?
HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn ôn 
tập từ đồng nghĩa.
HỎI: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
HỎI: Chọn cách hiểu đúng trong các cách hiểu ở bài tập 2?
HOẠT ĐỘNG 7: Hướng dẫn ôn tập từ trái nghĩa.
HỎI: Thế nào là từ trái nghĩa?
HỎI: Xác định cặp từ trái nghĩa ở bài tập 2?
HOẠT ĐỘNG 8: Hướng dẫn ôn tập cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
HỎI: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
 - GV cho HS điền vào chỗ trống sơ đồ cấu tạo từ.
HOẠT ĐỘNG 9: Hướng dẫn ôn tập về trường từ vựng.
HỎI: Thế nào là trường từ vựng?
HỎI: Vận dụng kiến về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ của đoạn trích ở bài tập 2?
- Từ đơn là chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
- Từ phức chia làm hai loại: từ ghép và từ láy.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
- Những từ láy có sự giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Những từ láy có sự tăng nghĩa:
Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô
- Thành ngữ là một ngữ cố định biểu thị khái niệm.
a- Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người.
b- Thành ngữ: Làm việc không đến nơi đến chốn, không có trách nhiệm.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: chuột sa chĩnh gạo, đầu voi đuôi chuột,
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn,
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Cách hiểu đúng nhất: Cách a.
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác nhau.
a- Từ lá: Từ nhiều nghĩa.=> Vì nghĩa của từ lá trong lá phổi coi là nghĩa chuyển của từ lá trong lá trên cành.
b- Từ đường: từ đồng âm.=> Vì từ đường trong đường ra trận, và từ đường trong ngọt như đường có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Từ đồng nghĩa là những từ có cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.
VÍ DỤ: chết, hi sinh, từ trần, bỏ mạng
- Cách hiểu đúng: Cách d.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó.
- Cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp; gần – xa; rộng – hẹp
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn ) nghĩa của các từ khác.
- HS điền vào sơ đồ.
- Trường từ vựng là tập hợp của tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
- Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.=> từ tắm và bể là cùng trường từ vựng. Sử dụng hai từ đó làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ.
I- TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:
1- KHÁI NIỆM:
 - Từ đơn là chỉ có một tiếng.
 - Từ phức là từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
2- BÀI TẬP:
 BÀI TẬP 2: Xác định từ ghép và từ láy.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
 BÀI TẬP 3: 
- Những từ láy có sự giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Những từ láy có sự tăng nghĩa:
Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô
II- THÀNH NGỮ:
 1- KHÁI NIỆM:
 Thành ngữ là một ngữ cố định biểu thị khái niệm.
2- BÀI TẬP: 
 BÀI TẬP 2:
a-Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đọa đức con người.
b- Thành ngữ: Làm vciệc không đến nơi đến chốn, không có trách nhiệm.
 BÀI TẬP 3:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: chuột sa chĩnh gạo, đầu voi đuôi chuột,
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn,
III- NGHĨA CỦA TỪ:
1- KHÁI NIỆM:
 Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
2- BÀI TẬP:
 Cách hiểu đúng nhất: Cách a.
IV- TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ:
1- KHÁI NIỆM: 
 Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
2- BÀI TẬP:
 Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
V- TỪ ĐỒNG ÂM:
1- KHÁI NIỆM:
 Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác nhau.
2- BÀI TẬP: 
a- Từ lá: Từ nhiều nghĩa.=> Vì nghĩa của từ lá trong lá phổi coi là nghĩa chuyển của từ lá trong lá trên cành.
b- Từ đường: từ đồng âm.=> Vì từ đường trong đường ra trận, và từ đường trong ngọt như đường có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
VI- TỪ ĐỒNG NGHĨA:
1- KHÁI NIỆM:
 Từ đồng nghĩa là những từ có cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.
 VÍ DỤ: chết, hi sinh, từ trần, bỏ mạng
2- BÀI TẬP: 
 Cách hiểu đúng: Cách d.
VII- TỪ TRÁI NGHĨA:
1- KHÁI NIỆM:
 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó.
2- BÀI TẬP:
 Cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp; gần – xa; rộng – hẹp
VIII- CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ:
1- KHÁI NIỆM: 
 Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn ) nghĩa của các từ khác.
2- BÀI TẬP: ( Sơ đồ ở SGK )
IX- TRƯỜNG TỪ VỰNG:
1- KHÁI NIỆM:
 Trường từ vựng là tập hợp của tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
2- BÀI TẬP:
 Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.=> từ tắm và bể là cùng trường từ vựng. Sử dụng hai từ đó làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ.
 5- CỦNG CỐ : Nêu khái quát lại nội dung bài học
 6. DẶN DÒ: 
 HS học bài, làm các phần bài tập còn lại.
 IV. Rút kinh nghiệm. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TIẾT 45
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS đánh giá bài làm. Sửa cho HS các lỗi sai về ý, từ, câu, cách diễn đạt.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: Bài kiểm tra đã chấm.
2- HỌC SINH:
3- TỔ CHỨC TRẢ BÀI CHO HS:
HOẠT ĐÔNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV Đọc lại đề bài và nêu đáp án.
- GV Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của HS.
- GV Gọi HS phát bài kiểm tra.
- Nghe, tìm hiểu.
- Lắng nghe và sửa chữa.
- HS nhận bài kiểm tra và trao đổi bài cho nhau đọc, rút kinh nghiệm.
1- ĐỀ BÀI: 
 Hãy tưởng tượng vào một mùa hè về thăm trường cũ hồi học bậc tiểu học. Hãy viết thư cho người bạn học hồi ấy và kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
2- ĐÁP ÁN: ( Tiết 34 - 35 )
3- NHẬN XÉT:
 * ƯU ĐIỂM:
- Nắm được đặc trưng phương pháp tự sự.
- Bài làm có bố cục ba phần.
- Một số bài viết diễn đạt có cảm xúc.
* HẠN CHẾ:
- Một số bài viết diễn đạt còn sơ sài, chưa có bố cục rõ ràng.
- Đa số bài viết còn sai lỗi chính tả.
- Một số bài viết chỉ kể, chưa có yếu tố miêu tả.
4- TRẢ BÀI CHO HS:
 4- CỦNG CỐ : Nêu khái quát lại yêu cầu của đề bài, dàn bài.
 5. DẶN DÒ:
 Ký duyệt tuần 9
 HS soạn bài Đồng chí

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc